- 1Nghị định 427-HĐBT năm 1990 ban hành Quy chế biên giới Việt - Lào do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 42-HĐBT năm 1991 về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 99-HĐBT năm 1992 ban hành Quy chế về khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 179/2001/TT-BQP | Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2001 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 179/2001/TT-BQP NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 34/2000/NĐ-CP NGÀY 18-8-2000 VỀ QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
I. KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, VÙNG CẤM
1. Xác định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm.
a) Khu vực biên giới.
Khu vực biên giới đất liền quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/CP bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền (sau đây gọi tắt là xã biên giới và được ghi trong phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này).
b) Vành đai biên giới.
Việc xác định vành đai biên giới căn cứ vào tình hình quốc phòng, an ninh trật tự, kinh tế, địa hình và yêu cầu quản lý bảo vệ biên giới ở từng địa phương để quy định cho phù hợp.
Trường hợp đặc biệt do địa hình, yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới ở những khu vực nhất định, nếu có quy định khác với điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 34/CP thì Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c) Vùng cấm.
Trong khu vực biên giới ở những nơi cần thiết, quan trọng, hoặc từng thời điểm cần thiết để đảm bảo cho an ninh, quốc phòng, kinh tế thì xác định vùng cấm. Vùng cấm có thể xác lập trong vành đai biên giới hoặc ngoài vành đai biên giới thuộc khu vực biên giới.
Vùng cấm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành nào thì ngành chức năng đó thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự và Ban Giám đốc Công an tỉnh để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ quyết định.
Vùng cấm được quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành và quy chế quản lý, bảo vệ do cơ quan quyết định vùng cấm ban hành.
Khi xác định vùng cấm nếu cần di dời dân phải thông báo trước và thực hiện đền bù theo quy định của pháp luật.
d) Căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa phương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với Ban Giám đốc Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Ban biên giới tỉnh và các ngành chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xác định phạm vi "vành đai biên giới", "vùng cấm" và báo cáo Chính phủ.
Quyết định xác định "vành đai biên giới", "vùng cấm" phải lập thành hồ sơ, có sơ đồ và đánh dấu trên thực địa bằng các biển báo.
2. Các loại biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới" và "vùng cấm" làm theo mẫu thống nhất bằng xi măng cốt thép mác 200, cắm ở những nơi cần thiết, dễ nhận biết. Trên biển báo viết bằng ba thứ tiếng thành 03 dòng: Dòng thứ nhất viết bằng chữ Việt Nam, dòng thứ hai viết bằng chữ của nước tiếp giáp tương ứng, dòng thứ ba viết bằng chữ Anh. Quy cách, kích thước biển báo, chữ của biển báo theo phụ lục số 2a, 2b, 2c kèm theo Thông tư này.
a) Tiến hành khảo sát lại "vành đai biên giới", "vùng cấm" và vị trí cắm biển báo các khu vực đã được xác định theo các Nghị định số 427/HĐBT ngày 12/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào; Nghị định số 42/HĐBT ngày 29/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia; Nghị định số 99/HĐBT ngày 27/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc; nếu còn phù hợp với Nghị định 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này thì giữ nguyên, nếu không còn phù hợp thì phải điều chỉnh lại theo Nghị định 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này.
b) Những nơi trước đây chưa xác định "vành đai biên giới", "vùng cấm" theo các Nghị định 427/HĐBT, Nghị định 42/HĐBT, Nghị định 99/HĐBT nêu trên thì thực hiện theo Nghị định 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này.
II. CƯ TRÚ, ĐI LẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONGKHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
1. Cư trú trong khu vực biên giới.
a) Ngoài những người quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP, những người được Công an tỉnh cấp giấy phép cho cư trú ở khu vực biên giới quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP gồm:
- Những người đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch và quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới.
- Những người đến khu vực biên giới để đoàn tụ với gia đình (cha mẹ, vợ, chồng hoặc con) hiện có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
- Cán bộ, công nhân, viên chức của các cơ quan, cơ sở kinh tế, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang đã đăng ký hộ khẩu tập thể ở khu vực biên giới, nay nghỉ hưu, thôi việc muốn ở lại cư trú khu vực biên giới thì phải chuyển đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định của pháp luật.
Những người đang cư trú hợp pháp ở khu vực biên giới (có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới) đã được cấp chứng minh nhân dân biên giới, khi chuyển chỗ ở khỏi khu vực biên giới phải đến cơ quan Công an nơi cấp để đổi giấy chứng minh nhân dân và chuyển hộ khẩu đến nơi cư trú mới theo quy định của pháp luật.
b) Những người đến làm ăn, sinh sống ở khu vực biên giới trước khi Nghị định 34/CP có hiệu lực nhưng chưa được Công an tỉnh cấp giấy phép, chưa đăng ký hộ khẩu thì Đồn biên phòng phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn, chính quyền sở tại tiến hành kiểm tra, xem xét. Nếu đủ điều kiện được cư trú ở khu vực biên giới thì hướng dẫn làm thủ tục chuyển đến nơi cư trú mới và phải đăng ký hộ khẩu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp họ thuộc diện cấm cư trú ở khu vực biên giới như quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/CP thì Bộ đội biên phòng thống nhất với cơ quan Công an tham mưu cho chính quyền sở tại có biện pháp giáo dục, vận động yêu cầu họ rời khỏi khu vực biên giới.
2. Ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới.
a) Công dân Việt Nam ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 34/CP. Những người không có chứng minh nhân dân phải có giấy tờ do Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp, trong giấy phải ghi rõ nơi cư trú, mục đích, lý do ra, vào đi lại hoạt động trong khu vực biên giới. Phải xuất trình giấy tờ khi cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Công an xã, phường, thị trấn biên giới đang làm nhiệm vụ yêu cầu. Nếu nghỉ qua đêm phải trình báo, đăng ký tạm trú với Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú theo đúng quy định về đăng ký và quản lý hộ khẩu. Hết hạn tạm trú phải rời khỏi khu vực biên giới, nếu có nhu cầu lưu lại thì phải đến nơi đã đăng ký tạm trú để xin gia hạn.
b) Người nước ngoài ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 34/CP, khi đến địa điểm ghi trong giấy phép phải trình báo với Đồn biên phòng hoặc chính quyền sở tại và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an, chính quyền địa phương.
Người nước ngoài đi trong tổ chức Đoàn cấp cao quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 34/CP là Đoàn từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên đến khu vực biên giới, cơ quan chủ quản phải cử cán bộ đi cùng và thông báo cho Bộ đội biên phòng, Công an cấp tỉnh nơi đến biết ít nhất 24 giờ trước khi đến.
c) Việc đi lại, hoạt động, tạm trú của nhân dân trong khu vực biên giới hai nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về Quy chế biên giới và thoả thuận giữa hai nước.
3. Ra, vào, cư trú, hoạt động trong vành đai biên giới.
a) Chỉ những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP mới được cư trú trong vành đai biên giới; những người không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 4 nói trên khi được phép đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới phải tuân thủ theo các quy định trong Nghị định 34/CP, hết thời gian cho phép phải rời khỏi vành đai biên giới. Trong thời gian đi lại, hoạt động ở vành đai biên giới phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn của Bộ đội biên phòng.
b) Trường hợp hết thời gian cho phép đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới nhưng chưa giải quyết xong công việc, nếu có nhu cầu chính đáng cần phải lưu lại thì đến nơi đã khai báo tạm trú để đăng ký gia hạn tạm trú theo quy định và thông báo cho Đồn biên phòng sở tại biết.
Các hoạt động có liên quan đến vành đai biên giới phải thực hiện theo các quy định của Nghị định 34/CP như sau:
a) Nếu là người, phương tiện Việt Nam (trừ những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP khi đi vào vành đai biên giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 11 Nghị định 34/CP và phải trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại, nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an.
b) Nếu là người, phương tiện nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 11 Nghị định 34/CP. Nếu đi cùng với người của cơ quan, tổ chức Việt Nam thì đại diện cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ, phải trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại, nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an.
a) Việc xây dựng khu dân cư, điểm họp chợ biên giới, bến bãi neo đậu của các loại phương tiện; xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện các xí nghiệp, nông, lâm trường, trạm, trại, khu kinh tế liên doanh, khu du lịch, dịch vụ và các khu kinh tế khác có liên quan đến đường biên giới quốc gia phải được quy hoạch và thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Giám đốc công an tỉnh trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Các hoạt động nêu tại điểm a trên đây thực hiện theo các quy định trong Nghị định 34/CP, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và Hiệp định về quy chế biên giới mà Việt Nam đã ký kết với các nước tiếp giáp.
c) Các chủ dự án thực hiện các công trình nêu tại điểm a của mục này liên quan đến đường biên giới quốc gia phải thông báo cho Đồn biên phòng và Uỷ ban nhân dân huyện sở tại biết ít nhất 7 ngày trước khi tiến hành.
III. QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI
a) Tại trạm kiểm soát liên hợp các cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng chuyên ngành. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ định cơ quan chủ trì và ban hành quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan đó.
b) Tại trạm kiểm soát liên hợp, Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát đối với người, phương tiện ra, vào hoạt động ở khu vực biên giới, khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng được pháp luật quy định.
c) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hoạt động tại trạm kiểm soát liên hợp phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, biển kiểm soát theo quy định của từng ngành.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Nghị định 34/CP và các văn bản hướng dẫn thi hành tới các cấp, các ngành ở địa phương, tuyên truyền phổ biến sâu rộng tới quần chúng nhân dân quán triệt để tổ chức thực hiện thống nhất.
3. Việc lập dự toán ngân sách để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 25 Nghị định 34/CP, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính có Thông tư hướng dẫn riêng.
4. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng giúp Bộ Quốc phòng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định 34/CP và Thông tư này. Hàng năm tiến hành sơ kết và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện về Bộ Quốc phòng.
Phạm Văn Trà (Đã ký) |
DANH SÁCH CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Kèm theo Thông tư số: 179/2001/TT-BQP ngày 22 tháng 01 năm 2001)
Tỉnh biên giới | Huyện biên giới | Xã biên giới | Ghi chú |
I. Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc | |||
1. Quảng Ninh | 1. Thị xã Móng Cái | 1- Hải Sơn | |
2. Quảng Hà | 8- Quảng Sơn | ||
3. Bình Liêu | 10- Đồng Văn | ||
2. Lạng Sơn | 1. Đình Lập | 1- Bắc Xa | |
2. Lộc Bình | 3- Tam Gia | ||
3. Cao Lộc | 7- Mẫu Sơn | ||
4. Văn Lãng | 13- Tân Mỹ | ||
5. Tràng Định | 18. Đào Viên | ||
3. Cao Bằng | 1. Thạch An | 1- Đức Long | |
2. Quảng Hoà | 2- Mỹ Mưng | ||
3. Hạ Lang | 6- Cô Ngân | ||
4. Trùng Khánh | 14- Đàm Thuỷ | ||
5. Trà Lĩnh | 21- Tri Phương | ||
6. Hà Quảng | 26- Tổng Cọt | ||
7. Thông Nông | 35- Vị Quang | ||
8. Bảo Lạc | 37- Xuân Trường | ||
9. Bảo Lâm | 42- Đức Hạnh | ||
4. Hà Giang | 1. Mèo Vạc | 1. Sơn Vĩ | |
2. Đồng Văn | 4. Đồng Văn | ||
3. Yên Minh | 13. Thắng Mỗ | ||
4. Quản Bạ | 17. Bát Đại Sơn | ||
5. Vị Xuyên | 22. Minh Tân | ||
6. Hoàng Su Phì | 27. Thèn Chu Phìn | ||
7. Xín Mần | 31. Nàn Xỉn | ||
5. Lào Cai | 1. Bắc Hà | 1. Sán Chải | |
2. Mường Khương | 4. Tả Gia Khâu | ||
3. Bảo Thắng | 13. Bản Phiệt | ||
4. Bát Sát | 14. Quang Kim | ||
5. Thị xã Lào Cai | 24. Phường Lào Cai | ||
6. Lai Châu | 1. Sìn Hồ | 1. Huổi Luông | |
2. Phong Thổ | 4. Ma Li Pho | ||
3. Huyện Mường Tè | 16. Hua Bum | ||
II- Tuyến biên giới | |||
1. Tỉnh Lai Châu | 1. Mường Tè | 1. Mường Nhé | |
2. Mường Lay | 5. Mương Mươn | ||
3. Điện Biên | 10. Thanh Nưa | ||
2. Tỉnh Sơn La | 1. Sông Mã | 1. Mường Lèo | |
2. Mai Sơn | 11. Phiêng Pằn | ||
3. Yên Châu | 12. Phiêng Khoài | ||
4. Mộc Châu | 16. Lóng Sập | ||
3. Thanh Hoá | 1. Thường Xuân | 1. Bát Mọt | |
2. Lang Chánh | 2. Yên Khương | ||
3. Quan Sơn | 3. Tam Lư | ||
4. Quan Hoá | 9. Hiền Kiệt | ||
5. Mường Lát | 10. Trung Lý | ||
4. Nghệ An | 1. Quế Phong | 1. Thông Thụ | |
2. Tương Dương | 5. Nhôn Mai | ||
3. Kỳ Sơn | 9. Mỹ Lý | ||
4. Con Cuông | 20- Châu Khê | ||
5. Anh Sơn | 22- Phúc Sơn | ||
6. Thanh Chương | 23- Hạnh Lâm | ||
5. Hà Tĩnh | 1. Hương Sơn | 1- Sơn Hồng | |
2. Hương Khê | 3- Vũ Quang | ||
6. Quảng Bình | 1. Tuyên Hoá | 1- Thanh Hoá | |
2. Minh Hoá | 2- Dân Hoá | ||
3. Bố Trạch | 5- Thượng Trạch | ||
4. Quảng Ninh | 6- Trường Sơn | ||
5. Lệ Thuỷ | 7- Ngân Thuỷ | ||
7. Quảng Trị | 1. Đak Rông | 1- A Bung | |
2. Hướng Hoá | 5- Hướng Lập | ||
8. Thừa Thiên Huế | 1. A Lưới | 1- Hồng Thuỷ | |
9. Quảng Nam | 1. Hiên | 1- A Tiêng | |
2. Nam Giang | 9- La Ê Ê | ||
10. Kon Tum | 1. Đắk Glei | 1- Đắk Blô | |
2. Ngọc Hồi | 4- Đắk Dục | ||
III. Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia | |||
1. Tỉnh Kon Tum | 1. Ngọc Hồi | 1- Sa Loong | |
2. Sa Thầy | 2- Mô Rai | ||
2. Tỉnh Gia Lai | 1. Ia Grai | 1- Ia O | |
2. Đức Cơ | 3- Ia Dom | ||
3. Chư Prông | 6- Ia Púch | ||
3. Đắc Lắc | 1. Ea Súp | 1- Ya Tờ Mốt | |
2. Buôn Đôn | 4- Krông Na | ||
3. Cư Jút | 5- Ea Pô | ||
4. Đắk Mil | 6- Đắk Lao | ||
5. Đắc Rlấp | 9- Quảng Trực | ||
4. Bình Phước | 1. Lộc Ninh | 1- Lộc Thành | |
2. Phước Long | 11- Đắk Ơ | ||
5. Tây Ninh | 1. Tân Châu | 1- Tân Hoà | |
2. Tân Biên | 5- Tân Lập | ||
3. Châu Thành | 8- Phước Vinh | ||
4. Bến Cầu | 14- Long Phước | ||
5. Trãng Bàng | 19- Phước Chỉ | ||
6. Long An | 1. Đức Huệ | 1- Mỹ Quý Đông | |
2. Thạnh Hoá | 5- Thuận Bình | ||
3. Mộc Hoá | 7- Bình Thạnh | ||
4. Vĩnh Hưng | 12- Tuyên Bình | ||
5. Tân Hưng | 17- Hưng Hà | ||
7. Đồng Tháp | 1. Tân Hồng | 1- Thông Bình | |
2. Hồng Ngự | 4- Bình Thạnh | ||
8. An Giang | 1. Tân Châu | 1- Vĩnh Xương | |
2. An Phú | 3- Phú Hữu | ||
3. Thị xã Châu Đốc | 10- Vĩnh Ngươn | ||
4. Tịnh Biên | 12- Nhơn Hưng | ||
5. Tri Tôn | 16- Lạc Quới | ||
9. Kiên Giang | 1. Kiên Lương | 1- Vĩnh Điều | |
2. Thị xã Hà Tiên | 4- Mỹ Đức | ||
Tổng số: | |||
+ Tuyến Việt Nam - Trung Quốc có 6 tỉnh | 32 Huyện biên giới | 159 Xã, Phường biên giới (trong đó có 150 xã, 6 phường, 3 thị trấn) | |
+ Tuyến Việt Nam - Lào có 10 tỉnh | 31 Huyện biên giới | 140 xã phường biên giới (trong đó có 139 xã, 1 thị trấn) | Huyện Mường Tè |
+ Tuyến Việt Nam - Campuchia có 9 tỉnh | 30 Huyện biên giới | 101 xã phường biên giới (trong đó có 100 xã, 1 phường) | Huyện Ngọc Hồi giáp 2 nước. |
Tổng cộng: có25 tỉnh biên giới đất liền | Cộng: 93 Huyện biên giới đất liền. | Tổng cộng: Có 400 xã, phường, thị trấn biên giới |
- 1Nghị định 02/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bộ đội biên phòng
- 2Nghị định 34/2014/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Việt Nam
- 3Thông tư 43/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 34/2014/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 427-HĐBT năm 1990 ban hành Quy chế biên giới Việt - Lào do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 42-HĐBT năm 1991 về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 02/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bộ đội biên phòng
- 4Nghị định 99-HĐBT năm 1992 ban hành Quy chế về khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- 6Nghị định 34/2014/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Việt Nam
Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 179/2001/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/01/2001
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Phạm Văn Trà
- Ngày công báo: 08/04/2001
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 06/02/2001
- Ngày hết hiệu lực: 11/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực