Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2021 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH TẠI CUỘC HỌP VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 5 VÀ 5 THÁNG NĂM 2021
Ngày 31 tháng 5 năm 2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2021. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam; Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, ý kiến của các đại biểu dự họp, phát biểu của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp, tiếp thu đầy đủ ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện Tờ trình và Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2021, trong đó lưu ý:
a) Kết cấu Tờ trình và Báo cáo gồm các phần: (i) Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2021; trong đó cần làm rõ bối cảnh, đặc điểm tình hình; những kết quả đạt được, hạn chế; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm rút ra; (ii) Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 6 và những tháng cuối năm 2021; trong đó cần dự báo bối cảnh tình hình; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; đề xuất các nội dung cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ; (iii) Tổ chức thực hiện.
b) Về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2021 cần lưu ý các nội dung sau:
- Bối cảnh, đặc điểm tình hình: nêu các yếu tố, sự kiện ảnh hưởng đến công tác điều hành kinh tế - xã hội trong 5 tháng đầu năm, như các đợt bùng phát dịch Covid-19 trong nước; việc tập trung thời gian, nguồn lực để tổ chức phục vụ Đại hội XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội XV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kiện toàn Chính phủ sau Đại hội; các biến động của tình hình khu vực và thế giới.
- Nhấn mạnh các kết quả nổi bật đạt được, nhất là: (i) kịp thời áp dụng các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để kiểm soát được dịch bệnh; (ii) hoàn thành việc kiện toàn Chính phủ sau Đại hội và tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; (ii) kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, lãi suất, tỷ giá ổn định; duy trì đà tăng trưởng xuất nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; (iii) bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân ổn định, từng bước được nâng lên; (iv) duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong bối cảnh chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19; (v) quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội được giữ vững; (vi) triển khai hiệu quả, đạt nhiêu kết quả tích cực trong công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; (vii) siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; (viii) công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương được tăng cường; (ix) ban hành kịp thời Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng điểm triển vọng lên tích cực.
- Làm rõ phân tích kỹ lưỡng một số hạn chế, bất cập như: (i) một số cơ quan, địa phương, cá nhân còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; (ii) tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhất là vốn ODA; (iii) cán cân thương mại có chiều hướng nghiêng về nhập siêu; (iv) công tác lãnh đạo, điều hành của một số cơ quan, địa phương có lúc, có nơi còn chậm, chưa tập trung quyết liệt, chưa nắm chắc tình hình; (v) công tác cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, người dân vẫn còn bất cập; (vi) vướng mắc về thể chế chưa được tháo gỡ kịp thời.
- Xác định nguyên nhân của các kết quả đạt được, đặc biệt là công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bám sát tình hình và thực tiễn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương; sự ủng hộ của doanh nghiệp, người dân trong việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các bộ, ngành, cơ quan. Đối với tồn tại, hạn chế, cần nhấn mạnh các nguyên nhân như vướng mắc về thể chế, chính sách; tổ chức thực hiện và công tác phối hợp có lúc, có nơi còn chậm, chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao.
c) Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 6 và những tháng cuối năm 2021:
- Về bối cảnh tình hình, khó khăn thách thức: làm rõ các thách thức trong thời gian tới như diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cả trong nước và quốc tế, nhất là trong khu vực; các rủi ro về thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, bất ổn thị trường tài chính quốc tế, an ninh, đối ngoại; bất cập nội tại của nền kinh tế do tác động của dịch bệnh đến sản xuất kinh doanh; vướng mắc trong giải ngân đầu tư công chưa được xử lý triệt để; hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân, người lao động còn nhiều khó khăn.
- Về mục tiêu: phấn đấu thực hiện các mục tiêu Quốc hội đã giao; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt công tác đối ngoại theo kế hoạch.
- Về nhiệm vụ, giải pháp, lưu ý một số nội dung sau: tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình để đưa ra quyết sách kịp thời, chính xác, hiệu quả; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; quyết tâm khôi phục và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh; mở rộng các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết và kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân; yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả, thành công các chương trình, kế hoạch, các nhiệm vụ chính trị được giao.
2. Theo dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giao: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021: Bộ Tài chính chủ trì xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2021 trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định (kết cấu Báo cáo tương tự như điểm 1 nêu trên).
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 313/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 311/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 149/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và quý I năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 88/NQ-CP về phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021
- 5Thông báo 250/TB-VPCP Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, 5 tháng đầu năm 2024; tình hình giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Thông báo 313/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 311/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 149/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và quý I năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 88/NQ-CP về phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021
- 5Thông báo 250/TB-VPCP Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, 5 tháng đầu năm 2024; tình hình giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 143/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2021 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 143/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 01/06/2021
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Mai Thị Thu Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra