Hệ thống pháp luật

BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 6-TBXH

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 1976

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO THƯƠNG BINH THƯƠNG TẬT NẶNG VỀ HƯU HOẶC NGHỈ VIỆC HƯỞNG TRỢ CẤP MẤT SỨC LAO ĐỘNG, MÀ CẦN CÓ NGƯỜI GIÚP ĐỠ TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Ngày 17-7-1974, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 177-CP bổ sung chế độ trợ cấp cho thương binh thương tật nặng xếp hạng 6, 7 và 8 (chống Mỹ) về gia đình cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Thương binh và xã hội) đã có thông tư số 10-NV ngày 2-11-1974 hướng dẫn thi hành nghị định trên.

Ngày 7-1-1975; Bộ Nội vụ lại có thông tư số 1-NVcho thương binh thương tật nặng hạng 1, hạng đặc biệt (chống Pháp) cũng được trợ cấp nói trên.

Nay Bộ Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành trợ cấp này đối với thương binh thương tật nặng về hưu, hoặc nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động như sau:

1. Đối tượng và mức trợ cấp.

- Thương binh thương tật nặng xếp hạng 6, 7 và 8 (chống Mỹ) về hưu, hoặc nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động, được hưởng trợ cấp vì cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày như quy định tại nghị định số 177-CP ngày 17-7-1974 của Hội đồng Chính phủ cụ thể:

Hàng tháng được hưởng thêm 1khoản trợ cấp bằng 10% lương chính, hoặc sinh hoạt phí khi bị thương. Nếu khoản trợ cấp ấy chưa bằng 10 đồng; nếu chưa bằng 12 đồng đối với thương binh hạng 8 thì trợ cấp cho đủ 12 đồng.

- Thương binh hạng 1, hạng đặc biệt (Chống Pháp) về hưu, hoặc nghỉ việc hưởng lương chế độ trợ cấp mất sức lao động, được hưởng trợ cấp vì cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày như quy định tại thông tư số 1-NV ngày 7-1-1975 của Bộ Nội vụ cụ thể

Hạng 1 10 đồng

Hạng đặc biệt 12 đồng

2. Thủ tục tiến hành.

Thương binh chống Pháp khi về hưu, hoặc nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động vẫn hưởng nguyên trợ cấp thương tật như khi còn đang làm việc (trong sổ trợ cấp hưu trí, hoặc mất sức không có khoản trợ cấp thương tật), do đó nếu nay thuộc đối tượng áp dụng thông tư này thì Ty,Sở thương binh và xã hội ra quyết định cho hưởng trợ cấp vì cần có người giúp trong sinh hoạt hằng ngày, và ghi khoản trợ cấp này vào sổ trợ cấp thương tật của thương binh, không phải điều chỉnh mức trợ cấp vào sổ trợ cấp hưu trí, hoặc sổ trợ cấp mất sức lao động.

Thương binh chống Mỹ về hưu chỉ được 10% của trợ cấp thương tật khi về gia đình, hoặc hưởng chế độ mất sức lao động, thì không được hưởng chế độ trợ cấp thương tật, do đó nếu nay được hưởng trợ cấp vì cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày theo mức 10 đồng hoặc 12 đồng, thì Ty, Sở Thương binh và xã hội ra quyết định điều chỉnh và sửa chữa lại sổ trợ cấp hưu trí, hoặc sổ trợ cấp mất sức lao động theo mức trợ cấp mới.

Để tránh cấp trùng, thương binh chống Mỹ có sổ trợ cấp thương tật, khi về hưu, hoặc nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động thì Ty, Sở thương binh và xã hội cần đóng dấu có khắc chữ “Hưu trí” hoặc “Mất sức lao động” vào sổ trợ cấp thương tật (kể cả thương binh đã về hưu, hoặc về mất sức từ trước, có hoặc không có trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày).

Từ nay cơ quan xí nghiệp có thương binh thương tật nặng về hưu hoặc nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động thuộc diện được trợ cấp vì cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, thì khi ra quyết định cho đương sự nghỉ việc, cần ghi ngay cho quyết định cho nghỉ việc, để cho cơ quan thương binh và xã hội ghi vào sổ trợ cấp hưu trí hoặc sổ trợ cấp mất sức lao động; hoặc sổ trợ cấp thương tật (thương binh chống Pháp).

Những thương binh thuộc diện nói ở trên đã về hưu hoặc nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động, được hưởng trợ cấp này kể từ tháng 5 năm 1976.

Những điểm quy định trên đây là để áp dụng cho thương binh có thương tật nặng về hưu hoặc nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động, còn những trường hợp khác thì vẫn áp dụng theo điều 22 của bản Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân khi ốm đau, bị thương về mất sức.... và điều 35 của bản Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nước. Nếu có trường hợp nào vướn mắc thì các ngành, các địa phương trao đổi ý kiến với Bộ Thương binh và xã hội để góp ý kiến giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỨ TRƯỞNG

Lê Tất Đắc

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 6-TBXH-1976 hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp cho thương binh thương tật nặng về hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động, mà cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày do Bộ Thương Binh và xã hội ban hành

  • Số hiệu: 6-TBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 14/05/1976
  • Nơi ban hành: Bộ Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Lê Tất Đắc
  • Ngày công báo: 15/06/1976
  • Số công báo: Số 10
  • Ngày hiệu lực: 29/05/1976
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản