BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ GÓC CẠNH CỦA CỐT LIỆU THÔ
Hot mix asphalt concrete - Method of test coarse aggregate angularity
Lời nói đầu
TCVN 11807 : 2017 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn AASHTO T326: Phương pháp thử nghiệm độ rỗng cốt liệu thô ở trạng thái rời (ảnh hưởng bởi hình dạng cốt liệu, bề mặt nhám và thành phần hạt).
TCVN 11807 : 2017 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ GÓC CẠNH CỦA CỐT LIỆU THÔ
Hot mix asphalt concrete - Method of test coarse aggregate angularity
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ góc cạnh của cốt liệu thô thông qua giá trị độ rỗng của cốt liệu thô ở trạng thái rời.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7572-4:2006, cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Cốt liệu thô (Coarse Aggregate)
Cốt liệu hầu hết có kích cỡ nằm trên sàng 4,75 mm; là sản phẩm khoáng nghiền từ đá nguyên khai, sản phẩm thiên nhiên (cuội sỏi). Còn được gọi là đá dăm.
3.2 Độ góc cạnh của cốt liệu thô (Coarse Aggregate Angularity)
Là chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá hình dạng và trạng thái bề mặt của cốt liệu thô. Hạt cốt liệu có dạng hình khối, bề mặt thô ráp với nhiều góc cạnh sẽ có độ góc cạnh lớn hơn so với hạt cốt liệu tròn cạnh và có bề mặt trơn nhẵn.
Độ góc cạnh của cốt liệu thô được xác định qua độ rỗng của cấp phối cốt liệu thô (có thành phần hạt quy định) ở trạng thái rời, độ rỗng càng cao thì độ góc cạnh càng lớn.
Sử dụng cốt liệu thô có độ góc cạnh lớn trong chế tạo bê tông nhựa sẽ tạo nên mặt đường bê tông nhựa có khả năng kháng cắt, chống trượt và hạn chế vệt hằn lún bánh xe cao.
3.3 Độ rỗng của cốt liệu thô ở trạng thái rời (Uncompacted Void Content of Coarse Aggregate)
Là độ rỗng được xác định khi đổ một mẫu cốt liệu thô vào một thùng đong hình trụ đã biết thể tích. Trên cơ sở khối lượng cốt liệu trong thùng đong và khối lượng thể tích khô của cốt liệu thô, xác định được độ rỗng của cốt liệu thô ở trạng thái rời theo tổng thể tích của hỗn hợp.
4.1 Mẫu cốt liệu thô đựng trong phễu được chảy xuống một thùng đong đã hiệu chuẩn với chiều cao rơi quy định. Gạt bỏ phần cốt liệu thừa trên miệng thùng đong, sau đó xác định khối lượng cốt liệu có trong thùng đong bằng cách cân. Độ rỗng cốt liệu thô sẽ được tính bằng cách lấy thể tích thùng đong trừ đi thể tích tuyệt đối của cốt liệu thô. Thể tích tuyệt đối của cốt liệu thô sẽ được tính trên cơ sở khối lượng cốt liệu trong thùng đong và khối lượng thể tích khô của cốt liệu thô. Độ rỗng cốt liệu thô là giá trị trung bình của 2 lần thử nghiệm.
4.2 Tiêu chuẩn này có ba phương pháp để xác định độ góc cạnh của cốt liệu thô thông qua giá trị độ rỗng của cốt liệu thô.
4.2.1 Phương pháp A - Thử nghiệm cho mẫu cấp phối tiêu chuẩn: Sử dụng cho cốt liệu có cấp phối tiêu chuẩn nhận được sau khi trộn các cỡ hạt riêng lẻ theo biểu đồ độ chặt lớn nhất của cốt liệu thô. Độ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11475:2016 về Lớp phủ trên nền bê tông xi măng và nền vữa xây – Hướng dẫn giám sát thi công
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11362:2016 về Công trình thủy lợi - Kênh bê tông đúc sẵn - Thi công nghiệm thu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11782:2017 về Bê tông nhựa - Chuẩn bị thí nghiệm bằng phương pháp đầm lăn bánh thép
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11839:2017 về Hệ bảo vệ bề mặt bê tông - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11415:2016 về Bê tông nhựa - Phương pháp xác định độ hao mòn cantabro
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10332:2014 về Hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11969:2018 về Cốt liệu lớn tái chế cho bê tông
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12579:2019 về Bê tông nhựa - Xác định độ bền mỏi theo phương pháp uốn dầm sử dụng tải trọng lặp
- 1Quyết định 1154/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-4:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11475:2016 về Lớp phủ trên nền bê tông xi măng và nền vữa xây – Hướng dẫn giám sát thi công
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11362:2016 về Công trình thủy lợi - Kênh bê tông đúc sẵn - Thi công nghiệm thu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11782:2017 về Bê tông nhựa - Chuẩn bị thí nghiệm bằng phương pháp đầm lăn bánh thép
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11839:2017 về Hệ bảo vệ bề mặt bê tông - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11415:2016 về Bê tông nhựa - Phương pháp xác định độ hao mòn cantabro
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10332:2014 về Hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11969:2018 về Cốt liệu lớn tái chế cho bê tông
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12579:2019 về Bê tông nhựa - Xác định độ bền mỏi theo phương pháp uốn dầm sử dụng tải trọng lặp
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11807:2017 về Bê tông nhựa - Phương pháp xác định độ góc cạnh của cốt liệu thô
- Số hiệu: TCVN11807:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực