Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 92:1988

QUY PHẠM AN TOÀN LAO ĐỘNG

TRONG VIỆC SỬ DỤNG MÁY TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Quy định chung

1.1. Quy phạm này quy định những biện pháp an toàn cho người và máy nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng máy, chủ yếu đối với các máy hiện nay được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp.

1.2. Những người sử dụng máy phải được huấn luyện về kỹ thuật sử dụng và an toàn trong sản xuất. Chỉ cho phép những người có bằng sử dụng máy chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp (ô tô, máy kéo, máy liên hợp, máy chuyên dùng đặc biệt khác…) mới được điều khiển máy.

1.3. Trong khi làm việc, phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động (quần áo lao động, găng tay, giầy mũ, mặt nạ…) quy định cho từng loại công việc đặc biệt khi làm việc có tiếp xúc với hoá chất độc; phải ăn mặc gọn gàng, phụ nữ phải vấn tóc gọn gẽ. Khi liên hợp máy làm việc ở ngoài đồng phải có túi thuốc cấp cứu mang theo.

1.4. Thủ trưởng các đơn vị quốc doanh, tập thể và chủ máy chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề bảo hộ lao động trong đơn vị và gia đình mình; cung cấp đủ trang bị bảo hộ lao động, tổ chức thực hiện và kiểm tra về an toàn lao động.

1.5. Máy khi sử dụng phải có tình trạng kỹ thuật bình thường, các thiết bị an toàn trên máy (ly hợp, tay lái, bánh, còi, đèn, hệ di động, các đồng hồ báo hiệu, các van an toàn…) phải làm việc tốt và các trang bị bảo hộ lao động đi theo (cơ cấu chống lật, xích chằng, trọng vật cân bằng, các tấm che chắn bộ phận truyền động…) phải đầy đủ. Cần làm việc với những máy có tình trạng kỹ thuật và thiết bị an toàn không bình thường. Mỗi loại máy phải có nội quy sử dụng.

1.6. Địa điểm đặt máy để sử dụng, sửa chữa bảo quản… phải đúng quy cách an toàn, bảo đảm cho công nhân đi lại thao tác dễ dàng.

Khi liên hợp máy động lực với máy công tác phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Đối với liên hợp máy tĩnh tại phải được lắp đặt chắc chắn trên mặt phẳng, đối với liên hợp máy di động phải có xích chằng, chốt hoặc khoá hãm.

1.7. Chỉ được tiến hành việc chăm sóc kỹ thuật, sửa chữa khi máy đã tắt hẳn.

1.8. Đối với các loại máy chuyên dùng (có sử dụng các chất nổ, chất dễ cháy, hoá chất độc, áp suất cao…) hoặc trong các tình hình đặc biệt (có chiến tranh, bão lụt…) ngoài quy phạm chung người sử dụng máy phải nắm vững và triệt để tuân theo các quy phạm an toàn lao động riêng cho từng loại máy hoặc trong tình hình đặc biệt.

2. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy

2.1. Khi chuẩn bị máy để làm việc phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật và an toàn của máy động lực và máy canh tác.

Khi đổ nhiên liệu vào máy cấm không được dùng các vật cứng bằng kim loại, dao… để đập tháo nắp thùng xăng, không đổ nhiên liệu vào máy đang làm việc ở ngoài đồng khi có giông bão, sấm chớp.

Không hút thuốc, soi đèn dầu hay để các vật gây cháy gần nhiên liệu, dầu mỡ.

2.2. Khi phát động máy phải thực hiện:

* Nếu phát động bằng dây không được quấn dây vào tay.

* Nếu phát động bằng tay quay không đứng trước tầm bánh đà của máy đề phòng tay quay đánh trả lại.

2.3. Khi máy đang làm việc, người điều khiển phải có mặt tại vị trí làm việc, không được rời khỏi máy. Khi máy đang di chuyển (đối với máy di động) cấm không được nhảy lên nhảy xuống hoặc đứng, ngồi ở chỗ không quy định.

Không để người không có phận sự đến gần hoặc điều khiển máy.

2.4. Khi di chuyển người lái máy phải quan sát chướng ngại trên đường, phải báo hiệu mới cho máy di chuyển. Trường hợp trên liên hợp máy còn có công nhân khác làm việc, người lái máy cần kiểm tra xem họ đã sẵn sàng chưa và khi báo hiệu phải nhận được tín hiệu trả lời mới cho liên hợp máy di chu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 92:1988 về quy phạm an toàn lao động trong việc sử dụng máy trong nông nghiệp

  • Số hiệu: 10TCN92:1988
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1988
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản