Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13233-2:2020
ISO 18646-2:2019
RÔ BỐT HỌC - ĐẶC TÍNH VÀ CÁC PHÉP THỬ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN RÔ BỐT DỊCH VỤ - PHẦN 2: ĐIỀU KHIỂN DẪN ĐƯỜNG
Robotics - Performance criteria and related test methods for service robots - Part 2: Navigation
Lời nói đầu
TCVN 13233-2:2020 hoàn toàn tương đương ISO 18646-2:2019
TCVN 13233-2:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 299, Robot biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 13233 (ISO 18646), Rô bốt học - Đặc tính và các phép thử có liên quan đến rô bốt dịch vụ bao gồm các phần sau:
- TCVN 13233-1:2020 (ISO 18646-1:2016), Phần 1: Di động của rô bốt bánh xe.
- TCVN 13233-2:2020 (ISO 18646-2:2019), Phần 2: Điều khiển dẫn đường.
RÔ BỐT HỌC - ĐẶC TÍNH VÀ CÁC PHÉP THỬ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN RÔ BỐT DỊCH VỤ - PHẦN 2: ĐIỀU KHIỂN DẪN ĐƯỜNG
Robotics - Performance criteria and related test methods for service robots - Part 2: Navigation
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp quy định và đánh giá đặc tính điều khiển dẫn đường của các rô bốt dịch vụ di động. Đặc tính điều khiển dẫn đường trong tiêu chuẩn này được xác định bằng độ chính xác và độ chính xác lặp lại của tư thế cũng như khả năng phát hiện và tránh các vật cản. Có các phép đo khác đối với đặc tính điều khiển dẫn đường nhưng không được đề cập trong tiêu chuẩn này.
Các tiêu chí và các phép thử liên quan chỉ có thể áp dụng cho các sàn di động tiếp xúc với bề mặt di chuyển. Để đánh giá các đặc tính của tay máy, áp dụng ISO 9283.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các môi trường trong nhà. Tuy nhiên, các phép thử đã mô tả cũng có thể áp dụng được cho các rô bốt hoạt động trong các môi trường bên ngoài nhà như trong Phụ lục A.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho kiểm tra xác nhận hoặc phê chuẩn các yêu cầu về an toàn. Các yêu cầu an toàn cho các nhân viên thử nghiệm trong quá trình thử không đề cập trong tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì chỉ áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, nếu có.
ISO 7176-13, Wheelchairs - Part 13, Determination of coefficient of friction of test surfaces (Xe lăn - Phần 13: Xác định hệ số ma sát của các bề mặt thử).
TCVN 13228:2020 (ISO 8373: 2012), Rô bốt và các bộ phận cấu thành rô bốt - Từ vựng.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Rô bốt (robot)
Cơ cấu dẫn động được lập trình có một mức tự động di chuyển nhất định trong môi trường của nó để thực hiện các tác vụ đã dự định.
CHÚ THÍCH 1: Một rô bốt bao gồm hệ thống điều khiển và giao diện của hệ thống điều khiển.
CHÚ THÍCH 2: Sự phân loại rô bốt thành rô bốt công nghiệp hoặc rô bốt dịch vụ (3.4) được thực hiện theo các ứng dụng của rô bốt.
[Nguồn: TCVN 13228:2020 (ISO 8373: 2012), 2.6 đã sửa đổi - Cụm từ “cơ cấu dẫn động khả lập trình trên hai hoặc nhiều trục” đã được thay thế bằng cụm từ "cơ cấu dẫn động được lập trình"].
3.2
Rô bốt di động (mobile robot)
Rô bốt (3.1) có thể di chuyển dưới sự tự điều khiển của bản thân rô bốt.
CHÚ THÍCH: Rô bốt di động có thể là một sàn di động (3.3) có hoặc không có các tay máy.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11985-6:2017 (ISO 11148-6:2012) về Máy cầm tay không dùng năng lượng điện - Yêu cầu an toàn - Phần 6: Máy cầm tay lắp ráp các chi tiết kẹp chặt có ren
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11985-7:2017 (ISO 11148-7:2012) về Máy cầm tay không dùng năng lượng điện - Yêu cầu an toàn - Phần 7: Máy mài cầm tay
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11985-8:2017 (ISO 11148-8:2011) về Máy cầm tay không dùng năng lượng điện - Yêu cầu an toàn - Phần 8: Máy mài bằng giấy nhám và máy đánh bóng cầm tay
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13697:2023 (ISO 9787:2013) về Rô bốt và các bộ phận cấu thành rô bốt - Các hệ tọa độ và thuật ngữ về chuyển động
- 1Quyết định 3814/QĐ-BKHCN năm 2020 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Rô bốt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11985-6:2017 (ISO 11148-6:2012) về Máy cầm tay không dùng năng lượng điện - Yêu cầu an toàn - Phần 6: Máy cầm tay lắp ráp các chi tiết kẹp chặt có ren
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11985-7:2017 (ISO 11148-7:2012) về Máy cầm tay không dùng năng lượng điện - Yêu cầu an toàn - Phần 7: Máy mài cầm tay
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11985-8:2017 (ISO 11148-8:2011) về Máy cầm tay không dùng năng lượng điện - Yêu cầu an toàn - Phần 8: Máy mài bằng giấy nhám và máy đánh bóng cầm tay
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13228:2020 (ISO 8373:2012) về Rô bốt và các bộ phận cấu thành rô bốt - Từ vựng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13231:2020 (ISO 13482:2014) về Rô bốt và các bộ phận cấu thành rô bốt - Yêu cầu an toàn cho các rô bốt chăm sóc cá nhân
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13233-1:2020 (ISO 18646-1:2016) về Rô bốt học - Đặc tính và các phép thử có liên quan đến rô bốt dịch vụ - Phần 1: Di động của rô bốt bánh xe
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13697:2023 (ISO 9787:2013) về Rô bốt và các bộ phận cấu thành rô bốt - Các hệ tọa độ và thuật ngữ về chuyển động
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13233-2:2020 (ISO 18646-2:2019) về Rô bốt học - Đặc tính và các phép thử có liên quan đến rô bốt dịch vụ - Phần 2: Điều khiển dẫn đường
- Số hiệu: TCVN13233-2:2020
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2020
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra