Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6144 : 2003

ISO 3127: 1994

ỐNG NHỰA NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VA ĐẬP BÊN NGOÀI - PHƯƠNG PHÁP VÒNG TUẦN HOÀN

Thermoplastics pipes - Determination of resistance to external blows - Round-the-clock method

Lời nói đầu

TCVN 6144 : 2003 thay thế TCVN 6144 : 1996.

TCVN 6144 : 2003 hoàn toàn tương đương ISO 3127 : 1994.

TCVN 6144 : 2003 đo Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 138 "Ống và phụ tùng đường ống" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

ỐNG NHỰA NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VA ĐẬP BÊN NGOÀI - PHƯƠNG PHÁP VÒNG TUẦN HOÀN

Thermoplastics pipes - Determination of resistance to external blows - Round-the-clock method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền va đập bên ngoài của ống nhựa nhiệt dẻo có tiết diện tròn; phương pháp này được gọi là phương pháp vòng tuần hoàn.

Phương pháp này áp dụng cho các mẻ ống riêng biệt được thử nghiệm ở 0 °C (phương pháp cũng được áp dụng cho các mẫu thử được lấy từ dây chuyền sản xuất ống liên tục).

CHÚ THÍCH 1 - Nếu yêu cầu thử nghiệm ở nhiệt độ dưới 0 °C thì nên thử ở nhiệt độ -20 °C.

2. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:

2.1. Tỷ lệ va đập thực, TIR (true impact rate): Tổng số các phá hỏng chia cho tổng số các va đập, tính bằng phần trăm, khi toàn bộ mẻ ống được thử.

CHÚ THÍCH 2 - Trong thực tế, các mẫu thử được rút một cách ngẫu nhiên từ một mẻ ống và giá trị TIR chỉ là ước lượng đối với mẻ ống đó.

2.2. Sự phá hỏng (failure): Sự vỡ hoặc nứt hoặc rạn trên mặt trong của ống do va đập và có thể nhìn thấy bằng mắt thường (có thể sử dụng các thiết bị chiếu sáng để kiểm tra các mẫu thử), nếu không có các quy định khác trong tiêu chuẩn sản phẩm.

Sự lồi lõm của mẫu thử không được coi là sự phá hỏng.

3. Nguyên tắc

Các mẫu thử được đưa vào chịu va đập bởi một vật nặng có khối lượng và hình dạng quy định, được thả từ một độ cao đã biết xuống các vị trí quy định xung quanh chu vi của mẫu thử. Từ đó, ước tính được tỷ lệ va đập thực (TIR) của mẻ ống hoặc của sản phẩm từ máy ép đùn.

Mức độ của phương pháp thử này có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi khối lượng của vật nặng và / hoặc thay đổi độ cao rơi. Thay đổi mức độ thử bằng cách chọn các giá trị của TIR khác với các giá trị quy định dưới đây là không đúng về mặt kỹ thuật.

Giá trị cực đại cho phép của TIR là 10 %.

CHÚ THÍCH 3 - Phải thấy rằng chỉ có thể đạt được một kết quả hoàn chỉnh cuối cùng bằng cách thử nghiệm toàn bộ mẻ ống, nhưng trong thực tế cần phải cân đối giữa xác suất thống kê của kết quả và chi phí của việc thử nghiệm thêm.

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1. Máy thử va đập, bao gồm các chi tiết cơ bản sau đây (xem Hình 1).

4.1.1. Khung chính, có các ray dẫn hướng hoặc một ống dẫn hướng lắp cố định theo phương thẳng đứng để giữ một vật nặng (4.1.2) và thả cho nó rơi tự do theo phương thẳng đứng. Khi hiệu chuẩn, tốc độ của vật nặng ở thời điểm va chạm phải không nhỏ hơn 95 % tốc độ lý thuyết.

4.1.2. Vật nặng, có một đầu hình bán cầu hoặc chỏm cầu, nố

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6144:2003 (ISO 3127: 1994) về Ống nhựa nhiệt dẻo - Xác định bộ bền va đập bên ngoài - Phương pháp vòng tuần hoàn

  • Số hiệu: TCVN6144:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 18/08/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản