Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN EPC
EPC information Services (EPCIS) Standard
Lời nói đầu
TCVN 12345:2019 tương đương có sửa đổi với ISO/IEC 19987:2017.
TCVN 12345:2019 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 Thu thập dữ liệu tự động biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mục đích của EPCIS là nhằm cho phép các ứng dụng khác nhau thiết lập và chia sẻ dữ liệu về sự kiện có khả năng hiển thị cả bên trong doanh nghiệp cũng như thông qua các doanh nghiệp. Tóm lại, sự chia sẻ này nhằm cho phép người sử dụng đạt được sự thấu hiểu về đối tượng vật lý hoặc đối tượng số hóa trong điều kiện kinh doanh thích hợp
“Đối tượng” trong khuôn khổ của EPCIS bao gồm các đối tượng vật lý, các đối tượng này được xác định bởi loại hay cấp độ cá thể và chúng được xử lý trong các công đoạn xử lý của toàn bộ quá trình kinh doanh liên quan đến một hay nhiều tổ chức. Ví dụ về đối tượng vật lý gồm các thương phẩm (sản phẩm), đơn vị hậu cần (logistic), tài sản lưu động và tài sản cố định, tài liệu dạng cứng, v.v... “Đối tượng” cũng có thể là đối tượng số hóa và cũng được xác định bởi loại và cấp độ cá thể mà chúng tham gia vào các công đoạn của quá trình kinh doanh có thể so sánh được. Ví dụ về đối tượng số hóa gồm các thương phẩm số hóa (nhạc phẩm tải về, sách điện tử, v. v...), các tài liệu số hóa (phiếu điện tử, v.v...) và tương tự. Trong toàn bộ tiêu chuẩn này, từ “đối tượng” được sử dụng để chứng tỏ một đối tượng vật lý hay đối tượng số hóa được xác định bởi loại hay cấp độ cá thể là đối tượng công đoạn của quá trình kinh doanh. Dữ liệu EPCIS bao gồm “các sự kiện rõ ràng” trong đó mỗi sự kiện là một hồ sơ hoàn thành một công đoạn của quá trình kinh doanh cụ thể diễn ra trước một hay nhiều đối tượng.
Tiêu chuẩn EPCIS này nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các đối tác thương mại thông qua sự chia sẻ các thông tin cụ thể về các đối tượng vật lý hay đối tượng số hóa. Tên của EPCIS phản ánh nguồn gốc về sự nỗ lực phát triển mã điện tử sản phẩm (EPC). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng EPCIS không yêu cầu việc sử dụng mã điện tử sản phẩm cũng như nhà cung cấp dữ liệu mã tần số radio (FRID), và giống như EPCIS phiên bản 1.2 thậm chí không yêu cầu việc xác định cấp độ cá thể (mà mã điện tử sản phẩm đã được thiết kế ban đầu). Tiêu chuẩn EPCIS này áp dụng cho tất cả các tình huống mà dữ liệu về các sự kiện rõ ràng được truy cập và chia sẻ, và sự hiện diện của “EPC” với cái tên này chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử
EPCIS cung cấp các giao diện mở, được tiêu chuẩn hóa cho phép tích hợp liên tục các dịch vụ được thiết kế tốt trong các môi trường liên công ty cũng như trong nội bộ các công ty. Các giao diện chuẩn được xác định trong tiêu chuẩn EPCIS này cho phép truy cập và phân tích các dữ liệu về sự kiện rõ ràng nhờ sử dụng bộ tiêu chuẩn về hoạt động dịch vụ và các dữ liệu tập hợp được, tất cả được kết hợp với bộ máy an ninh thích hợp mà nó thỏa mãn nhu cầu sử dụng của các công ty. Trong nhiều trường hợp hay hầu hết các trường hợp điều này liên quan đến việc sử dụng một hay nhiều cơ sở dữ liệu vững chắc có dữ liệu về sự kiện rõ ràng, mặc dù các thành phần tiếp cận dịch vụ có thể được sử dụng để chia sẻ trực tiếp ứng dụng lẫn nhau mà không có cơ sở dữ liệu vững chắc
Dù có hay không có cơ sở dữ liệu vững chắc, EPCIS chỉ quy định một giao diện dữ liệu tiêu chuẩn chung giữa các ứng dụng truy cập dữ liệu về sự kiện rõ ràng và các dữ liệu cần tiếp cận đến. EPCIS không quy định cách thức mà các hoạt động dịch vụ hay chính bản thân các cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện. Điều này bao gồm việc không xác định cách thức dịch vụ EPCIS này có được và/hoặc tính toán được các dữ liệu mà các dịch vụ cần, ngoại trừ việc mở rộng dữ liệu truy cập có sử dụng các hoạt động truy cập EPCIS tiêu chuẩn. Giao diện này cần thiết cho khả năng tương tác, còn việc thực hiện là để cho phép cạnh tranh giữa các nhà cung cấp công nghệ và người thực hiện tiêu chuẩn.
EPCIS dự kiến sử dụng kết hợp với tiêu chuẩn từ vựng trong lĩnh vực kinh doanh chính (CBV) của GS1 (CVB1.2). Tiêu chuẩn từ vựng trong lĩnh vực kinh doanh chính cung cấp các định nghĩa về giá trị các dữ liệu mà chúng có thể dùng để phổ biến cấu trúc dữ liệu được xác định trong tiê
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7588:2007 về Thông tin và tư liệu - Tên và mã tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam dùng trong lưu trữ và trao đổi thông tin khoa học và công nghệ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10933:2015 về Thông tin duyên hải - Dịch vụ thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa tàu thuyền (LRIT)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 27008:2018 (ISO TR 27008:2011) về Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn chuyên gia đánh giá về kiểm soát an toàn thông tin
- 1Quyết định 3407/QĐ-BKHCN năm 2019 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8656-3:2012 (ISO/IEC 19762-3:2008) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 3: Nhận dạng bằng tần số radio (RFID)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8656-4:2012 (ISO/IEC 19762-4:2008) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 4: Thuật ngữ chung liên quan đến truyền thông radio
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8656-5:2012 (ISO/IEC 19762-5:2008) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 5: Các hệ thống định vị
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8656-1:2010 (ISO/IEC 19762-1:2008) về Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa, Phần 1: Thuật ngữ chung liên quan đến AIDC
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8656-2:2011 (ISO/IEC 19762-2:2008) về Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa Phần 2: Phương tiện đọc quang học (ORM)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9086:2011 về Mã số vạch GS1 - Thuật ngữ và định nghĩa
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7588:2007 về Thông tin và tư liệu - Tên và mã tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam dùng trong lưu trữ và trao đổi thông tin khoa học và công nghệ
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10933:2015 về Thông tin duyên hải - Dịch vụ thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa tàu thuyền (LRIT)
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 27008:2018 (ISO TR 27008:2011) về Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn chuyên gia đánh giá về kiểm soát an toàn thông tin
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12345:2019 về Tiêu chuẩn về dịch vụ thông tin EPC
- Số hiệu: TCVN12345:2019
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2019
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra