Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13662:2023

GIÀN GIÁO - YÊU CẦU AN TOÀN

Scaffolding - Safety requirements

Lời nói đầu

TCVN 13662:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ANSI/ASSE A.10.8-2011 Scaffolding - Safety requirements.

TCVN 13662:2023 do trường đại học Kiến trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIÀN GIÁO - YÊU CẦU AN TOÀN

Scaffolding - Safety requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn khi lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, tháo dỡ giàn giáo xây dựng trong sửa chữa, phá dỡ, xây mới, hoàn thiện nhà và các kết cấu công trình. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các hệ giàn giáo treo vĩnh cửu hoặc các sàn nâng di động.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, chỉ áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản công bố mới nhất, bao gồm cả các bổ sung và sửa đổi (nếu có)

TCVN 5308:1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

TCVN 5935-2:2013 (IEC 60502-2:2005), Cáp điện có cách điện dạng đùn và phụ kiện cáp điện dùng cho điện áp định mức từ 1 kV (um=1,2 kV) đến 30 kV (um=36 kV) - Phần 2: cáp dùng cho điện áp định mc từ 6 kV (um= 7,2 kV) đến 30 kV (um=30 kV)

TCVN 7755:2007, Ván gỗ dán

TCVN 7802-1:2007 (ISO 10333-1:2000), Phần 1: Dây đỡ cả người

TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333-2:2000), Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng

TCVN 7802-3:2007 (ISO 10333-3 :2000), Phần 3: Dây cứu sinh tự co

TCVN 8044:2014 (ISO 3129:2012), Gỗ - Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung đối với thử nghiệm cơ lý ca mẫu nhỏ từ gỗ tự nhiên

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Giàn giáo (scaffold)

Một hệ thống kết cấu tạm đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hoặc mặt sàn cố định

3.2

Giàn giáo cột chng gỗ (wood pole scaffold)

Giàn giáo có các cột hoặc toàn bộ các bộ phận là gỗ (xem Hình A.1)

3.3

Giàn giáo ống rời và khóa (tube and coupler scaffold)

Một hệ thống giàn giáo có cấu tạo từ các ống trơn (ống thép đen, thép mạ hoặc hợp kim nhôm trơn) ghép với nhau bằng các loại khóa giáo và các phụ kiện khác. Các ống trơn được sử dụng làm cột chống, gióng ngang chính, gióng dọc, giằng chéo và các khóa giáo đặc thù có nhiệm vụ cố định các bộ phận giàn giáo (xem Hình A.2)

3.4

Hệ thống giàn giáo mô đun (system scaffold - Modular systems)

Giàn giáo có cấu tạo gồm các cột chống là thép ống đã được hàn cố định các loại mâm khóa kiểu nêm, kiểu hoa thị... theo một khẩu độ cho trước (thường là 500 mm), các mâm khóa này dùng để lắp các phụ kiện như thanh gióng dọc, thanh gióng ngang và các phụ kiện khác được chế tạo sẵn với các đầu khóa tương ứng để lắp đặt (xem Hình A.3)

3.5

Giàn giáo khung thép ng chế tạo sẵn (fabricated tubular frame scaffolds)

Giàn giáo được lắp đặt từ các khung thép ống chế tạo sẵn, khớp nối đứng và các thanh giằng chữ thập (xem các Hình A.4). Khung thép ống chế tạo sẵn thường là khung tiêu chuẩn chữ “H” hoặc khung tam giác chữ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13662:2023 về Giàn giáo - Yêu cầu an toàn

  • Số hiệu: TCVN13662:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản