Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12596:2018

QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH ĐỐI VỚI GIA VỊ VÀ RAU THƠM KHÔ

Code of Hygienic Practice for spices and dried aromatic herbs

 

Lời nói đầu

TCVN 12596:2018 do Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH ĐỐI VỚI GIA VỊ VÀ RAU THƠM KHÔ

Code of Hygienic Practice for spices and dried aromatic herbs

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu tối thiểu về vệ sinh trong trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bao gói, bảo quản và vận chuyển gia vị và rau thơm khô.

Đối với gia vị và rau thơm thu hoạch từ nguồn tự nhiên thì chỉ áp dụng các biện pháp thu hoạch và các hoạt động sau thu hoạch.

Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với các TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev 3-1997) và TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, Rev 2010).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev 3-1997) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thc phm

TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, Rev 2010) Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi

TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997, Revised 2013) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phm.

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và các định nghĩa nêu trong TCVN 5603 (CAC/RCP 1-1969) và TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, Rev. 2010) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Gia vị và rau thơm khô (Spices and Dried Aromatic Herbs)

Các bộ phận khô hoặc hỗn hợp của thực vật khô được sử dụng trong thực phẩm nhằm cải thiện hương vị và màu sắc của thực phẩm. Thuật ngữ này áp dụng như nhau đối với tất cả các dạng nguyên, dạng mảnh, dạng bột và dạng phối trộn.

Gia vị và rau thơm khô có thể gồm vỏ hạt (ví dụ như vỏ hạt nhục đậu khấu), vỏ cây (ví dụ như quế), quả/hạt (ví dụ như hạt tiêu), hoa (ví dụ như đinh hương), củ (ví dụ như hành, tỏi), lá (ví dụ như húng, tía tô), thân rễ (ví dụ như gừng, nghệ), hạt (ví dụ như mù tạt), nhụy (ví dụ như hoa nghệ tây), vỏ quả (ví dụ như quả vani), nhựa (ví dụ như cây a quỳ), quả (ví dụ như ớt) hoặc ngọn thực vật (ví dụ như các loại rau thơm khô).

3.2

Nguyên liệu gia vị và rau thơm (Source Plant)

Thực vật (chưa làm khô) để sản xuất ra gia vị và rau thơm khô.

3.3

Xử lý giảm thiểu vi sinh vật (Microbial Reduction Treatment)

Quá trình được áp dụng đối với gia vị và rau thơm khô nhằm loại bỏ hoặc làm giảm nhiễm bẩn vi sinh vật tới mức cho phép.

4  Sản xuất ban đầu

4.1  Vệ sinh môi trường

Nguyên liệu để sản xuất gia vị và rau thơm khô phải được bảo vệ tránh nhiễm bẩn từ con người, động vật và chất thải. Phải có cảnh báo để đảm bảo các chất thải không nhiễm bẩn nguyên liệu và gây ra mối nguy đối với sức khỏe người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng.

4.1.1  Vùng sản xuất nguyên liệu

Có thể có các mối nguy cao gây nhiễm bẩn từ trang trại động vật, bãi chất thải độc hại và cơ sở xử lý chất thải ở gần vùng sản xuất n

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12596:2018 về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với gia vị và rau thơm khô

  • Số hiệu: TCVN12596:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản