Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH KỸ THUẬT
Tractors and Agricultural machines
Methods of technical expertise
Tiêu chuẩn này được áp dụng để giám định kỹ thuật khi thử công nhận, thử kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm những mẫu máy kéo nông nghiệp mới được thiết kế hoặc cải tiến, mới nhập trước khi đưa vào chế tạo hoặc nhập hàng loạt và những mẫu máy đang được chế tạo hoặc nhập sử dụng hàng loạt.
Tiêu chuẩn này chỉ quy định trình tự và phương pháp xác định những chỉ tiêu chung nhất khi giám định kỹ thuật máy kéo và máy nông nghiệp, còn các chỉ tiêu mang tính chất đặc trưng riêng cho từng máy cụ thể thì sẽ tiến hành xác định theo những tiêu chuẩn về phương pháp thử các máy đó. Tuỳ theo mục đích thử mà quy định chương trình thử từng phần hay toàn bộ.
1.1. Giám định kỹ thuật bao gồm:
* Giám định kỹ thuật ban đầu.
* Giám định kỹ thuật trong quá trình thử.
* Giám định kỹ thuật sau khi kết thúc thử.
1.2. Những máy được đưa đi thử phải kèm theo đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật sau:
a) Đặc tính kỹ thuật của máy.
b) Bản thuyết minh về cấu tạo của máy, phạm vi ứng dụng, hướng dẫn tháo lắp, sử dụng và chăm sóc kỹ thuật cho máy.
c) Yêu cầu kỹ thuật nông học và nhiệm vụ kỹ thuật khi thiết kế máy (yêu cầu bảo đảm chất lượng làm việc của máy).
d) Các bản vẽ kỹ thuật của máy: dạng tổng quát, các cụm máy, các chi tiết chính, bản vẽ lắp ghép, sơ đồ công nghệ và động học, sơ đồ điện.
e) Bản kê các dụng cụ và phụ tùng dự trữ kèm theo.
g) Các tài liệu và kết quả đo kích thước ban đầu của các chi tiết làm việc chịu mài mòn nhiều.
h) Báo cáo và biên bản kết quả thử của các nhà máy (của đơn vị thiết kế, chế tạo).
1.3. Nếu là mẫu máy cải tiến hoặc là mẫu máy đưa đi thử lặp lại thì phải có bản thống kê những sửa đổi, cải tiến, thiết kế, quy trình công nghệ… so với máy cũ, so với lần thử thứ nhất.
1.4. Đối với mẫu máy đang sản xuất hàng loạt thì chủ yếu cần đảm bảo đủ hồ sơ kỹ thuật kèm theo máy cho người sử dụng (các điểm a, b, e ở mục 1.2).
1.5. Khi giám định kỹ thuật, sử dụng các dụng cụ và thiết bị ghi ở phụ lục 1 của TCN.
1.6. Độ chính xác của các thiết bị và dụng cụ đo lường không được thấp hơn độ chính xác chế tạo các chi tiết. Sai số đo tương đối của các đơn vị đo kích thước dài và khối lượng thì không được vượt quá 1%.
Trước và sau khi giám định kỹ thuật phải kiểm tra và hiệu chỉnh các thiết bị và dụng cụ đo theo đúng những quy tắc kiểm tra đã quy định với từng dụng cụ.
2.1. Giám định kỹ thuật ban đầu được tiến hành vào lúc nhận máy để thử lắp ráp và rà trơn. Nội dung bao gồm:
a) Đánh giá bao gói (chỉ xác định đối với những sản phẩm đang được sản xuất hàng loạt).
b) Cân, đo kích thước và xác định vị trí ban đầu của những chi tiết chịu mài mòn nhiều và dễ biến dạng.
c) Đánh giá chất lượng chế tạo (sơ bộ).
d) Rà trơn máy và theo dõi kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy.
e) Đánh giá các tài liệu kỹ th
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 169:1992 về máy kéo - Máy nông nghiệp - Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá chi phí năng lượng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1797:1976 về Động cơ máy kéo - Bánh đà - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9192-1:2012 (ISO 12003-1 : 2008) về Máy kéo nông lâm nghiệp - Kết cấu bảo vệ phòng lật trên máy kéo vết bánh hẹp - Phần 1: Kết cấu bảo vệ gắn phía trước
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9199:2012 (ISO 17103 : 2009) về Máy nông nghiệp - Máy cắt đĩa quay, máy cắt trống quay và máy cắt dao xoay - Phương pháp thử và điều kiện chấp nhận cho bộ phận bảo vệ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9192-2:2012 (ISO 12003-2 : 2008) về Máy kéo nông lâm nghiệp - Kết cấu bảo vệ phòng lật trên máy kéo vết bánh hẹp - Phần 2: Kết cấu bảo vệ phòng lật gắn phía sau
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1779:2009 về Ô tô, máy kéo - Thuật ngữ
- 1Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 169:1992 về máy kéo - Máy nông nghiệp - Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá chi phí năng lượng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1797:1976 về Động cơ máy kéo - Bánh đà - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9192-1:2012 (ISO 12003-1 : 2008) về Máy kéo nông lâm nghiệp - Kết cấu bảo vệ phòng lật trên máy kéo vết bánh hẹp - Phần 1: Kết cấu bảo vệ gắn phía trước
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9199:2012 (ISO 17103 : 2009) về Máy nông nghiệp - Máy cắt đĩa quay, máy cắt trống quay và máy cắt dao xoay - Phương pháp thử và điều kiện chấp nhận cho bộ phận bảo vệ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9192-2:2012 (ISO 12003-2 : 2008) về Máy kéo nông lâm nghiệp - Kết cấu bảo vệ phòng lật trên máy kéo vết bánh hẹp - Phần 2: Kết cấu bảo vệ phòng lật gắn phía sau
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1779:2009 về Ô tô, máy kéo - Thuật ngữ
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 170:1992 về máy kéo - Máy nông nghiệp - Phương pháp giám định kỹ thuật
- Số hiệu: 10TCN170:1992
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1992
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra