Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/2005/TTLT-BTC-BYT | Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2005 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ GIẢI NGÂN DỰ ÁN “CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN” SỬ DỤNG VỐN VAY NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VÀ NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ THỤY ĐIỂN
Căn cứ Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Thực hiện Hiệp định vay số VIE-2076 (SF) dự án Chăm sóc sức khoẻ nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á ngày 08/4/2004, Hiệp định Tài chính dự án Chăm sóc sức khoẻ nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á ngày 08/4/2004, Hiệp định riêng giữa Chính phủ Thụy Điển và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thụy Điển thông qua Ngân hàng Phát triển Châu Á đồng tài trợ cho dự án Chăm sóc sức khoẻ nhân dân các tỉnh Tây Nguyên (2004-2009), ngày 02/7/2004;
Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và giải ngân Dự án Chăm sóc sức khoẻ nhân dân các tỉnh Tây Nguyên (gọi tắt là Dự án Y tế Tây Nguyên) như sau:
1. Những cụm từ viết tắt và giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
a. ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
b. BHYT: Bảo hiểm Y tế
c. Ban QLDA: Ban Quản lý dự án
d. Cơ quan chủ quản dự án Y tế Tây Nguyên: Bộ Y tế
e. HCSN: Hành chính sự nghiệp
f. KHTC: Kế hoạch Tài chính
g. L/C: Thư tín dụng (Letter of Credit)
h. Ngân hàng phục vụ dự án: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là Ngân hàng được lựa chọn để phục vụ dự án
i. NSNN: Ngân sách Nhà nước
j. NSĐP: Ngân sách địa phương thuộc các tỉnh dự án.
k. NSTW: Ngân sách Trung ương
l. ODA: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
m. PMU Trung ương: Ban quản lý dự án Chăm sóc sức khoẻ nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và Hỗ trợ phát triển hệ thống Y tế dự phòng
n. PPMU: Ban quản lý Dự án Y tế Tây Nguyên tuyến tỉnh
o. SIDA: Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển (Sweden International Development Agency)
p. TW: Trung ương
q. TSCĐ: Tài sản cố định
r. TCĐN: Tài chính đối ngoại
s. UBND: Uỷ ban nhân dân
t. USD: Đô la Mỹ (United State Dollars)
u. VND: Đồng Việt Nam
v. XDCB: Xây dựng cơ bản
2.1. Tổng kinh phí và cơ cấu nguồn kinh phí của Dự án Y tế Tây Nguyên được quy định tại Quyết định số 984/QĐ-BYT ngày 18/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt dự án Y tế Tây Nguyên, Hiệp định vay số VIE-2076 (SF) ngày 08/4/2004 và các văn bản cam kết viện trợ không hoàn lại, cụ thể:
- NSNN đầu tư từ nguồn vốn vay ADB: 20 triệu USD, tương đương 312,00 tỷ VND;
- Vốn viện trợ không hoàn lại của SIDA: 5,579 triệu USD tương đương 87,032 tỷ VND;
- Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 78 tỷ VND, tương đương 5 triệu USD (bao gồm vốn NSTW, NSĐP tham gia dự án).
2.2. Nguồn vốn vay của ADB và nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thụy Điển là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Nhà nước cấp phát cho Bộ Y tế và các tỉnh dự án để thực hiện dự án Y tế Tây Nguyên. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo Dự án quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích và nội dung dự án được duyệt phù hợp với các điều khoản đã cam kết trong Hiệp định vay, Hiệp định tài chính ký với ADB, văn bản cam kết viện trợ ký với Chính phủ Thụy Điển và các văn bản liên quan kèm theo các Hiệp định này, đồng thời phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý tài chính và quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam.
2.3. Việc phân chia các nội dung chi của dự án bao gồm chi đầu tư XDCB, chi HCSN được quy định tại Quyết định số 984/QĐ-BYT ngày 18/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt dự án Y tế Tây Nguyên như sau:
a. Chi đầu tư XDCB:
- Đầu tư XDCB cho 24 cơ sở y tế (trong đó: 1 Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, 3 Trung tâm giáo dục truyền thông sức khoẻ tuyến tỉnh, 3 Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội tuyến tỉnh, 14 Trung tâm y tế huyện, 1 Bệnh viện Đa Khoa Ngọc Hồi, 2 Trường Trung học y tế tỉnh);
- Trang thiết bị đi kèm công trình XDCB;
- Chi cho công tác thu hồi đất và tái định cư;
- Vốn dự phòng;
- Các loại thuế, phí.
b. Chi hành chính sự nghiệp:
- Mua sắm trang thiết bị và phương tiện vận chuyển (trừ các trang thiết bị được ghi tại điểm 3.1 nêu trên);
- Khám chữa bệnh cho người nghèo;
- Các dịch vụ tư vấn;
- Đào tạo, xây dựng khung chương trình và tài liệu giảng dạy;
- Các hoạt động truyền thông;
- Nghiên cứu, theo dõi và giám sát, đánh giá;
- Vận hành, duy tu và bảo dưỡng;
- Lương cán bộ dự án;
- Chi phí quản lý dự án;
- Vốn dự phòng;
- Các loại thuế, phí.
2.4. Phân cấp quản lý:
Căn cứ Quyết định số 984/QĐ-BYT ngày 18/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế, PMU Trung ương và các PPMU chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung dưới đây:
a. PMU Trung ương:
- Triển khai công tác đấu thầu các gói thầu quốc tế mua sắm ô tô, trang thiết bị y tế và các trang thiết bị chuyên môn khác để cung cấp cho các tỉnh của Dự án;
- Triển khai đấu thầu mua sắm về hàng hóa và dịch vụ tư vấn thuộc đầu tư của Dự án tại PMU Trung ương (trang thiết bị văn phòng, chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước...);
- Triển khai đào tạo cán bộ y tế thuộc mô đun đào tạo sau đại học và mô đun đào tạo bồi dưỡng đại học (phần tuyến tỉnh chưa thực hiện được);
- Quản lý, điều phối việc triển khai các hoạt động thuộc phần kinh phí viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thụy điển cho Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo các tỉnh thụ hưởng Dự án;
- Điều hành, quản lý, giám sát toàn bộ các nội dung đầu tư của Dự án.
b. Các PPMU:
- Triển khai công tác đấu thầu toàn bộ các gói thầu xây dựng cơ bản của Dự án tại tỉnh;
- Triển khai đấu thầu mua sắm về hàng hoá và dịch vụ tư vấn thuộc đầu tư của Dự án tại tỉnh (trang thiết bị văn phòng, chuyên gia tư vấn ...);
- Triển khai đào tạo cán bộ y tế các mô đun đào tạo: Bồi dưỡng kỹ thuật viên và y tá trung học; Bồi dưỡng chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Tập huấn truyền thông giáo dục sức khoẻ;
- Thực hiện các công việc quản lý, giám sát và tư vấn tại địa phương thụ hưởng dự án;
- Triển khai thực hiện các hoạt động thuộc phần kinh phí viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thuỵ Điển cho Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo;
- Thu hồi đất và tổ chức tái định cư;
- Bảo dưỡng trang thiết bị.
2.5. UBND các tỉnh tham gia dự án chịu trách nhiệm phân bổ đủ vốn đối ứng cho dự án từ Ngân sách địa phương cho những hoạt động nằm trong các thành phần vốn (HCSN, XDCB) đã được phân cấp để thực hiện các nội dung của dự án theo Quyết định số 984/QĐ-BYT nêu trên.
2.6. Hệ thống Ngân hàng phục vụ Dự án thực hiện các thủ tục rút vốn từ ADB (bao gồm cả nguồn vốn vay ADB và vốn viện trợ không hoàn lại của SIDA) theo quy định tại Thông tư số 78/2004/TT-BTC ngày 10/8/2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý việc rút vốn đối với nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
2.7. PMU Trung ương và các PPMU được sử dụng số lãi phát sinh trên Tài khoản tạm ứng thuộc cấp mình để thanh toán các khoản dịch vụ ngân hàng, phần lãi còn lại phải định kỳ nộp NSNN. Trường hợp số lãi không đủ chi phí dịch vụ ngân hàng, PMU Trung ương và các PPMU tổng hợp phần thiếu hụt vào kế hoạch vốn đối ứng và sử dụng vốn đối ứng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng.
Ngay khi Hiệp định vay và Hiệp định Tài chính được ký, PMU Trung ương và các PPMU phải xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính cho năm thứ nhất của dự án. Các năm tiếp theo, kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính được lập và xét duyệt cùng thời gian xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật hiện hành.
a. Đối với PPMU:
- Hàng năm căn cứ vào tiến độ thực hiện Dự án, PPMU lập kế hoạch vốn của dự án thực hiện ở địa phương mình theo các nội dung chi tại điểm 4.2, mục I, khoản II và kết cấu các nguồn vốn của dự án gồm vốn vay ADB, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thụy Điển, vốn đối ứng từ nguồn NSĐP theo Quyết định số 984/QĐ-BYT nêu trên, trong đó chi tiết theo hạng mục công việc, theo tính chất nguồn vốn sử dụng (vốn đầu tư XDCB, vốn HCSN) cụ thể theo mẫu biểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và Bản thuyết minh chi tiết nhu cầu vốn cho từng hạng mục công việc.
- PPMU gửi Bản kế hoạch vốn cho Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vốn đối ứng cho dự án trong ngân sách địa phương, đồng thời gửi PMU Trung ương (trước ngày 30/7) để tổng hợp kế hoạch vốn chung của toàn dự án.
b. Đối với PMU Trung ương:
- Tháng 7 hàng năm PMU Trung ương có công văn hướng dẫn các tỉnh tham gia dự án lập kế hoạch vốn cho năm tới.
- Tổng hợp kế hoạch vốn chung cho toàn dự án bao gồm: Kế hoạch vốn ADB, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thụy Điển, vốn đối ứng thuộc Ngân sách Trung ương giao và các nguồn vốn khác (nếu có), trong đó chi tiết theo hạng mục công việc, theo tính chất nguồn vốn sử dụng (vốn HCSN,vốn đầu tư XDCB) cụ thể theo mẫu biểu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và Bản thuyết minh chi tiết nhu cầu vốn cho các hạng mục công việc. Kế hoạch vốn này được tổng hợp chung vào kế hoạch vốn của Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính), trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.
a. Đối với vốn đầu tư XDCB: Căn cứ kế hoạch vốn đầu tư được duyệt, Bộ Y tế quyết định phân bổ dự toán vốn đầu tư tập trung bằng nguồn vốn vay cho các tỉnh dự án, thông báo cho Bộ Tài chính (Vụ Đầu tư) để kiểm tra. Bộ Tài chính thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư nguồn vốn vay cho hệ thống Kho bạc làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn, đồng thời gửi Bộ Y tế, PMU Trung ương để theo dõi, phối hợp quản lý.
b. Đối với vốn sự nghiệp: Căn cứ vào kế hoạch ngân sách được duyệt, Bộ Y tế phân bổ vốn vay, dự toán vốn đối ứng thuộc Ngân sách Trung ương, vốn viện trợ theo các hạng mục chi tiêu và theo tính chất nguồn vốn cho dự án Y tế Tây nguyên gửi Bộ Tài chính kiểm tra. Căn cứ vào kết quả kiểm tra Bộ Y tế có quyết định phê duyệt tổng dự toán chi HCSN toàn dự án. Bản phê duyệt được gửi cho Kho bạc làm căn cứ để kiểm soát chi.
c. Căn cứ vào quyết định phê duyệt dự toán năm do Bộ Y tế phê duyệt (vốn đầu tư XDCB tập trung và vốn HCSN), UBND các tỉnh tham gia dự án giao kế hoạch vốn phần vốn đối ứng (đầu tư XDCB và HCSN) cho PPMU. Quyết định phân bổ kế hoạch vốn đối ứng của tỉnh được gửi Sở Tài chính, Sở Y tế, Kho bạc Nhà nước tỉnh để kiểm soát chi và thanh toán theo tỷ lệ cho các hoạt động được quy định trong Hiệp định đồng gửi PMU Trung ương để có cơ sở cấp phát và cấp bổ sung vốn vay, vốn viện trợ vào tài khoản tạm ứng của PPMU.
d. Căn cứ dự toán chi HCSN được duyệt, Bộ Y tế giao vốn đối ứng chi HCSN cho Ban quản lý dự án TW. Quyết định phân bổ kế hoạch vốn đối ứng của PMU được gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước nơi PMU mở tài khoản để kiểm soát chi và thanh toán theo tỷ lệ cho các hoạt động được quy định trong Hiệp định.
e. Căn cứ dự toán vốn đối ứng được giao, các đơn vị thực hiện rút dự toán tại KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn luật hiện hành.
3.1. PMU Trung ương được mở các tài khoản sau:
a. Tài khoản tạm ứng: PMU được mở 02 tài khoản tạm ứng ngoại tệ (USD) mang tên Dự án tại Ngân hàng phục vụ, trong đó:
- Một tài khoản tạm ứng để tiếp nhận nguồn vốn vay ADB.
- Một tài khoản tạm ứng để tiếp nhận nguồn viện trợ không hoàn lại của SIDA.
b. Tài khoản tiền gửi: PMU được mở 02 tài khoản tiền gửi Ngân hàng Thương mại, trong đó:
- Một tài khoản tiền gửi USD và một tài khoản tiền gửi VND để gửi vào những khoản thu tại dự án như tiền bán hồ sơ thầu, tiền bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các khoản thu vãng lai khác.
c. Tài khoản dự toán:
Một tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận vốn đối ứng do NSTW cấp cho các hoạt động của dự án.
3.2. PPMU các tỉnh tham gia dự án được mở các tài khoản sau:
a. Tại chi nhánh Ngân hàng phục vụ dự án PPMU được mở 02 tài khoản: Một tài khoản tạm ứng (VND) để tiếp nhận nguồn vốn ADB và một tài khoản tạm ứng (VND) để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của SIDA được PMU Trung ương chuyển đến theo kế hoạch tài chính được duyệt.
b. Tại Ngân hàng Thương mại, PPMU được mở một tài khoản tiền gửi (VND) để gửi vào những khoản thu tại dự án như: Tiền bán hồ sơ thầu, tiền bảo lãnh thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tiền đóng góp của người được hưởng lợi (nếu có)...
c. Tại kho bạc Nhà nước tỉnh, PPMU được mở 02 tài khoản:
- Một tài khoản dự toán vốn ngân sách để thực hiện việc thanh toán vốn đối ứng HCSN.
- Một tài khoản cấp phát vốn đầu tư để thực hiện việc thanh toán vốn đối ứng đầu tư XDCB của dự án.
Việc thanh toán vốn đối ứng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư này.
5. Quản lý rút vốn, cấp phát thanh toán vốn vay của ADB và vốn viện trợ không hoàn lại của SIDA
Mọi thủ tục, hình thức rút vốn thanh toán từ nước ngoài và từ tài khoản tạm ứng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 78/2004/TT-BTC ngày 10/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn quản lý việc rút vốn đối với nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các văn bản hướng dẫn Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức và tuân thủ các nguyên tắc giải ngân của ADB.
Thanh toán từ nguồn vốn vay của ADB và SIDA phải theo đúng tỷ lệ tài trợ cho từng hạng mục của dự án đã quy định trong Hiệp định vay và các tài liệu pháp lý của dự án.
Tuỳ theo yêu cầu và tính chất của các lần thanh toán có thể áp dụng các hình thức rút vốn sau: Rút vốn thanh toán qua tài khoản tạm ứng, thanh toán trực tiếp, thủ tục hoàn vốn, thư cam kết.
Riêng hình thức Thanh toán qua tài khoản tạm ứng, Liên Bộ hướng dẫn cụ thể như sau:
5.1. Thanh toán từ tài khoản tạm ứng tỉnh
Khi có yêu cầu thanh toán từ tài khoản tạm ứng tỉnh để chi các hoạt động của dự án do tỉnh thực hiện, PPMU gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh hồ sơ chứng từ để thực hiện việc kiểm soát chi gồm:
- Công văn đề nghị thanh toán
- Các văn bản chứng từ theo quy định hiện hành về thanh toán vốn đầu tư XDCB hoặc thanh toán vốn HCSN.
Khi nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, căn cứ kết quả kiểm soát hồ sơ chứng từ, Kho bạc Nhà nước tỉnh xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện đủ điều kiện thanh toán trên Phiếu giá thanh toán hoặc trên Bảng kê thanh toán hoặc đề nghị thanh toán tạm ứng (theo mẫu của Kho bạc Nhà nước), đồng thời thanh toán phần vốn đối ứng (nếu có).
PPMU gửi Chi nhánh Ngân hàng phục vụ yêu cầu thanh toán kèm Phiếu giá thanh toán hoặc Bảng kê thanh toán hoặc đề nghị thanh toán tạm ứng có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh trích tiền từ tài khoản tạm ứng của PPMU thanh toán cho người thụ hưởng.
Phiếu giá thanh toán, Bảng kê thanh toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh (bản chính) là một trong các căn cứ để PPMU làm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng của PPMU và đồng thời là căn cứ để PMU Trung ương làm thủ tục thanh toán rút vốn bổ sung từ nhà tài trợ.
5.2. Bổ sung tài khoản tạm ứng PPMU
Hàng tháng hoặc khi tài khoản tạm ứng tỉnh đã chi 50% mức trần quy định, PPMU phải làm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng tỉnh gửi PMU Trung ương gồm:
- Công văn gửi PMU Trung ương đề nghị bổ sung tài khoản tạm ứng;
- Sao kê các khoản chi từ tài khoản tạm ứng tỉnh và bản sao các Phiếu giá thanh toán hoặc, Bảng kê thanh toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Sao kê tài khoản tạm ứng tại Chi nhánh Ngân hàng phục vụ PPMU.
Trong thời gian 5 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ), PMU Trung ương chuyển tiền bổ sung tài khoản tạm ứng cho PPMU tỉnh.
Các hồ sơ chứng từ do PPMU nộp để bổ sung tài khoản tạm ứng của PPMU cũng đồng thời là hồ sơ chứng từ để PMU Trung ương lập hồ sơ rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng của PMU.
6. Một số định mức chi tiêu áp dụng cho Dự án
6.1. Chi tiêu sử dụng vốn vay ADB và vốn đối ứng trong nước: Dự án áp dụng theo các định mức chi được quy định tại Quyết định số 112/2001/QĐ-BTC ngày 09/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc: Ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vay nợ.
Riêng nội dung chi cho đào tạo, Liên Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể như sau:
a. Mức chi đào tạo, đào tạo lại
Thực hiện theo mức thu thực tế theo quy định hiện hành của các Trường theo Thông tư liên tịch số 44/2002/TTLT-BTC-BYT ngày 08/5/2002 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Dự án Y tế Nông thôn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á và Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học, và một số định mức cụ thể của dự án như sau:
- Tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn: (không quá 3 tháng) áp dụng định mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2002/TTLT-BTC-BYT ngày 08/5/2002 của Liên Bộ Tài Chính, Bộ Y tế hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Dự án Y tế Nông thôn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á.
- Đào tạo dài hạn sau đại học:
Hỗ trợ ôn thi, tuyển sinh:
+ Tiền học phí ôn thi, lệ phí tuyển sinh: theo Phiếu thu thực tế của cơ sở đào tạo.
+ Tiền mua tài liệu: 200.000đ/khoá
+ Tiền văn phòng phẩm: 50.000đ/khoá
+ Tiền ăn học viên: 500.000đ/tháng nhưng không quá 2 tháng/khoá
+ Tiền ở học viên: 500.000đ/tháng nhưng không quá 2 tháng/khoá
+ Đi lại: thanh toán thực tế theo vé tàu, xe công cộng (không đi bằng máy bay)
Hỗ trợ đào tạo sau đại học:
+ Kinh phí học tập, làm luận văn (bao gồm cả tiền hỗ trợ làm luận án tốt nghiệp) theo mức thu thực tế theo quy định hiện hành của các cơ sở đào tạo nhưng không quá 15.000.000đ/năm.
+ Hỗ trợ tiền ăn: 500.000 đ/tháng.
+ Hỗ trợ tiền ở: Dự án ký hợp đồng thuê nhà với các cơ sở đào tạo cho học viên theo giá thuê phòng ở ký túc xá của cơ sở đào tạo (hoặc thuê ngoài nếu cơ sở đào tạo không có chỗ ở) nhưng không quá 500.000đ/tháng/học viên.
+ Tiền đi lại trong các kỳ nghỉ: thanh toán thực tế theo vé tàu, xe công cộng (trừ vé máy bay).
+ Tiền tài liệu, văn phòng phẩm: 1.000.000 đ/khoá.
b. Chi hội thảo, đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài
Mức chi cho cán bộ tham gia hội thảo, huấn luyện, đào tạo ngắn hạn ngoài nước theo quy định tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 04/5/1999 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài và Thông tư số 108/1999/TT-BTC ngày 04/9/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn, bổ sung một số điểm của Thông tư số 45/1999/TT-BTC nêu trên.
c. Mức khoán công tác phí:
Đối với cán bộ, nhân viên Dự án thường xuyên phải sử dụng phương tiện cá nhân đi giao dịch công tác (trên 15 ngày/01 tháng), áp dụng mức khoán công tác phí không quá 150.000đồng/tháng/người.
d. Chi làm đêm, thêm giờ:
Áp dụng theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hiện hành (Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội Vụ và Bộ Tài chính: hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức).
6.2. Chi tiêu sử dụng vốn viện trợ của SIDA
Mức chi cho hoạt động đào tạo, hội nghị, hội thảo, tập huấn trong và ngoài nước, chi công tác phí và các chi phí quản lý khác từ nguồn viện trợ của SIDA được áp dụng theo định mức chi của Chương trình Hợp tác Y tế Việt Nam - Thuỵ Điển hiện hành hoặc theo thoả thuận khác của SIDA và ADB.
a. Chi từ nguồn viện trợ hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh (sau đây viết tắt là KCB) cho người nghèo và người dân tộc thiểu số gồm:
- Chi hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân điều trị nội trú:
+ Trường hợp bệnh nhân điều trị ở các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh: Mức hỗ trợ cụ thể 5.000 đ người/ngày. Thời gian hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 07 ngày đối với tuyến huyện, 10 ngày đối với tuyến tỉnh/1 đợt điều trị. Với trường hợp đặc biệt phải điều trị nội trú dài ngày, Giám đốc bệnh viện quyết định số ngày được hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể. Tùy điều kiện thực tế, các cơ sở KCB có thể tổ chức nấu ăn hoặc thanh toán tiền ăn trực tiếp cho bệnh nhân hàng ngày.
+ Trường hợp bệnh nhân phải chuyển tuyến chuyên môn điều trị tại cơ sở y tế ngoại tỉnh, mức hỗ trợ 10.000 đ/người/ngày. Cơ sở KCB quyết định chuyển bệnh nhân có trách nhiệm hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân cùng với việc thực hiện thủ tục chuyển viện với thời gian hỗ trợ tiền ăn 15 ngày.
- Hỗ trợ chi phí đi lại cho các đối tượng người nghèo và người dân tộc thiểu số:
+ Trong trường hợp cấp cứu, cơ sở KCB cho xe ô tô vận chuyển bệnh nhân để điều trị được thanh toán tiền xăng dầu theo định mức quy định hiện hành (cho cả lượt đi và về).
+ Trong trường hợp cấp cứu, nếu người bệnh tự túc phương tiện đi lại từ nhà đến bệnh viện (từ tuyến huyện trở lên), bệnh viện KCB cho người bệnh đó thanh toán cho người bệnh với định mức hỗ trợ 30.000 đ/100 km (cho một lượt đi) và tối thiểu là 20.000 đ/người bệnh (cho một lượt đi).
+ Chuyển bệnh nhân tử vong về nhà: thanh toán theo định mức tiêu hao xăng dầu thực tế cho cơ sở y tế thực hiện vận chuyển (cho cả lượt đi và về).
- Hỗ trợ chi phí trực tiếp điều trị (thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao, kỹ thuật cao...), Bảo hiểm y tế hoặc Quỹ KCB cho người nghèo không chi trả. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/người/đợt điều trị.
- Hỗ trợ các đợt khám, chữa bệnh cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại cộng đồng:
+ Hỗ trợ chi phí khám, xét nghiệm, thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân theo mức giá viện phí hiện hành.
+ Hỗ trợ chi phí đi lại, công tác phí và tiền ở cho cán bộ y tế KCB tại cộng đồng gồm:
. Tiền xăng: thanh toán theo định mức tiêu thụ xăng dầu hiện hành của Nhà nước.
. Tiền công tác phí:
Cán bộ y tế tuyến tỉnh đi công tác tại cộng đồng: 100.000 đ/người/ngày
Cán bộ y tế tuyến huyện, xã đi công tác tại cộng đồng: 60.000 đ/người/ngày
. Tiền ngủ: Thanh toán theo hoá đơn hợp lệ. Tại những nơi không có hoá đơn, mức khoán là 50.000 đ/người/đêm.
Hàng năm, Bộ Y tế có thể điều chỉnh, bổ sung các nội dung hỗ trợ của Dự án trong khám, chữa bệnh cho người nghèo Tây Nguyên cho phù hợp sau khi đã có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.
Kinh phí hỗ trợ Quỹ KCB cho người nghèo của Dự án được luân chuyển, thanh quyết toán theo một kênh quản lý. Đến cấp tỉnh thì dòng tiền được chuyển chung với Quỹ KCB cho người nghèo của tỉnh, nhưng được hạch toán độc lập bởi các nội dung hỗ trợ riêng của Dự án.
b. Quy trình và trách nhiệm quản lý tài chính đối với kinh phí hỗ trợ Quỹ KCB cho người nghèo được thực hiện như sau:
- Theo đề nghị của các PPMU, PMU làm các đơn rút vốn gửi ADB.
- Tiền được chuyển từ ADB về tài khoản ngoại tệ - SIDA của PMU.
- PMU chuyển tiền (được quy đổi) về các tài khoản tạm ứng (VNĐ) - SIDA của 5 PPMU.
- PPMU chuyển tiền về tài khoản của Quỹ KCB cho người nghèo của tỉnh.
- Ban quản lý Quỹ KCB cho người nghèo của tỉnh sẽ thanh toán cho cơ sở y tế các nội dung hỗ trợ trên theo phương thức thực thanh thực chi.
- Các cơ sở y tế thanh toán cho người bệnh các khoản được hỗ trợ.
- Ban quản lý Quỹ KCB cho người nghèo của tỉnh thanh toán cho người bệnh thuộc các đối tượng thụ hưởng hỗ trợ của Dự án nêu trên, quyết toán và làm đề nghị bổ sung kinh phí với PPMU.
Bộ Y tế sẽ hướng dẫn cụ thể về quy trình, trách nhiệm thực hiện và quản lý tài chính trong việc thực hiện hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo các tỉnh Tây Nguyên.
7.1. Hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho Ban QLDA các cấp có sử dụng vốn vay của ADB bao gồm hai loại:
- Hệ thống chứng từ kế toán của Việt Nam áp dụng theo hệ thống chứng từ kế toán hiện hành của Việt Nam.
- Chứng từ, tài liệu kế toán theo yêu cầu quản lý của ADB.
7.2. Hình thức sổ kế toán
Để thống nhất toàn dự án, Bộ Y tế yêu cầu PMU Trung ương và các PPMU sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, phục vụ cho công việc kiểm tra tài chính dự án, tổng hợp báo cáo quyết toán năm và tổng quyết toán dự án, đồng thời thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính trong kế toán dự án.
7.3. Hệ thống tài khoản kế toán
Căn cứ vào các hạng mục chi tiêu, nội dung chi tiêu của từng hạng mục chi trong Hiệp định vay và Hiệp định tài chính, Dự án Y tế Tây Nguyên phải sử dụng Hệ thống tài khoản kế toán theo mô hình Ban QLDA có phân cấp quản lý. Tài liệu, chứng từ được lưu trữ tại Ban QLDA các cấp, các Ban QLDA căn cứ vào danh mục các chứng từ kế toán, danh mục sổ kế toán lựa chọn các chứng từ, sổ kế toán cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh đầy đủ các nội dung kinh tế phát sinh tại dự án.
Dự án thực hiện theo chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp theo Quyết định số 999/TC-QĐ/BTC ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 03/2004/TT-BTC ngày 13/01/2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và khoán chi hành chính.
Tài sản của dự án được quản lý sử dụng theo đúng chế độ quản lý tài sản công. Các Ban QLDA tổ chức mở sổ sách theo dõi và tính hao mòn TSCĐ, có quy định chế độ sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả. Đối với phương tiện vận chuyển, dự án không được thay đổi công dụng của tài sản. Hàng năm, Ban QLDA các cấp tổ chức kiểm kê tài sản, xác định tình trạng của tài sản và chấp hành chế độ bảo dưỡng tài sản định kỳ.
PMU Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các PPMU về quy chế quản lý và sử dụng những tài sản giao cho cá nhân (xe đạp, xe máy, máy tính cá nhân, máy ảnh, điện thoại di động…)
Trong quá trình sử dụng các tài sản của dự án bị hư hỏng không sửa chữa được hoặc sửa chữa không có hiệu quả về kinh tế và hiệu quả sử dụng, Ban QLDA các cấp thành lập Hội đồng và lập biên bản kiến nghị xin thanh lý tài sản. Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép thanh lý tài sản bằng văn bản, Ban QLDA ghi giảm tài sản trên sổ sách kế toán.
9. Chế độ báo cáo, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán dự án
9.1. Chế độ báo cáo
Ngày 5 hàng tháng, các PPMU gửi báo cáo nhanh về PMU Trung ương tình hình tiếp nhận, sử dụng các nguồn vốn của dự án, trong đó có phần kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc trong quá trình tham gia dự án.
Hàng tháng, PMU Trung ương báo cáo Bộ Y tế (Vụ KHTC), Bộ Tài chính (Vụ TCĐN, Vụ HCSN, Vụ Đầu tư), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ADB tình hình thực hiện dự án, tình hình sử dụng vốn vay, vốn viện trợ và vốn đối ứng của Chính phủ.
Hàng quý và năm, PMU Trung ương có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo nhanh của toàn dự án gửi về Bộ Y tế để tổng hợp theo dõi và phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Định kỳ hàng quý, PMU Trung ương có trách nhiệm lập sao kê các khoản đã nhận tài trợ theo từng hình thức rút vốn, chi tiết theo nguồn vốn, tỉnh được thụ hưởng, cơ quan kiểm soát chi, địa bàn nới đăng ký mở tài khoản tại Kho bạc gửi Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) để làm cơ sở ghi thu ghi chi vào Ngân sách Nhà nước vốn vay, vốn viện trợ đã cấp cho dự án.
9.2. Kiểm tra
Các cơ quan chức năng của Bộ Y tế phối hợp với PMU Trung ương kiểm tra đột xuất tại các tỉnh tham gia dự án về các nội dung và nhiệm vụ dự án, tiến độ thực hiện dự án, những khó khăn trong việc điều hành dự án, tìm nguyên nhân và kiến nghị với các cấp biện pháp tháo gỡ.
Định kỳ và đột xuất Bộ Tài chính, Bộ Y tế sẽ kiểm tra tình hình thực hiện dự án, việc sử dụng vốn (trong và ngoài nước) của dự án. Nếu phát hiện trường hợp sử dụng vốn không đúng với quy định trong Hiệp định vay, Hiệp định tài chính, Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản pháp lý của dự án, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ việc ký đơn rút vốn để các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của SIDA, nếu sử dụng không đúng mục tiêu của dự án SIDA sẽ thu hồi theo cam kết trong Hiệp định tài chính.
9.3. Kiểm toán
Hàng năm toàn bộ hoạt động tài chính của dự án phải được cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán theo các quy định của pháp luật, của Hiệp định vay và Hiệp định tài trợ. Nếu ADB không chỉ định cơ quan Kiểm toán, PMU Trung ương đưa vào kế hoạch đấu thầu kiểm toán theo quy định.
Khi thực hiện kiểm toán, PMU Trung ương phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập và Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP nêu trên.
Báo cáo tài chính của Dự án được cơ quan kiểm toán xác nhận phải gửi ADB, SIDA và đồng gửi Bộ Y tế, để làm căn cứ xem xét việc rút vốn bổ sung cho tài khoản tạm ứng hoặc rút vốn từ tài khoản tạm ứng để chi trả, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá tiến độ thực hiện dự án.
9.4. Quyết toán
Hết năm ngân sách, PMU trung ương và các PPMU phải lập báo cáo quyết toán năm các hoạt động của dự án trong năm theo quy định hiện hành về phân công thực hiện và thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo quyết toán. Quy trình lập báo cáo, xét duyệt và tổng hợp quyết toán được thực hiện theo từng nguồn vốn như sau:
a. Nguồn vốn vay ADB
- Các PPMU căn cứ vào các nội dung chi, kiểm tra chứng từ, tổng hợp quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước gửi Sở Y tế thẩm định. Sau khi được sở Y tế thẩm định, PPMU gửi đến PMU trung ương để tổng hợp.
- PMU trung ương tổng hợp các chứng từ của các hoạt động tại PMU, tổng hợp quyết toán toàn dự án (PMU và các PPMU) gửi Bộ Y tế để phê duyệt và tổng hợp gửi Bộ Tài chính thẩm định.
b. Nguồn viện trợ không hoàn lại của SIDA
Các PPMU làm theo quy trình như nguồn vốn vay gửi Sở Y tế phê duyệt và gửi PMU để tổng hợp toàn dự án gửi Bộ Y tế phê duyệt và Bộ Tài chính thẩm định.
c. Nguồn vốn đối ứng
- Các PPMU căn cứ vào số thực chi theo tỷ lệ từ nguồn vốn đối ứng do địa phương phân bổ cho các hoạt động của dự án, tổng hợp quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước gửi Sở Y tế tổng hợp, Sở Tài chính phê duyệt trình UBND tỉnh thẩm định và báo cáo Bộ Tài chính.
- PMU trung ương căn cứ vào số thực chi từ nguồn vốn đối ứng do Bộ Y tế phân bổ cho các hoạt động của dự án, tổng hợp quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước gửi Bộ Y tế phê duyệt và tổng hợp gửi Bộ Tài chính thẩm định.
Thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư và các văn bản bổ sung, sửa đổi, thay thế Thông tư nêu trên.
Thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn HCSN thực hiện theo Thông tư số 10/2004/TT-BTC ngày 19/02/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ngân sách các cấp và các văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế Thông tư nêu trên.
Khi kết thúc dự án, PMU Trung ương chịu trách nhiệm quyết toán những hoạt động của PMU trình Bộ Y tế phê duyệt. Ngoài ra PMU Trung ương chịu trách nhiệm tổng hợp quyết toán toàn dự án (nguồn ADB, SIDA và phần đối ứng do PMU chi) gửi Bộ Y tế phê duyệt để tổng hợp vào quyết toán chung của Bộ gửi Bộ Tài chính.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, PMU Trung ương, Ngân hàng phục vụ dự án phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Vụ TCĐN), Bộ Y tế (Vụ KHTC) để nghiên cứu bổ sung sửa đổi.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
KẾ HOẠCH VỐN NĂM 200...
TT | Đơn vị chi/Nội dung công việc | Tổng | Vốn ADB | SIDA | Vốn đối ứng TW/tỉnh | Thu khác | |||
Ngoại tệ | VND | Ngoại tệ | VND | Ngoại tệ | VND | ||||
1=3+5 | 2=4+6+7+8 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | ||
1 | PMU Trung ương |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | PPMU Kon Tum |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | PPMU Đắk Nông |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Căn cứ vào nội dung hoạt động trong hồ sơ dự án có nhu cầu sử dụng ngoại tệ để ghi vài các cột 3, 5
- Các hoạt động khác được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm xây dựng kế hoạch để ghi vào các cột 4, 6
- Các cột 7, 8 ghi kế hoạch vốn đối ứng do Ngân sách các tỉnh cấp cho dự án và kế hoạch thu tại Ban QLDA
KẾ HOẠCH VỐN NĂM 200…
Phân theo tính chất chi
Dự án: Y tế Tây Nguyên
Đơn vị:
TT | Diễn giải | Tổng mức vốn được phê duyệt | Đã thực hiện đến hết năm | Dự toán năm … | |||||||||||||||||||||||||
Vốn nước ngoài | Vốn trong nước | Vốn nước ngoài | Vốn trong nước | Riêng năm | Vốn nước ngoài | Vốn trong nước | |||||||||||||||||||||||
Vốn vay | Viện trợ | Vốn vay | Viện trợ | Vốn vay | Viện trợ | Vốn trong nước | Vốn vay | Viện trợ | |||||||||||||||||||||
TS | HC | XD | TS | HC | XD | TS | HC | XD | TS | HC | XD | TS | HC | XD | TS | HC | XD | TS | HC | XD | TS | HC | XD | ||||||
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Chi tiết theo nội dung công việc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH VỐN NĂM 200…
(Phân theo quý)
Dự án: Y tế Tây Nguyên
Đơn vị:
TT | Nguồn vốn | Tổng số | Quý I | Quý II | Quý III | Qúy IV | |||||
Ngoại tệ | Đồng VN | Ngoại tệ | Đồng VN | Ngoại tệ | Đồng VN | Ngoại tệ | Đồng VN | Ngoại tệ | Đồng VN | ||
1 | ADB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | SIDA |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Chính phủ Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Thu khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC CHỨNG TỪ ÁP DỤNG THEO YÊU CẦU CỦA ADB
STT | Tên chứng từ | Số hiệu chứng từ |
1 | Bảng tổng hợp (dùng cho hình thức thanh toán trực tiếp/hoàn vốn/quyết toán/bổ sung. | Form 01.ADB |
2 | Đơn xin rút vốn theo hình thức thư cam kết. | Form 02.ADB |
3 | Bảng tổng hợp (Dùng cho hình thức thư cam kết) | Form 03.ADB |
4 | Đơn xin rút vốn theo hình thức thanh toán trực tiếp | Form 04.ADB |
5 | Đơn xin rút vốn theo hình thức tài khoản tạm ứng | Form 05.ADB |
6 | Quyết toán khoản tạm ứng | Form 06.ADB |
7 | Đơn xin rút vốn theo hình thức hoàn vốn | Form 07.ADB |
8 | Báo cáo tổng hợp các chứng từ rút vốn | Form 08.ADB |
- 1Thông tư 22/1999/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 1200/QĐ-TTg năm 2013 đàm phán Hiệp định vay với Ngân hàng Phát triển Châu Á cho Dự án "Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT năm 1996 ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 22/1999/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 45/1999/TT-BTC về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 5Thông tư 108/1999/TT-BTC bổ sung Thông tư 45/1999/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 7Nghị định 17/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 8Quyết định 112/2001/QĐ-BTC về định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vay nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 87/2001/TT-BTC hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và biên soạn Chương trình, giáo trình các môn học do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư liên tịch 44/2002/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của dự án y tế nông thôn (sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu á) do Bộ Tài chính - Bộ Y tế ban hành
- 11Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 12Thông tư 45/2003/TT-BTC hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 79/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư 03/2004/TT-BTC hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và khoán chi hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 15Thông tư 10/2004/TT-BTC hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối vớii các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ngân sách các cấp do Bộ Tài chính ban hành
- 16Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập
- 17Thông tư 64/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành
- 18Thông tư 78/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý việc rút vốn đối với nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Bộ Tài chính ban hành
- 19Thông tư liên tịch 08/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 20Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 21Quyết định 1200/QĐ-TTg năm 2013 đàm phán Hiệp định vay với Ngân hàng Phát triển Châu Á cho Dự án "Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư liên tịch 78/2005/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và giải ngân dự án "chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên" sử dụng vốn vay ngân hàng phát triển châu Á và nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thụy Điển do Bộ Tài chính - Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 78/2005/TTLT-BTC-BYT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 14/09/2005
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế
- Người ký: Lê Thị Băng Tâm, Trần Chí Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra