Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010 |
Ngày 22 tháng 5 năm 2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về xây dựng Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam. Tham gia cuộc họp có lãnh đạo và đại diện các Bộ: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn phòng Chính phủ; các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Sau khi nghe Cục Điều tiết điện lực báo cáo, ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:
Thị trường điện đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó nhiều quốc gia đã thành công, người sử dụng điện được lựa chọn nhà cung cấp, có sự minh bạch và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia không thành công trong việc chuyển sang vận hành thị trường điện. Do đó, trong quá trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam, cần thực hiện từng bước một cách thận trọng, với mục tiêu là đảm bảo cung cấp điện ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội, việc phát triển thị trường điện là phương tiện để đạt được mục tiêu trên.
Trong cơ cấu nguồn điện hiện nay, các nhà máy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm khoảng trên 60%, còn lại là của các doanh nghiệp trong nước và của đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT; việc chuyển ngành điện lực sang cơ chế tự vay, tự trang trải, Nhà nước không bao cấp và đa dạng các hình thức đầu tư trong phát triển nguồn điện đã góp phần đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, ngành điện hiện chưa có sự cạnh tranh thực sự, hiệu quả thấp; năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận của các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn thấp. Do đó, tạo sự cạnh tranh, từng bước hình thành thị trường điện là cần thiết và có ý nghĩa.
Việc phát triển thị trường điện tại Việt Nam đã được quy định trong Luật Điện lực, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt lộ trình phát triển thị trường điện Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho việc hình thành thị trường điện tại Việt Nam, nhưng còn chậm so với yêu cầu; Bộ Công thương đã ban hành được một số văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động của thị trường điện, tuy nhiên vẫn chưa đủ và còn chậm.
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH
Việc hình thành và phát triển thị trường điện phải đáp ứng được các yêu cầu sau: đảm bảo các hoạt động điện lực phải minh bạch, tiết kiệm chi phí trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối điện để đảm bảo giá điện hợp lý tới người tiêu dùng, được hình thành trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh; thu hút được các nguồn đầu tư vào phát triển điện; các hoạt động điện lực phải đúng theo quy định của pháp luật, dưới sự quản lý của Nhà nước.
Để có thể đưa vào vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm trong năm 2011 với nhiều nhà máy cùng tham gia, đáp ứng các điều kiện tiên quyết tại Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình phát triển thị trường điện Việt Nam và các yêu cầu nêu trên, các Bộ, ngành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Hoàn thành việc ban hành các quy định cần thiết cho hoạt động thị trường phát điện cạnh tranh trong năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn thành xây dựng và ban hành các quy trình chi tiết phục vụ vận hành thị trường điện trong năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát và ban hành các quy định cần thiết về thanh toán trong thị trường phát điện, phù hợp với các quy định hiện hành về công tác kế toán, tài chính.
- Tổ chức tập huấn cho các đơn vị có liên quan về hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh.
- Ban hành các quy định cần thiết về chế độ giám sát, kiểm tra và báo cáo của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị truyền tải điện để đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị tham gia thị trường điện.
- Chỉ đạo và giải quyết kịp thời các đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành và giám sát hoạt động của thị trường điện.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
- Ưu tiên đầu tư cho phát triển lưới điện truyền tải và nâng cao năng lực của Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia, đảm bảo lưới điện truyền tải đáp ứng yêu cầu huy động công suất của các nhà máy điện trong mọi chế độ khi thị trường điện đi vào hoạt động.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành và giám sát hoạt động của thị trường điện, hoàn thành trong quý I năm 2011.
- Phối hợp với các đơn vị của Bộ Công thương xây dựng các quy trình chi tiết cho vận hành thị trường điện.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan biết, thực hiện.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 261/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 53/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về xây dựng Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 26/2006/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 261/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 53/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về xây dựng Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 139/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 139/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 25/05/2010
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Văn Trọng Lý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra