Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TAO CÁP DỰ ỨNG LỰC - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TỰ CHÙNG ỨNG SUẤT KHI KÉO
Steel strand - Standard test method for stress relaxation tension
Lời nói đầu
TCVN 10270:2014 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TAO CÁP DỰ ỨNG LỰC - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TỰ CHÙNG ỨNG SUẤT KHI KÉO
Steel Strand - Standard Test Method for Stress Relaxation Tension
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm xác định độ tự chùng ứng suất của tao cáp dự ứng lực khi kéo sử dụng cho các kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực trong và dự ứng lực ngoài.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ASTM A416: 2010, Steel strand, Uncoated Seven-Wire for Prestressed Concrete (Tao thép, cáp thép 7 sợi dùng cho bê tông dự ứng lực).
ISO 7500-1: 2004, Metallic materials-Verification of static uniaxial testing machines-Part T. Tension/compression testing machines-Verification and calibration of the force measuring system (Vật liệu kim loại-Kiểm tra thiết bị thử nghiệm một trục tĩnh-Phần 1: Thiết bị thử nghiệm kéo/nén-Kiểm tra và hiệu chuẩn hệ thống đo lực).
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Kết cấu bê tông dự ứng lực ( Prestressed Concrete Structures)
Kết cấu bê tông cốt thép sử dụng sự kết hợp ứng lực căng rất cao của cốt thép ứng suất trước và sức chịu nén của bê tông.
3.2 Tự Chùng ứng suất (Stress Relaxation)
Hiện tượng suy giảm ứng suất theo thời gian của mẫu thử khi biến dạng của mẫu thử được giữ không đổi trong điều kiện cưỡng bức nhất định.
3.3 Tự Chùng ứng suất khi chịu kéo (Tension Stress Relaxation)
Hiện tượng chùng ứng suất của mẫu thử khi mẫu thử chịu tác dụng của lực kéo.
3.4 Lực ban đầu (Initial Load), F0
Lực kéo tác dụng lên mẫu thử tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm độ chùng ứng suất.
3.5 Thời điểm không (Zero Time), t0
Thời điểm lực tác dụng lên mẫu thử đạt giá trị F0, đây là thời điểm bắt đầu tính thời gian của thử nghiệm độ chùng ứng suất.
3.6 Ứng suất ban đầu (Initial Stress), σ0
Ứng suất được tạo ra trong mẫu thử tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm chùng ứng suất (thời điểm không (zero time), t0 ).
3.7 Ứng suất còn lại (Remaining Stress), σt
Ứng suất tại một thời điểm nhất định trong quá trình thử nghiệm chùng ứng suất.
3.8 Ứng suất bị chùng (Relaxed Stress), σΔ
Là hiệu số của ứng suất ban đầu (σ0) và ứng suất còn lại (σt)
3.9 Đường cong chùng ứng suất (Stress Relaxation Curve)
Biểu đồ quan hệ giữa ứng suất còn lại hoặc ứng suất bị chùng và thời gian thử nghiệm.
3.10 Độ tự chùng ứng suất (Relaxation Rate), SRt
Tỷ số giữa ứng suất bị chùng và ứng suất ban đầu, được tính bằng phần trăm ứng suất
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10270:2014 về Tao cáp dự ứng lực - Phương pháp xác định độ tự chùng ứng suất khi kéo
- Số hiệu: TCVN10270:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra