Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TCVN 6007 - 1995
NỒI HƠI
YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, SỬA CHỮA, PHƯƠNG PHÁP THỬ
Testing methords
TCVN 6007 - 1995 thay thế cho chương X, XV của QPVN 23-81 .
TCVN 6007 - 1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 11 Thiết bị áp lực biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các nồi hơi thuộc phạm vi hiệu lực của TCVN 6004 - 1995.
1.2. Tất cả các nồi hơi, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước và các bộ phận chịu áp lực khác của nó đều phải được Thanh tra nồi hơi tiến hành khám nghiệm kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng và điều tra khi xảy ra sự cố theo đúng quy định của tiêu chuẩn này.
Những bộ quá nhiệt, bộ hâm nước lắp riêng để phục vụ cho một nhóm nồi phải được khám nghiệm kỹ thuật theo cùng thời hạn như đối với nồi.
1.3. Cấm sử dụng nồi hơi, bộ quá nhiệt, bộ hãm nước đã quá kỳ hạn khám nghiệm ghi trong lý lịch hoặc các biên bản khám nghiệm, giấy phép sử dụng.
2. Những quy định về khám nghiệm kỹ thuật
2.1. Thủ tục khám nghiệm các nồi hơi
2.1.1. Đối với các nồi mới lắp đặt chủ sở hữu phải gửi kèm theo văn bản xin khám nghiệm các hồ sơ kỹ thuật sau:
a) Lý lịch nồi hơi theo qui định của TCVN 6004 -1995 ;
b) Hồ sơ xuất xưởng của nồi hơi như trong qui định của TCVN 6004 -1995;
c) Biên bản lắp đặt gồm các điểm chính sau:
- Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
- Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
- Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
- Các biên bản khám nghiệm từng bộ phận nồi hơi nếu có;
- Các tài liệu về kiểm tra hệ thống ống bằng cách thông bi hoặc bằng các phương pháp khác để bảo đảm hệ thống ống thông suốt nếu có;
- Các tài liệu về kiểm tra quang phổ đối với các bộ phận nồi hơi, bộ quá nhiệt làm việc với nhiệt độ thành lớn hơn 450 oC nếu có;
- Tài liệu xác nhận chất lượng nồi hơi sau khi vận chuyển, lắp đặt.
2.1.2. Đối với các nồi hơi đang sử dụng, cơ sở sử dụng phải có văn bản nêu rõ lý do khám nghiệm.khi sửa chữa có thay thế, hàn... các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi phải có hồ sơ sửa chữa kèm theo.
2.2. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm làm sạch nồi hơi trước khi khám nghiệm. Đối với những nồi hơi có chiều cao từ 2m trở lên, phải làm các công trình bảo đảm cho việc xem xét tất cả các bộ phận của nồi hơi.
2.3. Chủ sở hữu phải ngừng để khám nghiệm đúng thời hạn quy định và phải báo trước 5 ngày cho Thanh tra nồi hơi chịu trách nhiệm khám nghiệm.
2.4. Trường hợp Thanh tra nồi hơi không thể đến được đúng thời hạn, cơ sở sử dụng nồi hơi được quyền thành lập hội đồng kỹ thuật để khám nghiệm.
Kết quả khám nghiệm phải lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong hội đồng. Biên bản khám nghiệm phải sao gửi cho cơ quan Thanh tra nồi hơi chậm nhất là 5 ngày sau khi khám nghiệm xong. Kỳ khám nghiệm tiếp theo phải do thanh tra nồi hơi tiến hành.
2.5. Khám nghiệm kỹ thuật bao gồm khám xét bên ngoài, bên trong và thử thủy lực.
2.6. Khám xét bên ngoài và bên trong nhằm mục đích :
a) Đối với nồi hơi mới lắp đặt: để xác định nồi hơi được lắp đặt và trang bị có phù hợp với thiết kế cũng như với tiêu chuẩn TCVN 6006 -1995 và xác định chất lượng lắp đặt để đảm bảo đưa vào vận hành an toàn.
b) Khám nghiệm định kỳ và bất thường nhằm xác định tình trạng kỹ thuật của nồi hơi và đánh giá khả năng làm việc của nồi hơi.
2.7. Khi khám xét bên ngoài và bên trong nồi hơi, cần chú ý phát hiện những khuyết tật sau:
a) các vết nứt, rạn, vết móp, chỗ phồng phía trong và phía ngoài thành nồi hơi; dấu vết rò rỉ hơi, nước tại các mối hà
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2549:1978 về Nồi hơi và nồi chưng nước - Ký hiệu tượng trưng cho các cơ cấu điều khiển do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8630:2010 về Nồi hơi - Hiệu suất năng lượng và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6413:1998 (ISO 5730 : 1992) về Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ các nồi hơi ống nước)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7704:2007 về nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sữa chữa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2549:1978 về Nồi hơi và nồi chưng nước - Ký hiệu tượng trưng cho các cơ cấu điều khiển do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8630:2010 về Nồi hơi - Hiệu suất năng lượng và phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6413:1998 (ISO 5730 : 1992) về Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ các nồi hơi ống nước)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6007:1995 về Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa - Phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN6007:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra