Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12447:2018
ISO 16984:2003
VÁN GỖ NHÂN TẠO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO VUÔNG GÓC VỚI MẶT VÁN
Wood-based panels - Determination of tensile strength perpendicular to the plane of the panel
Lời nói đầu
TCVN 12447:2018 thay thế TCVN 7756-7:2007
TCVN 12447:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 16984:2003.
TCVN 12447:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VÁN GỖ NHÂN TẠO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO VUÔNG GÓC VỚI MẶT VÁN
Wood-based panels - Determination of tensile strength perpendicular to the plane of the panel
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền kéo vuông góc với mặt ván, còn gọi là “độ bền liên kết” của ván dăm, ván sợi, ván OSB và ván dăm xi măng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5692 (ISO 9424) Ván gỗ nhân tạo - Xác định kích thước mẫu thử
TCVN 11903 (ISO 16999) Ván gỗ nhân tạo - Lấy mẫu và cắt mẫu thử
3 Nguyên tắc
Độ bền kéo vuông góc với bề mặt mẫu thử được xác định bằng cách tác động một lực kéo phân bố đều lên bề mặt mẫu thử cho đến khi xảy ra sự phá hủy. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván được xác định bằng cách chia tải trọng lớn nhất cho diện tích bề mặt của mẫu thử.
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Thước cặp, được quy định trong TCVN 5692 (ISO 9424).
4.2 Máy thử, có khả năng tác động một lực kéo vuông góc lên bề mặt mẫu thử bằng cách sử dụng má kẹp (xem Hình 1). Lực này phải được đo chính xác đến 1 %. Ít nhất một má kẹp phải là loại tự định tâm.
4.3 Khối thử, bằng kim loại, gỗ cứng hoặc gỗ dán có nguồn gốc từ gỗ cứng, tương thích với một dụng cụ cố định để có thể dán được các mẫu thử lên (xem Hình 1). Gỗ cứng hoặc gỗ dán có nguồn gốc từ gỗ cứng phải có khối lượng riêng lớn hơn hoặc bằng 600 kg/m3.
5 Mẫu thử
5.1 Lấy mẫu
Lấy mẫu và cắt mẫu thử phải tiến hành theo TCVN 11903 (ISO 16999).
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN
1 Khối thử bằng kim loại
2 Khối thử (bằng kim loại, gỗ cứng hoặc gỗ dán có nguồn gốc từ gỗ cứng)
3 khối thử bằng gỗ dán có nguồn gốc từ gỗ cứng (không thích hợp cho tấm mỏng)
4 mẫu thử
5 khớp nối tự định tâm bằng khớp cầu
t ≥ 15mm
Hình 1 - Ví dụ về thiết bị thử nghiệm độ bồn kéo vuông góc với mặt ván
5.2 Kích thước
Mẫu thử có dạng hình vuông với chiều dài cạnh là (50 ± 1) mm. Mẫu thử phải được cắt chính xác, các góc là 90°, các cạnh sạch và thẳng.
5.3 Ổn định
Mẫu thử và khối thử bằng gỗ cứng hoặc gỗ dán có nguồn gốc từ gỗ cứng phải được ổn định đến khối lượng không đổi trong môi trường chuẩn với độ ẩm tương đối (65 ± 5) % và nhiệt độ (20 ± 2)
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10752:2015 về Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp xác định khả năng chống chịu nấm hại gỗ basidiomycetes
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11205:2015 (ISO 13609:2014) về Ván gỗ nhân tạo – Gỗ dán – Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11906:2017 (ISO 16981:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ bền bề mặt
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12446:2018 (ISO 16978:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định môđun đàn hồi khi uốn và độ bền uốn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12445:2018 (ISO 16983:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11899-5:2018 (ISO 12460-5:2015) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán - Phần 5: Phương pháp chiết (Phương pháp ferforator)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12619-1:2019 về Gỗ - Phân loại - Phần 1: Theo mục đích sử dụng
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-7:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ bền kéo vuông góc với mặt ván
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5692:2014 (ISO 9424:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định kích thước mẫu thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10752:2015 về Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp xác định khả năng chống chịu nấm hại gỗ basidiomycetes
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11205:2015 (ISO 13609:2014) về Ván gỗ nhân tạo – Gỗ dán – Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11903:2017 (ISO 16999:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Lấy mẫu và cắt mẫu thử
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11906:2017 (ISO 16981:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ bền bề mặt
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12446:2018 (ISO 16978:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định môđun đàn hồi khi uốn và độ bền uốn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12445:2018 (ISO 16983:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11899-5:2018 (ISO 12460-5:2015) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán - Phần 5: Phương pháp chiết (Phương pháp ferforator)
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12619-1:2019 về Gỗ - Phân loại - Phần 1: Theo mục đích sử dụng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12447:2018 (ISO 16984:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ bền kéo vuông góc với mặt ván
- Số hiệu: TCVN12447:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra