Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ VĂN HOÁ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 885-VH/TT | Hà Nội, , ngày 18 tháng 07 năm 1957 |
Kính gửi: | -U.B.H.C các khu, các thành phố, các tỉnh |
Bộ Văn hóa đã ra Nghị định số 884-VH/NĐ ngày 18 tháng 07 năm 1957 quy định thể lệ đăng ký và hoạt động của các nhà in.
Để giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm tiến hành việc đăng ký được kết quả tốt, Bộ Văn hóa quy định, giải thích và hướng dẫn một số điểm cụ thể sau đây :
I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ
Nghị định của Bộ Văn hóa nhằm mục đích thống nhất và làm thuận tiện công việc quản lý, ngành in, tạo điều kiện tận dụng hợp lý các khả năng trang bị , trình độ kỹ thuật của các nhà in, để nghiên cứu phân phối công việc in, cung cấp giấy mực và các vật liệu cần thiết khác. Việc quản lý ngành in còn tạo điều kiện để có thể theo dõi giúp đỡ các nhà in chính quyền, đoàn thể tư nhân về các mặt chuyên môn như nâng cao trình độ kỹ thuật, trang bị máy móc và lề lối làm việc với những cơ quan, đoàn thể có quan hệ.
Ngành in tuy chủ yếu là phục vụ cho công tác xuất bản văn hóa phẩm. Nhưng ngoài ra còn có liên hệ mật thiết với các ngành khác, nên việc quản lý cần phối hợp với các ngành công thương để quản lý về kinh doanh và ngành công an để phòng ngừa in giả mạo giấy tờ làm điều phi pháp.
II. - PHẠM VI QUẢN LÝ VÀ ĐĂNG KÝ
a) Cục Xuất bản thuộc Bộ Văn hóa được ủy nhiệm quản lý ngành in trong toàn quốc. Để việc lãnh đạo hướng dẫn được sát và hợp lý hóa biên chế chung, Cục Xuất bản sẽ liên hệ với Sở Văn hóa Hà Nội để trực tiếp đăng ký các nhà in ở thủ đô. Ở các địa phương khác như Hải Phòng, Hồng Quảng, Khu tự trị Thái Mèo và các tỉnh không có cơ quan chuyên môn của Cục Xuất bản thì việc quản lý sẽ do Sở hoặc Ty Văn hóa đảm nhiệm dưới sự hướng dẫn của Cục Xuất bản.
b) Theo điều 1 của nghị định, có một số nhà in của Chính phủ không phải đăng ký. Nhưng hiện nay Chính phủ chưa quy định nhà in nào thuộc về loại nói trên, nên tất cả các nhà in đều phải đăng ký theo tinh thần của nghị định.
c) Các nhà đúc chữ in, chế tạo máy in và làm đồ phụ tùng, làm bản kèm, đóng sách đã nói trong điều 11 nghị định điều phải đăng ký như các nhà in. Việc quản lý các nhà này bước đầu nhằm nắm tình hình trang bị, khả năng và kỹ thuật sản xuất của mỗi nhà, tiến tới sau này có thể tận dụng khả năng và giúp đỡ để họ có điều kiện hoạt động.
d) Các cơ quan Nhà nước hay đoàn thể trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam các tổ chức ngoài Mặt trận Tổ quốc hoặc tư nhân có máy “ronéo” thì phải kê khai cho cơ quan đăng ký rõ số lượng, tên máy và mục đích sử dụng của máy.
e) Trường hợp các cơ quan, đoàn thể, tổ chức hoặc tư nhân nói trên có máy in nhưng không sử dụng tới thì cũng phải kê khai cho cơ quan đăng ký rõ số lượng, tên hiệu, đặc tính của máy và lý do không sử dụng các máy đó.
III.- LÃNH ĐẠO VÀ TIẾN HÀNH ĐĂNG KÝ
a)Trước hết tiến hành đăng ký, các cơ quan đăng ký địa phương cần nghiên cứu kỹ bản nghị định của Bộ Văn hóa. Tùy tình hình địa phương của mình mà đặt kế hoạch tuyên truyền giải thích cho các nhà in hiễu rõ tinh thần và mục đích của Nghị định, đồng thời phải phối hợp chặc chẽ với các cơ quan công an và công thương đặt kế hoạch tiến hành.
Mẫu tờ khai đăng ký sẽ do Cục xuất bản gửi về.
b) Sau khi đăng ký, các cơ quan đăng ký phải báo cáo tình hình đăng ký ở địa phương về Cục Xuất bản. Các hồ sơ đăng ký ( đơn và tờ khai đăng ký ) sẽ phân phối về các cơ quan sau đây:
- Một hồ sơ chính thức có dán ảnh giữ lại ở cơ quan đăng ký địa phương
- Một hồ sơ gửi về Cục Xuất bản.
- Một hồ sơ gửi cho Sở hoặc Ty công an địa phương.
Ngoài ra cơ quan đăng ký cần nhắc nhỡ chủ nhà in nộp các giấy tờ đã nói trong điều 6 Nghị định cho Sở hoặc Ty công thương địa phương.
c) Trong việc lãnh đạo và quản lý các cơ quan có trách nhiệm phải thường xuyên theo dõi các nhà in , uốn nắn các xu hướng lệch lạc, bàn bạc góp ý kiến và căn cứ yêu cầu và khả năng của mình mà giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn để họ phục vụ được tốt.
IV.- ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG XIN ĐĂNG KÝ
a) Người muốn xin đăng ký nhà in phải có đủ giấ tờ hợp lệ quy định dưới đây mới được xét đơn:
- Nếu là nhà in thuộc cơ quan Nhà nước hay đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc phải là người đại diện cho cơ quan đó.
- Nếu là nhà in của tư nhân thì chủ nhiệm nhà in hoặc người được ủy quyền hợp pháp nếu chủ nhiệm vắng mặt.
- Nếu là nhà in của tổ chức hợp pháp ngoài Mặt trận Tổ quốc thì phải là người đại diện chính thức của tổ chức đó.
b) Người xin đăng ký phải nộp 2 ảnh 4x6 ( một tấm dán vào tờ khai đăng ký, một tấm để cơ quan dán vào giấy cấp phép) và nộp 500 đồng hành chính phí theo Nghị định số 489-TTP ngày 30-3-1955 đăng ký kinh doanh của Thủ tướng phủ. Số tiền do cơ quan đăng ký quản lý điạ phương sử dụng để mua mẫu đơn đăng ký và làm các sổ sách khác. Riêng đối với các cơ quan Nhà nước và đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, miễn nộp ảnh nhưng phải nộp số tiền định trên.
Sau khi xét thấy các hồ sơ là đầy đủ, hợp lệ và việc khai báo là đúng sự thực, cơ quan đăng ký địa phương sẽ cấp giấy phép. Riêng ở Hà Nội giấy phép sẽ do Cục Xuất bản cấp. Trương hợp nhà in hiện đang hoạt động, sau khi nộp đủ hồ sơ cơ quan đăng ký sẽ cấp cho nhà in một giấy biên nhận.
Đối với nhà in xin đăng ký sau ngày ban hành Nghị định Sở, Ty Văn hóa cần hỏi ý kiến của Cục Xuất bản trước khi giải quyết. Các nhà in đó chỉ được hoạt động sau khi có giấy chứng nhận đã được đăng ký.
Theo tinh thần trong Nghị định, việc lưu chiếu có mục đích giúp cho Ty hoặc Sở Văn hóa và nhất là Cục Xuất bản nắm được khả năng in của từng nhà in, từng địa phương và của toàn miền Bắc để theo dõi hướng dẫn giúp đỡ về mặt nghiệp vụ và kỹ thuật, đồng thời để nghiên cứu phân phối các công việc theo yêu cầu của công tác và trình độ kỹ thuật của các nhà in.
Mặt khác lưu chiếu còn để đảm bảo sự hoạt động chính đáng của nhà in, phòng ngừa việc in giả mạo giấy tờ để làm điều phi pháp.
Bởi vậy các cơ quan có trách nhiệm đăng ký phải chủ ý đến việc nộp lưu chiếu. Ngoài việc lưu chiếu đã nói trong nghị định, nhà in còn phải nộp hai bản đối với các loại văn hóa phẩm cho Thư viện trung ương theo sắc lệnh số 18 ngày 31-1-1946.
Các nhà in kiêm xuất bản thi hành cả hai chế độ lưư chiếu quy định cho nhà in và nhà xuất bản. Về việc gửi lưu chiếu cho Sở hoặc Ty Văn hóa và Cục Xuất bản, nhà in phải gửi cùng một lúc có ghi ngày gửi và tên nhà in.
Trường hợp nhà in làm trái với những điều ghi trong nghị định, cơ quan đăng ký sẽ đề nghị với với Ủy ban Hành chính tỉnh hoặc Khu, hoặc thành phố xử lý theo điều 12 của Nghị định.
Trong việc thi hành đăng ký nhà in, các cơ quan có trách nhiệm cần phân biệt nhà in và nhà xuất bản mà thường hay có sự nhầm lẫn, nhất là nhiều khi nhà in và nhà xuất bản cùng chung một chủ, một trụ sở. Các điều quy định trong nghị định số 884- VH/NĐ của Bộ Văn hóa chỉ quy định nhà in mà thôi. Đối với nhà xuất bản có chế độ xin phép, đăng ký, lưu chiếu và xử lý riêng (sắc luật số 003-SLT và Nghị định 275- TTg).
Chủ trương quản lý, đăng ký nhà in xuất phát từ quyền lợi của nhân dân, nhằm khuyến khích giúp đỡ các nhà in có điều kiện đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn hóa, mặt khác để đảm bảo hoạt động kinh doanh chính đáng của nhà in. Cán bộ và nhân dân cần thực hiện rõ mục đích và ý nghĩa của việc đăng ký, quản lý nhà in để chấp hành đúng đắn tinh thần của Nghị định.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA |
Nhà in .................................. |
1- Tên ấn phẩm ( nếu có) (1) .......................................................................
2- Loại (2):...................................................................................................
3- Tên loại giấy : .........................................................................................
4- Khổ giấy in bằng ly:.................................................................................
5- Số trang và phụ bản :................................................................................
6- Tổ chức hoặc người đặt in (3):...............................................................
7- Số lượng in:
8- Ngày đặt in :
9- Ngày giao ấn phẩm:.................................................................................
10- Số lượng nộp lưu chiếu :.......................................................................
11- Cơ quan nhập lưu chiếu (4):.................................................................
Ngày tháng năm |
(1) Tên sách, tên trang, tên bản đồ, tên áp phích v..v..
(2) Sách, tranh, giấy tờ có tiêu đề văn thư, bằng khen, giấy công lệnhv,v….
(3) Riêng đối với các loại ấn phẩm ghi ở điều 7 Nghị định số 884-VH/NĐ thì ghi rõ tên cơ quan, đoàn thể hay tổ chức đặt in và kèm theo giấy của cơ quan, đoàn thể giới thiệu người tới đặt in
(4) Ty hoặc Sở Văn hoá địa phương hoặc quốc doanh in thuộc Cục xuất bản.
- 1Nghị định 275-TTg năm 1957 hướng dẫn Sắc luật 003-SLt về chế độ xuất bản do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Nghị định 542-NĐ năm 1957 quy định thể lệ đăng ký cho tất cả các nhà in của các cơ quan chính quyền, đoàn thể hay tư nhân do Bộ trưởng Bộ Văn hóa ban hành
- 3Sắc luật số 003/SLT về việc về quyền tự do xuất bản do Chủ tịch nước ban hành
- 4Nghị định 884-VH/NĐ năm 1957 về thể lệ đăng ký của các nhà in do Bộ trưởng Bộ Văn hóa ban hành
Thông tư 885-VH/TT năm 1957 hướng dẫn Nghị định 884-VH/NĐ quy định thể lệ đăng ký của các nhà in do Bộ Văn hoá ban hành
- Số hiệu: 885-VH/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/07/1957
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá
- Người ký: Cù Huy Cận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 31
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra