Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHẤT BÔI TRƠN CÔNG NGHIỆP DẠNG LỎNG - PHÂN LOẠI ĐỘ NHỚT ISO
Industrial liquid lubricants - ISO viscosity classification
Lời nói đầu
TCVN 10507:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 3448:1992.
TCVN 10507:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28 Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
ISO 3448:1992 (đã được chấp nhận thành TCVN 10507:2014) đã được xây dựng để cung cấp sự phân loại chất bôi trơn theo các cấp độ nhớt đáp ứng yêu cầu của các Ban kỹ thuật ISO, trong đó có các ban kỹ thuật đã ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về thiết bị sau đây: TC 39 Dụng cụ cơ khí; TC 123 Ổ trượt và TC 131 Hệ thống thủy lực với yêu cầu chỉ rõ chất bôi trơn. Mục đích của hệ thống phân loại này là để thiết lập một dãy các mức độ nhớt động học xác định sao cho người cung cấp, người sử dụng chất bôi trơn và nhà thiết kế thiết bị có cơ sở chung và nhất quán để thiết kế hoặc lựa chọn chất bôi trơn công nghiệp phù hợp với độ nhớt động học được yêu cầu cho một ứng dụng cụ thể.
Khi phiên bản đầu tiên của ISO 3448 này đang được xây dựng, các hệ thống phân loại độ nhớt của chất bôi trơn công nghiệp dạng lỏng đã được đồng thời nghiên cứu bởi Hiệp hội thử nghiệm và vật liệu Mỹ (ASTM) kết hợp với Hiệp hội kỹ sư bôi trơn và tribiologist (STLE) (ASTM D 2422-68), Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) (BS 4231) và Viện Tiêu chuẩn Đức (DIN). Nỗ lực hợp tác đầu tiên này hình thành sự phân loại độ nhớt ISO vào năm 1975.
Một hệ thống phân loại bất kỳ nào cũng cần phải bao trùm toàn bộ dải của các độ nhớt động học của chất bôi trơn dạng lỏng được sử dụng thông thường; đồng thời nên hạn chế số lượng các cấp độ nhớt động học. Một hệ thống liên tục, trong đó chất bôi trơn bất kỳ trong dải độ nhớt có thể xem nó thuộc cấp độ nào, nhưng người ta nhận ra rằng điều này đòi hỏi phải có một lượng quá lớn các cấp độ hoặc một dải thật rộng của các độ nhớt động học đối với từng cấp độ.
Đối với sự phân loại là để sử dụng trực tiếp trong tính toán thiết kế cơ khí, trong đó độ nhớt động học của chất bôi trơn chỉ là một trong những thông số, người ta mong muốn rằng độ rộng cấp độ nhớt không vượt quá 10 % trên giá trị danh nghĩa. Điều này phản ánh một cấp độ không rõ ràng trong cách tính tương tự mà theo đó bị áp đặt bởi dung sai kích thước sản xuất. Hạn chế này cùng với yêu cầu về số lượng cấp độ nhớt không nên quá rộng, dẫn đến sự chấp nhận hệ thống không liên tục với những khoảng trống giữa các cấp độ nhớt.
Nhiệt độ chuẩn đối với sự phân loại nên được lựa chọn một cách hợp lý gần sát với giá trị sử dụng trung bình. Nó cũng gần với những nhiệt độ được lựa chọn khác để xác định các thuộc tính như chỉ số độ nhớt giúp định dạng chất bôi trơn. Một nghiên cứu về dãy các nhiệt độ khả thi chỉ ra rằng 40 °C là đặc biệt phù hợp cho mục đích phân loại chất bôi trơn công nghiệp cũng như các tính chất xác định chất bôi trơn được đề cập ở trên. Do vậy, sự phân loại độ nhớt này được dựa trên độ nhớt động học ở 40 °C.
Ký hiệu độ nhớt đồng nhất với các ký hiệu trong sự phân loại của ASTM và BSI đã được đề cập trước đây.
Mặc dù phân loại ISO này chắc chắn dẫn đến một số chất bôi trơn hiện có (có thể bao gồm một số hiện nay sử dụng rộng rãi) không được xem xét trong phạm vi phân loại, tuy nhiên không cản trở việc tiếp tục sử dụng các sản phẩm này theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng. Các độ nhớt động học như vậy nằm ngoài phân loại các loại dầu nhưng vẫn được xác định ở 40 °C. Điều này mong đợi là các nhà sản xuất chất bôi trơn sẽ hướng tới việc điều chỉnh sản phẩm của họ sao cho mỗi sản phẩm sẽ rơi vào một trong các cấp độ nhớt quy định; người sử dụng, do quan tâm đến tính hợp lý và muốn giảm số lượng dầu cần dùng, mong muốn việc phân loại chất bôi trơn phải nằm trong phân loại này; các nhà sản xuất máy móc thiết bị và nhà cung cấp phụ kiện sẽ lưu ý thích đáng đến sự phân loại trong các giai đoạn thiết kế và trong các khuyến nghị độ nhớt bôi trơn của họ.
Người ta cũng không kỳ vọng vào việc các chất bôi trơn dạng lỏng thuộc mọi cấp c
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8938:2011 (ISO 12924:2010) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) – Họ X (mỡ bôi trơn) – Yêu cầu kỹ thuật
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8939-9:2011 (ISO 6743-9:2003) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) – Phân loại – Phần 9: Họ X (mỡ bôi trơn)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8939-99:2011 (ISO 6743-99:2002) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) – Phân loại – Phần 99: Tổng quan
- 1Quyết định 3220/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3171:2011 (ASTM D 445 -11) về Chất lỏng dầu mỏ trong suốt và không trong suốt – Phương pháp xác định độ nhớt động học (và tính toán độ nhớt động lực)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8938:2011 (ISO 12924:2010) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) – Họ X (mỡ bôi trơn) – Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8939-9:2011 (ISO 6743-9:2003) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) – Phân loại – Phần 9: Họ X (mỡ bôi trơn)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8939-99:2011 (ISO 6743-99:2002) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) – Phân loại – Phần 99: Tổng quan
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10507:2014 (ISO 3448:1992) về Chất bôi trơn công nghiệp dạng lỏng - Phân loại độ nhớt ISO
- Số hiệu: TCVN10507:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra