Hệ thống pháp luật

BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/2010/TT-BQP

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG LÀM CÔNG TÁC VĂN THƯ, BẢO MẬT, LƯU TRỮ TRONG QUÂN ĐỘI

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét tính chất, đặc điểm nhiệm vụ của lực lượng làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,

THÔNG TƯ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng thuộc biên chế làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên đến cấp Bộ Quốc phòng.

2. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật cấp trung đoàn, lữ đoàn, tiểu đoàn độc lập và tương đương.

3. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác lưu trữ chuyên trách cấp sư đoàn và tương đương.

4. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng giữ chức vụ chỉ huy, quản lý, phụ trách phòng, ban, bộ phận Văn thư, bảo mật đang hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc

1. Mức 3, hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung, áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

2. Mức 4, hệ số 0,1 so với mức lương tối thiểu chung, áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư này.

Điều 4. Cách tính chi trả chế độ phụ cấp

1. Cách tính phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng theo công thức:

Mức phụ cấp được hưởng = Hệ số được hưởng x Mức lương tối thiểu chung.

2. Phụ cấp trách nhiệm công việc quy định tại Thông tư này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3. Khi không đảm nhiệm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ thì từ tháng tiếp theo trở đi thôi hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Nguồn kinh phí bảo đảm

1. Các đơn vị hưởng lương từ ngân sách, kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp tại Thông tư này do ngân sách nhà nước bảo đảm, được dự toán trong ngân sách thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị.

2. Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính trong quân đội được áp dụng thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư này, nhưng phải tự cân đối nguồn kinh phí.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

2. Chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

3. Những trường hợp được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư này thì không được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo Quyết định số 501/QĐ-QP ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Bộ Quốc phòng về thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm trong quân đội.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/TCCT) để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Nguyễn Văn Được

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 207/2010/TT-BQP Quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng thuộc biên chế làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

  • Số hiệu: 207/2010/TT-BQP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 20/12/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
  • Người ký: Nguyễn Văn Được
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản