Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 2 năm 1999

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 15/1999/TT-BTC NGÀY 4 THÁNG 2 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC BÃI BỎ THUẾ SÁT SINH

Căn cứ Nghị quyết số 16/1998/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 23 tháng 11 năm 1998 về bãi bỏ thuế sát sinh.
Căn cứ công văn số 57/CP-KTTH ngày 16 tháng 1 năm 1999 của Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

1/ Từ ngày 1/1/1999 các tổ chức, cá nhân giết mổ hoặc thu mua để giết mổ lợn, trâu bò, dê không phải nộp thuế sát sinh.

- Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ giết mổ lợn, trâu, bò, dê phải nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất đối với hoạt động dịch vụ và thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh mua lợn, trâu, bò, dê về giết thịt bán nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất áp dụng đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống và thuế thu nhập doanh nghiệp.

2/ Cục thuế chỉ đạo các chi cục thuế tổ chức thanh toán biên lai, quyết toán số thuế phải nộp, số thuế đã thu và nộp ngay vào ngân sách theo hướng dẫn sau đây:

- Đối với những trường hợp còn nợ thuế sát sinh (trước ngày 1/1/1999) phải đôn đốc các tổ chức, cá nhân này nộp ngay vào Ngân sách Nhà nước. Khi thu nợ thuế sát sinh thì sử dụng biên lai thu tiền (CTT11) để thu

- Tổ chức thanh toán, thu hồi biên lai thuế sát sinh do cán bộ thuế hoặc uỷ nhiệm thu giữ, khi thanh toán phải lập biên bản xác định rõ đến ngày 31/12/1998:

+ Số biên lai đã lĩnh, ký hiệu, số quyển, từ số... đến số...

+ Số biến lai đã thu thuế, số còn lại, ký hiệu, số quyển, từ số... đến số...

+ Số tiền thuế đã thu, đã nộp vào ngân sách.

+ Số tiền thuế còn chưa nộp vào ngân sách.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đã thu thuế sát sinh nhưng chưa nộp thì phối hợp với các ngành chức năng của quận, huyện, thị xã để có biện pháp thu hồi nộp Ngân sách.

- Số tiền thuế sát sinh đã thu, nhưng chưa nộp vào ngân sách trong tháng 12/1998, chuyển sang năm 1999 mới nộp ngân sách và số tiền thuế bị xâm tiêu thu hồi được sẽ nộp vào chương 18-Kinh tế cá thể, Mục 062 Thu khác, Tiểu Mục 04 thu khác về thuế, loại, khoản tương ứng.

- Các biên lai thu thuế sát sinh chưa thu, sau khi đã thu hồi, các chi cục thuế tập hợp và làm thủ tục trả về cục thuế để xử lý theo chế độ quy định.

Chậm nhất đến ngày 31/3/1999 các địa phương phải thực hiện xong việc quyết toán biên lai, xác định số thuế còn phải nộp ngân sách và thanh quyết toán biên lai chưa sử dụng về Tổng cục thuế.

3/ Các tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ liên quan đến thu nộp thuế sát sinh, cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân nộp thuế phải lưu giữ theo đúng quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê.

4/ Bãi bỏ thuế sát sinh để khuyến khích chăn nuôi phát triển là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Nghiêm cấm các địa phương tự đặt ra các khoản thu khác (phí, lệ phí) tính trên đầu lợn, trâu, bò, dê chăn nuôi, trừ các khoản thu được Chính phủ quy định như lệ phí kiểm dịch, tiêm phòng dịch...

Tổng cục thuế chịu trách nhiệm chỉ đạo cục thuế các địa phương thực hiện việc bãi bỏ thuế sát sinh.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 15/1999/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc bãi bỏ thuế sát sinh do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 15/1999/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 04/02/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Phạm Văn Trọng
  • Ngày công báo: 15/04/1999
  • Số công báo: Số 14
  • Ngày hiệu lực: 19/02/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản

Fatal error: Uncaught TypeError: sqlsrv_free_stmt(): supplied resource is not a valid ss_sqlsrv_stmt resource in C:\Websites\indicat.vn\tools\php\index.php:441 Stack trace: #0 C:\Websites\indicat.vn\tools\php\index.php(441): sqlsrv_free_stmt() #1 {main} thrown in C:\Websites\indicat.vn\tools\php\index.php on line 441