Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 861/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 19 tháng 05 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1683/QĐ-LĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 96/TTr-LĐTBXH ngày 28/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực An toàn lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau; bãi bỏ 02 thủ tục hành chính công bố tại Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 01/8/2013, Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 22/10/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (có Danh mục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 861/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành
STT | Tên thủ tục hành chính |
1 | Thủ tục: Thông báo việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm |
2 | Thủ tục: Gửi biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động (TNLĐ) đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm thuộc tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở (nếu có) |
3 | Thủ tục: Gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động |
4 | Thủ tục: Đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa |
2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên văn bản quy định bãi bỏ thủ tục hành chính |
1 | T-CMU-247101-TT | Đăng ký nội quy lao động | Quyết định số 1683/QĐ-LĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
2 | T-CMU-241665-TT | Đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
1. THỦ TỤC: THÔNG BÁO VIỆC TỔ CHỨC LÀM THÊM TỪ 200 GIỜ ĐẾN 300 GIỜ TRONG MỘT NĂM
1.1. Trình tự thực hiện:
Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động gửi thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau (địa chỉ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, số 112, đường Phan Ngọc Hiển, khóm 6, phường 5 TP. Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể:
- Buổi sáng: từ 7 giờ đến 11 giờ.
- Buổi chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ.
Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ: Nếu đúng quy định thì tiếp nhận và trao giấy biên nhận; nếu chưa đúng thì lập phiếu hướng dẫn hoàn chỉnh một lần đầy đủ theo quy định.
1.2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Công văn thông báo của người sử dụng lao động (01 bản).
1.4. Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau.
1.7. Kết quả thực hiện TTHC: Vào sổ theo dõi.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Công việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm phải nằm trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, cụ thể:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Các trường hợp khác giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2.1. Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lập Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản điều tra tai nạn lao động và Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau (địa chỉ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, số 112, đường Phan Ngọc Hiển, khóm 6, phường 5 TP. Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định) cụ thể:
- Buổi sáng: 7 giờ đến 11 giờ;
- Buổi chiều: 13 giờ đến 17 giờ.
Đồng thời gửi đến:
a) Người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn;
b) Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, nơi cơ sở có người bị nạn đặt trụ sở chính để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của cơ sở (nếu có).
Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ: nếu đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và trao giấy biên nhận; nếu chưa hợp lệ thì lập phiếu hướng dẫn bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.
2.2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc qua đường bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Các cơ quan nêu tại mục 2.1 nhận để biết, tổng cộng để đối chiếu với báo cáo định kỳ tai nạn lao động của cơ sở lao động).
2.5. Đối tượng thực hiện: Người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn lao động.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau (nếu cơ sở có người bị nạn đặt trụ sở chính tại tỉnh Cà Mau).
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy biên nhận hồ sơ.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động (phụ lục số 06, 07);
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động (phụ lục số 08).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư Liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
Phụ lục số 06
(Tên cơ sở) ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày … tháng … năm…… |
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
…………[1]… (Nhẹ hoặc nặng)……………
1. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:
- Tên cơ sở: .........................................................................................................................
- Địa chỉ: ...............................................................................................................................
thuộc tỉnh/thành phố: ............................................................................................................
- Số điện thoại, Fax, E-mail: ..................................................................................................
- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở:…[2].............................................................................
- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): ..................................................................
- Loại hình cơ sở: …………[3]…………
- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): ................................................
2. Thành phần đoàn Điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
.............................................................................................................................................
3. Tham dự điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
.............................................................................................................................................
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên:…………………………………………… ; Giới tính: .......................................... Nam/Nữ;
- Ngày, tháng, năm sinh: .......................................................................................................
- Quê quán: ..........................................................................................................................
- Nơi thường trú: ...................................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): ....................................................
- Nghề nghiệp: ………[4] ……………………………………
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ………… (năm)
- Tuổi nghề: ……… (năm); Bậc thợ (nếu có):………….
- Loại lao động:
Có Hợp đồng lao động: ……………[5]……………… /không có hợp đồng.
- Đã được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động: ………………có/không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi …… giờ …… phút, ngày ……tháng ……năm ……;
- Nơi xảy ra tai nạn: ...............................................................................................................
- Thời gian bắt đầu làm việc:
- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:……giờ…… phút
6. Diễn biến của vụ tai nạn:
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hoặc do lỗi của cả người sử dụng lao động và người lao động, hoặc nguyên nhân khác không do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động).
8. Kết luận về vụ tai nạn: (Là tai nạn lao động hay trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động hoặc không phải là tai nạn lao động).
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:
- Nội dung công việc: …………………………………………………………
- Người có trách nhiệm thi hành:
- Thời gian hoàn thành: ………………………………………………………
11. Tình trạng thương tích:
- Vị trí vết thương: ……………………………………………………………
- Mức độ tổn thương: …………………………………………………………
12. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có):
Tổng số:……………………… đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: ………………. đồng;
+ Trả lương trong thời gian điều trị: ………………đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp: ………………………..đồng;
- Thiệt hại tài sản/thiết bị: ………………………….đồng.
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA | TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ |
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA |
|
Phụ lục số 07
ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ …[6]… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày … tháng … năm…… |
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
………[7]………(nặng hoặc chết người) ……..
1. Cơ sở xảy ra tai nạn:
- Tên cơ sở: ........................................................................................................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
thuộc tỉnh/thành phố: ...........................................................................................................
- Số điện thoại, Fax, E-mail: .................................................................................................
- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở:…[8]............................................................................
- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): .................................................................
- Loại hình cơ sở:………[9]…………
- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): ...............................................
2. Thành phần đoàn Điều tra (họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người):
............................................................................................................................................
3. Tham dự điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
............................................................................................................................................
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên:……………………………………………………; Giới tính:................................ Nam/Nữ;
- Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................................................................
- Quê quán: .........................................................................................................................
- Nơi thường trú: ..................................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): ...................................................
- Nghề nghiệp: ………[10].........................................................................................................
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ........................................................ (năm)
- Tuổi nghề:……………… (năm); Bậc thợ (nếu có): .................................................................
- Loại lao động:
Có Hợp đồng lao động: ………………………….[11].................................... /không có hợp đồng.
- Đã được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động: có/không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi ……giờ…… phút, ngày…… tháng ……năm ..................... ;
- Nơi xảy ra tai nạn: ..............................................................................................................
- Thời gian bắt đầu làm việc:
- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:……giờ…… phút.
6. Diễn biến của vụ tai nạn:
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hoặc do lỗi của cả người sử dụng lao động và người lao động, hoặc nguyên nhân khác không do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động).
8. Kết luận về vụ tai nạn: (Là tai nạn lao động hay trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động hoặc không phải là tai nạn lao động).
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:
11. Tình trạng thương tích: Chết hoặc bị thương (ghi vị trí vết thương theo phụ lục danh mục các chấn thương).
12. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:
- Nội dung công việc:
- Người có trách nhiệm thi hành:
- Thời gian hoàn thành: .........................................................................................................
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có): Tổng số:........................... đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: ……………đồng;
+ Trả lương trong thời gian điều trị: ……………đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp: ……………đồng;
+ Chi phí khác (ma chay, thăm hỏi): ……………đồng.
- Thiệt hại tài sản/thiết bị: ……………đồng.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG | TRƯỞNG ĐOÀN ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ |
Phụ lục số 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Vào lúc……… giờ……… phút, ngày………. tháng……… năm………
Tại ......................................................................................................................................
Đoàn Điều tra tai nạn lao động tổ chức tiến hành cuộc họp công bố biên bản điều tra vụ tai nạn lao động.
I. Thành phần tham dự cuộc họp gồm có:
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động:
…………………………………………………[12]............................................................................
2. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:
…………………………………………………[13]............................................................................
3. Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có):
............................................................................................................................................
4. Cơ sở (hoặc cá nhân) có liên quan:
…………………………………………………[14]............................................................................
II. Nội dung cuộc họp
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào lúc ………giờ ………phút cùng ngày, biên bản đã được đọc lại cho các thành phần dự họp cùng nghe và cùng ký tên dưới đây./.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG | TRƯỞNG ĐOÀN |
THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐIỀU TRA | |
CƠ SỞ (HOẶC CÁ NHÂN)
|
|
3. THỦ TỤC: GỬI BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG.
3.1. Trình tự thực hiện:
1. Đối với cơ sở:
Mọi cơ sở đều phải thực hiện việc báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động (6 tháng và một năm), theo nguyên tắc:
Cơ sở đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau (số 112, đường Phan Ngọc Hiển, khóm 6, phường 5, TP. Cà Mau); báo cáo phải gửi trước ngày 05 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm.
2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh:
a) Tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm của các cơ sở đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh;
b) Gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo một năm.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bản báo cáo/kỳ báo cáo.
3.4. Thời hạn giải quyết: Theo thời gian thông báo định kỳ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở (theo định nghĩa tại TTLT số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT) và Sở LĐTBXH các địa phương.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tai nạn lao động trong phạm vi cả nước của Bộ LĐTBXH.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động.
3.10. Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
Phụ lục số 10
Biểu số 01/TNLĐ-CS
Ban hành kèm theo TT LT số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012
Đơn vị báo cáo: (ghi tên cơ sở)
Địa chỉ: | Mã huyện, quận[15]: |
|
|
|
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm)…năm…
Ngày báo cáo: …………………………….
Thuộc loại hình cơ sở [16](doanh nghiệp):……………… | Mã loại hình cơ sở: |
|
|
|
|
Đơn vị nhận báo cáo: …………[17]…………
Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở: ……………[18]…………… | Mã lĩnh vực: |
|
|
|
|
Tổng số lao động của cơ sở: ………người, trong đó nữ: ………người
Tổng quỹ lương: …………………triệu đồng
Tên chỉ tiêu thống kê | Mã số | Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật | ||||||||||
Số vụ (vụ) | Số người bị nạn (người) | |||||||||||
Tổng số | Số vụ có người chết | Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên | Tổng số | Số LĐ nữ | Số người chết | Số người bị thương nặng | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | ||||
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Phân theo nguyên nhân xảy ra TNLĐ[19] | ||||||||||||
1. Do người sử dụng lao động | ||||||||||||
Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Tổ chức lao động chưa hợp lý |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện ATVSLĐ chưa đầy đủ |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Không có quy trình AT hoặc biện pháp làm việc an toàn |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Điều kiện làm việc không tốt |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
2. Do người lao động |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc AT |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Không sử dụng PTBVCN |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
3. Khách quan khó tránh/ Nguyên nhân chưa kể đến |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
4. Tai nạn được coi là TNLĐ |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Phân theo yếu tố gây chấn thương[20] | ||||||||||||
1…… 2…… |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
Phân theo nghề nghiệp[21] | ||||||||||||
……… |
| x | x | x |
|
|
|
| ||||
Thiệt hại do tai nạn lao động | ||||||||||||
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ) | Chi phí tính bằng tiền (1.000đ) | Thiệt hại tài sản (1.000đ) | ||||||||||
Tổng số | Khoản chi cụ thể của cơ sở | |||||||||||
Y tế | Trả lương | Bồi thường/ Trợ cấp | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| NGƯỜI BÁO CÁO |
4. THỦ TỤC: ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gởi hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau (số 112A, đường Phan Ngọc Hiển, khóm 6, phường 5, TP. Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc (trừ các ngày nghỉ theo quy định) cụ thể như sau:
- Buổi sáng: từ 7 giờ đến 11 giờ;
- Buổi chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ.
Chuyên viên kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/12/2012.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.
Bước 2: Trả kết quả
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa.
4.2. Cách thức thực hiện: Gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
4.3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 7;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định cấp;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng, hướng dẫn sử dụng);
- Bản sao có chứng thực kết quả thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa.
4.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo bằng văn bản.
4.8. Phí, lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu bản công bố hợp quy - Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
PHỤ LỤC 7
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY Số………… Tên tổ chức, đơn vị: ……………………………………………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….. Điện thoại: ………………………………… Fax:………………………………………………… E-mail………………………………………………………………………………………………. CÔNG BỐ: Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... ) ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi) ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp…): ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………
|
[1] Ghi theo danh mục yếu tố gây chấn thương, thống nhất ghi cấp 2.
[2] Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007, thống nhất ghi cấp 3.
[3] Ghi theo danh mục các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành tại Công văn số 231 TCTK/PPCĐ ngày 17/4/2002.
[4] Ghi theo danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-TCTK ngày 12/11/2008, thống nhất ghi cấp 3.
[5] Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.
[6] Ghi Trung ương hoặc đơn vị hành chính cấp tỉnh.
[7] Ghi theo danh mục yếu tố gây chấn thương, thống nhất ghi cấp 2.
[8] Ghi tên ngành, mã ngành theo danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007, thống nhất ghi cấp 3.
[9] Ghi theo danh mục các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành tại Công văn số 231 TCTK/PPCĐ ngày 17/4/2002.
[10] Ghi theo danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-TCTK ngày 12/11/2008, thống nhất ghi cấp 3.
[11] Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.
[12] Ghi họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người.
[13] Ghi họ tên, chức vụ của:
+ Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền;
+ Đại diện Công đoàn hoặc là người được tập thể người lao động chọn cử.
[14] Ghi rõ họ tên của những nạn nhân, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
[15] Ghi mã số theo danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam hiện hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004.
[16] Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp do Tổng cục Thống kê ban hành tại Công văn số 231 TCTK/PPCĐ ngày 17/4/2002, thống nhất ghi cấp 1.
[17] Ghi tên các cơ quan: Sở Lao động-TBXH, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.
[18] Ghi tên ngành, mã ngành theo danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007, thống nhất ghi cấp 3.
[19] Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.
[20] Ghi tên và mã số theo danh mục yếu tố gây chấn thương, thống nhất ghi cấp 2.
[21] Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng Cục Thống kê ban hành, thống nhất ghi cấp 3.
- 1Quyết định 1114/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi và bãi bỏ lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu
- 3Quyết định 857/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 876/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 452/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu
- 6Quyết định 1480/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa và bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực An toàn lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 1Quyết định 1114/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 1564/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 04/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lao động, tiền lương, quan hệ lao động và lĩnh vực An toàn lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực An toàn lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 1683/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố thủ tục hành chính về lĩnh vực An toàn lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 6Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi và bãi bỏ lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu
- 7Quyết định 857/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 8Quyết định 876/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 9Quyết định 452/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu
- 10Quyết định 1480/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa và bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên
Quyết định 861/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực an toàn lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 861/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Thân Đức Hưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra