TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 10908:2016
HẠT GIỐNG VỪNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Sesame seeds - Technical Requirements
Lời nói đầu
TCVN 10908_2016 do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HẠT GIỐNG VỪNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Sesame seeds - Technical Requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với hạt giống vừng (Sesamum indicum L.).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi bổ sung (nếu có).
TCVN 8547:2011, Giống cây trồng- Phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống.
TCVN 8548 : 2011. Hạt giống cây trồng- Phương pháp kiểm nghiệm.
TCVN 8550 : 2011, Giống cây trồng- Phương pháp kiểm định ruộng giống cây trồng.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Hạt giống tác giả (Breeder seed)
Hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
3.2
Hạt giống siêu nguyên chủng (Pre-basic seed)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3.3
Hạt giống nguyên chủng (Basic seed)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3.4
Hạt giống xác nhận (Certified seed)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3.5
Độ thuần ruộng giống (Varietal purity)
Tỷ lệ phần trăm các cây đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của giống so với tổng số cây kiểm tra.
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu ruộng sản xuất giống
4.1.1 Yêu cầu về đất
Ruộng sản xuất hạt giống vừng phải sạch cỏ dại và các cây trồng khác, vụ trước không trồng vừng.
4.1.2 Kiểm định ruộng giống
Ruộng sản xuất giống vừng phải được kiểm định ít nhất 2 lần:
- Lần 1: Khi có khoảng 50% số cây ra hoa;
- Lần 2: Trước khi thu hoạch từ 5 đến 7 ngày.
4.1.3 Tiêu chuẩn ruộng giống
4.1.3.1 Cách ly
Ruộng sản xuất hạt giống vừng phải được cách ly tối thiểu với các ruộng trồng vừng khác theo quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu về cách ly
Chỉ tiêu |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 3026/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8547:2011 về giống cây trồng - phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 về hạt giống cây trồng - phương pháp kiểm nghiệm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8550:2011 về giống cây trồng - phương pháp kiểm định ruộng giống
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9962:2013 về Hạt giống rau họ cà – Yêu cầu kỹ thuật
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5378:1991 về Hạt giống lâm nghiệp - Phương pháp kiểm nghiệm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10848:2015 về Hạt giống thuốc lá - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10908:2016 về Hạt giống vừng - Yêu cầu kỹ thuật
- Số hiệu: TCVN10908:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết