Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3120/TB-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2013 |
TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các ngành, các địa phương tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2013 và một số giải pháp chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong 06 tháng cuối năm 2013 như sau:
1. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong 06 tháng đầu năm 2013 trên toàn quốc đã xảy ra 3322 vụ TNLĐ làm 3431 người bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 305 vụ
- Số người chết: 323 người
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 62 vụ
- Số người bị thương nặng: 759 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 1.027 người
2. Tình hình TNLĐ ở các địa phương
2.1. Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong 06 tháng đầu năm 2013
TT | Địa phương | Số vụ | Số người bị nạn | Số vụ chết người | Số người chết | Số người bị thương nặng |
1 | TP. Hồ Chí Minh | 420 | 448 | 54 | 56 | 74 |
2 | Hà Nội | 57 | 74 | 23 | 23 | 18 |
3 | Quảng Ninh | 264 | 265 | 17 | 17 | 159 |
4 | Đồng Nai | 1001 | 1002 | 12 | 14 | 81 |
5 | Đà Nẵng | 41 | 41 | 10 | 10 | 5 |
6 | Bình Dương | 199 | 199 | 9 | 9 | 7 |
7 | Thanh Hóa | 23 | 27 | 9 | 11 | 16 |
8 | Bắc Giang | 55 | 55 | 7 | 7 | 19 |
9 | An Giang | 162 | 167 | 7 | 8 | 4 |
10 | Bình Thuận | 21 | 22 | 6 | 7 | 2 |
Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động chiếm 50,15% tổng số người chết vì tai nạn lao động trên toàn quốc.
2.2. Một số địa phương báo cáo không có vụ TNLĐ chết người trong 06 tháng đầu năm 2013
Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang, Lâm Đồng là những địa phương không có vụ TNLĐ chết người trong 06 tháng đầu năm 2013.
2.3. Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng 06 tháng đầu năm 2013
- Vụ sập dàn giáo xảy ra vào 23h00 ngày 11/01/2013 làm 03 người chết tại công trình cầu Sông Tranh, thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương;
- Vụ tai nạn do ngã vào hồ xử lý chất thải xảy ra vào 10h20 ngày 24/4/2013 làm 03 người chết tại Công ty Hòa Dương, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Vụ tai nạn do sập đá xảy ra vào 8h30 ngày 05/5/2013 làm 02 người chết tại mỏ đá Lèn Rỏi, thuộc công ty TNHH Kiều Phương, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An;
- Vụ tai nạn do sự cố vận thăng xảy ra vào 6h30 phút ngày 18/5/2013 làm chết 03 người, tại công trình xây dựng khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội do doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 - Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư;
- Vụ tai nạn sạt lở mỏ đá xảy ra vào 6h00 ngày 07/6/2013 làm chết 03 người và 01 người bị thương nặng tại mỏ đá xã Đông Quang, Đông Sơn, Thanh Hóa thuộc Công ty TNHH một thành viên Sông Mã.
II. PHÂN TÍCH CÁC VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG TỪ CÁC BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Theo báo cáo chưa đầy đủ của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì 06 tháng đầu năm 2013 toàn quốc đã xảy ra 305 vụ tai nạn lao động chết người, nhưng đến ngày 05 tháng 8 năm 2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được 61 biên bản điều tra (63 người chết). Phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động chết người nhận được, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có một số đánh giá như sau:
1. Tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất (Phân tích từ 61 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người làm 63 người chết)
- Loại hình Công ty cổ phần chiếm 37,7% số vụ tai nạn chết người và 36,5% số người chết;
- Loại hình Công ty TNHH chiếm 34,43% số vụ tai nạn chết người và 33,33% số người chết;
- Loại hình Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 18,03% số vụ tai nạn và 17,46% số người chết;
- Loại hình Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 9,84% số vụ tai nạn và 9,52% số người chết;
- Loại hình Công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 1,64% số vụ tai nạn và 1,59% số người chết.
2. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người (Phân tích từ 61 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người làm 63 người chết)
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 22,95% tổng số vụ và 22,22% tổng số người chết;
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 21,31% tổng số vụ tai nạn và 20,63% tổng số người chết;
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện chiếm 6,56% tổng số vụ và 6,35% tổng số người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 3,3% tổng số vụ và 3,2% tổng số người chết.
3. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất (Phân tích từ 61 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người làm 63 người chết)
- Ngã từ trên cao chiếm 26% tổng số vụ và 25% tổng số người chết;
- Vật rơi, đổ sập chiếm 20% tổng số vụ và 19% tổng số người chết;
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 18% tổng số vụ và 17,5% tổng số người chết;
- Tai nạn giao thông chiếm 13,11% tổng số vụ và 12,7% tổng số người chết;
- Điện giật chiếm 9,84% tổng số vụ và 9,52% tổng số người chết;
- Vật văng bắn chiếm 9,84% tổng số vụ và 9,52% tổng số người chết.
4. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (Phân tích từ 61 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người làm 63 người chết)
* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 50,8%, cụ thể:
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 13,11% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 13,11% tổng số vụ;
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 21,31% tổng số vụ; do tổ chức lao động chiếm 3,27% tổng số vụ;
* Nguyên nhân người lao động chiếm 45,9%, cụ thể:
- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 24,59% tổng số vụ;
- Người lao động khác vi phạm quy trình, quy phạm an toàn lao động chiếm 18,11% tổng số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3,2% tổng số vụ;
Còn lại 3,3% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác như: khách quan khó tránh và do người khác gây ra...
5. Xử lý trách nhiệm đối với vụ tai nạn lao động
Có 03 vụ được chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự và khởi tố các cá nhân có liên quan. Ngoài ra, một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết nhiều người trong 06 tháng đầu năm 2013 chưa điều tra xong nên chưa có hình thức xử lý.
Vụ tai nạn lao động làm 01 người chết xảy ra ngày 10/4/2013 tại công ty cổ phần Traco Hùng Vương, Lô A, 116 Phạm Hùng, Rạch Giá, Kiên Giang, Cơ quan cảnh sát điều tra Công An tỉnh Kiên Giang đã tiến hành khởi tố về việc vi phạm quy định về ATLĐ theo Điều 227 Bộ luật Hình sự.
Vụ tai nạn lao động làm 2 người chết xảy ra ngày 5/5/2013, tại mỏ đá Lèn Rỏi, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đề nghị tiến hành khởi tố 01 bị can về tội vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng.
Vụ tai nạn lao động làm 03 người chết xảy ra vào 10h20 ngày 24/4/2013 tại Công ty Hòa Dương, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị khởi tố.
1. So với 06 tháng năm 2012
06 tháng năm 2013 số vụ TNLĐ tăng 262 vụ (tăng 8,6%), tổng số nạn nhân tăng 271 người (tăng 8,6%), số vụ TNLĐ chết người tăng 49 vụ (tăng 19,1%) và số người chết tăng 44 người (tăng 15,8%).
2. Tình hình điều tra tai nạn lao động
Nhìn chung các vụ tai nạn lao động có khai báo đã được điều tra đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế. Tuy nhiên nhiều địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số biên bản nhận được chỉ chiếm 20% tổng số vụ TNLĐ chết người. Do sự phối hợp chưa tốt trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC ngày 12/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao nên tiến độ điều tra các vụ TNLĐ chết người vẫn còn rất chậm so với quy định. Còn nhiều vụ tai nạn xảy ra trong khai thác khoáng sản của tư nhân, trong các công trình xây dựng nhà ở của dân chưa được tiến hành điều tra, thống kê và báo cáo.
Trong năm 2013, một số địa phương đã tiến hành điều tra tai nạn lao động và báo cáo về Bộ khẩn trương, kịp thời như: Quảng Ninh, TP.Hà Nội, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh; Quảng Ninh là tỉnh chấp hành tốt nhất chế độ báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Chất lượng báo cáo tai nạn lao động năm 2013
Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc báo cáo tình hình tai nạn lao động theo đúng mẫu và thời gian quy định tại Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương báo cáo không đúng mẫu, báo cáo số liệu không khớp giữa các cột mục hoặc chỉ báo cáo tổng số mà không phân tích các yếu tố theo biểu mẫu quy định. Nhiều địa phương không có “Báo cáo TNLĐ theo loại hình doanh nghiệp, nghề nghiệp” hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ, không phù hợp. Đặc biệt tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương vẫn rất thấp, chỉ có 17.421 doanh nghiệp (khoảng 7,8% số doanh nghiệp) báo cáo (năm 2012 là 6,5%), do vậy đã gây khó khăn trong việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động toàn quốc. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương gửi báo cáo về Bộ cũng rất chậm.
Để khắc phục tình trạng báo cáo của các doanh nghiệp nêu trên, đề nghị Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương kiên quyết xử phạt các doanh nghiệp không báo cáo định kỳ về tai nạn lao động theo quy định của Chính phủ.
4. Thiệt hại về vật chất
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra trong 06 tháng đầu năm 2013 (chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...) là 39,23 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 5,06 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên đến 38.109 ngày.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẦN THỰC HIỆN 06 THÁNG CUỐI NĂM 2013
Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong 06 tháng đầu năm 2013, để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp trong việc điều tra, xử lý nhanh, dứt điểm các vụ tai nạn lao động để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động cũng như có biện pháp khắc phục những sai phạm.
2. Ủy ban nhân dân các địa phương quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, đặc biệt là 05 địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động trong 06 tháng đầu năm. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, đặc biệt là các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn lao động, hành vi không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.
3. Kiện toàn, bổ sung lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn để thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phân cấp quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động đến cấp huyện.
4. Triển khai thực hiện tốt các nội dung về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế. Tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 và Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
5. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2013 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010.
6. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người lao động./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông báo 2772/TB-BLĐTBXH về tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông báo 464/TB-BLĐTBXH về tình hình tai nạn lao động năm 2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông báo 2878/TB-LĐTBXH tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông báo 543/TB-LĐTBXH tình hình tai nạn lao động năm 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông báo 3023/TB-BLĐTBXH về tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông báo 653/TB-LĐTBXH năm 2015 tình hình tai nạn lao động năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT/BLÐTBXH-BCA-VKSNDTC hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm do Bộ Công An, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
- 4Thông báo 2772/TB-BLĐTBXH về tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 2281/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 7Thông báo 464/TB-BLĐTBXH về tình hình tai nạn lao động năm 2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Thông tư 41/2011/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 10Thông báo 2878/TB-LĐTBXH tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Thông báo 543/TB-LĐTBXH tình hình tai nạn lao động năm 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12Thông báo 3023/TB-BLĐTBXH về tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Thông báo 653/TB-LĐTBXH năm 2015 tình hình tai nạn lao động năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông báo 3120/TB-LĐTBXH năm 2013 tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2013 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 3120/TB-LĐTBXH
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 21/08/2013
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Bùi Hồng Lĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra