Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2013/TT-BCT | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT TIỀN CHẤT TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước; Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể việc quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này quy định về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, tồn trữ; chế độ ghi chép, báo cáo, kiểm tra tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp (sau đây gọi tắt là tiền chất công nghiệp).
2. Thông tư này không điều chỉnh hoạt động tạm nhập, tái xuất tiền chất công nghiệp.
3. Tiền chất công nghiệp đã được cấp Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này thì không phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Công Thương về tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật khi nhập khẩu.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp tại Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm của các ngành công nghiệp đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý.
2. Bản sao là bản có chứng thực hoặc đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện), bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp), bản scan từ bản gốc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử).
Điều 4. Danh mục tiền chất công nghiệp
1. Danh mục tiền chất công nghiệp quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục tiền chất công nghiệp được phân theo mức độ nguy hiểm để quản lý, kiểm soát cho phù hợp, gồm tiền chất nhóm 1 và tiền chất nhóm 2:
a) Tiền chất công nghiệp nhóm 1 gồm các hóa chất thiết yếu được sử dụng trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy;
b) Tiền chất công nghiệp nhóm 2 gồm các hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý.
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp theo quy định của pháp luật về hóa chất.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và nhãn của tiền chất; có thông tin đầy đủ về khách hàng theo quy định tại Thông tư này. Có trách nhiệm thông báo cho người mua về mức độ nguy hiểm của tiền chất, về việc phòng ngừa thất thoát tiền chất để điều chế, sản xuất chất ma túy.
3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đề nghị xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý và sử dụng tiền chất nhập khẩu theo đúng mục đích và theo các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tuân thủ chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định tại Thông tư này.
5. Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
6. Trong quá trình hoạt động nếu phát hiện mất hoặc thất thoát tiền chất công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc địa bàn quản lý.
SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, GIAO NHẬN, TỒN TRỮ TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP
Mục 1. SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP
Điều 6. Sản xuất tiền chất công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về sản xuất hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
2. Trong quá trình sản xuất, tổ chức, cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp không để thất thoát tiền chất vào điều chế chất ma túy và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP. Trong quá trình kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải xuất trình được các tài liệu, giấy tờ theo yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo các điều kiện kinh doanh hóa chất:
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về hóa chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng minh các đối tượng trực tiếp tiếp xúc với tiền chất tại cơ sở kinh doanh gồm người phụ trách, người bán hàng, giao hàng, thủ kho đã được đào tạo về an toàn hóa chất.
3. Địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng tiền chất công nghiệp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kho tồn trữ, bảo quản tiền chất hoặc khu vực tồn trữ, bảo quản tiền chất phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn và có các cảnh báo cần thiết tại nơi tồn trữ, bảo quản theo quy định của Luật Hóa chất và Thông tư này.
4. Cơ sở kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Tiền chất công nghiệp phải có đầy đủ nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Chứng từ, hóa đơn mua bán tiền chất phải chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp các loại tiền chất. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tiền chất từ nước ngoài vào Việt Nam thì phải có một trong các tài liệu liên quan đến mua bán tiền chất như: Hợp đồng; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại.
6. Sổ theo dõi tiền chất công nghiệp không được ghi chung với hàng hóa khác. Sổ theo dõi tiền chất gồm các thông tin: Tên đầy đủ của khách hàng; địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại; số fax; tên tiền chất; số lượng mua hoặc bán; số lượng tồn kho; mục đích sử dụng.
7. Có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc có xác nhận của bên mua, bên bán theo quy định của Luật Hóa chất đối với tiền chất công nghiệp là Sulfuric acid và Hydrochloric acid. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua ít nhất 5 (năm) năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 8. Sử dụng tiền chất công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tiền chất công nghiệp phải thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ, về cất giữ, bảo quản hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất và thực hiện các quy định sau:
a) Sử dụng tiền chất công nghiệp đúng mục đích;
b) Lập sổ theo dõi việc sử dụng tiền chất công nghiệp, không ghi chung với hàng hóa khác. Sổ theo dõi tiền chất gồm các thông tin: Tên đầy đủ của khách hàng; địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại; số fax; tên tiền chất; số lượng mua; nồng độ hoặc hàm lượng sử dụng; số lượng tồn kho; mục đích sử dụng;
c) Chứng từ, hóa đơn hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp các loại tiền chất công nghiệp; có phiếu xuất kho, nhập kho;
d) Trong quá trình sử dụng tiền chất công nghiệp để sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức tiêu hao tiền chất trên một đơn vị sản phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân phải có bản cam kết không để thất thoát tiền chất trong quá trình sử dụng vào điều chế chất ma túy và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất.
Mục 2. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP
Điều 9. Xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thực hiện các quy định tại Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và các quy định tại Thông tư này.
2. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
3. Tổ chức, cá nhân trong Khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ các doanh nghiệp nội địa phải có Giấy phép của Bộ Công Thương. Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào Khu chế xuất không phải xin Giấy phép của Bộ Công Thương.
Điều 10. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
a) Đơn đề nghị xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Hợp đồng mua bán tiền chất công nghiệp hoặc một trong các tài liệu: Hợp đồng; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng điện tử thì nộp bản sao theo quy định tại
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong thời gian không quá 3 (ba) ngày, Cục Hóa chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất. Thời gian thông báo không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điểm b Khoản này;
Điều 11. Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với tiền chất công nghiệp nhóm 1, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp cho từng lần nhập khẩu, xuất khẩu theo hóa đơn thương mại hoặc hợp đồng mua bán tiền chất; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 3 (ba) tháng, kể từ ngày cấp phép.
2. Đối với tiền chất công nghiệp nhóm 2, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp theo Hợp đồng mua bán tiền chất hoặc thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 (sáu) tháng, kể từ ngày cấp phép.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân cùng xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhóm 1 và nhóm 2 thì chỉ cấp chung một Giấy phép và có thời hạn trong vòng 6 (sáu) tháng, kể từ ngày cấp phép.
4. Mẫu Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
a) Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này;
b) Bản phô tô Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhóm 1 phải gửi kèm theo hồ sơ báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng của lần cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gần nhất trong năm.
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong thời gian không quá 3 (ba) ngày, Cục Hóa chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất. Thời gian thông báo không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điểm b Khoản này;
5. Thời gian gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Thời gian gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là 3 (ba) tháng, kể từ ngày tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị gia hạn, việc gia hạn chỉ thực hiện trong năm kế hoạch. Mẫu gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Phối hợp kiểm soát trong cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu
Phối hợp kiểm soát trong cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP và Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
Điều 14. Thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
1. Các trường hợp phải thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
a) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung của Giấy phép;
b) Sử dụng giấy tờ giả, cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp Giấp phép;
c) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép chấm dứt hoạt động hoặc phá sản.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện việc thu hồi Giấy phép đã cấp. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép có trách nhiệm gửi Giấy phép hiện có đến cơ quan cấp phép trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Mục 3. GIAO, NHẬN, TỒN TRỮ TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP
Điều 15. Giao, nhận tiền chất công nghiệp
1. Khi giao, nhận tiền chất công nghiệp, bên giao và bên nhận phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu tên, nồng độ, hàm lượng, số lượng, chất lượng, số lô hàng, hạn sử dụng của tiền chất.
2. Người nhận hàng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân, giấy ủy quyền nhận hàng và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, chủng loại tiền chất trong quá trình vận chuyển, giao đầy đủ cho người có trách nhiệm trực tiếp sử dụng và quản lý.
3. Sau khi thực hiện giao, nhận tiền chất, hai bên giao, nhận phải ký và ghi rõ họ tên vào chứng từ xuất kho, nhập kho.
Điều 16. Tồn trữ tiền chất công nghiệp
1. Tiền chất công nghiệp tồn trữ phải được bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.
2. Kho tồn trữ tiền chất công nghiệp phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm treo ở nơi dễ nhận thấy, có hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm và thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm của tiền chất.
3. Phải có trang thiết bị giám sát an toàn hoặc các trang thiết bị cần thiết làm giảm đặc tính nguy hiểm của tiền chất công nghiệp như thông gió, điều chỉnh nhiệt độ, chống nắng, chống cháy, chống lửa, chống ẩm, chống sét, chống tĩnh điện.
4. Các tiền chất công nghiệp tồn trữ phải có nhãn theo quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn. Nhãn tiền chất phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học trong suốt quá trình tồn tại của tiền chất.
5. Có sổ ghi chép riêng về số liệu xuất kho, nhập kho, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp, không ghi chung với hàng hóa, vật tư khác. Trong quá trình tồn trữ, phải thực hiện các biện pháp cần thiết tránh làm mất hoặc thất thoát tiền chất. Trường hợp phát hiện mất hoặc thất thoát tiền chất phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc địa bàn quản lý.
GHI CHÉP, CHỨNG TỪ, BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP
Điều 17. Chế độ ghi chép, chứng từ
1. Tổ chức, cá nhân phải mở sổ riêng theo dõi số lượng tiền chất công nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ.
2. Phiếu xuất kho, nhập kho tiền chất công nghiệp của cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp không được viết chung với các loại hàng hóa, vật tư khác.
3. Thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ khi mua, bán tiền chất công nghiệp theo các quy định hiện hành. Việc mua bán tiền chất công nghiệp không có hóa đơn, chứng từ đều bị coi là kinh doanh trái phép và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Các thông tin, danh sách khách hàng và hồ sơ về tiền chất công nghiệp được lưu giữ trong thời hạn ít nhất 5 (năm) năm đối với tiền chất nhóm 1 và ít nhất 3 (ba) năm đối với tiền chất nhóm 2, kể cả khi tổ chức, cá nhân không tiếp tục hoạt động liên quan đến tiền chất. Trong trường hợp cơ sở hoạt động tiền chất có nhiều chi nhánh thì dữ liệu thông tin tiền chất phải bao gồm tất cả các thông tin có liên quan của các chi nhánh đó.
1. Báo cáo của tổ chức, cá nhân
a) Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm, tổ chức, cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) báo cáo tình hình sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;
b) Trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân có cùng một loại hình hoạt động quy định tại Điểm a, b Khoản này thì báo cáo chung nội dung về tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7, theo thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Trước ngày 10 tháng 6 và trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải kiểm kê, lập báo cáo tình hình kinh doanh gửi Sở Công Thương thuộc địa bàn quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;
đ) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhóm 1, tổ chức, cá nhân phải báo cáo thống kê số lượng, chủng loại tiền chất thực nhập, thực xuất, mục đích sử dụng với Bộ Công Thương, đồng thời gửi Bộ Công an để theo dõi.
2. Báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước
a) Trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12, Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tình hình kinh doanh, tình hình kiểm tra tiền chất công nghiệp của các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại
b) Định kỳ hàng năm, trước ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm và Bộ Công an tình hình quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp theo quy định.
Điều 19. Kiểm tra tiền chất công nghiệp
1. Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất tình hình kinh doanh tiền chất
b) Trường hợp phát hiện vi phạm các quy định về kinh doanh tiền chất tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Sở Công Thương tiến hành kiểm tra đột xuất.
2. Kiểm tra liên ngành tình hình hoạt động tiền chất công nghiệp
a) Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra định kỳ hàng năm tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất trên địa bàn cả nước;
b) Trường hợp phát hiện vi phạm các quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra đột xuất.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Cục Hóa chất có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này. Định kỳ đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tiền chất trên địa bàn cả nước.
2. Các Sở Công Thương có trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát tiền chất công nghiệp thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg và thực hiện các quy định tại
3. Lực lượng Quản lý thị trường
Kiểm tra, kiểm soát tiền chất công nghiệp lưu thông trên thị trường và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế:
a) Quyết định số 134/2003/QĐ-BCN ngày 25 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành danh mục và quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Quyết định số 04/2004/QĐ-BCN ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc bổ sung một số chất vào Danh mục tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp ban hành theo Quyết định số 134/2003/QĐ- BCN;
c) Quyết định số 41/2006/QĐ-BCN ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp sửa đổi Điều 6, Khoản d Điều 8 của Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp;
d) Quyết định số 5041/QĐ-BCT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ sung một số chất vào Danh mục tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 134/2003/QĐ-BCN;
đ) Thông tư số 13/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục hành chính tại Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 134/2003/QĐ-BCN ngày 25 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 41/2006/QĐ-BCN sửa đổi Điều 6, khoản d Điều 8 Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Công văn số 5660/GP-CLH ngày 29/10/2004 của Bộ Công nghiệp về việc giấy phép nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
- 3Công văn số 5581/GP-CLH ngày 26/10/2004 của Bộ Công nghiệp về việc giấy phép nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
- 4Quyết định 134/2003/QĐ-BCN ban hành Danh mục và Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 5Quyết định 04/2004/QĐ-BCN bổ sung một số chất vào danh mục tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp theo Quyết định số 134/2003/QĐ-BCN do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 6Quyết định 5041/QĐ-BCT năm 2009 bổ sung một số chất vào danh mục tiền chất sử dụng trong công nghiệp kèm theo Quyết định 134/2003/QĐ-BCN và 04/2004/QĐ-BCN do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 7Thông tư 13/2011/TT-BCT về sửa đổi thủ tục hành chính tại quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp kèm theo Quyết định 134/2003/QĐ-BCN do Bộ Công Thương ban hành
- 8Thông tư 49/2018/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 42/2013/TT-BCT quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 9Quyết định 231/QĐ-BCT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 41/2006/QĐ-BCN sửa đổi Điều 6, khoản d Điều 8 Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 134/2003/QĐ-BCN ban hành Danh mục và Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 04/2004/QĐ-BCN bổ sung một số chất vào danh mục tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp theo Quyết định số 134/2003/QĐ-BCN do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Quyết định 5041/QĐ-BCT năm 2009 bổ sung một số chất vào danh mục tiền chất sử dụng trong công nghiệp kèm theo Quyết định 134/2003/QĐ-BCN và 04/2004/QĐ-BCN do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 5Thông tư 13/2011/TT-BCT về sửa đổi thủ tục hành chính tại quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp kèm theo Quyết định 134/2003/QĐ-BCN do Bộ Công Thương ban hành
- 6Thông tư 04/2016/TT-BCT sửa đổi một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực
- 7Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCT năm 2016 hợp nhất Thông tư quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Thông tư 27/2016/TT-BCT sửa đổi, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
- 9Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất Thông tư quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10Thông tư 32/2017/TT-BCT về hướng dẫn Luật hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 11Thông tư 49/2018/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 42/2013/TT-BCT quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 12Quyết định 231/QĐ-BCT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương kỳ 2019-2023
- 1Công văn số 5660/GP-CLH ngày 29/10/2004 của Bộ Công nghiệp về việc giấy phép nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
- 2Công văn số 5581/GP-CLH ngày 26/10/2004 của Bộ Công nghiệp về việc giấy phép nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
- 3Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 4Nghị định 80/2001/NĐ-CP hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước
- 5Nghị định 58/2003/NĐ-CP quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
- 6Luật Hóa chất 2007
- 7Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 8Nghị định 26/2011/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất
- 9Quyết định 52/2011/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 11Nghị định 82/2013/NĐ-CP về danh mục chất ma túy và tiền chất
Thông tư 42/2013/TT-BCT quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 42/2013/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2013
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Lê Dương Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra