- 1Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
- 2Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- 3Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 4Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2017/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2017 |
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Hiệp định tài trợ số 5354-VN ký ngày 24 tháng 4 năm 2014 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Hiệp hội phát triển quốc tế;
Căn cứ Công văn số 8858/BTC-QLN của Bộ Tài chính ngày 03 tháng 7 năm 2017 về việc góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT;
Căn cứ Công văn số 244/BGDĐT-KHTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 24 tháng 01 năm 2017 về việc góp ý về sửa đổi Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng, Giám đốc Ban quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”:
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH- BTC-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và thực hiện Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và thực hiện Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới:
1. Bổ sung
“10. Người nhận tiền: là người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình để nhận gói trợ giúp xã hội hợp nhất, gồm các đối tượng sau: (a) Những người đại diện cho hộ gia đình đăng ký nhận tiền; (b) Người được người đại diện cho hộ gia đình đăng ký nhận tiền ủy quyền; (c) Người có tên trong danh sách nhận thay cho hộ gia đình được Ủy ban nhân dân xã xác nhận, nhưng không phải là cán bộ, nhân viên của cơ quan chi trả.”
2. Sửa đổi, bổ sung các
a) Sửa đổi
"b) Lập, tổng hợp kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính của Dự án và báo cáo tình hình hoạt động của Dự án tại tỉnh, định kỳ hàng quý báo cáo tình hình hoạt động, giải ngân của Dự án tại tỉnh cho Ban Quản lý Dự án trung ương và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định cụ thể trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án tỉnh;”
b) Sửa đổi
“9. Bưu điện tỉnh, Bưu điện huyện: có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 15 của Thông tư này. Bưu điện huyện thực hiện chi trả đúng đối tượng theo danh sách của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện; hàng quý, cuối năm ngân sách quyết toán số đối tượng đã nhận và số chưa nhận hưởng trợ cấp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện. Trường hợp xảy ra mất tiền trong quá trình tổ chức thực hiện chi trả, chi trả không đúng đối tượng hưởng, không đúng số tiền theo danh sách chi trả, Bưu điện huyện có trách nhiệm thu hồi, bồi hoàn cho đối tượng hưởng hoặc cho cơ quan đã ký hợp đồng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
c) Sửa đổi
"b) Lập danh sách chi trả hàng tháng theo mức hỗ trợ quy định; thực hiện rút dự toán ngân sách cho gói trợ giúp xã hội nằm trong dự toán giao; cuối năm ngân sách, nộp trả ngân sách số tiền chưa chi trả cho đối tượng hưởng. Thực hiện chuyển tiền và cung cấp danh sách chi trả hàng tháng cho Bưu điện huyện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 15 của Thông tư này.”
d) Bổ sung
“c) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách cộng tác viên thôn, bản. Quản lý các hoạt động của cộng tác viên thôn, bản theo Quy trình quản lý, báo cáo của mạng lưới cộng tác viên thôn, bản Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” được ban hành tại Quyết định số 76/QĐ-BQLDA ngày 22/6/2016 của Vụ trưởng, Giám đốc Ban quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” và kế hoạch hoạt động của cộng tác viên thôn, bản được Ban Quản lý Dự án trung ương phê duyệt. Hàng tháng, lập và chuyển danh sách cộng tác viên thôn, bản cho Bưu điện chi trả, chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi hồ sơ thanh toán cho cộng tác viên thôn, bản (bản sao) do Bưu điện chuyển sang.”
3. Sửa đổi, bổ sung
“a) Hồ sơ đăng ký tham gia: Đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ có đơn đăng ký tham gia Dự án (Phụ lục kèm theo) và các giấy tờ theo từng đối tượng như sau:
- Đối với phụ nữ mang thai: Giấy khám thai hoặc Phiếu siêu âm (trong đó ghi rõ họ và tên, năm sinh, địa chỉ của người mang thai, tuổi thai nhi, thời điểm dự kiến sinh) có xác nhận của cơ sở y tế;
- Đối với trẻ em từ 0 tuổi đến dưới 03 tuổi: Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của trẻ em hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (đối với các xã đặc biệt khó khăn) về ngày tháng năm sinh của trẻ em vào đơn đăng ký tham gia Dự án;
- Đối với trẻ em từ 03 tuổi đến 15 tuổi: Bản sao giấy khai sinh của trẻ em hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (đối với các xã đặc biệt khó khăn) về ngày tháng năm sinh của trẻ em và xác nhận về việc trẻ em hiện không đi học của Ủy ban Nhân dân xã vào Đơn đăng ký tham gia Dự án.”
4. Sửa đổi
“2. Tổ chức chi trả gói trợ giúp xã hội hợp nhất qua cơ quan Bưu điện:
a) Tổ chức ký hợp đồng về việc chi trả gói trợ giúp xã hội hợp nhất cho các hộ gia đình với cơ quan Bưu điện:
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi ngân sách nhà nước (ngân sách trong nước và vốn ngoài nước) thực hiện các chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Thông tư này ký hợp đồng về việc chi trả gói trợ giúp xã hội hợp nhất cho các hộ gia đình với Bưu điện huyện và gửi 02 bản hợp đồng cho Ban Quản lý Dự án tỉnh và Ban Quản lý dự án trung ương để làm cơ sở thanh toán phí chi trả cho Bưu điện huyện;
- Ban Quản lý Dự án tỉnh ký hợp đồng về thanh toán phí dịch vụ chi trả cho đối tượng và chi trả thù lao cho các cộng tác viên thôn, bản với Bưu điện tỉnh theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
b) Chuyển tiền thực hiện chi trả:
- Hàng tháng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng hưởng chính sách trợ cấp, hỗ trợ theo gói trợ giúp xã hội hợp nhất cho từng hộ gia đình (bao gồm đối tượng tăng, giảm so với tháng trước); số kinh phí chi trả trợ cấp, hỗ trợ trong tháng (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng bảo trợ xã hội); thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước, lập ủy nhiệm chi chuyển tiền cho Bưu điện huyện và danh sách chi trả tháng sau (bao gồm danh sách gói trợ cấp hộ gia đình và danh sách cộng tác viên thôn bản) cho Bưu điện huyện trước ngày 30;
- Hàng tháng, Ban Quản lý Dự án trung ương căn cứ đề nghị chuyển tiền tạm ứng của Ban Quản lý Dự án tỉnh về phí dịch vụ trả Bưu điện và thù lao cho các cộng tác viên thôn, bản (tháng sau); làm các thủ tục kiểm soát và chuyển tiền vào tài khoản giao dịch của Bưu điện tỉnh mở tại ngân hàng trong vòng 7 ngày làm việc;
- Bưu điện tỉnh chuyển tiền thù lao cho các cộng tác viên thôn, bản vào tài khoản giao dịch của các Bưu điện huyện mở tại ngân hàng trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền từ Ban Quản lý Dự án trung ương.
c) Địa điểm và thời gian chi trả:
- Chi trả gói trợ giúp xã hội hợp nhất cho các hộ gia đình từ ngày 05 đến ngày 18 hàng tháng theo các hình thức sau:
Tập trung tại điểm Bưu điện văn hóa xã, Bưu cục hoặc địa điểm chi trả do Bưu điện bố trí (đối với xã, phường không có điểm Bưu điện văn hóa xã, Bưu cục) cho các hộ gia đình;
Tại nhà đối với hộ gia đình mà đối tượng không thể tự đến điểm Bưu điện văn hóa xã, Bưu cục hoặc địa điểm chi trả do Bưu điện bố trí như người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng không có người nhận trợ cấp thay và các hộ gia đình gặp khó khăn trong việc đi nhận tiền tại điểm chi trả tập trung. Danh sách các đối tượng này do cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã lập, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xác nhận, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp và chuyển Bưu điện huyện chi trả;
- Chi trả thù lao cho cộng tác viên thôn, bản được thực hiện tại địa điểm chi trả tập trung và thời gian chi trả như đối với chi trả gói trợ giúp xã hội hợp nhất. Cộng tác viên thôn, bản phải trực tiếp đến nhận tiền thù lao và không được ủy quyền cho người khác nhận thay. Trong 3 tháng liên tục, cộng tác viên thôn, bản không đến nhận tiền thì khoản thù lao này bị cắt không chi trả cho cộng tác viên thôn, bản, Bưu điện huyện thông báo cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội biết để xử lý.
d) Quy trình thực hiện chi trả:
- Đối với gói trợ giúp xã hội hợp nhất cho các hộ gia đình:
Căn cứ danh sánh chi trả hàng tháng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp. Bưu điện huyện chuyển danh sách hộ gia đình cho các điểm chi trả để tổ chức chi trả cho các hộ gia đình. Bưu điện huyện bố trí các điểm chi trả thuận tiện cho hộ gia đình đến nhận tiền;
Cán bộ chi trả của Bưu điện yêu cầu người nhận tiền ký nhận và ghi rõ họ và tên vào danh sách chi trả; đồng thời, cán bộ chi trả của Bưu điện ký xác nhận vào sổ theo dõi lĩnh tiền trợ cấp của hộ gia đình. Trường hợp người nhận tiền không có khả năng ký nhận được dùng ngón tay để điểm chỉ và cán bộ chi trả hỏi và ghi rõ họ tên người nhận tiền. Trường hợp hộ gia đình không đến lĩnh tiền trợ cấp hoặc trường hợp cán bộ đến chi trả tại nhà nhưng không có người nhận, cán bộ chi trả nộp lại số kinh phí chưa chi trả cho Bưu điện huyện để chuyển trả vào tháng sau;
Trường hợp 02 tháng liên tục hộ gia đình không nhận tiền, cán bộ chi trả của Bưu điện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do đối tượng chết, mất tích hoặc chuyển khỏi địa bàn, Ủy ban nhân dân xã thông báo cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội biết để làm các thủ tục cắt trợ cấp hoặc tạm dừng chi trả trợ cấp theo quy định.
- Đối với chi trả thù lao cho cộng tác viên thôn, bản: Bưu điện huyện chuyển danh sách chi trả cho các điểm Bưu điện thực hiện chi trả và yêu cầu cộng tác viên thôn, bản nhận tiền ký nhận và ghi rõ họ và tên vào danh sách chi trả.
đ) Báo cáo và quyết toán:
- Hàng tháng, Bưu điện huyện tổng hợp và báo cáo số hộ gia đình, cộng tác viên thôn, bản đã nhận tiền, số tiền đã chi trả và danh sách các hộ gia đình, cộng tác viên thôn, bản chưa nhận tiền trợ cấp để chuyển chi trả vào tháng sau cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Dự án tỉnh, Bưu điện tỉnh trước ngày 20 hàng tháng; đồng thời sao gửi Ủy ban nhân dân xã trên địa bàn để theo dõi, giám sát;
- Hàng tháng, Bưu điện huyện chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận) quyết toán kinh phí đã chi trả cho các hộ gia đình và chuyển trả phần kinh phí không chi hết (đối với tháng 12) cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở quyết toán ngân sách nhà nước; chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận) quyết toán kinh phí đã chi trả cho cộng tác viên thôn, bản và chuyển trả phần kinh phí không chi hết (đối với tháng 12) cho Bưu điện tỉnh tổng hợp làm cơ sở quyết toán với Ban Quản lý Dự án trung ương;
- Hàng tháng, Bưu điện tỉnh chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận) quyết toán kinh phí đã chi trả cho cộng tác viên thôn, bản và chuyển trả phần kinh phí không chi hết (đối với quý IV) cho Ban Quản lý Dự án trung ương;
- Hàng quý, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển báo cáo quyết toán số liệu chi trả cho 3 đối tượng tăng thêm của dự án và xác nhận của Kho bạc huyện về kinh phí chi cho 3 đối tượng tăng thêm của Dự án về Ban Quản lý dự án tỉnh tổng hợp gửi Ban Quản lý dự án Trung ương làm thủ tục hoàn ứng với Ngân hàng Thế giới.
- Định kỳ hàng quý, năm, Ban Quản lý Dự án tỉnh tổng hợp, báo cáo tình hình chi trả, quyết toán kinh phí chi trả cho Ban Quản lý Dự án trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 9 năm 2017.
2. Bãi bỏ
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
- 1Quyết định 2231/QĐ-TTg năm 2013 đàm phán Hiệp định Tài trợ và văn kiện pháp lý liên quan của Dự án "Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội" với Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2233/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục dự án "Hỗ trợ cải thiện hệ thống trợ giúp xã hội, giai đoạn 2013 - 2016" do Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2183/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 552/QĐ-BKHĐT năm 2017 về Quy chế quản lý và sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á và Cơ quan phát triển Pháp thuộc Cấu phần 2 của Dự án hỗ trợ đối tác công tư (P3SP) do Bộ Kế hoạch đầu tư ban hành
- 5Quyết định 1490/QĐ-TTg về bổ sung dự toán kinh phí chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 4571/LĐTBXH-BĐG về hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 98/2017/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài chính
- 8Quyết định 542/QĐ-UBDT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và chế độ quản lý tài chính của Nhà khách Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 9Thông tư 37/2019/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và thực hiện Dự án "Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam" vay vốn Ngân hàng Thế giới do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 5158/VBHN-BLĐTBXH năm 2017 về hợp nhất Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và thực hiện Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam" vay vốn Ngân hàng Thế giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
- 2Quyết định 2231/QĐ-TTg năm 2013 đàm phán Hiệp định Tài trợ và văn kiện pháp lý liên quan của Dự án "Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội" với Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2233/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục dự án "Hỗ trợ cải thiện hệ thống trợ giúp xã hội, giai đoạn 2013 - 2016" do Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- 5Quyết định 2183/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 7Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 8Quyết định 552/QĐ-BKHĐT năm 2017 về Quy chế quản lý và sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á và Cơ quan phát triển Pháp thuộc Cấu phần 2 của Dự án hỗ trợ đối tác công tư (P3SP) do Bộ Kế hoạch đầu tư ban hành
- 9Quyết định 1490/QĐ-TTg về bổ sung dự toán kinh phí chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 4571/LĐTBXH-BĐG về hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Thông tư 98/2017/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài chính
- 12Quyết định 542/QĐ-UBDT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và chế độ quản lý tài chính của Nhà khách Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 13Thông tư 37/2019/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 21/2017/TT-BLĐTBXH về sửa đổi Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và thực hiện Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 21/2017/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/08/2017
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
- Ngày công báo: 01/09/2017
- Số công báo: Từ số 647 đến số 648
- Ngày hiệu lực: 22/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực