BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2016/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2016 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
1. Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 9 năm 2016, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2016.
2. Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ký ngày 19 tháng 10 năm 1998, chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2016.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là “hai Bên ký kết”);
Căn cứ Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 07 tháng 11 năm 1991 và Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 19 tháng 10 năm 1998;
Căn cứ Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 18 tháng 11 năm 2009;
Nhằm tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và thúc đẩy hợp tác thương mại ở vùng biên giới giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi,
Hai Bên ký kết đã thỏa thuận như sau:
2. Khu (điểm) chợ biên giới được thiết lập theo thỏa thuận của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo quy định của pháp luật mỗi nước. Hoạt động kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới của thương nhân và cư dân biên giới phải đăng ký với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật mỗi nước.
3. Hai Bên ký kết nhất trí cùng nhau thúc đẩy thỏa thuận mở các cửa khẩu biên giới đất liền, và khu (điểm) chợ biên giới, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện kho bãi kiểm tra, đưa hợp tác thuận lợi hóa thông quan đi vào chiều sâu góp phần nâng cao khả năng thông quan hàng hóa của các cửa khẩu biên giới và khu (điểm) chợ biên giới.
2. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép và các hình thức quản lý khác được thực hiện theo quy định hiện hành của mỗi nước. Hai Bên ký kết xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoặc thương nhân thương mại biên giới đủ điều kiện được cấp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
3. Hai Bên ký kết xác định cần tuân thủ các điều ước quốc tế mà hai Bên là thành viên, thiết thực thực hiện những nghĩa vụ như bảo vệ động, thực vật hoang dã và môi trường, tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với đồ phế thải thể rắn, thịt đông lạnh ở khu vực có dịch bệnh, các động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và sản phẩm chế biến có liên quan.
2. Hai Bên ký kết nhất trí giao quyền cho cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch mỗi Bên theo tiêu chuẩn và quy định của pháp luật mỗi nước để tiến hành kiểm nghiệm, kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận liên quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.
3. Hai Bên ký kết đồng ý tích cực áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường quản lý chất lượng, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ môi trường, bảo đảm lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng.
2. Hai Bên ký kết nhất trí hoàn thiện cơ chế hợp tác chống buôn lậu, kịp thời trao đổi thông tin về buôn lậu, cùng triển khai hoạt động chống buôn lậu liên hợp.
3. Hai Bên ký kết nhất trí giao cho các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương hai Bên tăng cường phối hợp trong công tác phòng, chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
1. Thanh toán bằng Đồng Việt Nam hoặc Nhân dân tệ Trung Quốc hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Căn cứ theo quy định của pháp luật mỗi nước, thương mại biên giới có thể tiến hành các hình thức thanh toán thông qua ngân hàng hoặc bằng tiền mặt hoặc hàng đổi hàng. Khuyến khích thanh toán thông qua ngân hàng thương mại hai Bên.
2. Hai Bên ký kết căn cứ quy định của pháp luật mỗi nước và các điều ước quốc tế mà hai Bên là thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và khu (điểm) chợ biên giới.
2. Hai Bên ký kết thống nhất Nhóm công tác thương mại biên giới Việt - Trung hướng dẫn và thúc đẩy triển khai Hiệp định này.
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và có hiệu lực ba (03) năm.
2. Ba (03) tháng trước khi Hiệp định này hết hiệu lực, nếu không Bên ký kết nào thông báo bằng văn bản cho Bên kia về việc kết thúc Hiệp định, thì Hiệp định sẽ tự động kéo dài thêm ba (03) năm và sẽ tiếp tục được gia hạn theo thể thức đó.
3. Trong trường hợp Hiệp định này kết thúc, các điều khoản thỏa thuận hợp tác cụ thể đã ký kết theo Hiệp định này trước khi kết thúc, sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hoàn tất việc thực thi các điều khoản đó.
4. Hiệp định này sẽ không tác động tới quyền và nghĩa vụ của hai Bên ký kết được quy định tại các điều ước quốc tế khác có liên quan mà mỗi Bên là thành viên.
5. Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, “Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày 19 tháng 10 năm 1998 hết hiệu lực.
Hiệp định này ký tại Bắc Kinh, ngày 12 tháng 9 năm 2016, lập thành hai (02) bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, các văn bản có giá trị như nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA |
- 1Thông báo 09/2010/TB-LPQT về ngày điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực đối với Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 2Thông báo hiệu lực Nghị định thư về rà soát tình trạng hiệu lực của Điều ước và Thỏa thuận quốc tế giai đoạn 1950 - 2007 giữa Việt Nam - Triều Tiên
- 3Thông báo 25/2015/TB-LPQT về điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao ban hành
- 4Dự thảo Thông tư hướng dẫn, quy định thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Trung do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành năm 2016
- 5Công văn 12660/BCT-XNK năm 2016 về Thông tư thay thế Thông tư 52/2015/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành
- 6Thông báo 69/2020/TB-LPQT về hiệu lực của Nghị định thư phân phối cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Cam-pu-chia
- 7Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào
- 1Thông báo 09/2010/TB-LPQT về ngày điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực đối với Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 2Thông báo hiệu lực Nghị định thư về rà soát tình trạng hiệu lực của Điều ước và Thỏa thuận quốc tế giai đoạn 1950 - 2007 giữa Việt Nam - Triều Tiên
- 3Thông báo 25/2015/TB-LPQT về điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao ban hành
- 4Luật điều ước quốc tế 2016
- 5Dự thảo Thông tư hướng dẫn, quy định thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Trung do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành năm 2016
- 6Công văn 12660/BCT-XNK năm 2016 về Thông tư thay thế Thông tư 52/2015/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành
- 7Thông tư 17/2017/TT-BCT hướng dẫn thực hiện quy định về khu (điểm) chợ biên giới tại Hiệp định Thương mại biên giới giữa Việt Nam - Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Thông báo 69/2020/TB-LPQT về hiệu lực của Nghị định thư phân phối cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Cam-pu-chia
- 9Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào
Thông báo 60/2016/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam - Trung Hoa năm 2016
- Số hiệu: 60/2016/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 12/09/2016
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Trần Tuấn Anh, Cao Hổ Thành
- Ngày công báo: 19/10/2016
- Số công báo: Từ số 1133 đến số 1134
- Ngày hiệu lực: 12/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực