Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/1998/TT-BTC | Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 1998 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 100/1998/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT),THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN)
Căn cứ Luật Thuế Giá trị tăng (GTGT) số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Căn cứ Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) số 03/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 89/1998/TT/BTC ngày 27/6/1998 và Thông tư số 99/1998/TT/BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP;
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN như sau:
A. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THUẾ GTGT
1. Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và quy định tại Thông tư này.
2. Cơ sở kinh doanh thực hiện Luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào được kế toán theo quy định dưới đây: a. Doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường:
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
+ Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
+ Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (chưa có thuế GTGT).
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, và đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
+ Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (Tổng giá thanh toán - bao gồm cả thuế).
+ Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán).
b. Giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào:
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào.
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).
3. Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải kế toán chính xác, trung thực các chỉ tiêu:
- Thuế GTGT đầu ra phát sinh;
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ;
- Thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp;
- Thuế GTGT được hoàn lại;
- Thuế GTGT được giảm.
Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan đến kế toán thuế GTGT:
1. Hoá đơn giá trị gia tăng
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn GTGT" do Bộ Tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT). Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ:
- Giá bán (chưa có thuế GTGT);
- Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có);
- Thuế GTGT;
- Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).
2. Hoá đơn bán hàng
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn bán hàng" do Bộ Tài chính phát hành. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ:
- Giá bán;
- Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có);
- Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).
3. Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù
- Các cơ sở kinh doanh sử dụng hoá đơn, chứng từ khác với mẫu quy định chung (kể cả hoá đơn tự phát hành) phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Hoá đơn tự in phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung thông tin theo quy định của hoá đơn, chứng từ (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng).
- Các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số, giá ghi trên vé là giá đã có thuế GTGT.
4. Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ
Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì khi bán hàng phải lập "Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ" theo Mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng".
5. Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất
Cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn theo chế độ quy định thì người mua phải lập "Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất" theo Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
Để kế toán thuế GTGT, bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo các chế độ kế toán hiện hành Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và đổi tên, nội dung Tài khoản 3331 theo quy định dưới đây:
1. Bổ sung Tài khoản 133 - thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
a. Hạch toán Tài khoản 133 theo các quy định sau
- Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào Tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra trong kỳ.
Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán và Tài khoản 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vận tải,...) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính được quy định tại Điểm 10, Mục I, Phần B Thông tư số 89/1998/BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào Bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế độ thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.
b. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
+ Tài khoản 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định
Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi,... từ nơi mua về đến doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 611 - Mua hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
.........
Có TK 111, 112, 331, ... (Tổng giá thanh toán).
- Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241, ...
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, ... (Tổng giá thanh toán).
- Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng (không qua nhập kho), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).
- Khi nhập khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, thiết bị nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331, ...
- Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu:
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu).
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hoá phúc lợi... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
.........
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312).
- Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) và chi phí thu mua, vận chuyển:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế GTGT)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá có thuế GTGT)
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá có thuế GTGT)
.........
Có TK 111, 112, 331, ...
- Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Khi nộp thuế GTGT vào NSNN:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, ...
* Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế.
- Đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT theo quy định của chế độ thuế. Khi nhận được tiền Ngân sách Nhà nước thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, ghi: Nợ TK 111, 112
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, ... (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, ...
Cuối kỳ kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ, ghi:
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ:
* Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 142 - Chi phí trả trước
2. Đổi tên Tài khoản 3331 "Thuế doanh thu" thành Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp"
Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp và Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
a. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ; - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ;
- Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường;
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu
Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN
Tài khoản 3331 có hai Tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
b. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
b.1. Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
- Khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán viết hóa đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, và phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ (chưa có thuế GTGT), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, ... (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT),
hoặc Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có thuế GTGT).
- Khi bán hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (Giá đã có thuế), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, ...
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Tổng giá thanh toán).
- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (như: thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,... ), ghi:
Nợ TK 111, 112, 138, .... (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311)
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường (Giá chưa có thuế GTGT) - Đối với trường hợp cho thuê tài sản theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê, kế toán xác định doanh thu cung cấp dịch vụ là giá cho thuê chưa có thuế GTGT và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
- Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp (hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, ...
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (Lãi bán hàng trả chậm)
- Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng:
+ Nếu bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:
* Doanh thu bán hàng theo phương thức đổi hàng:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (không có thuế GTGT)
* Thuế GTGT phải nộp của hàng hoá đưa đi trao đổi (được khấu trừ):
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Bao gồm cả thuế GTGT)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Bao gồm cả thuế GTGT)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Bao gồm cả thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá bán chưa có thuế GTGT)
- Khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu, tặng, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng.
+ Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu, tặng thì doanh thu và số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đem biếu, tặng, ghi:
* Doanh thu bán hàng:
Nợ TK 641, 642, (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT)
* Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ):
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu, tặng thì số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đem biếu, tặng tính vào chi phí hoạt động kinh doanh hoặc chi bằng nguồn kinh phí, ghi:
Nợ TK 641, 642 (Giá có thuế GTGT)
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Giá có thuế GTGT)
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (Giá có thuế GTGT)
.........
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT).
- Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hoá, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên (Giá có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của sản phẩm sử dụng nội bộ:
+ Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ được khấu trừ, ghi:
* Doanh thu bán hàng:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
* Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ):
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi bằng nguồn kinh phí, ghi:
Nợ TK 641, 642 (Chi phí sản xuất ra sản phẩm cộng (+) với thuế GTGT phải nộp)
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp
.........
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (chi phí sản xuất ra sản phẩm)
- Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, thiết bị, hàng hoá nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT), ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
..............
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331, ...
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
+ Trường hợp nhập khẩu hàng hóa dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312).
+ Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, văn hoá, phúc lợi, số thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
.........
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu).
- Khi nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
Có TK 111, 112.
- Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
+ Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Khi nộp thuế GTGT vào NSNN trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, ...
- Trường hợp đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền NSNN trả lại, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Trường hợp đơn vị được giảm thuế GTGT:
+ Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.
+ Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền, khi nhận được tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.
- Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán ghi:
+ Phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 131, ...
+ Phản ánh số tiền trả lại cho người mua về thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112.
+ Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
b.2. Đối với cơ sở kinh doanh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
- Khi mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). Nếu trường hợp đơn vị hạch toán kép, thì khi mua hàng hoá, dịch vụ về nhập kho hoặc dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 152, 156, 211, 627, 641, 642, ... (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, ... (Tổng số tiền phải trả cho người bán)
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế GTGT), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền phải thu của người mua)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường (Như thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,...), ghi:
Nợ TK 111, 112, ...
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.
- Cuối kỳ, kế toán tính, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
+ Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Đối với hoạt động khác (Hoạt động tài chính, bất thường), ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK 821 - Chi phí bất thường
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, ...
- Khi mua vật tư, hàng hoá nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, ...
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331, ...
* Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
Có TK 111, 112,...
- Khi được giảm thuế GTGT, kế toán ghi:
+ Nếu số thuế GTGT được giảm được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường
+ Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu:
+ Khi bán hàng hóa, dịch vụ, phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
+ Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511, 512
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu.
- Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112
Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế, được thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định có sửa đổi bổ sung tại Thông tư này như sau:
1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DN)
Bảng Cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DN) có bổ sung thêm chỉ tiêu có Mã số 133 (Thuế GTGT được khấu trừ).
Chỉ tiêu " Thuế GTGT được khấu trừ" (Mã số 133) dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoàn lại nhưng đến cuối kỳ kế toán NSNN chưa hoàn trả.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này, được căn cứ vào số dư bên Nợ Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" trên Sổ Cái tại thời điểm cuối kỳ kế toán.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 - DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
- Phần I - Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
- Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp về thuế và các khoản phải nộp khác.
- Phần III - Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được miễn giảm: Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ; Số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; Số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ.
a. Nội dung và phương pháp lập phần I - Lãi, lỗ
- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 5 "Lũy kế từ đầu năm" được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 "Lũy kế từ đầu năm" của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 4 "Kỳ này" của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 5 ở từng chỉ tiêu tương ứng.
- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 "Kỳ này" như sau:
Dưới đây chỉ hướng dẫn nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu có thay đổi, còn các chỉ tiêu không thay đổi thì được lập theo quy định trong Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Chỉ tiêu "Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu" (Mã số 07)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có Tài khoản 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt), bên Có TK 3333 (Thuế xuất, nhập khẩu) chi tiết phần thuế xuất khẩu.
+ Chỉ tiêu: "Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp" (Mã số 70)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phải nộp trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 3334 "Thuế thu nhập doanh nghiệp" trong kỳ báo cáo.
b. Nội dung và phương pháp lập phần II "Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước"
- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 6, cột 7 "Số phải nộp, số đã nộp lũy kế từ đầu năm" được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 hoặc cột 7 của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 4 hoặc cột 5 của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 6 hoặc cột 7 ở từng chỉ tiêu tương ứng.
- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 và cột 5 như sau:
Sau đây chỉ hướng dẫn nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu có thay đổi, còn các chỉ tiêu không thay đổi thì được lập theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Chỉ tiêu "Thuế GTGT phải nộp" (Mã Số 11)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, thuế GTGT của hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường, thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ số phát sinh bên Nợ, bên Có TK 3331 "Thuế GTGT phải nộp" trong kỳ báo cáo. + Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng nhập khẩu" (Mã số 12)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ, bên Có TK 33312 "Thuế GTGT hàng nhập khẩu" trong kỳ báo cáo.
+ Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp" (Mã số 15)
Chỉ tiêu này phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 3334 (Thuế TNDN) để ghi vào cột 5 và căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 3334 (Thuế TNDN) để ghi vào cột 4.
c. Nội dung và phương pháp lập phần III "Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được miễn giảm"
Nội dung các chỉ tiêu ở phần này dùng để phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ; Số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; Số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 "Lũy kế từ đầu năm" được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 "Lũy kế từ đầu năm" của báo cáo kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 "Kỳ này" của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 4 ở từng chỉ tiêu phù hợp.
Nội dung và phương phấp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 3 "Kỳ này" như sau:
Mục I - Thuế GTGT được khấu trừ
1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn lại đầu kỳ (Mã số 10)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, còn được hoàn lại kỳ trước chuyển sang.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số cột dư Nợ đầu kỳ của TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu 4 mục I (Mã số 16) của báo cáo này kỳ trước.
2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh (Mã số 11)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định phát sinh trong kỳ (trong đó bao gồm cả số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhưng không thể hạch toán riêng).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" trong kỳ báo cáo.
3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại trong kỳ (Mã số 12)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào (bao gồm cả số thuế kỳ trước chuyển sang và số thuế đầu phát sinh kỳ này) đã được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra trong kỳ, đã được hoàn lại bằng tiền và thuế GTGT không được khấu trừ.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" trong kỳ báo cáo.
Mã số 12 = Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15.
3a - Số thuế GTGT đã khấu trừ (Mã số 13)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" đối ứng bên Nợ TK 3331 "Thuế GTGT phải nộp" trong kỳ báo cáo (33311).
3.b. Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã số 14)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại bằng tiền trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 133, chi tiết thuế GTGT hoàn lại, phần phát sinh bên Có TK 133 đối ứng với bên Nợ TK 111, 112.
3.c. Số thuế GTGT không được khấu trừ (Mã số 15)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không thuộc diện được khấu trừ phải tính, phân bổ cho sản xuất, kinh doanh không chịu thuế GTGT trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 133 đối ứng với bên Nợ TK 142 và 632 trong kỳ báo cáo.
4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số 16)
Chỉ tiêu này phản ánh thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT được thông báo cho hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" đến cuối kỳ báo cáo.
Mã số 16 = Mã số 10 + Mã số 11 - Mã số 12.
Mục II - Thuế GTGT được hoàn lại
1. Số thuế GTGT được hoàn lại đầu kỳ (Mã số 20)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được cơ quan thuế thông báo cho hoàn lại nhưng đến cuối kỳ trước chưa được NSNN hoàn trả lại tiền.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN) hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 23 của báo cáo này kỳ trước.
2. Số thuế GTGT được hoàn lại (Mã số 21)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT được cơ quan thuế thông báo cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào thông báo được hoàn thuế trong kỳ, hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN).
3. Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã số 22)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại bằng tiền trong kỳ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ", chi tiết phần thuế GTGT đã hoàn lại phần phát sinh Có TK 133 đối ứng với bên Nợ TK 111, 112 hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN).
4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số 23)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được thông báo cho hoàn lại nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được NSNN hoàn trả.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN), hoặc số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính như sau:
Mã số 23 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22
Mục III - Thuế GTGT được miễn giảm
1. Số thuế GTGT được miễn giảm đầu kỳ (Mã số 30)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT phải nộp đã được cơ quan thuế xét miễn giảm và đã thông báo miễn giảm nhưng đến cuối kỳ trước chưa xử lý.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN) (Phần Số dư đầu kỳ) hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 33 của báo cáo này kỳ trước.
2. Số thuế GTGT được miễn giảm (Mã số 31)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT phải nộp đã được cơ quan thuế xét miễn giảm và đã thông báo được miễn giảm trong kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN).
3. Số thuế GTGT đã được miễn giảm (Mã số 32)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT được miễn giảm đã được xử lý trong kỳ báo cáo bao gồm số thuế được miễn giảm đã được NSNN trả lại bằng tiền (nếu đã nộp thuế GTGT vào NSNN) hoặc được trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN) hoặc căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 3331 "Thuế GTGT phải nộp" đối ứng với bên Có TK 721 "Các khoản thu nhập bất thường" (nếu số thuế được miễn giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ) hoặc số phát sinh Nợ TK 111, 112 đối ứng với bên Có TK 721 (nếu số thuế được miễn giảm được NSNN trả lại bằng tiền) phần thuế GTGT được miễn giảm bằng tiền.
4. Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ (Mã số 33)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đã được cơ quan thuế thông báo miễn giảm nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được xử lý.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN).
Mã số 33 = Mã số 30 + Mã số 31 + Mã số 32.
1. Bổ sung các sổ kế toán
Chế độ sổ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và có bổ sung 03 mẫu sổ sau đây được quy định trong Thông tư này như sau:
+ Sổ theo dõi thuế GTGT (Mẫu số S 01 - DN)
+ Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN)
+ Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN).
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ, Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ", Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp" được theo dõi phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 10.
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái, thì Nhật ký - Sổ cái được mở thêm 4 cột để phản ánh Tài khoản 133 và Tài khoản 3331.
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung hoặc hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ thì Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp" được theo dõi phản ánh trên Sổ cái mở cho từng tài khoản.
2. Giải thích nội dung và phương pháp ghi các sổ kế toán chi tiết
a. Sổ theo dõi thuế GTGT (Mẫu số S 01 - DN)
- Mục đích, phạm vi áp dụng:
Sổ này chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và ghi sổ kế toán "Đơn".
Sổ này dùng để phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
- Nội dung và phương pháp ghi sổ:
Sổ này được mở hàng tháng, được ghi chép theo từng chứng từ hóa đơn thuế GTGT phải nộp, đã nộp (mỗi hóa đơn ghi 01 dòng). Riêng đối với thuế GTGT phải nộp có thể không ghi theo từng chứng từ hóa đơn, 1 tháng có thể ghi 1 lần vào thời điểm cuối tháng.
+ Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ.
+ Cột 3: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Cột 4: Ghi số tiền thuế GTGT đã nộp trong kỳ theo từng chứng từ.
+ Cột 5: Ghi số tiền thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ, số tiền thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ theo từng chứng từ, số tiền thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT phải nộp, đã nộp trong kỳ và tính ra số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ và chủ hộ hoặc giám đốc cơ sở SXKD phải ký và ghi họ tên.
b. Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN)
- Mục đích và phạm vi áp dụng:
Sổ này áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
Sổ này dùng để ghi chép phản ánh số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
- Nội dung và phương pháp ghi sổ:
Sổ này được mở hàng quý, được ghi chép theo từng chứng từ về thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại trong kỳ báo cáo.
+ Cột 1, 2: Ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ.
+ Cột 3: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng chứng từ.
+ Cột 4: Ghi số tiền thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ, số thuế GTGT được hoàn lại trong kỳ và số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
+ Cột 5: Ghi số tiền thuế GTGT đã hoàn lại trong kỳ báo cáo.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và tính ra số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
Sau khi khoá sổ kế toán, người ghi sổ và kế toán trưởng phải ký và ghi rõ họ và tên.
c. Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN)
- Mục đích và phạm vi áp dụng:
Sổ này áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.
Sổ này dùng để ghi chép phản ánh số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ báo cáo.
- Nội dung và phương pháp ghi sổ:
Sổ này được mở hàng quý, được ghi chép theo từng chứng từ về thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm trong kỳ báo cáo.
+ Cột 1, 2: Ghi số hiệu và ngày tháng của chứng từ.
+ Cột 3: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng chứng từ.
+ Cột 4: Ghi số tiền thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm trong kỳ và số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ báo cáo.
Cột 5: Ghi số tiền thuế GTGT đã miễn giảm trong kỳ báo cáo.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khoá sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và tính ra số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ báo cáo.
Sau khi khoá sổ kế toán, người ghi sổ và kế toán trưởng phải ký và ghi rõ họ và tên.
B. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THUẾ TNDN
1. Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế TNDN theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và quy định tại Thông tư này.
2. Cơ sở kinh doanh phải kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí hợp lý hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN
3. Kế toán thuế TNDN sử dụng các Tài khoản sau đây:
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (đổi tên Tài khoản 3334 "Thuế lợi tức" thành Tài khoản 3334 "Thuế thu nhập doanh nghiệp").
- Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (đổi tên Tài khoản 421 "Lãi chưa phân phối" thành Tài khoản 421 "Lợi nhuận chưa phân phối").
Tài khoản 3334 dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp và tình hình nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước.
a. Hạch toán Tài khoản 3334 cần thực hiện một số quy định sau:
Tài khoản 3334 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành, mọi thành phần kinh tế.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tờ kê khai thuế TNDN cho cơ quan thuế. Hàng quý doanh nghiệp tạm nộp số thuế của quý đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
b. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3334
Bên Nợ:
- Số thuế TNDN đã nộp vào NSNN
- Số thuế TNDN được miễn giảm trừ vào số phải nộp
- Số chênh lệch giữa thuế TNDN phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế lớn hơn số thuế TNDN thực tế phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt.
Bên Có: Số thuế TNDN phải nộp.
Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp và NSNN
Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số phải nộp (số thuế nộp thừa).
c. Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
- Hàng quý, căn cứ vào thông báo thuế của cơ quan thuế về số thuế TNDN phải nộp theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Khi nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112, ...
- Cuối năm, khi báo cáo quyết toán thuế duyệt y, xác định số thuế TNDN phải nộp, ghi:
+ Trường hợp số thuế TNDN phải nộp thực tế theo quyết toán thuế năm đã duyệt y lớn hơn số phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế, thì số chênh lệch phải nộp thêm, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Trường hợp số thuế TNDN phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế lớn hơn số thuế TNDN phải nộp thực tế theo quyết toán thuế năm đã duyệt y, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
- Số thuế TNDN được cơ quan có thẩm quyền cho phép miễn giảm, số thuế được miễn giảm, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999, các văn bản trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Đến cuối ngày 31 tháng 12 năm 1998, nếu Tài khoản 3331 "Thuế doanh thu" có số dư Có thì khi mở sổ kế toán cho năm 1999, các doanh nghiệp phải chuyển số dư sang Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp" (Chi tiết phần thuế doanh thu) để theo dõi thanh toán tiếp về nộp thuế doanh thu với NSNN. Khi doanh nghiệp nộp thuế doanh thu cho năm 1998, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Chi tiết phần thuế doanh thu)
Có TK 111, 112
Đến cuối ngày 31 tháng 12 năm 1998 nếu Tài khoản 3334 "Thuế lợi tức" có số dư Nợ, hoặc số dư Có thì khi mở sổ kế toán cho năm 1999, các doanh nghiệp phải chuyển số dư Tài khoản 3334 "Thuế lợi tức" sang số dư Tài khoản 3334 "Thuế thu nhập doanh nghiệp" chi tiết phần thuế lợi tức năm trước, khi nộp thuế lợi tức cho NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (Chi tiết phần thuế lợi tức năm trước)
Có TK 111, 112, ...
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Cục Thuế, Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các ngành có liên quan, giúp Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này ở các doanh nghiệp.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ sở kinh doanh, các ngành, các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
Bộ, Tổng công ty:.......
Đơn vị:.................
Phạm Văn Trọng (Đã Ký) |
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày... tháng... năm 199...
Đơn vị tính:...........
Tài sản | Mã số | Số đầu năm | Số cuối kỳ |
1 | 2 | 3 | 4 |
A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn | 100 | ||
I. Tiền | 110 | ||
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) | 111 | ||
2. Tiền gửi Ngân hàng | 112 | ||
3. Tiền đang chuyển | 113 | ||
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn | 120 | ||
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn | 121 | ||
2. Đầu tư ngắn hạn khác | 128 | ||
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) | 129 | ||
III. Các khoản phải thu | 130 | ||
1. Phải thu của khách hàng | 131 | ||
2. Trả trước cho người bán | 132 | ||
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ | 133 | ||
4. Phải thu nội bộ | 134 | ||
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc | 135 | ||
- Phải thu nội bộ khác | 136 | ||
5. Các khoản phải thu khác | 138 | ||
6. Dự phòng khoản thu khó đòi (*) | 139 | ||
IV. Hàng tồn kho | 140 | ||
1. Hàng mua đang đi trên đường | 141 | ||
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho | 142 | ||
3. Công cụ, dụng cụ trong kho | 143 | ||
4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang | 144 | ||
5. Thành phẩm tồn kho | 145 | ||
6. Hàng hoá tồn kho | 146 | ||
7. Hàng gửi đi bán | 147 | ||
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) | 149 | ||
V. Tài sản lưu động khác | 150 | ||
1. Tạm ứng | 151 | ||
2. Chi phí trả trước | 152 | ||
3. Chi phí chờ kết chuyển | 153 | ||
4. Tài sản thiếu chờ xử lý | 154 | ||
5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn | 155 | ||
VI. Chi sự nghiệp | 160 | ||
1. Chi sự nghiệp năm trước | 161 | ||
2. Chi sự nghiệp năm nay | 162 | ||
B- Tài sản cố định, đầu tư dài hạn | 200 | ||
I. Tài sản cố định | 210 | ||
1. Tài sản cố định hữu hình | 211 | ||
- Nguyên giá | 212 | ||
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 213 | ||
2. Tài sản cố định thuê tài chính | 214 | ||
- Nguyên giá | 215 | ||
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 216 | ||
3. Tài sản cố định vô hình | 217 | ||
- Nguyên giá | 218 | ||
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 219 | ||
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn | 220 | ||
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn | 221 | ||
2. Góp vốn liên doanh | 222 | ||
3. Đầu tư dài hạn khác | 228 | ||
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) | 229 | ||
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang | 230 | ||
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn | 240 | ||
Tổng cộng tài sản | 250 | ||
Nguồn vốn | |||
A- Nợ phải trả | 300 | ||
I. Nợ ngắn hạn | 310 | ||
1. Vay ngắn hạn | 311 | ||
2. Nợ dài hạn đến hạn trả | 312 | ||
3. Phải trả cho người bán | 313 | ||
4. Người mua trả tiền trước | 314 | ||
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 315 | ||
6. Phải trả công nhân viên | 316 | ||
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ | 317 | ||
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác | 318 | ||
II. Nợ dài hạn | 320 | ||
1. Vay dài hạn | 321 | ||
2. Nợ dài hạn khác | 322 | ||
III. Nợ khác | 330 | ||
1. Chi phí phải trả | 331 | ||
2. Tài sản thừa chờ xử lý | 332 | ||
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn | 333 | ||
B- Nguồn vốn chủ sở hữu | 400 | ||
I. Nguồn vốn, quỹ | 410 | ||
1. Nguồn vốn kinh doanh | 411 | ||
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản | 412 | ||
3. Chênh lệch tỷ giá | 413 | ||
4. Quỹ đầu tư phát triển | 414 | ||
5. Quỹ dự phòng tài chính | 415 | ||
6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm | 416 | ||
7. Lợi nhuận chưa phân phối | 417 | ||
8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi | 418 | ||
9. Nguồn vốn đầu tư XDCB | 419 | ||
II. Nguồn kinh phí | 420 | ||
1. Quỹ quản lý của cấp trên | 421 | ||
2. Nguồn kinh phí sự nghiệp | 422 | ||
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước | 423 | ||
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay | 424 | ||
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ | 425 | ||
Tổng cộng nguồn vốn | 430 |
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu | Số đầu năm | Số cuối kỳ |
1. Tài sản cho thuê ngoài | ||
2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công | ||
3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi | ||
4. Nợ khó đòi đã xử lý | ||
5. Ngoại tệ các loại | ||
6. Hạn mức kinh phí còn lại | ||
7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có |
Lập, ngày...tháng... năm 199...
Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ().
Đơn vị MẪU SỐ B 02-DN
Quý...... Năm 199...
Phần I - Lãi, lỗ
Đơn vị tính:.........
Chỉ tiêu | Mã số | Kỳ trước | Kỳ này | Luỹ kế từ đầu năm |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Tổng doanh thu | 01 | |||
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu | 02 | |||
Các khoản giảm trừ (04 + 05 + 06 + 07) | 03 | |||
+ Chiết khấu | 04 | |||
+ Giảm giá | 05 | |||
+ Hàng bán bị trả lại | 06 | |||
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp | 07 | |||
1. Doanh thu thuần (01-03) | 10 | |||
2. Giá vốn hàng bán | 11 | |||
3. Lợi nhuận gộp (10 - 11) | 20 | |||
4. Chi phí bán hàng | 21 | |||
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 22 | |||
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [20 - (21 + 22)] | 30 | |||
- Thu nhập hoạt động tài chính | 31 | |||
- Chi phí hoạt động tài chính | 32 | |||
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (31 - 32) | 40 | |||
- Các khoản thu nhập bất thường | 41 | |||
- Chi phí bất thường | 42 | |||
8. Lợi nhuận bất thường (41 - 42) | 50 | |||
9. Tổng lợi nhuận trước thuế | 60 | |||
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp | 70 | |||
11. Lợi nhuận sau thuế (60 - 70) | 80 |
PHẦN II - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC
Đơn vị tính: ............
Chỉ tiêu | Mã | Số còn phải | Số phát sinh | Luỹ kế từ đầu năm | Số còn phải | ||
số | nộp đầu kỳ | Số phải | Số đã | Số phải | Số đã | nộp cuối kỳ | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8=3+4-5 |
I - Thuế | 10 | ||||||
1. Thuế GTGT phải nộp | 11 | ||||||
Trong đó: | |||||||
Thuế GTGT hàng nhập khẩu | 12 | ||||||
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt | 13 | ||||||
3. Thuế xuất, nhập khẩu | 14 | ||||||
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp | 15 | ||||||
5. Thu trên vốn | 16 | ||||||
6. Thuế tài nguyên | 17 | ||||||
7. Thuế nhà đất | 18 | ||||||
8. Tiền thuê đất | 19 | ||||||
9. Các loại thuế khác | 20 | ||||||
II - Các khoản phải nộp khác | 30 | ||||||
1. Các khoản phụ thu | 31 | ||||||
2. Các khoản phí, lệ phí | 32 | ||||||
3. Các khoản phải nộp khác | 33 | ||||||
Tổng cộng | 40 |
Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang năm này
Trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp....................
PHẦN III - THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ, ĐƯỢC HOÀN LẠI, ĐƯỢC MIỄN GIẢM
Đơn vị tính:.................
Chỉ tiêu | Mã số | Số tiền | |
Kỳ này | Luỹ kế từ đầu năm | ||
1 | 2 | 3 | 4 |
I - Thuế GTGT được khấu trừ | |||
1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ | 10 | x | |
2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh | 11 | ||
3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại (12 = 13+14+15) | 12 | ||
Trong đó: | |||
a. Số thuế GTGT đã khấu trừ | 13 | ||
b. Số thuế GTGT đã hoàn lại | 14 | ||
c. Số thuế GTGT không được khấu trừ | 15 | ||
4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (16=10+11-12) | 16 | x | |
II - Thuế GTGT được hoàn lại | |||
1. Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ | 20 | x | |
2. Số thuế GTGT được hoàn lại | 21 | ||
3. Số thuế GTGT đã hoàn lại | 22 | ||
4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (23=20+21-22) | 23 | x | |
III - Thuế GTGT được miễn giảm | |||
1. Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ | 30 | x | |
2. Số thuế GTGT được miễn giảm | 31 | ||
3. Số thuế GTGT đã được miễn giảm | 32 | ||
4. Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ (33=30+31-32) | 33 | x |
Ghi chú: Các chỉ tiêu có dấu (x) không có số liệu
Ngày tháng năm 199...
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký họ tên, đóng dấu)
Đơn vị:............ MẪU SỐ S 01 - DN
SỔ THEO DÕI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Năm......
Chứng từ | Diễn giải | Số tiền thuế GTGT đã nộp | Số tiền thuế GTGT phải nộp | |
Số hiệu | Ngày tháng | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1- Số dư đầu kỳ | ||||
2- Số phát sinh trong kỳ | ||||
Cộng số phát sinh | ||||
3- Số dư cuối kỳ |
Lập sổ ngày tháng năm 199...
Người ghi sổ Chủ hộ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ghi chú: Sổ này áp dụng cho các cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và kế toán "Đơn".
Đơn vị:............ MẪU SỐ S 02 - DN
SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT ĐƯỢC HOÀN LẠI
Năm......
Chứng từ | Diễn giải | Số tiền | ||
Số hiệu | Ngày tháng | Thuế GTGT được hoàn lại | Thuế GTGT đã hoàn lại | |
1- Số dư đầu kỳ | x | |||
2- Số phát sinh trong kỳ | ||||
Cộng số phát sinh | ||||
3- Số dư cuối kỳ | x |
Ghi chú: Chỗ có dấu (x) không có số liệu
Lập sổ ngày tháng năm ...
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị:............ MẪU SỐ S 03 - DN
SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT ĐƯỢC MIỄN GIẢM
Năm......
Chứng từ | Diễn giải | Số tiền | ||
Số hiệu | Ngày tháng | Thuế GTGT được miễn giảm | Thuế GTGT đã miễn giảm | |
1- Số dư đầu kỳ | x | |||
2- Số phát sinh trong kỳ | ||||
Cộng số phát sinh | ||||
3- Số dư cuối kỳ | x |
Ghi chú: Chỗ có dấu (x) không có số liệu
Lập sổ ngày tháng năm ...
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- 1Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 31/2006/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 89/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 28/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Thông tư 99/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 30/1998/NĐ-CP thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành
- 5Thông tư 178/1998/TT-BTC hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng áp dụng cho Tổng công ty điện lực Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 82/2007/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 31/2006/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 180/1998/TT-BTC bổ sung kế toán thuế giá trị gia tăng do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 82/2007/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997
- 2Nghị định 28/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thuế trị giá gia tăng
- 3Nghị định 30/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- 4Thông tư 89/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 28/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) do Bộ Tài Chính ban hành
- 5Thông tư 99/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 30/1998/NĐ-CP thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành
- 6Thông tư 178/1998/TT-BTC hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng áp dụng cho Tổng công ty điện lực Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 100/1998/TT-BTC hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) do Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 100/1998/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/07/1998
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 33
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra