Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ - CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Operating safety management system for urban railway - Requirements and guidelines for application
Lời nói đầu
TCVN 12698 : 2019 được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tài liệu sau:
- Quy chuẩn về quản lý an toàn đường sắt (ROGS-Anh)
- Quy chuẩn Hệ thống quản lý an toàn đường sắt (Canada)
- Hướng dẫn xây dựng Hệ thống quản lý an toàn đường sắt (Australia)
TCVN 12698: 2019 do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
0 Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp đường sắt trong việc xây dựng các Hệ thống quản lý an toàn nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn. Các nội dung trong tiêu chuẩn này đưa ra các khuyến nghị thực tế và các hướng dẫn cụ thể về các phương pháp và cách thức đã được sử dụng thành công ở các doanh nghiệp vận hành đường sắt đô thị khác trên thế giới.
Hệ thống quản lý an toàn vận hành bao gồm tất cả các bố trí, tổ chức, phương thức để đảm bảo và tăng cường độ an toàn trong các hoạt động vận hành đường sắt hàng ngày. Hệ thống sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định trong quá trình đầu tư thời gian, nguồn lực và tài chính để tăng cường độ an toàn và khả năng hoạt động của hệ thống. Hệ thống quản lý an toàn là một trong các yếu tố cơ bản nhất để duy trì hệ thống giao thông hoạt động hiệu quả. Một hệ thống sẽ an toàn nếu kiểm soát hiệu quả các rủi ro hàng ngày
Mục đích của hệ thống là nhằm đảm bảo tổ chức kiểm soát được các rủi ro phát sinh do các hoạt động của doanh nghiệp theo phương thức đảm bảo an toàn và tuân thủ tất cả các quy định pháp lý về an toàn áp dụng cho tổ chức.
Việc sử dụng một cách tiếp cận có cấu trúc sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các mối nguy và quản lý liên tục các rủi ro liên quan, nhằm phòng tránh tai nạn có thể xảy ra. Phương thức tiếp cận này tính tới các rủi ro ở trong các mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống đường sắt (chủ yếu bao gồm doanh nghiệp vận hành, đơn vị quản lý hạ tầng và các đơn vị chịu trách nhiệm bảo trì bảo dưỡng, ngoài ra cũng có các đơn vị khác có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn vận hành của hệ thống, như nhà sản xuất, đơn vị cung cấp, đối tác, nhà thầu, và hành khách, cộng đồng tham gia vào hệ thống. Việc đáp ứng tất cả các thành phần liên quan trong SMS theo một cách phù hợp có thể giúp doanh nghiệp chứng minh độ tin cậy cần thiết về việc kiểm soát liên tục tất cả các rủi ro trong tất cả các trạng thái vận hành.
Ngoài ra, một hệ thống quản lý an toàn theo cấu trúc sẽ bổ sung các giá trị, lợi ích cho doanh nghiệp thông qua các quản lý hoạt động phối hợp hiệu quả. Việc này sẽ tăng cường sự hoạt động tổng thể, tăng thêm các hiệu suất vận hành, tăng cường các mối quan hệ với nhà thầu, nhà thầu phụ, khách hàng và cơ quan quản lý cũng như giúp xây dựng một nền văn hóa an toàn chủ động.
Hệ thống SMS nên được tích hợp vào các quá trình hoạt động của tổ chức và không nên chỉ là hệ thống dựa trên giấy tờ được xây dựng chỉ nhằm chứng minh sự phù hợp với các quy định pháp lý. Việc xây dựng một hệ thống SMS sẽ yêu cầu tổ chức hiểu rõ các rủi ro được kiểm soát, khung pháp lý áp dụng và mô tả rõ ràng về sự hoạt động an toàn
Tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp vận hành và đơn vị quản lý hạ tầng đường sắt xây dựng được một hệ thống có khả năng:
- Đảm bảo kiểm soát được tất cả các rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống giao thông đường sắt;
- Đưa ra phương thức đảm bảo sự phù hợp với các quy định pháp lý về an toàn;
- Phù hợp với quy mô và đặc tính của việc vận hành;
- Chứng minh khả năng an toàn của hệ thống.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ - CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Operating safety management system for urban railway - Require
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9273:2012 về Phương tiện đường sắt đô thị khổ đường 1435 mm – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11805:2017 về Đường sắt đô thị - Hệ thống hãm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13592:2022 về Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế
- 1Quyết định 3460/QĐ-BKHCN năm 2019 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9273:2012 về Phương tiện đường sắt đô thị khổ đường 1435 mm – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11805:2017 về Đường sắt đô thị - Hệ thống hãm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 31000:2018 (ISO 31000:2018) về Quản lý rủi ro - Hướng dẫn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13592:2022 về Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12698:2019 về Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- Số hiệu: TCVN12698:2019
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2019
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra