BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2019/TT-BQP | Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2019 |
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH TUẦN TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Luật Cảnh sát biển Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
Thông tư này quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
1. Thông tư này áp dụng đối với Cảnh sát biển Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân và tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tuần tra là hoạt động lưu động trên biển của lực lượng tuần tra Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất để kiểm tra, kiểm soát đối với tổ chức, cá nhân và tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Kiểm tra là hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam, tiến hành dừng tàu thuyền hoạt động trên biển và tổ chức lực lượng tiếp cận, lên tàu thuyền để kiểm soát người, trang bị, hàng hóa và tàu thuyền theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật.
3. Kiểm soát là hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam, soát xét giấy tờ, tài liệu về người, trang bị, hàng hóa; tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm; thu thập chứng cứ, tài liệu trên tàu thuyền bị kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát là trình tự các bước do cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện, kể từ khi có hiệu lệnh dừng tàu thuyền để kiểm tra, lên tàu thuyền cần kiểm tra cho đến khi kết thúc hoạt động kiểm tra, kiểm soát và rời khỏi tàu thuyền bị kiểm tra, kiểm soát.
5. Quy trình xử lý vi phạm là trình tự các bước do cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển thực hiện, kể từ khi phát hiện vi phạm, lập biên bản vi phạm, hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm cho đến khi thực hiện xong việc xử lý vi phạm, hoặc Cảnh sát biển Việt Nam bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
1. Tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Thông tư này, các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trên biển.
2. Ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên biển phải sử dụng trang phục theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.
1. Có thái độ tôn trọng, đúng mực, ứng xử có văn hóa khi tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và tàu thuyền hoạt động hợp pháp trên biển.
3. Không lợi dụng vị trí công tác để trục lợi.
4. Nghiêm cấm lợi dụng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân; xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc bao che, dung túng, tiếp tay đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 6. Lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát:
a) Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thuộc các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam khi tình hình trên biển phức tạp, có yếu tố nước ngoài, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa bàn, nhiều lực lượng;
b) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thuộc các đơn vị thuộc quyền thực hiện trong phạm vi vùng biển quản lý;
c) Cục trưởng Cục nghiệp vụ và Pháp luật quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các cơ quan thuộc quyền trong thực hiện nhiệm vụ.
2. Người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát là cán bộ chỉ huy biên đội trong trường hợp hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát theo đội hình biên đội tàu, xuồng hoặc là thuyền trưởng theo đội hình đơn tàu, xuồng.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát:
a) Lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bao gồm: Cán bộ, chiến sĩ, biên chế trên tàu, xuồng và máy bay của Cảnh sát biển Việt Nam; cán bộ, chiến sĩ nghiệp vụ pháp luật và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng phối thuộc hoặc phối hợp; người được huy động;
b) Phương tiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bao gồm: Tàu, xuồng, máy bay và các trang bị trong biên chế của Cảnh sát biển Việt Nam; tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự khi được huy động theo quy định tại Điều 16 Luật Cảnh sát biển Việt Nam;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể từng lần tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát quyết định số lượng, thành phần, trang bị, tàu xuồng của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
4. Tổ kiểm tra, kiểm soát:
a) Tổ kiểm tra, kiểm soát là một bộ phận thuộc lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam. Trên mỗi tàu, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải có ít nhất 01 (một) Tổ kiểm tra, kiểm soát. Mỗi Tổ kiểm tra, kiểm soát có ít nhất 03 (ba) cán bộ, chiến sĩ. Trong đó, phải có ít nhất 01 (một) cán bộ nghiệp vụ pháp luật;
b) Thành phần Tổ kiểm tra, kiểm soát bao gồm: Cán bộ, chiến sĩ nghiệp vụ pháp luật; cán bộ, chiến sĩ thông tin, hàng hải, máy tàu, cảnh giới được biên chế trên tàu, xuồng Cảnh sát biển và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng phối thuộc hoặc phối hợp;
c) Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát là người chỉ huy của Tổ kiểm tra, kiểm soát, có chức danh pháp lý, có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ của Tổ kiểm tra, kiểm soát
1. Kiểm tra, kiểm soát đối với tàu thuyền, thuyền viên và hàng hóa trên tàu thuyền hoạt động trên biển.
2. Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển về hành vi vi phạm pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
6. Thu thập tình hình, thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan về tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
7. Xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
8. Lập các biên bản có liên quan theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm và ra quyết định, văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
9. Giao các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền cho các đối tượng có liên quan.
10. Đề nghị tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ việc và trả lời hoặc cho ý kiến đối với nội dung liên quan đến vụ việc.
11. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và pháp luật có liên quan.
12. Báo cáo, kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền những vấn đề có liên quan đến vụ việc.
13. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Tổ kiểm tra, kiểm soát được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm máy quay phim, chụp ảnh, ghi âm; đèn pin chiếu sáng; máy thông tin liên lạc; trang bị bảo đảm an toàn và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác theo quy định.
2. Trong quá trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trên biển, Tổ kiểm tra, kiểm soát được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, Luật Cảnh sát biển Việt Nam và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Kết quả thu thập được từ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phối hợp với những tài liệu, chứng cứ khác phục vụ cho công tác đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 9. Mối quan hệ của các thành phần trong lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thuộc quyền khi thực hiện nhiệm vụ.
2. Mối quan hệ giữa Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật với lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thuộc quyền là quan hệ chỉ huy và phục tùng chỉ huy.
3. Tổ kiểm tra, kiểm soát chịu sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
4. Tổ kiểm tra, kiểm soát chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ pháp luật của cơ quan nghiệp vụ pháp luật cấp trên; phối hợp chặt chẽ với Thuyền trưởng tàu, xuồng Cảnh sát biển để thực hiện nhiệm vụ.
5. Thuyền trưởng tàu, xuồng Cảnh sát biển chỉ huy, chỉ đạo Tổ kiểm tra, kiểm soát về đảm bảo sức sống của tàu, xuồng và sẵn sàng chiến đấu trên tàu, xuồng; có trách nhiệm bố trí nơi ngủ, nghỉ, sinh hoạt, học tập, công tác và tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ của Tổ kiểm tra, kiểm soát hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 10. Đội hình, biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Đội hình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát:
a) Đội hình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của tàu, xuồng Cảnh sát biển theo đội hình đơn tàu, xuồng hoặc biên đội tàu, xuồng và tàu thuyền dân sự được huy động;
b) Căn cứ tình hình an ninh, trật tự, an toàn trên biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam hoặc Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát quyết định đội hình tàu, xuồng Cảnh sát biển và tàu thuyền dân sự được huy động;
c) Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, khi đi trên tàu, xuồng Cảnh sát biển, hoặc đi trên tàu thuyền dân sự được huy động phải mang mặc trang phục Cảnh sát biển theo quy định của pháp luật
2. Biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát:
a) Biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đi trên tàu, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam;
b) Biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đi trên tàu thuyền dân sự được huy động.
3. Các trường hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đi trên tàu, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam:
a) Theo kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển của cấp có thẩm quyền;
b) Hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đi trên tàu thuyền dân sự thực hiện kiểm tra, kiểm soát trên biển theo quy định của pháp luật.
1. Các trường hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đi trên tàu thuyền dân sự:
a) Khi có diễn biến phức tạp về an ninh quốc gia trên biển hoặc khi có chỉ đạo của cấp trên;
b) Khi có yêu cầu cần thiết trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 16 Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Thẩm quyền quyết định biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đi trên tàu thuyền dân sự:
a) Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xem xét, quyết định biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đi trên tàu thuyền dân sự thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra trong phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa bàn, nhiều lực lượng và phê duyệt kế hoạch, phương án theo đề nghị của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
b) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển xem xét, quyết định biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đi trên tàu thuyền dân sự thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý và phê duyệt kế hoạch, phương án theo đề nghị của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển;
c) Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật xem xét, quyết định biện pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đi trên tàu thuyền dân sự thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra trong phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa bàn và phê duyệt kế hoạch, phương án theo đề nghị của cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Nghiệp vụ và Pháp luật.
QUY TRÌNH TUẦN TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT
Điều 12. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch và công tác chuẩn bị tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam được giao thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
2. Kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Dự báo, đánh giá tình hình;
b) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ;
c) Xác định tuyến, khu vực tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;
d) Xác định biện pháp, tổ chức lực lượng và đội hình tàu, xuồng;
đ) Tổ chức chỉ huy, hiệp đồng với các lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ;
e) Dự kiến tình huống và biện pháp xử lý tình huống.
3. Phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
a) Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
b) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển;
c) Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Nghiệp vụ và Pháp luật.
4. Tổ chức giao nhiệm vụ cho lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển.
5. Tổ chức huấn luyện bổ sung các nội dung liên quan theo yêu cầu nhiệm vụ.
6. Chuẩn bị tài liệu, mẫu biểu và trang bị nghiệp vụ.
7. Kiểm tra toàn diện công tác chuẩn bị cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
Điều 13. Bảo đảm an toàn cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Trước, trong và sau khi làm nhiệm vụ trên biển, người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải nghiên cứu, đánh giá các vấn đề sau:
a) Tình hình về bảo đảm an toàn trên khu vực biển có liên quan;
b) Mức độ nguy hiểm, rủi ro, tình huống có thể xảy ra để quyết định đội hình, thành phần, thời gian, vị trí và phương pháp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;
c) Nghiên cứu phân loại đối tượng, tàu thuyền hoạt động trên tuyến, khu vực biển dự kiến thực hiện nhiệm vụ.
2. Tiêu chí đánh giá mức độ nguy hiểm, rủi ro:
a) Tình trạng, dấu vết, loại, hình dáng, trang bị của tàu thuyền dự kiến kiểm tra, kiểm soát;
b) Thành phần, thái độ, phản ứng của người trên tàu thuyền;
c) Tính chất, đặc điểm, loại hàng hóa vận chuyển trên tàu thuyền;
d) Điều kiện thời tiết và các dấu hiệu khác có liên quan đến bảo đảm an toàn cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
3. Trên cơ sở nội dung kết quả đánh giá tại các khoản 1, 2 Điều này, người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải quy định:
a) Bảo đảm an toàn cho Tổ kiểm tra, kiểm soát và tàu, xuồng Cảnh sát biển khi cập mạn, tiếp cận tàu thuyền bị kiểm tra;
b) Công tác quan sát, cảnh giới của Tổ kiểm tra, kiểm soát khi kiểm tra, kiểm soát trên tàu thuyền bị kiểm tra;
c) Dự kiến tình huống xảy ra và biện pháp xử lý tình huống.
Điều 14. Các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát
1. Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Có tố giác, tin báo về hành vi vi phạm pháp luật.
4. Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật.
5. Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật.
6. Các dấu hiệu vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 15. Dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát
Căn cứ vào các trường hợp quy định tại
Điều 16. Hiệu lệnh dừng tàu thuyền
Hiệu lệnh dừng tàu thuyền được thể hiện bằng tín hiệu hàng hải gồm: Còi hú, đèn, cờ hiệu, máy thông tin và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Điều 17. Nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát:
a) Quyết định sử dụng số lượng tàu, xuồng; số lượng cán bộ, chiến sĩ và trang bị của Tổ kiểm tra, kiểm soát để thực hiện nhiệm vụ;
b) Chỉ đạo Thuyền trưởng tàu, xuồng Cảnh sát biển, Tổ kiểm tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ;
c) Tiếp nhận nội dung báo cáo của Tổ kiểm tra, kiểm soát để nắm tình hình, chỉ đạo xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, bảo đảm nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật.
2. Cán bộ, chiến sĩ trên tàu, xuồng Cảnh sát biển:
a) Thuyền trưởng tàu, xuồng Cảnh sát biển điều động tàu, xuồng tiếp cận tàu thuyền bị kiểm tra, kiểm soát và giữ khoảng cách an toàn để Tổ kiểm tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ; báo cáo kịp thời với người chỉ huy kết quả kiểm tra, kiểm soát và công tác sẵn sàng chiến đấu của tàu, xuồng Cảnh sát biển;
b) Cán bộ, chiến sĩ trên tàu, xuồng Cảnh sát biển sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, giữ vững thông tin liên lạc, tổ chức giám sát chặt chẽ và kịp thời ứng phó với tình huống có thể xảy ra.
3. Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát:
a) Chỉ đạo Tổ kiểm tra, kiểm soát làm tốt công tác chuẩn bị, quán triệt kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các Tổ viên trước khi lên tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát;
b) Chỉ huy các Tổ viên tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo các vị trí, hướng đã phân công, sau khi lên tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát;
c) Chào thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền, xưng danh Tổ kiểm tra, kiểm soát là Cảnh sát biển Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên biển;
d) Thông báo nội dung kiểm tra, kiểm soát cho thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền;
đ) Yêu cầu thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền và thuyền viên chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển;
e) Chỉ đạo các Tổ viên tiến hành kiểm tra, kiểm soát các nội dung, vị trí, hướng theo kế hoạch và theo quy định của pháp luật;
g) Sau khi kết thúc kiểm tra, kiểm soát, Tổ trưởng phải thông báo kết quả kiểm tra, kiểm soát cho thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền bị kiểm tra biết;
h) Tổ trưởng hướng dẫn thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền những điểm cần lưu ý khi hoạt động trên biển, làm công tác tuyên truyền pháp luật, ghi nhật ký kiểm tra, kiểm soát, tuyên bố kết thúc kiểm tra, kiểm soát và cho tàu thuyền tiếp tục hành trình trong trường hợp không có hành vi vi phạm;
i) Tổ trưởng chào thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thuyền và chỉ huy Tổ viên Tổ kiểm tra, kiểm soát rời khỏi tàu thuyền được kiểm tra, kiểm soát;
k) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, Tổ trưởng thực hiện các quy trình xử lý vi phạm theo quy định tại các
4. Tổ viên Tổ kiểm tra, kiểm soát:
a) Theo lệnh của Tổ trưởng khi tiếp cận, lên tàu thuyền bị kiểm tra, kiểm soát phải nhanh chóng di chuyển đội hình và có mặt tại các vị trí được phân công;
b) Kịp thời kiểm soát thông tin, hàng hải, khoang máy của tàu thuyền bị kiểm tra, kiểm soát;
c) Tiến hành kiểm tra, kiểm soát các nội dung theo sự phân công của Tổ trưởng;
d) Cảnh giới, quan sát tình hình thuyền viên và tàu thuyền bị kiểm tra, kiểm soát;
đ) Báo cáo Tổ trưởng kết quả kiểm tra, kiểm soát;
e) sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khác theo lệnh của Tổ trưởng.
5. Đội hình di chuyển Tổ kiểm tra, kiểm soát trên tàu thuyền bị kiểm tra, kiểm soát:
a) Phải được sắp xếp, bố trí bảo đảm an toàn, cơ động nhanh chóng và liên lạc thông suốt;
b) Bố trí các nhóm theo vị trí, hướng kiểm tra, kiểm soát; mỗi nhóm ít nhất 02 (hai) người, các Tổ viên trong các nhóm phải tập trung quan sát, cảnh giới và kịp thời hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Điều 18. Nội dung kiểm tra, kiểm soát
1. Kiểm tra, kiểm soát về tính hợp pháp của thuyền viên, hành khách, người và hành lý đi trên tàu thuyền.
2. Kiểm tra, kiểm soát về tính hợp pháp của tàu thuyền, trang bị trên tàu thuyền.
3. Kiểm tra, kiểm soát về tính hợp pháp của hàng hóa vận chuyển trên tàu thuyền.
4. Kiểm tra, kiểm soát nội dung khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ Việt Nam là thành viên.
Điều 19. Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hành chính, Tổ kiểm tra, kiểm soát phải kịp thời ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm và giải thích cho người vi phạm về hành vi vi phạm, quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2. Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt, Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát tiến hành lập biên bản làm việc, biên bản vi phạm, tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thu thập tài liệu, tang vật chứng theo thẩm quyền và báo cáo ngay người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
4. Người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc căn cứ vào tính chất vụ việc, kịp thời báo cáo người chỉ huy cấp trên có thẩm quyền để tổ chức dẫn giải tàu thuyền vi phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn và tiến hành các biện pháp xác minh, điều tra, kết luận vụ việc.
5. Trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự.
Điều 20. Tổ chức dẫn giải tàu thuyền vi phạm, củng cố chứng cứ, hồ sơ
1. Người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có nhiệm vụ:
a) Tổ chức, chỉ huy theo kế hoạch hoặc mệnh lệnh của cấp trên dẫn giải tàu thuyền vi phạm về địa điểm quy định theo quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm;
b) Quyết định thành phần lực lượng, trang bị và tàu thuyền để thực hiện nhiệm vụ dẫn giải;
c) Quyết định biện pháp, đội hình và cự ly dẫn giải;
d) Phân công lực lượng quan sát, cảnh giới và giám sát;
đ) Hiệp đồng thông tin liên lạc giữa Tổ kiểm tra, kiểm soát với các tàu, xuồng Cảnh sát biển và người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;
e) Đảm bảo chế độ ăn uống;
g) Thực hiện các biện pháp quản lý người vi phạm, không để xảy ra các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản hoặc để người vi phạm tự thương, tự sát, bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, vật chứng, hàng hóa, tài liệu trong quá trình dẫn giải;
h) Dự kiến các tình huống và xử lý tình huống trong quá trình dẫn giải.
2. Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát có nhiệm vụ:
a) Tuyên bố lý do dẫn giải, thông báo vị trí, tọa độ dẫn giải tàu thuyền đến;
b) Yêu cầu chấp hành và phối hợp thực hiện dẫn giải cho thuyền trưởng, hoặc người đại diện, quản lý tàu thuyền vi phạm biết;
c) Chỉ đạo hiệp đồng giữa các Tổ viên trong Tổ kiểm tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ dẫn giải;
d) Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về người, hàng hóa, tàu thuyền vi phạm trong quá trình dẫn giải;
đ) Duy trì thông tin liên lạc giữa Tổ kiểm tra, kiểm soát với người chỉ huy.
3. Tổ viên Tổ kiểm tra, kiểm soát có nhiệm vụ:
a) Khống chế hàng hải, thông tin, khoang máy và các trang bị khác của tàu thuyền vi phạm;
b) Xác định, ghi chép trên hải đồ các thông tin về: thời gian, tọa độ phát hiện, tọa độ tạm giữ và tọa độ dẫn giải;
c) Yêu cầu thuyền trưởng hoặc đại diện tàu thuyền vi phạm ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận;
d) Yêu cầu thuyền trưởng điều khiển tàu thuyền vi phạm về nơi quy định;
đ) Cảnh giới bảo đảm an toàn cho Tổ kiểm tra, kiểm soát trong quá trình dẫn giải.
4. Quá trình dẫn giải thực hiện các biện pháp xác minh thu thập chứng cứ, thiết lập hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 21. Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm
1. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành công vụ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng người vi phạm, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật.
2. Đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn phải tổ chức canh gác đảm bảo an toàn đối với trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời gian tạm giữ.
1. Sau khi lập biên bản hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp nhận vụ việc từ cơ quan khác, người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam khẩn trương xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức xác minh, kết luận vụ việc.
2. Nội dung xác minh:
a) Hành vi vi phạm pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính; lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
c) Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
đ) Giấy tờ, tang vật, tàu thuyền vi phạm hành chính;
e) Tình tiết khác để xem xét, quyết định xử phạt;
g) Trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về kết quả xác định đó;
h) Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
3. Biện pháp xác minh:
a) Lấy lời khai của cá nhân vi phạm, đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm, người bị hại, người chứng kiến, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;
b) Nếu trong quá trình lấy lời khai có sử dụng công cụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi âm, ghi hình thì phải thông báo cho đương sự;
Sau khi ghi âm, ghi hình xong phải mở cho những người có mặt cùng nghe, xem lại, sau đó tiến hành niêm phong thiết bị lưu trữ dữ liệu ghi âm, ghi hình, đồng thời phải được thể hiện trong biên bản và có sự xác nhận của những người liên quan;
c) Khi cần thiết, có thể tiến hành xác minh mở rộng vụ việc vi phạm;
d) Làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan bằng hình thức gửi văn bản xin ý kiến hoặc cử cán bộ đến làm việc trực tiếp;
Cán bộ được giao nhiệm vụ làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải có giấy giới thiệu của người có thẩm quyền ký và phải lập biên bản làm việc;
Nội dung biên bản làm việc ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung làm việc và thống kê cụ thể, đầy đủ các tài liệu có liên quan do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp (nếu có);
đ) Trưng cầu giám định tài liệu, mẫu tang vật, phương tiện trong trường hợp cần thiết và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định;
e) Đề nghị các cơ quan chức năng thẩm định hồ sơ, chứng từ hoặc trả lời những vấn đề còn nghi vấn liên quan đến người, tang vật, phương tiện vi phạm;
g) Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc vi phạm;
h) Biện pháp xác minh khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải thể hiện bằng văn bản.
Điều 23. Xác minh, điều tra vụ việc vi phạm có dấu hiệu của tội phạm
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc, trình tự, thủ tục đối với hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự.
Điều 24. Kết luận vụ việc và đề xuất xử lý
1. Người chỉ huy cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam thụ lý vụ việc vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức điều tra, xác minh, nghiên cứu hồ sơ, phân tích, kết luận tính chất, mức độ vi phạm. Cụ thể:
a) Đối với những vụ việc vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền, ra quyết định xử phạt vi phạm và tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm;
b) Đối với những vụ việc vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo kết quả xác minh, đề xuất hướng xử lý, hoàn thiện hồ sơ xử phạt, chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt;
c) Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của các chức danh xử phạt trong Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Người chỉ huy cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam thụ lý vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, có trách nhiệm tổ chức điều tra, xác minh, nghiên cứu hồ sơ, phân tích, kết luận tính chất, mức độ tội phạm; quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, hoàn thiện hồ sơ điều tra và tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Trường hợp chuyển vụ việc vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 25. Bàn giao vụ việc cho cơ quan khác tiếp tục xử lý
1. Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam thụ lý ban đầu vụ việc hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với vụ việc không thuộc thẩm quyền xử lý.
2. Việc bàn giao vụ việc phải được thể hiện bằng biên bản, được đại diện các bên ký vào biên bản bàn giao và theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận vụ việc do cơ quan, lực lượng khác chuyển giao khi thuộc thẩm quyền xử lý của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hồ sơ vụ việc do cơ quan, lực lượng khác chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, gồm:
a) Quyết định hoặc văn bản chuyển giao kèm theo tài liệu, tang vật, công cụ, tàu thuyền thực hiện hành vi vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm của cơ quan chuyển giao;
b) Việc tiếp nhận tài liệu, tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm phải lập biên bản giao nhận;
c) Biên bản giao nhận phải thống kê đầy đủ từng loại tài liệu, tang vật, công cụ, phương tiện có trong hồ sơ, người giao và người nhận ký vào biên bản giao nhận.
3. Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc do cơ quan, lực lượng khác chuyển giao phải tiến hành các nội dung, biện pháp cần thiết sau đây:
a) Trường hợp thuộc thẩm quyền xử phạt, đủ tài liệu, chứng cứ xác định được hành vi vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức thực hiện quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc vi phạm hành chính;
b) Trường hợp chưa đủ yếu tố kết luận vụ việc vi phạm phải tổ chức xác minh làm rõ, kết luận hành vi vi phạm, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức thực hiện quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển Việt Nam xét thấy vụ việc vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền của mình phải báo cáo người chỉ huy trực tiếp và chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án, hoàn thiện hồ sơ ban đầu, bàn giao cho Cơ quan điều tra, hoặc gửi Viện kiểm sát theo thời gian, thủ tục quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự đối với những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm.
Điều 27. Canh giữ tàu thuyền vi phạm, trả lại tàu thuyền vi phạm
Người chỉ huy của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì xử lý vụ việc có trách nhiệm:
1. Tổ chức canh giữ đảm bảo an toàn về người, tang vật, tàu thuyền vi phạm trong quá trình xử lý vụ việc đối với vụ việc vi phạm có tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính.
2. Tổ chức trả lại tang vật, phương tiện (nếu có) sau khi chấm dứt việc tạm giữ tang vật, phương tiện.
3. Tổ chức dẫn giải tàu thuyền nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng lãnh hải Việt Nam (nếu có) sau khi chấm dứt việc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài.
Điều 28. Công tác lưu trữ hồ sơ và công tác báo cáo
1. Công tác lưu trữ hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam hướng dẫn về công tác quản lý hồ sơ nghiệp vụ pháp luật và báo cáo trong xử lý vi phạm của Cảnh sát biển Việt Nam.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
2. Bãi bỏ Thông tư số 80/2011/TT-BQP ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quy trình kiểm tra, kiểm soát trên biển của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 80/2011/TT-BQP quy định về Quy trình kiểm tra, kiểm soát trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BCA-BQP hướng dẫn việc nhập, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài và kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện vận tải hàng hóa nước ngoài vào, ra khu kinh tế cửa khẩu và cảng biển thuộc khu kinh tế do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Thông báo 75/TB-VPCP năm 2018 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 140/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam
- 6Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 7Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT Quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển của lực lượng Kiểm ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BCA-BQP hướng dẫn việc nhập, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài và kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện vận tải hàng hóa nước ngoài vào, ra khu kinh tế cửa khẩu và cảng biển thuộc khu kinh tế do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
- 3Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018
- 4Thông báo 75/TB-VPCP năm 2018 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 140/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam
- 7Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 8Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT Quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển của lực lượng Kiểm ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 15/2019/TT-BQP về quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 15/2019/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/02/2019
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Lê Chiêm
- Ngày công báo: 26/02/2019
- Số công báo: Từ số 227 đến số 228
- Ngày hiệu lực: 01/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực