Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4584 : 1988

NƯỚC THẢI – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI KHUẨN

Waste water – Methods of sanitarybacteryological analysis

 

Tcvn 4584    1988

 
Lời nói đầu

TCVN 4584 : 1988 do Viện vệ sinh dịch tễ biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

NƯỚC THẢI – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI KHUẨN

Waste water – Methods of sanitarybacteryological analysis

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp phân tích vi khuẩn để tìm các chỉ số nhiễm bẩn và một số loại vi khuẩn gây bệnh ở trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

1. Quy định chung

1.1 .Trước khi tiến hành phân tích vi khuẩn, các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh phải được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, bao gói và khử khuẩn ở nhiệt độ 180 °C trong 1 h.

1.2. Các dung dịch, thuốc thử và môi trường cần thiết để nuôi cấy vi khuẩn theo yêu cầu, cần chuẩn bị đầy đủ.

1.3. Bàn làm việc phải lát gạch men chịu axit, trước và sau khi làm việc phải lau mặt bàn bằng dung dịch phenol 5%.

1.4. Tiến hành kỹ thuật phân tích vi khuẩn cần thực hiện trong điều kiện vô khuẩn, khử khuẩn không khí buồng làm việc (buồng vô khuẩn) bằng đèn tia cực tím ít nhất 1 h. Sau khi làm việc xong cũng phải khử khuẩn bằng tia cực tím. Nếu không có đèn tia cực tím thì xông foocmalin qua một đêm. Sau khi khuẩn bằng foocmalin phải trung hòa hơi foocmalin bằng dung dịch ammoniac ít nhất 2 h, rồi mới vào làm việc.

1.5. Sau mỗi đợt nuôi cấy vi khuẩn, những dụng cụ thí nghiệm phải được tiệt khuẩn bằng sức nóng của lò hấp ướt hoặc ngâm trong dung dịch hóa chất diệt khuẩn mạnh theo quy định rồi mới được rửa.

1.6. Phải có các lò hấp khử khuẩn dụng cụ thí nghiệm sạch sẽ và bán riêng biệt.

2. Lấy mẫu

2.1. Dụng cụ lấy mẫu

Dùng loại chai thủy tinh, nút mài có dung tích 100 ml; 500 ml; 1 000 ml đã được sấy khô tiệt khuẩn ở nhiệt độ 180 °C trong 1 h.

Dụng cụ lấy nước thải, là một quang sắt, lắp chai để lấy nước thải ở các độ sâu khác nhau.

Thùng đựng đá hoặc phích đá để bảo quản các mẫu nước sau khi lấy và để chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.

2.2. Vị trí và thời gian lấy mẫu

Nước thải bao gồm: Nước thải chưa xử lý, nước thải đã được xử lý. Vị trí và thời gian lấy mẫu tùy thuộc vào mục đích kiểm tra phân tích và đặc điểm của nguồn nước.

2.2.1. Lấy mẫu nước thải chưa xử lý

a) Đối với nước thải chưa xử lý, thải ra có định kỳ, phải lấy mẫu ngay lúc nước thải ra, không phụ thuộc giờ, ngày, tháng, mùa … các điểm lấy mẫu:

– cống tập trung;

– điểm xả (ra sông, hồ, biển …);

– các điểm cách xa điểm xả 1 km, 3 km …

b) Đối với nước thải chưa xử lý thải ra liên tục khi lấy mẫu nước thải phải theo lịch nghiên cứu như định kỳ theo mùa, thời tiết, tháng, ngày giờ …

Các điể

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4584:1988 về Nước thải - Phương pháp phân tích vi khuẩn

  • Số hiệu: TCVN4584:1988
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1988
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản