Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ISO 17200:2020
CÔNG NGHỆ NANO - HẠT NANO DẠNG BỘT - ĐẶC TÍNH VÀ PHÉP ĐO
Nanotechnology - Nanoparticles in powder form - Characteristics and measurements
Lời nói đầu
TCVN 13871:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 17200:2020.
TCVN 13871:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 229 Công nghệ nano biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Như chúng ta đã biết, đối với mọi công nghệ liên quan đến việc phát triển các vật liệu mới nói chung và đối với công nghệ nano nói riêng, sự trao đổi và thống nhất về cách hiểu đối với các đặc tính của vật liệu giữa người tiêu dùng, cơ quan quản lý và các ngành công nghiệp là quan trọng. Đối với vật liệu hạt nano thì mối quan tâm chính của các bên liên quan là các đặc tính của các hạt nano trong vật liệu, nghĩa là có những hạt nano nào có mặt và sự phân bố cỡ của các hạt nano này như thế nào. Việc này có thể được thúc đẩy khi phát triển được các tiêu chuẩn đối với các đặc tính và phương pháp đo hạt nano.
Tiêu chuẩn này cung cấp các phương pháp để xác định và mô tả đặc điểm của các hạt nano dạng bột. Hiện tại ISO đã xây dựng một số tiêu chuẩn cho các vật liệu cụ thể, như ISO/TS 11931 cho canxi cacbonat và ISO/TS 11937 cho titan dioxit. Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn chung và có thể áp dụng cho các hạt nano, thường được cấu tạo từ kim loại/ion kim loại và ion đối, và vật liệu cacbon (ví dụ như fulleren và các dẫn xuất của fulleren) và polyme (ví dụ: polystyren). Nội dung của tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho canxi cacbonat và titan dioxit. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho cả hạt nano có và không có lớp phủ.
Tiêu chuẩn này tạo điều kiện để trao đổi dữ liệu và thống nhất cách hiểu giữa người tiêu dùng, các cơ quan quản lý và các ngành công nghiệp về các đặc tính của hạt nano. Tiêu chuẩn này hỗ trợ người tiêu dùng mua và sử dụng các sản phẩm chứa hạt nano, các cơ quan quản lý trong việc thiết lập khung pháp lý và các ngành công nghiệp trong thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro tự nguyện.
CÔNG NGHỆ NANO - HẠT NANO DẠNG BỘT - ĐẶC TÍNH VÀ PHÉP ĐO
Nanotechnology - Nanoparticles in powder form - Characteristics and measurements
Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính cơ bản cần được đo của mẫu hạt nano dạng bột để xác định cỡ, thành phần hóa học và diện tích bề mặt. Tiêu chuẩn này cũng quy định các phương pháp đo để xác định từng đặc tính đó.
Tiêu chuẩn này nhằm tạo điều kiện trao đổi dữ liệu giữa người tiêu dùng, cơ quan quản lý và các ngành công nghiệp với các đặc tính cần thiết.
Tiêu chuẩn này không liên quan đến các ứng dụng công nghiệp cụ thể của các hạt nano dạng bột và phương pháp đo chi tiết cũng như các ứng dụng liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, an toàn và môi trường.
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 9276-1, Representation of results of particle size analysis - Part 1: Graphical representation (Trình bày kết quả phân tích cỡ hạt - Phần 1: Biểu diễn bằng đồ thị)
ISO/TS 80004-1, Nanotechnologies - Vocabulary - Part 1: Core terms (Công nghệ nano - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ cốt lõi)
ISO/TS 80004-2, Nanotechnologies - Vocabulary - Part 2: Nano-objects (Công nghệ nano - Từ vựng - Phần 2: Vật thể nano)
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO/TS 80004-1, ISO/TS 80004-2 và các thuật ngữ, địn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11296:2016 về Nanocurcumin
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-11:2016 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 11: Xác định độ chịu mài mòn ở nhiệt độ thường
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13712:2023 về Thuốc bảo vệ thực vật - Xác định hàm lượng nano bạc bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13873:2023 (ISO/TS 19808:2020) về Công nghệ nano - Huyền phù ống nano cacbon - Yêu cầu về đặc tính và phương pháp đo
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13870:2023 (ISO/TR 13121:2011) về Công nghệ nano - Đánh giá rủi ro vật liệu nano
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009) về Đại lượng và đơn vị - Phần 1: Quy định chung
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11296:2016 về Nanocurcumin
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-11:2016 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 11: Xác định độ chịu mài mòn ở nhiệt độ thường
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13712:2023 về Thuốc bảo vệ thực vật - Xác định hàm lượng nano bạc bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13874:2023 (ISO 21363:2020) về Công nghệ nano - Phép đo phân bố cỡ và hình dạng hạt bằng phương pháp hiển vi điện tử truyền qua
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13873:2023 (ISO/TS 19808:2020) về Công nghệ nano - Huyền phù ống nano cacbon - Yêu cầu về đặc tính và phương pháp đo
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13870:2023 (ISO/TR 13121:2011) về Công nghệ nano - Đánh giá rủi ro vật liệu nano
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13871:2023 (ISO 17200:2020) về Công nghệ nano - Hạt nano dạng bột - Đặc tính và phép đo
- Số hiệu: TCVN13871:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra