Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 67:1984

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH NHANH ĐỘ ẨM CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH

(Ban hành theo quyết định số 2916/QĐ ngày 21-12-1984)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Nội dung phương pháp thí nghiệm

Độ ẩm của đất là hàm lượng nước chứa trong đất. Độ ẩm thường được biểu thị bằng phần trăm tỷ số giữa khối lượng nước chứa trong đất và khối lượng đất cát khô.

Căn cứ vào định nghĩa, bằng suy diễn vật lý và toán học, có thể biểu thị mối liên quan giữa độ ẩm của đất (W) với khối lượng đất ẩm (PW), thể tích mẫu đất (V) (chỉ kể thể tích phần hạt đất và nước trong đất) và khối lượng riêng (D) theo công thức sau đây:

(Cách diễn giải công thức này xem phụ lục 1).

Từ công thức trên cho thấy để xác định được độ ẩm của đất thì nội dung chủ yếu của công việc thí nghiệm là phải biết được khối lượng mẫu đất ẩm, thể tích phần hạt đất và nước của mẫu đất đó và khối lượng riêng của đất (khối lượng riêng của đất D có thể lấy theo kinh nghiệm bằng 2,65g/cm3).

1.2. Phạm vi ứng dụng

Từ công thức tính ở trên cho thấy mức độ chính xác của thí nghiệm phụ thuộc vào việc xác định các chỉ tiêu thể tích V, khối lượng PW và khối lượng riêng. D Thể tích V ở công thức trên chỉ gồm phần hạt đất và nước trong đất không kể đến phần khí. Vì thế trong việc thí nghiệm phải tách được phần khí ra khỏi mẫu đất. Phương pháp này thích hợp với các loại đất rời ít dính (đất á cát, á sét, pha cát, cát, đất bụi) dễ phân tán trong nước. Đối với các loại đất có tính dính dẻo cao, khó phân tán trong nước, thí nghiệm phải cẩn thận mới đạt mức độ chính xác mong muốn. Với mức độ chính xác vừa đủ, phương pháp này thích hợp với điều kiện hiện trường để kiểm tra độ ẩm của đất đắp. Phương pháp này cũng có thể áp dụng ở phòng thí nghiệm khi cần xác định nhanh độ ẩm và khi yêu cầu nghiên cứu không đòi hỏi chính xác cao.

1.3. Các dụng cụ cần thiết

- Ống đo có thể tích khoảng 500 cm3 bằng thủy tinh hoặc bằng chất dẻo có nút đậy, đường kính trong của ống không lớn quá 40 mm.

Cân kỹ thuật cân được 800 - 1000g với mức độ chính xác 0,5g.

1.4. Các dụng cụ thông thường khác

- Bát sứ hoặc cốc thủy tinh đựng đất.

- Phễu thủy tinh để cho đất vào ống đo.

- Đồng hồ bấm giây.

II. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

2.1. Xác định thể tích của ống đo

Đem cân ống đo và nút ta có khối lượng P1

Đổ nước cất vào ống đo đến vạch chuẩn. Đậy nút đem cân ta có khối lượng P2

Với quy ước khối lượng riêng của nước là 1g/cm3 thì chênh lệch khối lượng P2 và P1 sẽ là thể tích của ống đo.

Công việc này đối với từng ống đo chỉ làm 2 lần để lấy trị số bình quân trước lúc tiến hành thí nghiệm.

2.2. Xác định khối lượng của mẫu đất

Cho khoảng 100 cm3 hoặc khoảng 150g đất ẩm vào trong ống đo (mẫu đất cần phải xác định độ ẩm). Đậy nút và đem cân ta có khối lượng ống đo và đất ẩm P3 (hiệu số giữa P3 và P1 là khối lượng của mẫu đất ẩm.

2.3. Xác định khối lượng của ống đo, mẫu đất và nước

Cho nước vào ống đo (khoảng 1/2 - 2/3 ống đo). Dùng que khuấy hoặc lắc trong 1-2 phút làm cho các hạt đất thực sự rời nhau ra, để đuổi hết bọt khí ra ngoài. Để yên trong khoảng vài phút cho tan hết các bọt khí. Sau đó đổ thêm nước ngang đến vạch chuẩn. Đậy nút, đem cân, ta có P4 là khối lượng ống đo, đất ẩm và nước đổ vào.

Để thuận tiện cho việc tính toán cần ghi chép các kết quả thí nghiệm vào bảng (phụ lục 2).

Ghi chú: Các phép cân đều phải thực hiện với độ chính xác của câu (tức là bằng 0,5g).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 67:1984 về quy trình thí nghiệm xác định nhanh độ ẩm của đất bằng phương pháp thể tích

  • Số hiệu: 22TCN67:1984
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 21/12/1984
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản