Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1784 : 1976

LEN – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Lời nói đầu

TCVN 1784 : 1976 do Nhà máy len Hải Phòng biên soạn, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

LEN – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho len sản xuất từ lông cừu.

1. Lấy mẫu

1.1 Chất lượng mỗi lô hàng được xác định trên cơ sở kết quả phân tích mẫu trung bình lấy ở mỗi lô hàng.

1.2 Lô hàng là lượng len sản xuất ở cùng một nhà máy, thuộc cùng một đợt sản xuất, cùng màu, cùng một ký nhãn hiệu, đóng trong cùng một loại bao bì, có cùng một giấy chứng nhận chất lượng và không quá 5 T.

1.3 Lấy mẫu ở 5 % số hòm đựng, nhưng không được ít hơn 4 hòm đối với lô hàng bé.

1.4 Tại mỗi hòm được chỉ định lấy mẫu, lấy ba gói trên, dưới và giữa. Sau đó mở gói ra, lấy ở mỗi gói một con len bất kỳ và mở con len lấy một dẻ bất kỳ để làm mẫu. Với len thảm lấy theo bó và con.

1.5 Cho 2 – 4 dẻ len vừa lấy vào hộp sắt và đậy kín lại để phân tích độ ẩm. Dùng giấy bao bì gói phần còn lại để phân tích các chỉ tiêu khác. Trên mỗi bao bì đựng mẫu đều phải có nhãn ghi: Tên hàng và ký hiệu lô hàng, loại len, đợt sợi, ký hiệu màu, thời gian lấy mẫu và người lấy mẫu.

2. Phương pháp thử

Xác định các chỉ tiêu ngoại quan

2.1 Để đánh giá các chỉ tiêu ngoại quan về khuyết tật, đặt mẫu lên giá chọn len, dùng chao đèn có hai bóng đèn huỳnh quang để chiếu sáng. Đèn để chiếu sáng cần phải có công suất 60 W, dài 120 cm. Ánh sáng đèn phải là ánh sáng trắng xanh và mặt phẳng chứa hai bóng đèn phải tạo với mặt phẳng ngang một góc 300. Khoảng cách từ đèn đến con len căng trên giá là 75 cm.

2.2 Khi kiểm tra, người kiểm tra phải xem cả hai mặt con len để phát hiện các khuyết tật như: loang màu, đốm màu, đuôi sam, quá săn, quá tở, lên rối, mối nối, bết xù, đốm đầu. Trường hợp loang vừa phải dệt một dẻ len điển hình để xác minh cho chính xác.

Xác định các chỉ tiêu hóa lý

2.3 Xác định chiều dài vòng guồng

2.3.1 Dụng cụ

Thước đo di động chia độ đến 0,1 cm

2.3.2 Nguyên tắc

Dùng thước đo để xác định chiều dài con len và tính chuyển để suy ra chiều dài vòng guồng.

2.3.3 Tiến hành thử

Móc con len cần đo chiều dài vào phía trên thước đo. Dùng tay giật cho con len thẳng tơi. Mắc móc di động (móc dưới) vào phía dưới con len. Thả cho trong vật kéo con len duỗi thẳng. Đọc số đo trên thang chia.

2.3.4 Tính toán kết quả

Chiều dài vòng guồng (L) tính bằng cm xác định công thức:

L = 93 2.a

Trong đó:

a là chỉ số trên thước đo, tính bằng cm.

2.4 Xác định khối lượng một dẻ len hoặc con len

2.4.1 Dụng cụ

Cân có độ chính xác đến 0,01 g

Máy sấy

2.4.2 Nguyên tắc

Sấy mẫu đến khối lượng không đổi và tính chuyển khối lượng về độ ẩm quy định.

2.4.3 Tiến h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1784:1976 về Len - Phương pháp thử được chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN1784:1976
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 18/06/1976
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản