Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54-TC/TCNH | Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1996 |
Căn cứ Quyết định số 390/TTg ngày 27-7-1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đề án thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
Sau khi thống nhất ý kiến với ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Ban chỉ đạo trung ương thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân, Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân khu vực và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong giai đoạn thí điểm như sau:
1- Quỹ tín dụng nhân dân khu vực và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (sau đây gọi tắt là Quỹ tín dụng) là các tổ chức tín dụng thuộc loại hình kinh tế hợp tác, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, được thí điểm thành lập và hoạt động theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
2- Quỹ tín dụng có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp rủi ro, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và hoạt động của quỹ trước pháp luật.
3- Quy tín dụng thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính theo Pháp lệnh kế toán thống kế, chế độ tài chính chung của Nhà nước và những nội dung hướng dãn tại Thông tư này. Quỹ tín dụng thực hiện nguyên tắc công khai về tài chính đối với các thành viên của quỹ.
4- Quỹ tín dụng chịu sự quản lý tài chính của cơ quan tài chính. Năm tài chính của quỹ được tính từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm.
II- NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1- Về nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng:
a) Vốn điều lệ gồm có:
- Cổ phần xác lập do các thành viên góp theo điều lệ của quỹ quy định.
- Cổ phần thường xuyên do Quỹ phát hành cổ phiếu hàng năm.
b) Vốn huy động của Quỹ: Quỹ tín dụng được huy động các nguồn vốn sau:
- Tiền gửi của các thành viên.
- Tiền gửi của các tổ chức và cá nhân.
c) Vốn vay của quỹ tín dụng khu vực, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương và các tổ chức tài chính, tín dụng khác.
2- Chế độ sử dụng và bảo toàn vốn của quỹ tín dụng:
a) Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân được sử dụng vào các mục đích sau:
- Chủ yếu dùng để cho vay.
- Xây dựng và mua sám tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của quỹ.
- Góp vốn điều lệ vào Quỹ tín dụng khu vực (đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở), Quỹ tín nhân dân Trung ương (đối với Quỹ tín dụng nhân dân khu vực).
Mức vốn điều lệ sử dụng cho các mục đích trên do Hội đồng quản trị của Quỹ quyết định, nhưng số vốn sử dụng vào 2 mục đích sau tối đa không quá 50% vốn điều lệ thực có. Các Quỹ tín dụng duy trì mức vốn điều lệ thực có hạch toán trên sổ sách kế toán không được thấp hơn mức vốn pháp định do Ngân hàng Nhà nước quy định.
b) Vốn huy động và vốn vay của Quỹ tín dụng chủ yếu sử dụng để cho vay các tổ chức và cá nhân là thành viên của Quỹ.
Mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay thực hiện đúng chế dộ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
c) Quỹ tín dụng có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn theo quy định: đúng đối tượng, đúng mục đích, có hiệu quả, thu hồi đầy đủ, kịp thời (cả gốc và lãi), bảo toàn được vốn đồng thời Quỹ phải mua bảo hiểm tiền gửi để bảo đảm việc thanh toán đầy đủ, kịp thời cho người gửi tiền vào Quỹ.
Các rủi ro, mất mát vốn trong hoạt động được bù đắp bằng quỹ dự trữ bù đắp rủi ro (quỹ này được hình thành bằng việc trích vào chi phí theo hướng dẫn tại văn bản này).
3- Chế độ thu, chi tài chính của Quỹ tín dụng:
3.1/ Các khoản thu nhập:
a) Thu về nghiệp vụ kinh doanh gồm:
- Thu lãi cho vay gồm các khoản thu lãi cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Thu lãi tiền gửi gồm các khoản thu lãi từ tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
- Thu lãi hùn vốn mua cổ phần.
- Thu về kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
- Thu về kinh doanh ngoại tệ.
- Thu về dịch vụ Ngân hàng.
- Thu khác về hoạt động kinh doanh.
b) Thu khác: Bao gồm các khoản thu khác của Quỹ tín dụng không thuộc phạm vi kinh doanh như tiền thừa quỹ, thừa tài sản...
3.2/ Các khản chi phí:
a) Chi phí nghiệp vụ kinh doanh
- Chi trả lãi tiền gửi. - Chi trả lãi tiền vay.
- Trả lãi phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
- Chi kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
- Chi kinh doanh ngoại tệ.
- Chi khác về nghiệp vụ kinh doanh.
b) Chi phí quản lý:
- Chi lương bao gồm chi trả lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ của Quỹ, chi phụ cấp cho viên chức được biệt phái làm việc tại Quỹ (nếu có).
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp theo lương của những người làm việc trực tiếp tại Quỹ tín dụng theo chế độ quy định.
- Trích khấu hao cơ bản tài sản cố định.
- Chi mua sắm công cụ lao động cần thiết cho hoat động của Quỹ.
- Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản.
- Chi văn phòng phẩm ấn chỉ.
- Chi về kho quỹ.
- Chi về cước phí bưu điện.
- Chi về hội họp của Quỹ.
- Chi về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ của Quỹ.
- Chi điện nước, vệ sinh cơ quan.
- Các khoản chi khác cần thiết cho hoạt động của Quỹ.
c) Chi nộp các khoản thuế theo luật thuế.
d) Trích Quỹ bù đắp rủi ro.
3.3/ Quản lý thu nhập, chi phí:
a) Quỹ tín dụng phải thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu nêu trên có phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh để hạch toán vào thu nhập. Quỹ tín dụng không được để các khoản thu ngoài sổ sách, hoặc không hạch toán vào tài khoản thu nhập.
b) Quỹ tín dụng được chi cho hoạt động của Quỹ theo hướng dẫn sau:
- Các khoản chi phí nghiệp vụ: chi theo số thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động theo mức lãi suất do Hội đồng quản trị quy định theo cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
- Về chi lương, phụ cấp, thù lao công vụ cho viên chức của Quỹ tín dụng do Hội đồng quản trị quyết định theo nghị quyết của Đại hội thường niên. Mức chi lương cần gắn với kết quả kinh doanh của Quỹ, bảo đảm đời sống của cán bộ và phù hợp với mức thu nhập của người lao động cùng ngành nghề trên cùng địa bàn.
- Các khoản chi về tài sản cố định:
+ Trích KHCB tài sản cố định: Hàng năm căn cứ vào giá trị tài sản cố định được trích khấu hao và tỷ lệ trích khấu hao cơ bản theo chế độ Nhà nước quy định, Quỹ tín dụng cần thực hiện trích đúng, trích đủ số KHCB tài sản cố định.
+ Chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản theo nhu cầu cần thiết trong phạm vi kế hoạch năm đã được Đại hội thường niên thông qua. Khi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định phải có dự toán và quyết toán chi chặt chẽ theo chế độ quy định. Chi sửa chữa, bảo dưỡng được hạch toán vào chi phí là số chi cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng tài sản thực tế trong năm đã hoàn thành và quyết toán đã được duyệt.
+ Chi mua sắm công cụ lao động (những phương tiện làm việc không thuộc tài sản cố định): chi mua sắm các công cụ lao động cần thiết cho hoạt động của Quỹ trong phạm vi kế hoạch năm đã được Đại hội thường niên thông qua.
+ Quỹ tín dụng được chi mua bảo hiểm tiền gửi theo hợp đồng bảo hiểm với các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
+ Các khoản chi còn lại như chi cước phí bưu điện, điện nước vệ sinh cơ quan, chi công tác phí, văn phòng phẩm, ấn chỉ ... được chi theo nhu cầu cần thiết cho hoạt động bình thường của quỹ.
c) Các khoản thu, chi bằng ngoại tệ (nếu có) đều được chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh để hạch toán vào thu nhập, chi phí.
d) Quỹ tín dụng hạch toán vào thu nhập, chi phí các khoản thu, chi thực tế phát sinh theo hướng dẫn trên, trên cơ sở có đầy đủ chứng từ hợp pháp.
e) Quỹ bù đắp rủi ro: được trích vào chi phí cả năm từ 1,0% đến 1,5% trên dư nợ bình quan năm theo nguyên tắc: đảm bảo sau khi trích quỹ này, kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng vẫn có lãi. Trong năm, căn cứ vào kết quả kinh doanh và khả năng rủi ro phát sinh, Hội đồng quản trị của Quỹ quyết định mức trích để hình thành quỹ bù đắp rủi ro hàng tháng, hàng quý bảo đảm mức trích thực hiện cả năm trong phạm vi tỷ lệ quy định trên.
h) Quỹ tín dụng có trách nhiệm thực hiện các khoản chi trên theo chế độ Nhà nước quy định và những quy định trong văn bản này. Quỹ tín dụng không được hạch toán vào chi phí các khoản sau đây:
- Các khoản mất mát, tổn thất vốn, tài sản do cá nhân hoặc tập thể gây ra thuộc trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể phải bồi thưởng, không được ghi vào chi phí hoặc sử dụng quỹ rủi ro để bù đắp.
- Các khoản chi xây dựng, mua sắm tài sản cố định phải lấy từ nguồn vốn xây dựng cơ bản để chi.
- Các khoản tổn thất rủi ro thuộc nguồn bù đắp của quỹ bù đắp rủi ro.
Các khoản nêu trên nếu có phát sinh phải sử dụng đúng nguồn để bù đắp.
4/ Phân phối lợi nhuận:
- Lợi nhuận hoạt động hàng năm của Quỹ tín dụng được xác định trên cơ sở: tổng số thu nhập thực hiện năm trừ (-) tổng số chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện năm của Quỹ.
Số lợi nhuận thực hiện hàng năm của Quỹ tín dụng được phân phối như sau:
- Nộp thế lợi tức theo luật đinh (trong thời gian được miễn, giảm các quỹ trích số tiền được miễn, giảm thuế bổ sung vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, không dùng để phân phối ăn chia).
- Số còn lại (coi như 100%) được phân phối tiếp như sau:
+ Trích 5% lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
+ Trích tối thiểu 35% lập quỹ phát triển nghiệp vụ.
+ Chia lợi tức cổ phần theo mức vốn thực góp của từng cổ đông theo điều lệ quy định (mức chia tối đa không quá mức lãi suất cho vay bình quân trong năm tính cho từng số vốn cổ phần thực góp).
+ Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.
Mức trích cụ thể hàng năm cho quỹ phát triển nghiệp vụ, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lơi và chia lợi tức cổ phần do Hội đồng quản trị dự kiến và được Đại hội thường niên xem xét phê duyệt theo nguyên tắc: bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Quỹ, quyền lợi của người góp vốn và của cán bộ làm việc cho quỹ, phù hợp với kết quả hoạt động (lãi) đạt được từng năm.
- Trường hợp kết quả kinh doanh năm bị lỗ được dùng quỹ dự trữ bù đắp rủi ro, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ phát triển nghiệp vụ để bù đắp, nếu vẫn còn thiếu thì được dùng lãi thực hiện của những năm sau để bù đắp theo chế độ quy định. 5/ Quản lý và sử dụng các quỹ:
- Quỹ tín dung phải mở tài khoản hạch toán riêng từng loại quỹ theo chế độ quy định. Việc phân phối và sử dụng các quỹ do Hội đồng quản trị ấn định theo quyết nghị của Đại hội thường niên.
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích để bổ sung tăng thêm vốn điều lệ. Quỹ này được sử dụng vào các mục đích như sử dụng vốn điều lệ hướng dẫn ở điểm 2 phần II nêu trên.
- Quỹ dự trữ bù đắp rủi ro: được hạch toán riêng, dùng để bù đắp những rủi ro tổn thất, thiệt hại về vốn, tài sản trong quá trình hoạt động hoặc kết quả kinh doanh bị lỗ, không được sử dụng vào các mục đích khác, mức sử dụng cụ thể hàng năm do Hội đồng quản trị xem xét quyết định.
- Quỹ khen thưởng dùng để:
+ Chi thưởng thường kỳ và thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong đơn vị có thành tích đóng góp đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
+ Chi thưởng cho các thành viên của quỹ đã có thành tích đóng góp mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Quỹ.
- Quỹ phúc lợi dùng để:
+ Đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản phúc lợi của đơn vị. + Chi cho các nhu cầu phúc lợi của cán bộ công nhân viên của quỹ như: trợ cấp khó khăn, văn hoá, thể dục thể thao...
6/ Nghĩa vụ thu, nộp ngân sách Nhà nước:
Theo Luật thuế hiện hành, Quỹ tín dụng phải nộp đầy đủ kịp thời vào ngân sách Nhà nước theo quy định các khoản thuế sau:
+ Thuế môn bài theo quy định của Chính phủ.
+ Thuế lợi tức: 45% tính trên lợi tức chịu thuế theo Nghị định số 57/CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ. Riêng hai năm đầu mới thành lập, kể từ khi bắt đầu có lợi tức được tạm miễn nộp thuế lợi tức để đầu tư duy trì và mở rộng phạm vi kinh doanh và cho giảm 50% thuế lợi tức trong hai năm tiếp theo (theo hướng dẫn của Bộ tài cính tại văn bản số 198 TC/TCT ngày 25-1-1994).
- Các khoản thuế khác theo luật.
7/ Chế độ hạch toán và kế toán:
- Quỹ tín dụng có trách nhiệm thực hiện mở sổ sách kế toán, ghi chép chứng từ và thực hiện hạch toán, quyết toán tài chính theo đúng quy định của Nhà nước tại Pháp lệnh kế toán - thống kê và các văn bản hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.
- Quỹ tín dụng có trách nhiệm thực hiện lập quyết toán tài chính và gửi cho cơ quan thuế địa phương và Ngân hàng Nhà nước địa phương các báo cáo quý, năm sau đây: + Bảng tổng kết tài sản.
+ Báo cáo quyết toán kết quả kinh doanh.
+ Báo cáo tăng giảm tài sản cố định.
+ Báo cáo tăng giảm các quỹ.
Thời hạn gửi báo cáo:
+ Báo cáo quyết toán quý chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc quý. + Báo cáo quyết toán năm chậm nhất 40 ngày sau khi kết thúc năm.
Quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ tín dụng do Hội đồng quản trị thẩm định và được Đại hội thường niên xem xét phê duyệt. Cơ quan thuế và ngân hàng Nhà nước địa phương thực hiện việc kiểm tra quyết toán tài chính của Quỹ tín dụng theo chức năng quản lý.
8/ Lập kế hoạch tài chính:
Quỹ tín dụng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính năm trình Hội đồng quản tri thẩm định để đưa ra Đại hội thường niên xem xét, phê duyệt làm căn cứ thực hiện. Quỹ tín dụng cần gửi cho cơ quan thuế địa phương và ngân hàng Nhà nước địa phương vào thời điểm trước 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch các tài liệu sau đây để theo dõi thực hiên:
- Kế hoạch nguồn và sử dụng vốn.
- Kế hoạch kết quả kinh doanh.
- Kế hoạch xây dựng và mua sắm tài sản.
- Kế hoạch trích lập và sử dụng các quỹ.
Quỹ tín dụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng và bảo toàn vốn, tài sản của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế và cá nhân cho mục tiêu hợp tác tương trợ lẫn nhau để phát triển sản xuất và đời sống nhân dân đồng thời xây dựng, phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới đã được Chính phủ phê duyệt.
Quỹ tín dụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện chế độ quản lý tài chính của Quỹ theo nội dung hướng dẫn trong văn bản này và chiu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan tài chính và Ngân hàng Nhà nước theo chế độ quy định.
Thông tư này được thực hiện đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân khu vực trong giai đoạn thí điểm và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1996.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
Nguyễn Sinh Hùng (Đã Ký) |
- 1Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành
- 2Nghị định 57-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật thuế lợi tức và Luật thuế lợi tức sửa đổi
- 3Nghị định 48/2001/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 54-TC/TCNH-1996 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân khu vực và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong giai đoạn thí điểm do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 54-TC/TCNH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/09/1996
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra