Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11685:2016

ISO 17754:2014

KẾT CẤU GỖ - PHƯƠNG PHÁP THỬ - ĐỘ BỀN BẮT VÍT

Timber structures - Test methods - Torsional resistance of driving in screws

 

Lời nói đầu

TCVN 11685:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 17754:2014.

TCVN 11685:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KT CU G - PHƯƠNG PHÁP THỬ - Đ BN BẮT VÍT

Timber structures - Test methods - Torsional resistance of driving in screws

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền bắt vít trên gỗ nguyên hoặc gỗ ghép thanh bằng keo hoặc các vật liệu có nguồn gốc từ gỗ. Mục đích chính của phương pháp này là để đảm bảo rằng mô-men xoắn có thể tác động để bắt vít sẽ nhỏ hơn mô-men xoắn phá hủy được xác định của vít.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8048-1 (ISO 3130) Gỗ - Phương pháp th cơ lý - Phần 1: Xác định độ ẩm cho các phép th cơ lý

TCVN 8048-2 (ISO 3131) Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 2: Xác định khối lượng riêng cho các phép thử cơ lý

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Mô-men kế (moment cell)

Thiết bị dùng để ghi lại mô-men xoắn được tác động.

3.2

Mẫu thử (test piece)

Cấu kiện hoặc một phần của cấu kiện, bao gồm cả vít đã bắt sau khi thử nghiệm, được làm từ gỗ nguyên, gỗ ghép thanh bằng keo hoặc các vật liệu có nguồn gốc từ gỗ, hoặc từ tổ hợp các vật liệu này.

4  Ký hiệu

Rtor.max  mô-men bắt vít lớn nhất, tính bằng N.mm;

d  đường kính danh nghĩa của vít, tính bằng mm;

l  tổng chiều dài của vít, tính bằng mm.

5  Yêu cầu về vật liệu

5.1  Mô tả

Vít và gỗ nguyên, gỗ ghép thanh bằng keo hoặc vật liệu có nguồn gốc từ gỗ sử dụng trong thử nghiện phải được xác định rõ ràng.

CHÚ THÍCH 1: Vít phải được xác định bằng cách tham khảo một tiêu chuẩn được công nhận (ví dụ EN 14592) trong yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất, hoặc trong yêu cầu kỹ thuật bao gồm các tính chất của vật liệu và các đặc trưng của vít.

CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu có nguồn gốc từ gỗ phải bao gồm loài hoặc loại gỗ, hạng gỗ khối lượng riêng, độ ẩm, sai khác so với các yêu cầu kỹ thuật và các tính chất gần điểm bắt vít có thể gây ảnh hưởng đến kết quả.

6  Phương pháp thử

6.1  Quy định chung

Độ ẩm và khối lượng riêng của mẫu thử phải được xác định theo TCVN 8048-1 (ISO 3130) và TCVN 8048-2 (ISO 3131).

6.2  Ổn định mẫu

Mẫu thử phải được ổn định đến khối lượng không đổi tại nhiệt độ (20 ± 2)°C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) %. Khối lượng được coi là không đổi khi kết quả của hai lần cân liên tiếp, thực hiện trong khoảng thời gian cách nhau không ít hơn 6 h, chênh lệch không quá 0,1 % khối lượng mẫu thử.

Để phục vụ các nghiên cứu sâu hơn, việc ổn định với

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11685:2016 (ISO 17754:2014) về Kết cấu gỗ - Phương pháp thử - Độ bền bắt vít

  • Số hiệu: TCVN11685:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản