Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THƯƠNG MẠI-TỔNG CỤC DU LỊCH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/TTLB | Hà Nội , ngày 10 tháng 1 năm 1996 |
Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 02/CP ngày 5-1-1995 của Chính phủ quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước;
Liên Bộ Tổng cục Du lịch - Thương mại quy định điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch và ăn uống trong khách sạn, nhà hàng như sau:
I- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng
Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch và nhà hàng ăn uống chịu sự điều chỉnh của Thông tư này bao gồm:
- Các cơ sở lưu trú du lịch: Khách sạn, motel, làng du lịch (Tourit vilage), bãi cắm trại (camping), bungalow, biệt thự (sau đây gọi chung là cơ sở lưu trú).
2. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, là người Việt Nam, hay người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam muốn kinh doanh cơ sở lữu trú hoặc nhà hàng ăn uống phải có đủ điều kiện quy định trong Thông tư này và đều phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh.
2.2. Đối với các tổ chức và cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là một trong các cơ sở để làm thủ tục đăng ký kinh doanh (ĐKKD).
3. Các tổ chức và cá nhân kinh doanh nhà trọ và ăn uống bình dân không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
4. Một số thuận ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
4.1. Cơ sở lưu trú: Là nơi kinh doanh việc nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách.
Các loại hình cơ sở lưu trú được hiểu theo Điều 3 của quy chế quản lý cơ cở lưu trú du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 108/QĐ-TCDL ngày 22-6-1994 của Tổng cục Du lịch.
II- ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Các tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh cơ sở lưu trú, hoặc nhà hàng ăn uống phải là doanh nghiệp (hoặc đơn vị trực thuộc doanh nghiệp) theo các quy định hiện hành về thành lập doanh nghiệp.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
2.1. Yêu cầu về địa điểm kinh doanh
Phải phù hợp với quy định của pháp luật và các văn bản hiện hành của Nhà nước về vệ sinh phòng dịch, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội. Địa điểm kinh doanh phải cách xa khu vệ sinh công cộng, bãi rác, hồ ao tù ít nhất là 100 mét, xa nơi sản xuất có thải ra nhiều bụi, chất độc hại hoặc phát ra tiền ồn lớn, các bệnh viện có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm từ 100-500 mét.
Ngoài các yêu cầu trên, cơ sở lưu trú phải nằm ngoài khu vực cần bảo vệ quốc phòng và an ninh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2.2. Yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và tiêu chuẩn phục vụ.
- Cơ sở lữu trú: Có trang thiết bị và chất lượng phục vụ tốt, đảm bảo các yêu cầu cụ thể tại phụ lục 4, 5, 6, 7 và 8 đối với từng loại cơ sở lưu trú.
- Nhà hàng ăn uống: Có trang thiết bị và chất lượng phục vụ tốt đảm bảo các yêu cầu cụ thể tại phụ lục 7, 8.
3. Điều kiện về đội ngũ cán bộ, công nhân viên 3.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Người điều hành kinh doanh trong cơ sở lưu trú và nhà hàng ăn uống phải được đào tạo về công tác quản lý và nghề nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực được kinh doanh, phục vụ.
3.2. Yêu cầu về sức khoẻ
Cán bộ, công nhân viên trong cơ sở lưu trú và nhà hàng ăn uống phải có sức khoẻ phù hợp với ngành nghề kinh doanh theo quy định của Bộ Y tế. Không mắc một trong số các bệnh truyền nhiễm theo quy định tại phụ lục 9.
3.3. Yêu cầu về nhân sự
Cán bộ, công nhân viên trong cơ sở lưu trú phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Nghị định 17/CP ngày 23-12-1992 của Chính phủ về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt.
III- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN KINH DOANH
1. Nguyên tắc lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đủ kiện kinh doanh
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được cấp chung cho doanh nghiệp, trong đó có ghi rõ tên, địa chỉ của từng cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống đủ điều kiện kinh doanh thuộc doanh nghiệp. Vì vậy mỗi cơ sở lưu trú hoặc mỗi nhà hàng ăn uống trong cùng một doanh nghiệp đều phải lập hồ sơ để được xem xét các điều kiện theo quy định. Trường hợp nhà hàng ăn uống nằm trong cơ sở lưu trú thì không phải lập hồ sở riêng cho nhà hàng ăn uống đó.
Giấy chứng nhân đủ điều kiện kinh doanh là một trong các cơ sở cấp giấy phép kinh doanh (đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh) hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Nhà nước) và để làm thủ tục đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Trong giấy ĐKKD phải ghi rõ tên, địa chỉ của từng cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống thuộc doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp có từ 2 cơ sở lưu trú hoặc 2 nhà hàng ăn uống trở lên, mỗi cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống phải giữ 1 bản sao có công chứng giấy ĐKKD và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có ghi rõ tên cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống.
2. Hồ sơ
2.1. Chung cho doanh nghiệp:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (theo mẫu phụ lục số 1).
- Bản sao có công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp đã kinh doanh), hoặc là giấy phép đầu tư (đối với các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).
2.2. Riêng cho từng cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống:
- Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu theo mục II.2.2.
- Bản kê khai danh sách cán bộ, công nhân viên (theo mẫu phụ lục số 2).
- Giấy chứng nhận sức khoẻ của cán bộ, công nhân viên do y tế cấp.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng nơi đặt cơ sở kinh doanh: Giấy chủ quyền nhà hoặc hợp đồng thuê nhà (trường hợp thuê mặt bằng).
- Đối với cơ sở lưu trú phải nộp thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do Công an quận, huyện cấp. Trường hợp chưa có phải nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 17/CP ngày 23-12-1992 của Chính phủ, Thông tư số 03/BNV ngày 27-3-1993 và Quyết định số 446/BNV-QĐ ngày 25-11-1993 của Bộ Nội vụ, để cơ quan tiếp nhận hồ sơ thoả thuận với cơ quan công an trước khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Các trường hợp phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3.1. Tổ chức, cá nhân lần đầu ra kinh doanh (chưa có ĐKKD, hoặc giấy phép kinh doanh).
3.2. Bổ sung chức năng kinh doanh cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống cho đơn vị đã có ĐKKD).
3.3. Đã có chức năng kinh doanh cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống (đã có ĐKKD), nay xây dựng thêm cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống mới.
Trong trường hợp này, phải bổ sung vào giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và giấy ĐKKD đã có trước đây tên, địa chỉ cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống mới.
3.4. Đã kinh doanh cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống trước khi ban hành Nghị định 02/CP (đã có ĐKKD):
- Đối với những doanh nghiệp đã cấp giấy chứng nhận hành nghề hoặc giấy phép hành nghề: Thực hiện theo quy định tại mục III 2.1.3a của Thông tư số 13/TM-CSTTTN ngày 21-6-1995 của Bộ Thương mại.
- Đối với những doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề: Thực hiện theo quy định tại mục III 2.1.3b của Thông tư số 13/TM-CSTTTN ngày 21-6-1995 của Bộ Thương mại.
- Đối với cá nhân đang kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT trong lĩnh vực cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống phải làm thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành về thành lập doanh nghiệp và xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi Thông tư có hiệu lực, các cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống nói trên phải hoàn tất các thủ tục theo quy định. Trường hợp chưa đủ một trong số các điều kiện theo quy định thì phải ngừng hoạt động kinh doanh cho đến khi bổ sung đầy đủ các điều kiện.
4. Cơ quan xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
4.1. Đối với các tỉnh, thành phố vừa có Sở Du lịch, và có Sở Thương mại việc phân công tiếp nhận hồ sơ, thẩm định thực tế để xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch hoặc nhà hàng ăn uống như sau: - Sở Du lịch tiếp nhận và cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú hoặc vừa kinh doanh cơ sở lưu trú vừa kinh doanh ăn uống, khi thẩm định, phải xác định cả các điều kiện và kinh doanh ăn uống tại cơ sở lưu trú đó (nếu có).
- Sở Thương mại tiếp nhận và cấp cho các doanh nghiệp chỉ kinh doanh nhà hàng ăn uống.
4.2. Đối với các tỉnh, thành phố chỉ có Sở Thương mại - Du lịch thì Sở Thương mại Dụ lịch tiếp nhận hồ sơ, thẩm định thực tế để xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, hoặc nhà hàng ăn uống.
4.3. Trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Du lịch, Sở Thương mại (hoặc Sở Thương mại - du lịch) có trách nhiệm trả lời cho đương sự. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải trả lời bằng văn bản.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo mẫu thống nhất tại Phụ lục 3a, 3b và 3c.
IV. NHỮNG YÊU CẦU BẮT BUỘC PHẢI THỰC HIỆN KHI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Thường xuyên đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định của Thông tư này.
2. Thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của Nghị định 87/CP ngày 12-12-1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Nếu các cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống có kinh doanh các dịch vụ: vũ trường, massage, karaoke v.v... thì phải tuân theo các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh và tổ chức hoạt động của các loại dịch vụ đó.
3. Khi kinh doanh cơ sở lưu trú phải thực hiện tiêu chuẩn phục vụ tối thiểu tại phụ lục 10 và chấp hành "Quy chế quản lý cơ sở lưu trú du lịch" ban hành kèm theo Quyết định số 108/QĐ-TCDL ngày 22-6-1994 của Tổng cục Du lịch.
1. Kiểm tra
1.1. Tổ chức và cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú và nhà hàng ăn uống chịu sự kiểm tra của ngành Du lịch hoặc Thương mại và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. Việc kiểm tra được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất.
1.2. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Kiểm tra các điều kiện kinh doanh theo quy định của mục II.
- Kiểm tra về chất lượng phục vụ và vệ sinh của các dịch vụ trong cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống.
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính, thống kê, kế toán, thuế.
2. Xử lý vi phạm
Tuỳ theo mức độ vi phạm, tổ chức và cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú, hoặc nhà hàng ăn uống sẽ bị xử lý theo pháp lệnh xử vi phạm hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.
Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của pháp luật và Thông tư này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Đỗ Quang Trung (Đã ký) | Trương Đình Tuyển (Đã ký) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN VỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH HOẶC NHÀ HÀNG ĂN UỐNG
Kính gửi: Sở Du lịch (hoặc Sở Thương mại - Du lịch)...
Sau khi nghiên cứu Thông tư số .... ngày... của Liên Bộ Tổng cục Du lịch - Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/CP của Chính phủ trong lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch và nhà hàng ăn uống. Đối chiếu với những kiện đã quy định chúng tôi (hoặc tôi) làm đơn này xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:
- Tên doanh nghiệp:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
Fax:
- Cơ quan chủ quản:
- Được thành lập theo Quyết định số... ngày... của... (1)
- Giấy đăng ký kinh doanh số... ngày... của .... (2)
- Giấy phép đầu tư số ... ngày... của.......... (3)
- Xin được phép kinh doanh: (ghi rõ loại hình cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống kinh doanh)
- Tên các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị)
+...
+...
Khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp sẽ làm đầy đủ thủ tục để đăng ký kinh doanh (hoặc bổ sung đăng ký kinh doanh), chấp hành tốt các quy định của Nhà nước.
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1), (2): Đối với trường hợp đang kinh doanh
(3): Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư khi bắt đầu ra kinh doanh
- 1Nghị định 17-CP năm 1992 về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt
- 2Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Nghị định 02/CP năm 1995 quy định hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước
- 4Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 5Thông tư 03/TT-BNV năm 1993 hướng dẫn thi hành Nghị định 17/CP năm 1992 về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt do Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 446/QĐ-BNV(C13) năm 1993 về Thể lệ quản lý về an ninh trật tự đối với các nghề kinh doanh đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Thông tư liên tịch 27/TTLB năm 1996 về điều kiện kinh doanh tại cơ sở lưu trú du lịch và nhà hàng ăn uống do Bộ Thương mại - Tổng cục du lịch ban hành
- Số hiệu: 27/TTLB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 10/01/1996
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch
- Người ký: Đỗ Quang Trung, Trương Đình Tuyển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra