- 1Quyết định 256/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 31/2005/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
- 3Quyết định 26/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 5Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 936/QĐ-CHHVN | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH NGHIỆM THU, THANH TOÁN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;
Căn cứ Quyết định 26/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 119/2010/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm an toàn hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
Căn cứ văn bản số 5673/BGTVT-KCHT ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc chấp thuận nội dung chính dự thảo Quyết định ban hành Quy trình nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích Bảo đảm an toàn hàng hải.
Sau khi thống nhất ý kiến với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.
Theo đề nghị của Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy trình nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích Bảo đảm an toàn hàng hải.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng; Trưởng các phòng: Kế hoạch Tài chính, Công trình hàng hải, Khoa học công nghệ và môi trường của Cục Hàng hải Việt Nam; Giám đốc các cảng vụ hàng hải, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
NGHIỆM THU, THANH TOÁN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CÔNG ÍCH BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
(Ban hành theo Quyết định số 936/QĐ-CHHVN ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Cục Hàng hải Việt Nam)
1. Quy trình này quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, chất lượng và việc thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại Thông tư số 119/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm an toàn hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Việc nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện theo Quy trình này, Thông tư số 119/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện đặt hàng, giao kế hoạch và tổ chức nghiệm thu, thanh toán việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (gọi tắt là các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải) thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung ứng, nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
1. Cục Hàng hải Việt Nam
a) Trình Bộ Giao thông vận tải dự toán kinh phí cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải; triển khai đặt hàng, giao kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải cho các Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải khi được Bộ giao dự toán thu, chi ngân sách.
b) Kiểm tra, xác định danh mục các tài sản, thiết bị, công trình phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải do các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải quản lý.
c) Kiểm tra hồ sơ sản phẩm dịch vụ công ích do các Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện, tiến hành nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải (bao gồm cả về khối lượng, chất lượng, giá trị thực hiện và sự phù hợp của hồ sơ nghiệm thu) theo quy định tại Quy trình này và quy định của pháp luật hiện hành.
d) Thực hiện tạm ứng, thanh toán kinh phí cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải theo kế hoạch, hợp đồng, quy định tại quy trình này và quy định của pháp luật hiện hành.
đ) Tổng hợp tình hình cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải đã nghiệm thu và tình hình tạm ứng, thanh toán kinh phí đối với các Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo định kỳ hàng năm; lập và gửi các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải
a) Lập, trình Cục Hàng hải Việt Nam kế hoạch cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
b) Xây dựng và gửi Cục Hàng hải Việt Nam danh mục các tài sản, thiết bị, công trình phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải làm cơ sở thực hiện việc giao kế hoạch và đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đối với công tác sửa chữa công trình, tài sản, thiết bị bảo đảm an toàn hàng hải.
c) Xây dựng và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam chi tiết tiến độ thực hiện công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải và sửa chữa công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải. Kịp thời báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam những thay đổi, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
d) Thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải đảm bảo tiến độ và chất lượng theo đúng kế hoạch giao, hợp đồng đã ký và theo quy định của pháp luật có liên quan đến công tác bảo đảm an toàn hàng hải.
đ) Sau khi hoàn thành cung ứng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ trình Cục Hàng hải Việt Nam để thực hiện nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích.
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu về sản phẩm, dịch vụ công ích đã thực hiện.
g) Hàng quý, báo cáo kịp thời những vụ việc đột xuất để Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải giao bổ sung kế hoạch, cụ thể:
+ Đối với các vụ việc đột xuất ảnh hưởng đến an toàn hàng hải, các Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện khắc phục ngay, đồng thời báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam. Những vụ việc đột xuất khác, các Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam trước khi thực hiện.
+ Các vụ việc đột xuất phải lập biên bản xác định mức độ thiệt hại có xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan
a) Các Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, xác nhận tình trạng hoạt động của hệ thống báo hiệu luồng tàu biển, đèn biển (thuộc địa phận quản lý), các vụ việc đột xuất bảo đảm an toàn giao thông trong khu vực trách nhiệm và báo cáo kịp thời về Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Các Công ty hoa tiêu khu vực có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, xác nhận tình trạng hoạt động của hệ thống báo hiệu luồng tàu biển, đèn biển (thuộc tuyến dẫn tàu hoặc vùng hoa tiêu hàng hải được giao), các vụ việc đột xuất bảo đảm an toàn giao thông trong vùng hoạt động và kịp thời báo cáo về Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ Hàng hải khu vực.
c) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, xác nhận tình trạng hoạt động hoặc tham gia ý kiến đối với hệ thống báo hiệu luồng tàu biển, đèn biển và những sự cố mất an toàn giao thông, kịp thời báo về Cục Hàng hải Việt Nam (hoặc Cảng vụ Hàng hải khu vực) và các Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải để sớm khắc phục.
1. Đối với công tác quản lý vận hành đèn biển, quản lý vận hành luồng tàu biển và công tác khảo sát địa hình ra thông báo hàng hải:
- Báo cáo kết quả thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích gửi Cục Hàng hải Việt Nam.
- Các tài liệu có liên quan đến việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích như: Kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích của năm kế hoạch được giao, thông báo hàng hải, bình đồ luồng, thuyết minh kết quả băng đo sâu, sổ thủy trí, nhật ký khảo sát, các tài liệu liên quan khác theo quy định và đĩa CD (hoặc USB) có file dữ liệu bình đồ khảo sát tuyến luồng ở dạng file AutoCAD (Đối với công tác khảo sát ra thông báo hàng hải); các nhiệm vụ đã được giao bổ sung trong năm kế hoạch...
- Xác nhận của cảng vụ hàng hải khu vực, Hoa tiêu hàng hải khu vực (đối với hệ thống báo hiệu luồng hàng hải; Xác nhận của chính quyền địa phương hoặc của Biên phòng cửa khẩu hoặc của cảng vụ hàng hải khu vực hoặc cơ quan quân sự địa phương gần nhất (đối với đèn biển).
- Báo cáo quyết toán sản phẩm, dịch vụ công ích về khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trong kế hoạch được giao.
2. Đối với công tác sửa chữa công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải:
- Văn bản đề nghị nghiệm thu sản phẩm dịch vụ công ích ngay sau khi công trình hoàn thành (ghi rõ ngày nghiệm thu).
- Hồ sơ thiết kế, dự toán được duyệt.
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
- Hồ sơ hoàn công của công trình (theo quy định).
- Báo cáo quyết toán sản phẩm, dịch vụ công ích về khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trong kế hoạch được giao.
3. Đối với công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải.
a) Nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng:
- Văn bản đề nghị nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng ngay sau khi công trình hoàn thành (ghi rõ ngày nghiệm thu).
- Báo cáo đánh giá của: Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải; tư vấn khảo sát, thiết kế; tư vấn giám sát.
- Báo cáo thi công của Nhà thầu thi công.
- Biên bản kiểm tra hồ sơ hoàn công công trình.
- Hồ sơ hoàn công công trình (theo quy định).
b) Nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích:
- Văn bản đề nghị nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích (ghi rõ ngày nghiệm thu).
- Hồ sơ hoàn công công trình (theo quy định).
- Hồ sơ môi trường đã được phê duyệt.
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
4. Đối với nhiệm vụ đột xuất bảo đảm an toàn giao thông
- Báo cáo quyết toán các vụ việc đột xuất khắc phục thiệt hại theo biên bản xác định mức độ thiệt hại và kết quả khắc phục.
- Biên bản xác nhận sự cố và ban xác nhận kết quả khắc phục của Cảng vụ hàng hải khu vực hoặc chính quyền, cơ quan quân sự địa phương (đối với các sự cố nằm ngoài khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải)
Điều 5. Thành phần nghiệm thu dịch vụ công ích
1. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý vận hành đèn; quản lý vận hành hệ thống báo hiệu luồng hàng hải; khảo sát địa hình ra thông báo hàng hải; sửa chữa công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải; nhiệm vụ đột xuất khác để đảm bảo an toàn hàng hải: Cơ quan nghiệm thu là Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải:
a) Nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng:
Thành phần nghiệm thu gồm:
- Cục Hàng hải Việt Nam (chủ trì); Cảng vụ Hàng hải khu vực;
- Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải (gồm cả Công ty Hoa tiêu khu vực);
- Đơn vị thi công; Tư vấn khảo sát, thiết kế; Tư vấn giám sát khảo sát bàn giao mặt bằng và thi công.
b) Nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích: Thành phần nghiệm thu gồm Cục Hàng hải Việt Nam (chủ trì) và Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.
a) Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích vận hành đèn, báo hiệu luồng, đột xuất bảo đảm an toàn giao thông:
Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức nghiệm thu khối lượng dịch vụ cung ứng 6 tháng và cả năm. Thời gian nghiệm thu dịch vụ công ích của 6 đầu năm trong tháng 7, thời gian nghiệm thu dịch vụ công ích của năm trong quý I năm sau.
b) Đối với những sản phẩm, dịch vụ sửa chữa công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải:
- Thực hiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trong vòng 15 ngày kể từ ngày nghiệm thu kỹ thuật;
- Nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện cùng với việc nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích của năm
c) Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích nạo vét duy tu luồng.
- Thực hiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trong vòng 15 ngày kể từ ngày nghiệm thu kỹ thuật;
- Nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích trong vòng 15 ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
d) Trường hợp có thay đổi ngày bắt đầu thực hiện nghiệm thu chỉ lùi lại nhiều nhất là 05 ngày làm việc so với ngày đề nghị của các Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải.
Thời gian thực hiện tính trên ngày làm việc và kể từ khi nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 4 Quy trình này.
Điều 7. Hồ sơ cấp tạm ứng, thanh toán kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
1. Văn bản đề nghị tạm ứng, thanh toán, quyết toán kinh phí cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Biên bản nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
3. Các biểu tổng hợp thanh toán kinh phí tạm ứng.
4. Các bảng kê sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
5. Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải về danh mục nhiệm vụ giao bổ sung.
6. Cam kết thanh toán của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải đối với các nhà thầu thi công (có tiến độ giải ngân chi tiết).
Điều 8. Tạm ứng, thanh toán kinh phí cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
1. Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích chi từ nguồn thu phí bảo đảm hàng hải
a) Đối với công tác quản lý vận hành đèn biển, quản lý vận hành báo hiệu luồng tàu biển và công tác khảo sát địa hình ra thông báo hàng hải:
- Sau khi giao kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ điều chuyển kinh phí từ nguồn thu phí bảo đảm hàng hải tại các Cảng vụ hàng hải cho hai Tổng công ty Bảo đảm hàng hải theo kế hoạch và tiến độ thực hiện.
- Trường hợp đơn vị không hoàn thành khối lượng, chất lượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải như đã giao, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thanh toán kinh phí theo khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích thực tế đã nghiệm thu.
b) Đối với công tác sửa chữa công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải.
- Sau khi giao kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Cục Hàng hải Việt Nam sẽ điều chuyển không quá 70% kinh phí cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các Tổng công ty Bảo đảm hàng hải.
- Căn cứ biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng thanh toán tiếp đến 95% giá trị được nghiệm thu.
- Sau khi quyết toán được phê duyệt, Cục HHVN thực hiện thanh toán hết phần kinh phí còn lại.
2. Đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp cho công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải
a) Đối với việc tạm ứng thực hiện theo quy định của hợp đồng ký giữa Cục Hàng hải Việt Nam và các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.
b) Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích, các Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải nộp hồ sơ quyết toán sản phẩm, dịch vụ công ích; Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quyết toán trong vòng 20 ngày làm việc kể từ khi các Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp pháp.
c) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thanh lý hợp đồng nạo vét duy tu luồng hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thanh toán kinh phí theo biên bản thanh lý hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.
- 1Thông tư 179/2010/TT-BTC sửa đổi Thông tư 119/2010/TT-BTC hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 02/2011/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 96/QĐ-CHHVN năm 2015 về Quy trình thực hiện khảo sát đo sâu, lập bình đồ dưới nước bằng phương pháp RTK do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 4Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
- 5Thông tư 14/2017/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 38/2018/TT-BGTVT về sửa đổi Định mức kinh tế - kỹ thuật kèm theo Thông tư 76/2014/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Thông tư 05/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Quyết định 1984/QĐ-CHHVN năm 2021 phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu hàng tổng hợp trọng tải đến 70.000 DWT giảm tải có chiều dài nhỏ hơn 220m vào, rời khu Bến cảng Tổng hợp Nghi Sơn, Thanh Hóa do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 1Quyết định 256/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 31/2005/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
- 3Quyết định 26/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 119/2010/TT-BTC hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 179/2010/TT-BTC sửa đổi Thông tư 119/2010/TT-BTC hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 02/2011/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 8Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 9Quyết định 96/QĐ-CHHVN năm 2015 về Quy trình thực hiện khảo sát đo sâu, lập bình đồ dưới nước bằng phương pháp RTK do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 10Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
- 11Thông tư 14/2017/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Thông tư 38/2018/TT-BGTVT về sửa đổi Định mức kinh tế - kỹ thuật kèm theo Thông tư 76/2014/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Thông tư 05/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14Quyết định 1984/QĐ-CHHVN năm 2021 phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu hàng tổng hợp trọng tải đến 70.000 DWT giảm tải có chiều dài nhỏ hơn 220m vào, rời khu Bến cảng Tổng hợp Nghi Sơn, Thanh Hóa do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
Quyết định 936/QĐ-CHHVN năm 2013 về Quy trình nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 936/QĐ-CHHVN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/10/2013
- Nơi ban hành: Cục Hàng hải Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực