Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11547:2016
ISO 9009:1991
DỤNG CỤ CHỨA BẰNG THỦY TINH - CHIỀU CAO VÀ ĐỘ LỆCH CỦA BỀ MẶT HOÀN THIỆN SO VỚI ĐÁY DỤNG CỤ CHỨA - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Glass containers - Height and non-parallelism of finish with reference to container base - Test methods
Lời nói đầu
TCVN 11547:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 9009:1991.
ISO 9009:1991 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2011 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11547:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 63 Dụng cụ chứa bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DỤNG CỤ CHỨA BẰNG THỦY TINH - CHIỀU CAO VÀ ĐỘ LỆCH CỦA BỀ MẶT HOÀN THIỆN SO VỚI ĐÁY DỤNG CỤ CHỨA - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Glass containers - Height and non-parallelism of finish with reference to container base - Test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định chiều cao và độ lệch của bề mặt hoàn thiện so với đáy dụng cụ chứa bằng thủy tinh.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 7348:1991, Glass containers - Manufacture - Vocabulary (Dụng cụ chứa bằng thủy tinh - Sản xuất - Từ vựng).
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1 Chiều cao (lớn nhất) của dụng cụ chứa [(maximum) height of container]
Khoảng cách giữa điểm cao nhất của bề mặt trên cùng và bề mặt đáy của dụng cụ chứa (Xem Hình 1).
3.2 Chiều cao nhỏ nhất của dụng cụ chứa (minimum height of container)
Khoảng cách giữa điểm thấp nhất của bề mặt trên cùng và bề mặt đáy của dụng cụ chứa (xem Hình 1).
3.3 Độ lệch (non-parallelism)
Chênh lệch giữa chiều cao lớn nhất và chiều cao nhỏ nhất của dụng cụ chứa (Xem Hình 1).
4 Nguyên tắc
4.1 Kiểm tra chiều cao của dụng cụ chứa bằng dưỡng GO/NO GO lớn nhất và nhỏ nhất hoặc dụng cụ đo phù hợp. Xác định chiều cao (lớn nhất).
4.2 Xác định độ lệch của bề mặt hoàn thiện.
5 Thiết bị, dụng cụ
5.1 Đối với việc kiểm tra chiều cao
Các loại dưỡng đo. Ví dụ được nêu trong 5.1.1 và 5.1.2.
5.1.1 Dưỡng chiều cao, ví dụ, bao gồm một tấm đế và một hoặc hai trụ thẳng đứng và
a) một thanh ngang cố định, trong trường hợp kích thước cần đo là khoảng cách giữa tấm đế và thanh ngang tương đương với kích thước cần đo, hoặc
b) thanh ngang cố định có chia nấc, trong trường hợp kích thước cần đo là khoảng cách giữa đế và hai nấc của thanh ngang tương ứng với chiều cao lớn nhất và chiều cao nhỏ nhất cần đo (xem ví dụ trong Hình 2), hoặc
c) thanh ngang điều chỉnh được, có thể cố định được tại khoảng cách tương đương với khoảng cách cần đo tính từ tấm đế.
5.1.2 Dưỡng khung, kết hợp giữa đường kính thân nhỏ nhất và chiều cao lớn nhất.
Hình 1 - Độ lệch
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7146-1:2002 (ISO 6486-1:1999) về Dụng cụ bằng gốm, gốm thuỷ tinh và dụng cụ đựng thức ăn bằng thuỷ tinh tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cađimi - Phần 1: Phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7146-2: 2002 (ISO 6486-2: 1999) về Dụng cụ bằng gốm, gốm thuỷ tinh và dụng cụ đựng thức ăn bằng thuỷ tinh tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cađimi - Phần 2: Giới hạn cho phép do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7207-6:2002 (ISO 10136 - 6 : 1993) về Thuỷ tinh và dụng cụ bằng thuỷ tinh - Phân tích dung dịch chiết - Phần 6: Xác định Bo (III) oxit bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11548:2016 (ISO 9057:1991) về Dụng cụ chứa bằng thủy tinh - Phần cổ 28 mm dùng cho nút vặn đứt đối với chất lỏng bị nén - Các kích thước
- 1Quyết định 4188/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia dụng cụ chứa bằng thủy tinh do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7146-1:2002 (ISO 6486-1:1999) về Dụng cụ bằng gốm, gốm thuỷ tinh và dụng cụ đựng thức ăn bằng thuỷ tinh tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cađimi - Phần 1: Phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7146-2: 2002 (ISO 6486-2: 1999) về Dụng cụ bằng gốm, gốm thuỷ tinh và dụng cụ đựng thức ăn bằng thuỷ tinh tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cađimi - Phần 2: Giới hạn cho phép do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7207-6:2002 (ISO 10136 - 6 : 1993) về Thuỷ tinh và dụng cụ bằng thuỷ tinh - Phân tích dung dịch chiết - Phần 6: Xác định Bo (III) oxit bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11548:2016 (ISO 9057:1991) về Dụng cụ chứa bằng thủy tinh - Phần cổ 28 mm dùng cho nút vặn đứt đối với chất lỏng bị nén - Các kích thước
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11547:2016 (ISO 9009:1991) về Dụng cụ chứa bằng thủy tinh - Chiều cao và độ lệch của bề mặt hoàn thiện so với đáy dụng cụ chứa - Phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN11547:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra