Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10048:2013
ISO 4684:2005
DA - PHÉP THỬ HÓA - XÁC ĐỊNH CHẤT BAY HƠI
Leather - Chemical tests - Determination of volatile matter
Lời nói đầu
TCVN 10048:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 4684:2005.
TCVN 10048:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA - PHÉP THỬ HÓA - XÁC ĐỊNH CHẤT BAY HƠI
Leather - Chemical tests - Determination of volatile matter
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chất bay hơi áp dụng được cho tất cả các loại da.
Phương pháp này không xác định được chính xác hàm lượng ẩm của da. Nguyên nhân là do ở nhiệt độ cao, các chất bay hơi khác thoát ra, tanin và chất béo có thể bị oxi hóa. Nước hấp thụ có thể còn lại trong da sau khi sấy khô.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7117 (ISO 2418), Da - Phép thử hóa học, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu.
TCVN 7126 (ISO 4044), Da - Phép thử hóa học - Chuẩn bị mẫu thử hóa.
3. Nguyên tắc
Mẫu da được nghiền mịn và sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 1020C ± 20C đến khối lượng không đổi. Hàm lượng chất bay hơi được biểu thị bằng tỉ lệ của sự thay đổi khối lượng của mẫu với khối lượng ban đầu trước khi sấy khô.
4. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
4.1. Chất bay hơi (volatile matter)
Khối lượng (da) mất mát sau khi được sấy khô đến khối lượng không đổi ở 1020C ± 20C theo mô tả trong phương pháp này.
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ sau đây:
5.1. Bình cân đáy phẳng, nông lòng, có nút đậy bằng thủy tinh mài nhám hoặc đĩa hở đáy phẳng.
CHÚ THÍCH: Sử dụng bình cân nhỏ có nút đậy bằng thủy tinh mài nhám chính xác hơn so với đĩa hở.
5.2. Tủ sấy, có khả năng duy trì nhiệt độ ở 1020C ± 20C.
5.3. Cân phân tích, cân được chính xác đến 0,001 g.
5.4. Bình hút ẩm, phù hợp để làm nguội bình cân.
6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Nếu có thể, lấy mẫu theo TCVN 7117 (ISO 2418) và nghiền da theo TCVN 7126 (ISO 4044). Nếu không thể lấy mẫu theo quy định của TCVN 7117 (ISO 2418) (ví dụ trong trường hợp da được lấy từ các sản phẩm đã hoàn thiện như giầy, trang phục), thì chi tiết về việc lấy mẫu phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.
7. Cách tiến hành
Cân chính xác đến 0,001g, một bình cân rỗng đã được sấy khô ở 1020C trước khi đem cân và sử dụng.
Cân 3 g mẫu thử, chính xác đến 0,001 g, trong bình cân đã được trừ bì và sấy khô ở 1020C ± 20C trong 5 h.
Để nguội bình và mẫu 30 min trong bình hút ẩm và cân. Khi thực hiện với đĩa hở, không để nhiều hơn một đĩa trong bình hút ẩm nhỏ và không để nhiều hơn hai đĩa trong bình hút ẩm lớn cho một lần làm nguội.
Lặp lại quá trình sấy khô, để nguội và cân, nhưng với thời gian sấy khô 1 h cho đến khi khối lượng giảm thêm không quá 3 mg (nghĩa là 0,1 % khối lượng mẫu), hoặc tổng thời gian sấy khô là 8 h.
Ghi lại khối lượng cuối cùng của mẫu và bình cân, và tính toán khối lượng mẫu đã sấy khô
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10063:2013 (ISO 20433:2012) về Da - Phép thử độ bền màu - Độ bền màu với mài mòn
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10064:2013 (ISO 27587:2009) về Da - Phép thử hóa - Xác định Formalđehyt tự do trong chất trợ gia công
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10054:2013 (ISO 11643:2009) về Da - Phép thử độ bền màu - Độ bền màu của mẫu nhỏ đối với dung môi
- 1Quyết định 4267/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7117:2007 (ISO 2418: 2002) về Da - Phép thử hoá, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7126:2010 (ISO 4044 : 2008) về Da - Phép thử hóa học - Chuẩn bị mẫu thử hoá
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7129:2010 (ISO 4048: 2008) về Da - Phép thử hóa học - Xác định chất hòa tan trong Diclometan và hàm lượng axit béo tự do
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10063:2013 (ISO 20433:2012) về Da - Phép thử độ bền màu - Độ bền màu với mài mòn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10064:2013 (ISO 27587:2009) về Da - Phép thử hóa - Xác định Formalđehyt tự do trong chất trợ gia công
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10054:2013 (ISO 11643:2009) về Da - Phép thử độ bền màu - Độ bền màu của mẫu nhỏ đối với dung môi
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10048:2013 (ISO 4684:2005) về Da - Phép thử hóa - Xác định chất bay hơi
- Số hiệu: TCVN10048:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra