Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 950/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 05 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh TTH về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3333/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 587/TTr-SCT ngày 13 tháng 4 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ đề án “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2017 đến năm 2025” với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề án: Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2017 đến năm 2025.
2. Mục đích, yêu cầu
- Đánh giá tổng quan hiện trạng các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn và các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn giai đoạn 2011 - 2016 nhằm rút ra bài học kinh nghiệm về thành công, hạn chế trong thời gian qua. Phân tích, dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông thôn.
- Định hướng phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn và phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025.
- Trên địa bàn 06 huyện và 02 thị xã của tỉnh Thừa Thiên Huế (không bao gồm những cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong các khu kinh tế, khu công nghiệp).
- Đề án được lập cho giai đoạn từ năm 2017 - 2025.
4. Khối lượng, nội dung và sản phẩm hoàn thành
4.1. Công việc chủ yếu
- Khảo sát, thu thập số liệu và đánh giá hiện trạng phát triển ngành công nghiệp - TTCN nông thôn hiện nay.
- Định hướng phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
4.2. Nội dung chủ yếu
4.2.1. Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp nông thôn hiện nay
a) Đặc điểm, vị trí, vai trò công nghiệp nông thôn đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
b) Đánh giá thực trạng công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 -2016:
- Về cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn bao gồm: số lượng, loại hình, lực lượng lao động,...
- Về các sản phẩm công nghiệp nông thôn
- Về nguyên vật liệu sản xuất, sử dụng công nghệ máy móc thiết bị.
- Về giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn
- Công nghiệp nông thôn với xây dựng nông thôn mới, với kinh tế biển, đầm phá, gò đồi; với phát triển ngành nghề, nghề truyền thống, làng nghề
- Công nghiệp nông thôn với phát triển du lịch.
- Mối quan hệ công nghiệp nông thôn và khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Tình hình đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp
- Tình hình quảng bá giới thiệu sản phẩm, khai thác thị trường; các hình thức kinh doanh hiện tại của cơ sở (tự sản tự tiêu, gia công xuất khẩu, tổ chức đại lý, xuất khẩu trực tiếp, thương mại điện tử...)
- Đánh giá thực trạng về công tác quản lý, các chính sách của tỉnh đối với phát triển công nghiệp nông thôn hiện nay.
b) Đánh giá chung về thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn
- Ưu điểm
- Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
4.2.2. Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 -2016
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp nông thôn.
- Phân tích (SWOT) phát triển một số nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp nông thôn chủ yếu.
4.2.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và khả năng cạnh trạnh của một số nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp nông thôn chủ yếu
4.2.4. Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2017 đến năm 2025
a) Quan điểm và mục tiêu phát triển:
- Quan điểm phát triển
- Mục tiêu phát triển
+ Mục tiêu chung
+ Mục tiêu cụ thể giai đoạn (giai đoạn 2017-2020, giai đoạn 2020-2025)
b) Định hướng phát triển
- Định hướng phát triển theo nhóm ngành, sản phẩm
+ Nhóm sản phẩm chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống
+ Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ
+ Nhóm sản phẩm thiết bị, máy móc và phụ tùng cơ khí
+ Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng
+ Nhóm khác: dệt may - da giày, hóa chất,...
- Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn với xây dựng nông thôn mới; với kinh tế biển, đầm phá, gò đồi; với phát triển ngành nghề, nghề truyền thống, làng nghề, hội nghề nghiệp,
- Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn với phát triển du lịch, liên doanh liên kết,...
- Định hướng phát triển theo không gian, lãnh thổ.
c) Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư thực hiện đề án
d) Các giải pháp, tổ chức thực hiện
- Các giải pháp chủ yếu:
+ Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp
+ Giải pháp về vốn
+ Giải pháp về chính sách
+ Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và giải pháp bảo vệ môi trường
+ Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại và hỗ trợ tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn.
+ Giải pháp về nguồn lao động
+ Giải pháp về công tác quản lý nhà nước đối với ngành nghề công nghiệp nông thôn.
- Tổ chức thực hiện
đ) Kết luận, kiến nghị.
4.3. Sản phẩm hoàn thành
- Báo cáo đề án lập theo nội dung quy định kèm theo CD file điện tử: 10 bộ.
- Báo cáo tóm tắt đề án Trình duyệt: 20 bộ.
- Danh mục các dự án thực hiện phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến năm 2025.
5. Khái toán chi phí lập đề án
- Chi phí lập đề án khoảng: 266.000.000 đồng.
Bằng chữ: Hai trăm sáu mươi sáu triệu đồng chẵn.
(Dự toán chi tiết kinh phí lập đề án theo văn bản thẩm định của Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt)
6. Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách tỉnh.
7. Thời gian hoàn thành: Quý 4 năm 2017.
8. Tổ chức thực hiện
- Cơ quan phê duyệt đề án: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cơ quan thẩm định: Hội đồng do UBND tỉnh thành lập.
- Chủ đầu tư: Sở Công Thương Thừa Thiên Huế.
- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, thực hiện và điều hành dự án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển khoa học, công nghệ nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2025
- 2Quyết định 1135/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 1632/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020
- 4Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 4022/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030
- 6Quyết định 597/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
- 7Kế hoạch 263/KH-UBND năm 2019 về thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 8Kế hoạch 09/KH-UBND triển khai thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 3Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển khoa học, công nghệ nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2025
- 4Quyết định 1135/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 1632/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020
- 7Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 3333/QĐ-UBND năm 2016 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 4022/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030
- 11Quyết định 597/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
- 12Kế hoạch 263/KH-UBND năm 2019 về thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 13Kế hoạch 09/KH-UBND triển khai thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021
Quyết định 950/QĐ-UBND phê duyệt đề cương, nhiệm vụ đề án “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2017 đến năm 2025”
- Số hiệu: 950/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra