- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Luật phòng, chống rửa tiền 2012
- 3Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
- 4Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
- 5Luật Hải quan 2014
- 6Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 7Nghị định 87/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền
- 1Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 153/QĐ-NHNN năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2023
- 3Quyết định 154/QĐ-NHNN năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2019/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2019 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền; Căn cứ Nghị định số 87/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền;
Căn cứ Nghị định số 122/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền
1.
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; cập nhật thông tin khách hàng; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; phòng, chống tài trợ khủng bố; nội dung, hình thức các báo cáo: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; mức giá trị của ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan và giấy tờ phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, kim loại quý, đá quý.”
2. Bổ sung
“Điều 3a. Đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố
Đối tượng báo cáo có trách nhiệm:
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc gia, ngành và lĩnh vực của mình, đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố để hiểu rõ các rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố (đối với khách hàng, quốc gia hoặc khu vực địa lý, các sản phẩm, dịch vụ, giao dịch hoặc kênh phân phối) của mình; kết quả đánh giá phải được Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt, ký ban hành.
2. Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của mình, đối tượng báo cáo phải xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro được phát hiện từ báo cáo đánh giá rủi ro và phải được Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt, ký ban hành.
3. Hàng năm đối tượng báo cáo phải cập nhật, sửa đổi, bổ sung kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và chính sách, quy trình quản lý rủi ro đã ban hành.
4. Kết quả đánh giá hoặc cập nhật rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và chính sách, quy trình quản lý rủi ro phải được gửi về Ngân hàng Nhà nước (Cục Phòng, chống rửa tiền) và gửi cho cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp đối tượng báo cáo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được ký, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung; đồng thời phải được phổ biến, công khai trong toàn hệ thống của đối tượng báo cáo.
5. Chính sách và quy trình quản lý rủi ro phải bao gồm các biện pháp kiểm soát tăng cường đối với rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố và các biện pháp kiểm soát đơn giản đối với rủi ro thấp về rửa tiền, tài trợ khủng bố.
6. Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế, căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng và tổ chức trung gian phải có các chính sách và thủ tục trên cơ sở rủi ro để xác định:
a) Các giao dịch đủ điều kiện thực hiện;
b) Các biện pháp xử lý phù hợp gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc các biện pháp giám sát sau giao dịch khi giao dịch thiếu các thông tin về người chuyển tiền, người thụ hưởng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư này.”
3. Bổ sung
“Điều 3b. Trách nhiệm cập nhật thông tin khách hàng
Trên cơ sở các biện pháp nhận biết khách hàng, đối tượng báo cáo phải thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu, rủi ro và mối quan hệ kinh doanh đã thu thập được của khách hàng vào hệ thống cơ sở dữ liệu.”
4. Sửa đổi tên và
“Điều 7. Giao dịch chuyển tiền điện tử”
“c) Cá nhân, tổ chức là người chuyển tiền, người thụ hưởng:
(i) Cá nhân: Họ tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực; số tài khoản (nếu có); mã số giao dịch; số tiền, loại tiền giao dịch; địa chỉ liên hệ; địa chỉ thường trú; địa chỉ tạm trú; quốc gia;
(ii) Tổ chức: Tên; mã số thuế; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số tài khoản; mã số giao dịch; số tiền, loại tiền giao dịch; địa chỉ liên hệ; địa chỉ đặt trụ sở; quốc gia;
(iii) Đối với chuyển tiền điện tử trong nước: Nếu người chuyển tiền, người thụ hưởng là người nước ngoài, ngoài các thông tin quy định tại điểm c(i) và c(ii) Khoản này phải có thông tin về số thị thực nhập cảnh (nếu có), địa chỉ nơi cư trú ở nước ngoài và địa chỉ tại Việt Nam;
(iv) Đối với giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài: Thông tin đối với cá nhân (số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực) và tổ chức (mã số thuế, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của người thụ hưởng là không bắt buộc;
(v) Đối với giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: Thông tin đối với cá nhân (số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực); đối với tổ chức (mã số thuế, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của người chuyển tiền là không bắt buộc.”
5. Bổ sung
“5. Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế có giá trị tương đương từ một nghìn đô la Mỹ trở lên, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng phải xác thực, nhận dạng người thụ hưởng theo quy định tại Điều 11 Luật phòng, chống rửa tiền và phải lưu giữ các thông tin này theo quy định.
6. Trong quá trình giao dịch và sau giao dịch, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng phải thực hiện các biện pháp giám sát để phát hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế thiếu các thông tin về người khởi tạo lệnh chuyển tiền hoặc người thụ hưởng quy định tại điểm c khoản 2 Điều này và áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3a.
7. Đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tiền, tài sản và tuân thủ các quy định cấm thực hiện giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong danh sách chỉ định của các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và danh sách đen do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật.”
6.
“1. Khi phát hiện hoặc có căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân trong danh sách chỉ định của các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hoặc trong danh sách đen do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật hoặc cá nhân, tổ chức khác có hành vi liên quan đến tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, đồng thời báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.”
7.
“c) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố: Tên; quốc tịch; các thông tin khác như số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản, mã số giao dịch;”
8. Sửa đổi tên
“Điều 9. Mức giá trị của ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan và giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, kim loại quý, đá quý phải khai báo hải quan”
“4. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân bao gồm người cư trú, người không cư trú xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, kim loại quý, đá quý phải khai báo hải quan:
a) Đối với việc xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý, đá quý (trừ vàng):
(i) Hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức được phép kinh doanh, mua bán kim loại quý, đá quý; các giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc hợp pháp của kim loại quý, đá quý trong trường họp không có hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức được phép kinh doanh mua bán kim loại quý, đá quý;
(ii) Các giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng thì giấy tờ liên quan xuất trình cho Hải quan được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Nếu hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc bằng tiếng nước ngoài:
(i) Đối với cá nhân xuất cảnh: bản dịch tiếng Việt có chứng thực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cá nhân nhập cảnh trước đó đã xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
(ii) Đối với cá nhân nhập cảnh: bản chính hoặc bản sao có chứng thực.”
9.
“Điều 10b. Phòng, chống tài trợ khủng bố
1. Đối tượng báo cáo phải thường xuyên cập nhật kịp thời danh sách chỉ định của các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và danh sách đen do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật được đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ Công an và thực hiện rà soát khách hàng, các bên liên quan và giao dịch theo các danh sách này.
2. Đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 3 đến Điều 14 và Điều 16 đến Điều 18 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền (đã được sửa đổi, bổ sung) để nhận biết khách hàng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa liên quan đến tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.
3. Khi nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo phải thực hiện trì hoãn giao dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền hoặc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tiên, tài sản theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố; báo cáo giao dịch đáng ngờ về tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố cho Cục Phòng, chống rửa tiền; báo cáo việc trì hoãn giao dịch hoặc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tiền, tài sản cho Bộ Công an, Cục Phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
4. Nội dung, thời hạn gửi báo cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Thông tư này.”
10. Bổ sung
“Điều 10c. Cập nhật thông tin khách hàng có tham gia thỏa thuận pháp lý
1. Thỏa thuận pháp lý bao gồm các thỏa thuận được thiết lập bằng văn bản giữa tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về ủy thác, ủy quyền đối với việc quản lý và sử dụng tiền, tài sản.
2. Ngoài các thông tin khách hàng cần phải thu thập, cập nhật theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo có trách nhiệm yêu cầu khách hàng khi mở tài khoản hoặc thiết lập mối quan hệ kinh doanh hoặc thực hiện giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo cung cấp các thông tin để xác định việc tham gia thỏa thuận pháp lý, gồm:
a) Tên của tổ chức, cá nhân ủy thác, ủy quyền (nếu có);
b) Ngày, tháng, năm của văn bản ủy thác, ủy quyền;
c) Nội dung ủy thác, ủy quyền bao gồm giá trị tiền, tài sản được ủy thác, ủy quyền thực hiện giao dịch;
d) Quốc gia của tổ chức, cá nhân ủy thác, ủy quyền được thiết lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật;
đ) Số định danh của ủy thác, ủy quyền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (nếu có);
e) Thông tin định danh người hưởng lợi và thông tin của cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có).
3. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm nhận dạng, xác minh và lưu giữ hồ sơ liên quan đến ủy thác, ủy quyền gồm các thông tin tối thiểu được đề cập tại khoản 2 Điều này.”
11.
“Điều 12. Trách nhiệm thi hành
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cục Phòng, chống rửa tiền) có trách nhiệm:
1. Trình Thống đốc về việc phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia và kế hoạch hành động giải quyết rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc gia cho các Bộ: Công an, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Ngoại giao, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; đăng tải kết quả đánh giá rủi ro quốc gia và kế hoạch hành động giải quyết rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc gia trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
2. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Thống đốc ban hành hướng dẫn tiêu chí đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố để đối tượng báo cáo thực hiện.
3. Trình Thống đốc quy định việc áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường phù hợp với mức độ rủi ro rửa tiền đối với các mối quan hệ kinh doanh và giao dịch với khách hàng là tổ chức, cá nhân đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố do Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) xác lập và công bố để đối tượng báo cáo thực hiện.
4. Trình Thống đốc có văn bản gửi các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này và đối tượng báo cáo về danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày FATF xác lập và công bố để áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường phù hợp.
5. Căn cứ mức độ rủi ro quốc gia, lĩnh vực và đối tượng báo cáo về rửa tiền và tài trợ khủng bố, tham mưu trình Thống đốc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các đối tượng báo cáo theo thẩm quyền.”
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 35/2013/TT-NHNN chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019.
2. Bãi bỏ
| KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Quyết định 378/QĐ-NHNN năm 2011 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 121/QĐ-BCĐPCRT năm 2012 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền
- 3Quyết định 2112/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2617/TCHQ-ĐTCBL năm 2020 cập nhật thông báo về danh sách cảnh báo công khai của FATF do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Quyết định 624/QĐ-NHNN năm 2021 về Quy chế hoạt động của Tổ giúp việc thực hiện hành động sau đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) đối với Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Luật Phòng, chống rửa tiền 2022
- 7Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền
- 8Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 9Quyết định 153/QĐ-NHNN năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2023
- 10Quyết định 154/QĐ-NHNN năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi quy định về phòng, chống rửa tiền tại Thông tư 35/2013/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Văn bản hợp nhất 40/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất Thông tư về hướng dẫn thực hiện quy định về phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 153/QĐ-NHNN năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2023
- 6Quyết định 154/QĐ-NHNN năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Quyết định 378/QĐ-NHNN năm 2011 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Luật phòng, chống rửa tiền 2012
- 4Quyết định 121/QĐ-BCĐPCRT năm 2012 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền
- 5Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
- 6Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống rửa tiền
- 7Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
- 8Luật Hải quan 2014
- 9Quyết định 2112/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 11Nghị định 87/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền
- 12Công văn 2617/TCHQ-ĐTCBL năm 2020 cập nhật thông báo về danh sách cảnh báo công khai của FATF do Tổng cục Hải quan ban hành
- 13Quyết định 624/QĐ-NHNN năm 2021 về Quy chế hoạt động của Tổ giúp việc thực hiện hành động sau đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) đối với Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 14Luật Phòng, chống rửa tiền 2022
- 15Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền
Thông tư 20/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về phòng, chống rửa tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 20/2019/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/11/2019
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Kim Anh
- Ngày công báo: 26/11/2019
- Số công báo: Từ số 911 đến số 912
- Ngày hiệu lực: 14/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực