Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
GIẤY, CÁC TÔNG VÀ BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH PH DỊCH CHIẾT BẰNG NƯỚC MUỐI
Paper, board and pulps - Determination of pH of salted water extracts
Lời nói đầu
TCVN 11622:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 29681:2009.
TCVN 11622:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC16 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Xơ sợi bột giấy được biết là luôn chứa các nhóm có khả năng ion hóa được trộn lẫn hoặc có mặt ở thành xơ sợi. Để đảm bảo tính trung hòa điện tử, các nhóm này được giữ cân bằng bởi một số điện tích dương tương đương mà có thể là các proton hoặc các ion kim loại khác. Đặc biệt trong huyền phù bột giấy có nồng độ ion thấp, có thể dẫn đến gia tăng sự phân bố không đều các ion hoạt động giữa thể tích được giữ bởi thành xơ sợi và dung dịch huyền phù. Điều này có nghĩa xơ sợi hoạt động giống như một chất trao đổi ion. Sự trao đổi ion có thể được mô tả theo lý thuyết Donnan (Tài liệu tham khảo [3], [4] và [5]).
Nếu các mẫu xơ sợi sạch tương đối, ví dụ xơ sợi từ bột giấy hóa học đã tẩy trắng của xơ sợi nguyên sinh, được pha loãng trong nước khử ion, huyền phù bột giấy tạo thành sẽ có nồng độ ion rất thấp. Trong hệ thống như vậy, hầu hết các cation có mặt (gồm cả các proton) đã tập trung trong thể tích nước được giữ tại thành xơ sợi. Nếu đo giá trị pH, giá trị đó sẽ là của dung dịch huyền phù bột giấy. Bằng cách cho thêm muối vào hệ thống trong giai đoạn ngâm tại 8.1, hiện tượng trao đổi ion sẽ giảm và do đó nồng độ của các cation khác nhau trong nước được giữ ở thành của xơ sợi và trong dung dịch huyền phù bột giấy sẽ bằng nhau. Vì nước xử lý luôn có chứa một lượng nhất định ion, giá trị đo pH sau khi ngâm trong nước muối sẽ cho môi trường thật hơn và do đó cho giá trị pH chính xác hơn đối với mẫu bột giấy sạch, nghĩa là mẫu có nồng độ ion thấp.
Cần phải hiểu rằng các kết quả này sẽ không như nhau đối với các bột giấy có nồng độ ion thấp khi xác định pH theo TCVN 7066-1 (ISO 6588-1 )[1] hoặc TCVN 7066-2 (ISO 6588-2)[2] và theo tiêu chuẩn này.
GIẤY, CÁC TÔNG VÀ BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH PH DỊCH CHIẾT BẰNG NƯỚC MUỐI
Paper, board and pulps - Determination of pH of salted water extracts
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định pH dịch chiết của giấy, các tông và bột giấy, trong đó quá trình ngâm và xác định được tiến hành trong nước muối (dung dịch KCl 0,1 M).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại giấy, các tông và bột giấy nhưng đặc biệt áp dụng cho bột giấy tẩy trắng từ xơ sợi nguyên thủy và mẫu bột có nồng độ ion thấp, khi đó giá trị pH xác định theo tiêu chuẩn này sẽ đưa ra kết quả tin cậy, liên quan đến điều kiện sản xuất hơn các kết quả thu được theo TCVN 7066-1 (ISO 6588-1) hoặc TCVN 7066-2 (ISO 6588-2).
Khi nước khử ion được sử dụng và mẫu có nồng độ ion thấp, huyền phù bột giấy sẽ có nồng độ ion rất thấp và giá trị pH thu được trong phép đo sẽ không phải là giá trị của mẫu mà là giá trị của nước cất. Khi nước muối được sử dụng để ngâm, sẽ không có chênh lệch nồng độ giữa thành xơ sợi và nước xung quanh và giá trị pH đo được sẽ là pH của mẫu (trong thành xơ sợi).
Việc sử dụng nước muối khi xử lý mẫu có nồng độ ion thấp cũng sẽ cho giá trị đọc pH ổn định và chính xác hơn.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 3649 (ISO 186), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.
ISO 7213, Pulps, Sampling fortesting
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10763-2:2015 (ISO 5350-2:2006) về Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô - Phần 2: Kiểm tra tờ mẫu sản xuất trong nhà máy bằng ánh sáng truyền qua
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10764:2015 (ISO 10775:2013) về Giấy, các tông và bột giấy - Xác định hàm lượng cađimi - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10976:2015 (ISO 9197:2006) về Giấy các tông và bột giấy - Xác định clorua hòa tan trong nước
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5899:2017 về Giấy viết
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12310-2:2018 (ISO 4046-2:2016) về Giấy các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ về sản xuất bột giấy
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12310-3:2018 (ISO 4046-3:2016) về Giấy các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng - Phần 3: Thuật ngữ về sản xuất giấy
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12310-4:2018 (ISO 4046-4:2016) về Giấy các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng - Phần 4: Các loại giấy và các tông và các sản phẩm được gia công
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12310-5:2018 (ISO 4046-5:2016) về Giấy, các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng - Phần 5: Tính chất của bột giấy, giấy và các tông
- 1Quyết định 4261/QĐ-BKHCN năm 2016 về công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4360:2001 (ISO 7213:1981) về bột giấy - lấy mẫu để thử nghiệm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3649:2007 (ISO 186 : 2002) về Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7066-1:2008 (ISO 6588–1:2005) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định pH nước chiết - Phần 1: Phương pháp chiết lạnh
- 5Tiêu chuẩn quôc gia TCVN 7066-2:2008 (ISO 6588-2:2005) về Giấy, các tông và bột giấy - Xác định pH nước chiết - Phần 2: Phương pháp chiết nóng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10763-2:2015 (ISO 5350-2:2006) về Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô - Phần 2: Kiểm tra tờ mẫu sản xuất trong nhà máy bằng ánh sáng truyền qua
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10764:2015 (ISO 10775:2013) về Giấy, các tông và bột giấy - Xác định hàm lượng cađimi - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10976:2015 (ISO 9197:2006) về Giấy các tông và bột giấy - Xác định clorua hòa tan trong nước
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5899:2017 về Giấy viết
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12310-2:2018 (ISO 4046-2:2016) về Giấy các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ về sản xuất bột giấy
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12310-3:2018 (ISO 4046-3:2016) về Giấy các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng - Phần 3: Thuật ngữ về sản xuất giấy
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12310-4:2018 (ISO 4046-4:2016) về Giấy các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng - Phần 4: Các loại giấy và các tông và các sản phẩm được gia công
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12310-5:2018 (ISO 4046-5:2016) về Giấy, các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan - Từ vựng - Phần 5: Tính chất của bột giấy, giấy và các tông
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11622:2016 (ISO 29681:2009) về Giấy các tông và bột giấy - Xác định pH dịch chiết bằng nước muối
- Số hiệu: TCVN11622:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra