Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168/2011/TT-BTC | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2011 |
HƯỚNG DẪN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê 2003;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành;
Căn cứ Quyết định số 312/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Đổi mới, đồng bộ các Hệ thống chỉ tiêu thống kê;
Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Bộ Tài chính hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng thông tin thống kê về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thống kê nhà nước về hải quan là hoạt động thống kê do ngành Hải quan tổ chức thực hiện, bao gồm: thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; số vụ việc vi phạm pháp luật về hải quan; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và các thống kê nghiệp vụ khác.
2. Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) là quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, công bố, lưu trữ, hợp tác và trao đổi thông tin về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (các thông tin về mặt hàng, mã hàng, đơn vị tính, lượng, trị giá, nước - vùng lãnh thổ đối tác …) của Việt Nam do Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.
Các cụm từ “thống kê thương mại hàng hóa quốc tế” và “thống kê ngoại thương hàng hóa” đều được hiểu giống như cụm từ “thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” được đề cập đến trong Thông tư này.
3. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó.
4. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định các giao dịch được tính đến hoặc không tính đến trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ theo phạm vi của các giao dịch có thể phân loại hệ thống thương mại thành ba loại hệ thống thương mại khác nhau:
- Hệ thống thương mại đặc biệt sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thị trường nội địa và khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, địa điểm gia công, sản xuất xuất khẩu…
- Hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo hệ thống thương mại đặc biệt và bổ sung thêm khu kinh tế - thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu, đặc khu kinh tế …
- Hệ thống thương mại chung sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng và bổ sung thêm kho ngoại quan, khu vực tự do thuế quan (khu vực tự do thương mại, tự do công nghiệp (cảng tự do, kho tự do …).
Sơ đồ: Mô tả các hệ thống thương mại trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
5. Siêu dữ liệu (metadata) thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: là hệ thống các dữ liệu mô tả dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích làm cho các tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin hiểu rõ hơn số liệu và bản phân tích thông tin thống kê; so sánh số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam với số liệu thống kê tương tự của các nước, vùng lãnh thổ.
6. Kế hoạch công bố thông tin: là lịch được xây dựng trước để xác định cụ thể thời gian công bố thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
7. Điều chỉnh thông tin thống kê: là việc sửa đổi và bổ sung thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã công bố khi có thông tin mới đầy đủ và chính xác hơn, hoặc khi có sự thay đổi cơ bản về khái niệm, định nghĩa, danh mục phân loại và nguồn số liệu để đảm bảo tính chân thực và tính so sánh của thông tin thống kê qua các thời kỳ.
Điều 4. Nguyên tắc thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
1. Đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời và chính xác của thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp thống kê, hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc.
3. Đảm bảo tính liêm chính, minh bạch, độc lập, không trùng lặp và chồng chéo trong quá trình thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Đảm bảo tính so sánh của số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu song phương của Việt Nam với số liệu thống kê tương tự của các nước, vùng lãnh thổ.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Không thực hiện, cản trở thực hiện, thực hiện không đúng, không đủ trong quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp và báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Cố ý làm sai lệch thông tin thống kê, công bố thông tin thống kê sai sự thật.
3. Tiết lộ thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước cho các tổ chức, cá nhân sử dụng không đúng thẩm quyền và mục đích.
4. Tiết lộ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân khi chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó cho các tổ chức, cá nhân sử dụng không đúng thẩm quyền, mục đích.
5. Thực hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật về thống kê.
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 6. Hệ thống thương mại trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam áp dụng theo hệ thống thương mại chung do Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.
Trong một số trường hợp để phục vụ cho nghiên cứu, so sánh và phân tích, thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam có thể được thực hiện theo hệ thống thương mại đặc biệt hoặc hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng.
Điều 7. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Toàn bộ hàng hóa đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam (xuất khẩu) hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan của Việt Nam (nhập khẩu) làm giảm đi hoặc tăng thêm nguồn vật chất của Việt Nam đều thuộc phạm vi thống kê. Những hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam nhưng không làm tăng thêm hoặc giảm đi nguồn vật chất của Việt Nam thì không thuộc phạm vi thống kê.
2. Hàng hóa xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa tái xuất, được đưa ra nước ngoài làm giảm đi nguồn vật chất của Việt Nam. Trong đó:
a) Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất và chế biến trong nước theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;
b) Hàng hóa tái xuất là những hàng hóa Việt Nam đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.
3. Hàng hóa nhập khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng hóa tái nhập, được đưa vào trong nước làm tăng thêm nguồn vật chất của Việt Nam. Trong đó:
a) Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;
b) Hàng hóa tái nhập là những hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu, sau đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.
Điều 8. Hàng hóa được tính đến trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi của các tổ chức, cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm các loại hình:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các hợp đồng gia công với nước ngoài;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư;
e) Hàng hóa kinh doanh theo loại hình tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập (loại trừ những hàng hóa nêu tại
g) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan và hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài;
h) Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới không có hợp đồng mua bán;
i) Hàng hóa vượt quá tiêu chuẩn hành lý cá nhân theo quy định và phải nộp thuế của người xuất cảnh hoặc nhập cảnh;
k) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại hình vay nợ, viện trợ của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và nước ngoài;
l) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tài sản di chuyển của các tổ chức, cá nhân mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài.
2. Hàng hóa trong một số trường hợp đặc thù:
a) Vàng phi tiền tệ: vàng ở các dạng thanh, thỏi, bột, vụn, vảy… do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ Ngân hàng nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước) xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, gia công, chế tác … theo quy định của pháp luật;
b) Tiền giấy, tiền xu, chứng khoán chưa phát hành, không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền giấy, tiền xu;
c) Hàng hóa trả lại;
d) Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro … liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;
e) Quà tặng, quà biếu của các tổ chức, cá nhân;
g) Hàng hóa đưa đi ra nước ngoài tham dự triển lãm; hội chợ; mẫu chào hàng; tài liệu giáo dục, đào tạo; động vật để làm giống; động vật và dụng cụ phục vụ biểu diễn xiếc, nghệ thuật, thi đấu thể thao; phương tiện chuyên chở sau đó được bán, tặng ở nước ngoài và hàng hóa của nước ngoài nhập vào nước ta với các mục đích trên, sau đó không tái xuất khẩu;
h) Băng từ, đĩa từ, CD-ROM và các phương tiện trung gian khác đã ghi âm, hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính có mục đích sử dụng chung hoặc mua hoặc bán thông thường có tính chất thương mại (trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng);
i) Điện, nước, xăng dầu, dầu thô và khí đốt;
k) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức thương mại điện tử: việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các thủ tục hải quan thông thường;
l) Hàng hóa giao dịch theo hình thức hàng đổi hàng giữa các nước, vùng lãnh thổ mà không thanh toán;
m) Hàng hóa gửi hoặc nhận qua bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;
n) Hàng hóa cung ứng cho máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác trong hành trình giao thông quốc tế.
Điều 9. Hàng hóa không tính đến trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
1. Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển, bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển tải.
2. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập có thời hạn như: hàng tham dự triển lãm, hội chợ; mẫu chào hàng; tài liệu giáo dục, đào tạo; động vật để làm giống; động vật và dụng cụ phục vụ các chuyến biểu diễn xiếc, nghệ thuật, thi đấu thể thao; phương tiện chuyên chở đưa vào sau đó lại đưa ra khỏi Việt Nam và ngược lại;
3. Hàng hóa mua hoặc bán của các cửa hàng miễn thuế.
4. Hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu, hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa.
5. Hàng hóa thuộc loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
6. Hàng hóa luân chuyển giữa các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế với nhau và với nội địa (do đã tính trong thống kê khi hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ hải quan).
7. Hàng hóa trong một số trường hợp đặc thù:
a) Vàng tiền tệ: vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ và cân đối tiền tệ quốc gia (vàng tiền tệ được phân loại trong phân nhóm 7108.20 theo danh mục biểu thuế nhập khẩu);
b) Tiền xu đang lưu hành, tiền giấy và tiền séc đã phát hành trong khâu lưu thông;
c) Hàng hóa chính phủ gửi hoặc nhận với các cơ quan đại diện ngoại giao, các đại sứ quán;
d) Hàng hóa thuộc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị…) với thời hạn dưới 12 tháng;
e) Hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư;
g) Hàng hóa với chức năng là phương tiện, công cụ chuyên chở như: công-ten-nơ, thùng, chai … rỗng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa;
h) Các sản phẩm, nội dung số trao đổi trong thương mại điện tử (ví dụ: phim, nhạc, các phần mềm tải về hoặc tải lên...);
i) Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa;
k) Hàng hóa đi vào hoặc đi ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam bất hợp pháp.
Điều 10. Nguồn số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ các nguồn số liệu sau:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các chứng từ kèm theo hồ sơ hải quan bao gồm vận đơn, tờ khai trị giá, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và các chứng từ liên quan khác;
b) Các báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các Chi cục Hải quan và các đơn vị khác thuộc ngành Hải quan;
c) Các nguồn thông tin bổ sung khác.
2. Khi quy đổi dữ liệu để phục vụ cho mục đích thống kê (ví dụ: quy đổi trị giá thống kê, lượng thống kê, đơn vị tính thống kê, đồng tiền sử dụng trong thống kê …), các tổ chức, cá nhân làm thống kê không được làm thay đổi thông tin nghiệp vụ hải quan.
Điều 11. Thời điểm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thời điểm thống kê là thời điểm cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan.
2. Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì thời điểm thống kê là thời điểm đăng ký tờ khai. Trong quá trình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nếu có sự thay đổi so với khai ban đầu thì khi thống kê sẽ điều chỉnh theo thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Các trường hợp sửa chữa, điều chỉnh tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan qua các quy trình nghiệp vụ thì thời điểm thống kê là thời điểm đăng ký tờ khai. Những nội dung thay đổi phải được cập nhật vào các hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ và điều chỉnh khi thống kê.
4. Các trường hợp thay, hủy tờ khai thì số liệu sẽ được loại trừ khỏi số liệu đã thống kê trước đó.
5. Những thông tin thay đổi quy định tại Khoản 2, 3 và 4 của Điều này được thể hiện trong số liệu lũy kế của kỳ hiện hành và số liệu báo cáo của kỳ điều chỉnh.
Điều 12. Danh mục phân loại hàng hóa sử dụng trong thống kê
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thống kê của Việt Nam được phân loại theo danh mục biểu thuế xuất khẩu và các danh mục biểu thuế nhập khẩu hiện hành.
2. Danh mục Phân loại thương mại quốc tế chuẩn (Danh mục SITC) và các danh mục phân loại khác theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc được sử dụng cho mục đích phân tích kinh tế và mục đích thống kê khác.
Điều 13. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trị giá do các tổ chức, cá nhân làm thống kê xây dựng phục vụ cho mục đích tổng hợp, báo cáo thống kê theo nguyên tắc sau:
a) Trị giá thống kê hàng hóa nhập khẩu là trị giá loại CIF (tức là trị giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương).
b) Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu là trị giá loại FOB (tức là trị giá được tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương).
Trong từng trường hợp cụ thể, trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xây dựng theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 của Điều này.
2. Trị giá thống kê đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế:
a) Trị giá thống kê là trị giá tính thuế nếu hàng hóa có trị giá theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương (đối với hàng hóa xuất khẩu) và trị giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương (đối với hàng hóa nhập khẩu).
b) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường bộ qua biên giới đất liền, trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tính theo trị giá DAF hoặc DAP.
3. Đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu, theo giá bán tại cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên (giá CIF, giá DAF, giá DAP);
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu, theo giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF, giá DAP).
4. Trong trường hợp trị giá thống kê của hàng hóa không xác định được như quy định tại Khoản 2 và 3 của Điều này thì quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng FOB (đối với hàng hóa xuất khẩu) và trị giá theo điều kiện giao hàng CIF (đối với hàng hóa nhập khẩu). Các tổ chức, cá nhân làm thống kê căn cứ vào các thông tin trong bộ hồ sơ hải quan và các thông tin liên quan để quy đổi.
5. Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù:
a) Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực của hàng hóa khi xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Trường hợp hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải được điều chỉnh khi có giá chính thức;
c) Tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông có trị giá thống kê là chi phí để sản xuất tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của các loại hàng hóa này);
d) Băng từ, đĩa từ, CD-ROM và các phương tiện trung gian khác đã ghi âm, hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính được xuất khẩu, nhập khẩu có tính chất thương mại: thống kê theo trị giá giao dịch toàn bộ của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin), trừ chi phí giấy phép sử dụng bản quyền nếu được tách riêng;
e) Hàng gia công xuất khẩu: tính toàn bộ trị giá cấu thành của sản phẩm theo giá FOB, DAF hoặc DAP. Trường hợp không xác định được trị giá theo các loại giá trên thì tính theo công thức:
Giá một đơn vị hàng hóa gia công xuất khẩu bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu của một sản phẩm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;
g) Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: tính trị giá của hàng hóa khi được bán, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính;
h) Hàng hóa kèm dịch vụ: trị giá thống kê xác định theo giá FOB (đối với xuất khẩu) hoặc CIF (đối với nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ;
i) Các giao dịch không phải khai trị giá (ví dụ như: hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo …) thì trị giá của hàng hóa trong thống kê được xác định theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam và các quy định nêu tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 14. Đơn vị tính trong thống kê
1. Đơn vị tính trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng thống nhất theo quy định áp dụng cho tờ khai hải quan.
2. Khi quy đổi các đơn vị tính số lượng khác cho mục đích thống kê phải căn cứ vào chỉ tiêu trọng lượng tổng, trọng lượng tịnh, đơn giá bình quân và một số chỉ tiêu khác khai trên tờ khai và các chứng từ liên quan.
Điều 15. Nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại trong thống kê
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: nước, vùng lãnh thổ đến cuối cùng xác định được tại thời điểm xuất khẩu, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam: là nước, vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa theo các quy định về xuất xứ của Việt Nam.
3. Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ gửi hàng hóa (là nước mà từ đó hàng hóa được chuyển vào Việt Nam) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác.
4. Mã nước, vùng lãnh thổ trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tuân thủ theo hệ thống mã tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166.
Điều 16. Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê
1. Đồng tiền sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ.
2. Các ngoại tệ khác khi quy đổi sang đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Điều 17. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tổng cục Hải quan: xây dựng các kế hoạch, nghiên cứu, phát triển và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo quy định.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố: xây dựng và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê phải dựa trên các quy định của Thông tư này.
Điều 18. Thu thập, xử lý thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tổ chức thu thập, xử lý thông qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan.
1. Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính đầy đủ của dữ liệu trên tờ khai hải quan và các chứng từ liên quan, tính chính xác của thông tin qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan;
b) Tiếp nhận, kiểm tra, sửa và phản hồi thông tin nghi ngờ sai, dữ liệu sai của tờ khai và chứng từ liên quan.
2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng tờ khai và các chứng từ liên quan, tính chính xác của thông tin qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan trong cơ sở dữ liệu điện tử;
b) Kiểm tra và phản hồi thông tin nghi ngờ sai, thông tin sai giữa các cấp.
3. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng tờ khai và các chứng từ liên quan, tính chính xác của thông tin qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan trong cơ sở dữ liệu điện tử trên phạm vi toàn quốc;
b) Kiểm tra, phát hiện, hướng dẫn các đơn vị hải quan các cấp xử lý lỗi trong quá trình thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Tổ chức thu thập thông tin khác ngoài hồ sơ hải quan.
1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính ra quyết định điều tra thống kê đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
2. Các tổ chức, cá nhân trong phạm vi điều tra thống kê phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Việc điều tra thống kê được tiến hành đúng phương pháp chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Luật Thống kê.
Điều 20. Chế độ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:
a) Báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước theo hệ thống mẫu biểu quy định và các báo cáo thống kê đột xuất khác.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành định kỳ sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin.
2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các chi cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu.
3. Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Hải quan, các tổ chức, cá nhân lập và ký duyệt các báo cáo thống kê phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời của những thông tin thống kê thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Điều 21. Phân tích và dự báo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tổng cục Hải quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng và thực hiện phân tích, dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Các phân tích thống kê hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu phải phản ánh trung thực và khách quan tình hình xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 22. Điều chỉnh thông tin thống kê
- Điều chỉnh hiện thời: điều chỉnh tại kỳ báo cáo tiếp theo đối với báo cáo kỳ 15 ngày và báo cáo tháng. Số liệu điều chỉnh được thể hiện ở số liệu lũy kế;
- Điều chỉnh 6 tháng đầu năm: điều chỉnh trong vòng 60 ngày sau khi hoàn thành báo cáo tháng 6 đối với các báo cáo kỳ và tháng đã công bố;
- Điều chỉnh năm: điều chỉnh trong vòng 90 ngày sau khi hoàn thành báo cáo năm đối với các báo cáo kỳ, tháng và năm đã công bố. Thông tin sau khi được điều chỉnh năm trở thành thông tin chính thức.
Số liệu điều chỉnh 6 tháng đầu năm và số liệu điều chỉnh năm được thể hiện ở số liệu báo cáo và số liệu lũy kế của từng kỳ, tháng và năm.
2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm giải thích nguyên nhân điều chỉnh cho tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu để chứng minh tính hợp lệ của số liệu điều chỉnh và được thể hiện trong kế hoạch công bố thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 23. Công bố thông tin thống kê
1. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xây dựng, thông báo kế hoạch công bố thông tin xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện công bố thông tin cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo kế hoạch.
2. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được công bố là các thông tin thống kê tổng hợp.
4. Thời điểm công bố khác nhau áp dụng đối với từng trạng thái thông tin khác nhau:
a) Thông tin ước tính: công bố vào ngày 25 hàng tháng;
b) Thông tin sơ bộ: công bố trong vòng 05 ngày sau khi gửi báo cáo đối với các báo cáo kỳ và tháng;
- Tổng cục Hải quan công bố thông tin điều chỉnh thường xuyên tại các thời điểm khác nhau tương ứng với 3 hình thức điều chỉnh thường xuyên:
+ Điều chỉnh hiện thời: thông tin điều chỉnh được công bố trong kỳ báo cáo tiếp theo;
+ Điều chỉnh 6 tháng đầu năm: thông tin điều chỉnh được công bố trước ngày 01/10 của năm hiện thời;
+ Điều chỉnh năm: thông tin điều chỉnh được công bố trước ngày 01/5 của năm tiếp theo.
- Tổng cục Hải quan tiến hành công bố thông tin điều chỉnh không thường xuyên ngay khi điều chỉnh xong.
5. Thông tin công bố theo bản điện tử hoặc bản giấy.
Điều 24. Đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo thực tế của Việt Nam và phù hợp với các khuyến nghị của tổ chức khu vực và quốc tế, cụ thể:
1. Xây dựng khung đảm bảo chất lượng thông tin thống kê bao gồm các biện pháp đo lường và các chỉ số đảm bảo chất lượng.
2. Xây dựng cơ chế phản hồi để tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 25. Siêu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai siêu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm các thông tin mô tả số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn liên quan;
b) Các khái niệm, định nghĩa và các mô tả phương pháp luận;
c) Quá trình thu thập, xử lý thông tin; các nguồn số liệu, cơ sở dữ liệu;
d) Các danh mục bảng chuẩn thống kê; các mẫu biểu thống kê, giải thích thông tin liên quan và hướng dẫn cách ghi biểu; các sản phẩm thống kê;
e) Các quy định và hướng dẫn về: công bố, điều chỉnh, đảm bảo chất lượng và bảo mật thông tin;
g) Các văn bản, tài liệu của các tổ chức khu vực, quốc tế liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Thông tin về tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê.
1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:
a) Cung cấp, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế trong khuôn khổ các thỏa thuận, cam kết hợp tác song phương, đa phương và các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hợp tác kỹ thuật, trao đổi thông tin, so sánh số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế;
2. Việc hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin được quy định tại Điều này phải thực hiện dựa trên nguyên tắc thống nhất với các chỉ tiêu đã công bố.
1. Việc hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác (cơ quan nghiên cứu, các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan thông tin truyền thông …) căn cứ trên các quy định của pháp luật có liên quan và văn bản hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin được ký kết giữa cấp có thẩm quyền của các bên.
2. Trong trường hợp cung cấp, trao đổi thông tin ngoài phạm vi văn bản tại Khoản 3 Điều này phải có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.
3. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được cung cấp, trao đổi là các thông tin thống kê tổng hợp. Trong trường hợp đặc biệt, để phục vụ mục đích quản lý nhà nước, Tổng cục Hải quan cung cấp các thông tin thống kê chi tiết.
1. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xây dựng và quản lý kho dữ liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Thời hạn lưu trữ các báo cáo và cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Bảo mật thông tin thống kê
1. Thông tin thống kê thuộc diện phải bảo mật là các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân và các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước (sau đây gọi là thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).
2. Việc bảo quản, lưu trữ, công bố, cung cấp và báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Danh mục bí mật nhà nước phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các chi cục Hải quan và những người tham gia vào hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam phải thực hiện như sau:
a) Không công bố thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Khi công bố thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo không làm lộ các thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Đảm bảo an toàn thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cung cấp thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 30. Hệ thống tổ chức thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan
1. Hệ thống tổ chức thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan gồm có:
a) Tại Tổng cục Hải quan: Cục Công nghệ thông tin & Thống kê hải quan;
b) Tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: các Trung tâm Dữ liệu & Công nghệ thông tin và công chức hải quan làm công tác thống kê tại các đơn vị chức năng trực thuộc;
c) Tại các Chi cục Hải quan: công chức hải quan tham gia vào các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan và công tác thống kê.
2. Các công chức hải quan làm công tác thống kê được quy định tại Điểm b và c, Khoản 1 của Điều này có thể là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
1. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổng cục Hải quan:
a) Tổ chức, xây dựng các quy trình thống kê; hướng dẫn, kiểm tra Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện công tác thống kê thống nhất trên phạm vi toàn quốc;
b) Ban hành các quy định về hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng trong toàn ngành Hải quan;
c) Xây dựng, quản lý, vận hành, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ mục đích thống kê;
d) Tổ chức thu thập, xử lý, phân tích, dự báo, cung cấp, báo cáo, công bố số liệu thống kê đến người sử dụng theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức và thực hiện điều tra thống kê khi cần thiết;
g) Ban hành Niên giám Thống kê hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam;
h) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân gửi báo cáo cung cấp thông tin để phục vụ cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
i) Hợp tác, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các tổ chức trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
k) Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực làm công tác thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:
a) Tổ chức thực hiện công tác thống kê theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;
b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các Chi cục Hải quan và các đơn vị thuộc Cục;
c) Cung cấp và báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến các tổ chức thuộc phạm vi địa bàn phụ trách cho mục đích quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của Chi cục Hải quan:
Tổ chức thực hiện công tác thống kê theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan phải tuân theo các quy định sau:
a) Những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và thông tin thống kê cụ thể gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân chỉ phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước. Việc sử dụng những thông tin này phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về bảo mật thông tin;
b) Không làm sai lệch số liệu thống kê để phục vụ cho mục đích riêng;
c) Khi sử dụng phải đảm bảo tính trung thực của thông tin và trích dẫn nguồn thông tin của Tổng cục Hải quan;
d) Không sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào việc làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của đơn vị cung cấp thông tin và lợi ích của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có các quyền hạn sau:
a) Mọi tổ chức, cá nhân được bình đẳng và tạo thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan công bố.
b) Phản ánh các thắc mắc liên quan đến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được báo cáo, cung cấp và công bố.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo các văn bản quy định hướng dẫn sử dụng các hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 33. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục Hải quan căn cứ Thông tư này ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện Thông tư này.
3. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện đến từng đơn vị trực thuộc theo đúng quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có điểm nào vướng mắc hoặc không còn phù hợp với thực tế thì Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân gửi ý kiến về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để xem xét và sửa đổi cho phù hợp.
Tổ chức, cá nhân nào vi phạm các quy định tại Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ xem xét chấm dứt việc cung cấp thông tin, bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2012, thay thế Quyết định số 124/2003/QĐ-BTC ngày 01 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 124/2003/QĐ-BTC ban hành Quy chế Thống kê nhà nước về Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 2331/QĐ-BTC năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 3Thông tư 20/2013/TT-BTP hướng dẫn hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Thông tư 52/2020/TT-BTC về hướng dẫn biện pháp thực hiện Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 103/QĐ-BTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2020
- 6Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 124/2003/QĐ-BTC ban hành Quy chế Thống kê nhà nước về Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 2331/QĐ-BTC năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 3Thông tư 52/2020/TT-BTC về hướng dẫn biện pháp thực hiện Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 103/QĐ-BTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2020
- 5Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2Luật Hải quan 2001
- 3Luật Thống kê 2003
- 4Nghị định 40/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thống kê
- 5Quyết định 111/2008/QĐ-TTg về Chế độ báo cáo thống kế tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 7Quyết định 312/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 43/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2747/QĐ-TCHQ năm 2012 về Quy chế Điều chỉnh số liệu thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Thông tư 20/2013/TT-BTP hướng dẫn hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 11Quyết định 3055/QĐ-TCHQ năm 2012 về Quy chế Công bố thông tin thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 168/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/11/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 615 đến số 616
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra