Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 829/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

- Góp phần thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng khi chuyển rừng sang mục đích khác; từng bước chấn chỉnh công tác trồng rừng thay thế của các Bộ, ngành và địa phương đi vào nề nếp.

- Xây dựng kế hoạch triển khai trồng rừng thay thế diện tích đất lâm nghiệp có rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, góp phần ổn định lâm phận quốc gia, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, bảo đảm an ninh phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tiết kiệm tài nguyên của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng, triển khai dự án có chuyển rừng sang mục đích khác.

II. ĐỐI TƯỢNG TRỒNG RỪNG THAY THẾ

1. Đối tượng phải trồng rừng thay thế: 76.040 ha, bao gồm diện tích rừng được chuyển sang mục đích khác, các đặc trưng của rừng (khả năng giữ nước, phòng hộ bảo vệ môi trường,...) bị mất đi: diện tích rừng chuyển sang mục đích xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; công trình thủy lợi, kênh mương; nuôi trồng thủy sản; làm đường giao thông; xây dựng công trình an ninh quốc phòng; khu công nghiệp, nhà máy; tái định cư; hạ tầng nông thôn.

2. Đối tượng không phải trồng rừng thay thế: 310.260 ha, bao gồm diện tích rừng được chuyển sang mục đích trồng các loài cây thân gỗ lâu năm, có khả năng phòng hộ, che phủ đất, chống xói mòn gần như cây rừng, gồm: chuyển sang trồng cao su; trồng cây lâu năm, cây đa mục đích.

III. TIẾN ĐỘ TRỒNG RỪNG THAY THẾ

1. Đối với những công trình đã chuyển mục đích sử dụng rừng: hoàn thành trồng rừng thay thế chậm nhất vào năm 2016, tổng diện tích trồng rừng thay thế là 76.040 ha, trong đó: đã trồng 2.540 ha, chưa trồng 73.500 ha, tiến độ thực hiện hàng năm như sau:

a) Năm 2014: trồng 13.410 ha, trong đó:

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện: 11.290 ha.

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 2.120 ha.

b) Năm 2015: trồng 31.510 ha, trong đó:

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện: 10.050 ha.

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 21.460 ha.

c) Năm 2016:

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 28.570 ha

- Tổng kết 3 năm triển khai Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

(Chi tiết tại Biểu kèm theo).

2. Đối với diện tích rừng chuyển sang mục đích khác sau ngày 31/12/2013: chủ dự án xây dựng phương án trồng rừng thay thế trong quá trình xây dựng dự án đầu tư, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai theo quy định hiện hành.

IV. GIẢI PHÁP

1. Trình tự thực hiện: các địa phương tổ chức rà soát các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác từ khi Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực, yêu cầu chủ đầu tư trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Đối với diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện: hoàn thành việc trồng rừng thay thế trong 2 năm 2014 và 2015.

- Đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đang thực hiện quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác: phải có phương án trồng rừng thay thế và hoàn thành việc trồng rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển trong thời gian 18 tháng kể từ khi phương án trồng rừng thay thế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với các dự án đầu tư mở mới: khi phê duyệt dự án đầu tư phải đồng thời phê duyệt phương án trồng rừng thay thế.

2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc trồng rừng thay thế, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp có nghĩa vụ thực hiện trồng rừng thay thế:

- Tổ chức hội nghị triển khai Đề án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; phổ biến, quán triệt các quy định về trồng rừng thay thế.

- Tập huấn/hướng dẫn cho các chủ dự án về lập phương án trồng rừng thay thế.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định và tổ chức triển khai trồng rừng thay thế.

3. Quỹ đất trồng rừng thay thế

Quỹ đất trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở diện tích đất trống, được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp:

- Đối với chủ dự án có đất trồng rừng thay thế: xây dựng, tổ chức thực hiện phương án trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT và các quy định hiện hành.

- Đối với chủ dự án không có đất để trồng rừng thay thế, không có điều kiện tự tổ chức trồng rừng thay thế: có thể nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

- Trường hợp địa phương không có quỹ đất trồng rừng thay thế: thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

4. Kinh phí trồng rừng thay thế

a) Chủ đầu tư các dự án đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp, nhà máy, du lịch sinh thái.

b) Đối với các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: công trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an ninh quốc phòng, trường học, trạm y tế, tái định cư,..kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Lâm nghiệp

- Chủ trì tổ chức, triển khai Đề án tới các địa phương và các cơ quan có liên quan.

- Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc trồng rừng thay thế.

- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và tổng kết quá trình triển khai Đề án.

2. Các địa phương

- Triển khai trồng rừng thay thế tới từng dự án chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về trồng rừng thay thế tại địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc trồng rừng thay thế sau chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả trồng rừng thay thế.

3. Đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, chủ dự án thực hiện trồng rừng thay thế đúng theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các chủ dự án có chuyển rừng sang mục đích khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công Thương; TN&MT;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Vụ Kế hoạch, Cục QLXDCT;
- Lưu: VT, TCLN.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ

(Kèm theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCLN ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tỉnh,thành phố

Tổng

Tiến độ

Ghi chú

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

TR thay thế DT chuyển sang làm thủy điện

TR thay thế DT chuyển sang mục đích khác

TR thay thế DT chuyển sang làm thủy điện

TR thay thế DT chuyển sang mục đích khác

TR thay thế DT chuyển sang làm thủy điện

TR thay thế DT chuyển sang mục đích khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

TỔNG

73.500

13.410

11.290

2.120

31.510

10.050

21.460

28.570

-

28.570

 

I

MN phía Bắc

12.931

2.751

2.688

63

5.610

1.893

3.717

4.570

-

4.571

 

1

Hà Giang

788

400

400

-

249

149

100

139

 

139

 

2

Tuyên Quang

384

73

73

-

150

-

150

161

 

161

 

3

Cao Bằng

2.372

300

300

-

1.007

407

600

1.065

 

1.065

 

4

Lạng Sơn

631

100

100

-

236

86

150

295

 

295

 

5

Lào Cai

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

6

Yên Bái

2.323

-

-

-

1.143

143

1.000

1.180

 

1.180

 

7

Thái Nguyên

553

-

-

-

277

-

277

276

 

276

 

8

Bắc Kạn

713

30

30

. -

300

-

300

383

 

383

 

9

Phú Thọ

172

-

-

-

90

-

90

82

 

82

 

10

Bắc Giang

36

36

5

31

-

-

-

-

 

-

 

11

Quảng Ninh

32

32

-

32

-

-

-

-

 

-

 

12

Hoà Bình

1.522

86

86

-

718

-

718

718

 

718

 

13

Sơn La

705

181

181

-

300

-

300

224

 

224

 

14

Điện Biên

44

13

13

-

31

-

31

-

 

-

 

15

Lai Châu

2.656

1.500

1.500

-

1.109

1.109

-

47

 

47

 

II

ĐB Bắc Bộ

4.743

193

-

193

2.269

-

2.269

2.281

-

2.282

-

16

Hà Nội

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

17

Hải Phòng

52

52

-

52

-

-

-

-

 

-

 

18

Hải Dương

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

19

Vĩnh Phúc

408

140

-

140

268

-

268

-

 

-

 

20

Bắc Ninh

1

-

-

-

1

-

1

-

 

-

 

21

Hà Nam

3.881

-

-

-

1.800

-

1.800

2.081

 

2.081

 

22

Nam Định

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

23

Ninh Bình

400

-

-

-

200

-

200

200

 

200

 

24

Thái Bình

1

1

-

1

-

-

-

-

 

-

 

III

Bắc Trung Bộ

11.519

2.483

2.483

-

5.875

2.925

2.950

3.161

-

3.161

-

25

Thanh Hoá

3.461

600

600

-

1.662

662

1.000

1.199

 

1.199

 

26

Nghệ An

4.195

1.200

1.200

-

2.285

1.585

700

710

 

710

 

27

Hà Tĩnh

1.329

150

150

-

599

99

500

580

 

580

 

28

Quảng Bình

828

-

-

-

500

-

500

328

 

328

 

29

Quảng Trị

233

33

33

-

100

-

100

100

 

100

 

30

Thừa Thiên Huế

1.473

500

500

-

729

579

150

244

 

244

 

IV

Duyên hải MT

9.322

1.408

1.408

-

4.160

1.267

2.893

3.754

-

3.753

-

31

TP. Đà Nẵng

1.226

-

-

-

600

-

600

626

 

626

 

32

Quảng Nam

3.659

817

817

-

1.800

800

1.000

1.042

 

1.042

 

33

Quảng Ngãi

84

71

71

-

13

-

13

-

 

-

 

34

Bình Định

1.288

70

70

-

556

56

500

662

 

662

 

35

Phú Yên

404

150

150

-

137

137

-

117

 

117

 

36

Khánh Hoà

592

200

200

-

140

140

-

252

 

252

 

37

Ninh Thuận

183

-

-

-

80

-

80

103

 

103

 

38

Bình Thuận

1.886

100

100

-

834

134

700

952

 

952

 

V

Tây Nguyên

21.569

4.847

4.410

437

8.257

3.719

 

8.465

-

8.466

-

39

Đắk Lắc

4.368

1.000

1.000

-

1.882

882

1.000

1.486

 

1.486

 

40

Đăk Nông

8.563

2.000

2.000

-

2.406

1.906

500

4.157

 

4.157

 

41

Gia Lai

4.460

460

460

-

1.952

352

1.600

2.048

 

2.048

 

42

Kon Tum

2.082

500

500

-

1.245

245

1.000

337

 

337

 

43

Lâm Đồng

2.096

887

450

437

772

334

437

437

 

437

 

VI

Đông Nam Bộ

9.577

1.150

150

1.000

3.776

106

3.670

4.651

-

4.651

-

44

TP.HCM

333

-

-

-

100

-

100

233

 

233

 

45

Đồng Nai

108

-

-

-

50

-

50

58

 

58

 

46

Bình Dương

20

-

-

-

20

-

20

-

 

-

 

47

Bình Phước

2.504

150

150

-

1.106

106

1.000

1.248

 

1.248

 

48

Tây Ninh

1.147

-

-

-

500

-

500

647

 

647

 

49

Bà Rịa - VT

5.465

1.000

-

1.000

2.000

-

2.000

2.465

 

2.465

 

VII

Tây Nam Bộ

3.837

580

150

430

1.567

144

1.423

1.690

-

1.689

-

50

Long An

438

-

-

-

200

-

200

238

 

238

 

51

Tiền Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

52

Bến Tre

7

7

-

7

-

-

-

-

 

-

 

53

Trà Vinh

1.117

150

150

-

544

144

400

423

 

423

 

54

Sóc Trăng

969

323

-

323

323

-

323

323

 

323

 

55

An Giang

772

-

-

-

300

 -

300

472

 

472

 

56

Hậu Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

57

Đồng Tháp

205

-

-

-

100

-

100

105

 

105

 

58

Kiên Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

59

Bạc Liêu

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

60

Cà Mau

329

100

-

100

100

-

100

129

 

129

 

 

ĐỀ ÁN

TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCLN ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Phần I

THỰC TRẠNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

1. Thực trạng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

1.1. Tình hình chuyển mục sử dụng rừng sang mục đích khác

1.2. Loại hình chuyển mục đích sử dụng

2. Tình hình thực hiện trồng rừng thay thế

2.1. Kết quả trồng rừng thay thế

2.2. Tồn tại và nguyên nhân

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

2. Cơ sở xác định diện tích trồng rừng thay thế

2.1. Cơ sở pháp lý

2.2. Cơ sở thực tiễn

3. Kết quả rà soát diện tích trồng rừng thay thế

4. Tiến độ thực hiện trồng rừng thay thế

5. Giải pháp

6. Tổ chức thực hiện

7. Kết luận

PHỤ BIỂU

 

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển và bảo vệ rừng, thực hiện thành công dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội, đưa độ che phủ rừng từ 32% năm 1998 lên 40,7% năm 2012; năng suất, chất lượng rừng từng bước được cải thiện, góp phần nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp và thu nhập cho người dân làm nghề rừng.

Theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải tiến hành trồng rừng thay thế. Từ năm 2006 đến nay, đã có 2.991 dự án với 386.290 ha rừng chuyển sang các mục đích khác. Tuy nhiên, kết quả trồng rừng thay thế của các địa phương đạt thấp (5,2%). Nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác; công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp không thường xuyên và thiếu kiên quyết.

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 24 tháng 01 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo việc thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác; trước đó, ngày ngày 06 tháng 05 năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Trên cơ sở tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương và kết quả điều tra, đánh giá thực tế, nhằm thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; từng bước chấn chỉnh công tác trồng rừng thay thế của các Bộ, ngành và địa phương đi vào nề nếp; nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tiết kiệm tài nguyên của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng, triển khai dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và triển khai “Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác”./.

 

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

3. Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

4. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

5. Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

6. Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

7. Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện.

8. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện.

9. Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác.

10. Quyết định số 2855/QĐ/BNN-KHCN ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố cây cao su là cây đa mục đích.

11. Thông tư số 58/2009/TT-BNN ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp.

12. Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 05 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Phần I

THỰC TRẠNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

1. Thực trạng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

1.1. Tình hình chuyển mục sử dụng rừng sang mục đích khác

Từ năm 2006 đến nay, đã có 2.991 dự án, với 386.290 ha rừng được chuyển sang mục đích khác, gồm:

a) Theo hiện trạng rừng: Rừng tự nhiên: 300.120 ha, chiếm 78,0%; Rừng trồng: 86.170 ha, chiếm 22,0%.

b) Theo 3 loại rừng:

- Rừng đặc dụng: 7.240 ha, chiếm 2,0%.

- Rừng phòng hộ: 32.120 ha, chiếm 8,0%.

- Rừng sản xuất: 346.940 ha, chiếm 90,0%.

1.2. Loại hình chuyển mục đích sử dụng

1.2.1. Chuyển sang làm thủy điện

Cả nước đã có 237 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy điện với diện tích 29.582 ha, chiếm 6,2%, trong đó: vùng có diện tích chuyển nhiều là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Bắc Bộ; các tỉnh có diện tích chuyển sang làm thủy điện nhiều là Đắc Nông, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum ...

Kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy điện được tổng hợp tại bảng 01.

Bảng 1. Diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy điện

Đơn vị tính: ha

TT

Vùng

Số DA

Diện tích

Tỷ lệ %

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

Đất trống

ĐD

PH

SX

Tổng

Rừng TN

RT

 

Tổng cộng

237

29.582

100

22.340

19.515

2.835

7.238

4.094

15.534

9.954

1

MN phía bắc

74

5.120

17

4.962

4.575

387

158

103

2.055

2.962

2

ĐB sông Hồng

-

-

-

 

0

0

 

-

-

-

3

Bắc Trung bộ

31

6.353

21

5.408

4.478

930

945

4

1.826

4.523

4

Nam Trung bộ

34

3.299

11

3.287

2.125

1.162

12

-

1.441

1.858

5

Tây Nguyên

93

14.255

48

8.132

8.070

62

6.123

3.987

9.776

492

6

Đông Nam bộ

4

256

1

256

256

0

 

-

140

116

7

Tây Nam bộ

1

299

1

299

5

294

 

-

296

3

* Theo hiện trạng rừng:

- Rừng tự nhiên chiếm 66%, tập trung nhiều ở các tỉnh Đắc Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng Nghệ An, Lai Châu.

- Rừng trồng chiếm 9,6%, tập trung ở các tỉnh Đăk Nông, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Lai Châu.

- Đất trống chiếm 24,4%, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Đắc Nông, Gia Lai.

* Theo 3 loại rừng:

- Rừng đặc dụng: 4.094 ha, chiếm 13,8%, tập trung nhiều ở vùng Tây Nguyên, Đông Bắc. Các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Đắc Nông, Đắc Lắc và Lào Cai.

- Rừng phòng hộ: 15.534 ha, chiếm 52,5%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Lâm Đồng, Đắc Lắc, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Lai Châu và Quảng Nam.

- Rừng sản xuất: 9.954 ha, chiếm 33,7%, chủ yếu ở Tây Nguyên, trong đó các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Đắc Nông, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Nam và Gia Lai.

1.2.2. Chuyển sang khai thác khoáng sản

Có 545 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang khai thác khoáng sản với diện tích 15.330 ha, chiếm 3,2%, trong đó: Vùng có diện tích chuyển sang khai thác khoáng sản nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây bắc; Tỉnh có diện tích chuyển sang khai thác khoáng sản nhiều nhất là Hà Nam, Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Nam…

Kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang khai thác khoáng sản được tổng hợp ở bảng 02.

Bảng 02. Diện tích rừng chuyển mục đích sang khai thác khoáng sản

Đơn v tính: ha

TT

Phân theo vùng

Số DA

Diện tích

Tỷ lệ %

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

ĐT

ĐD

PH

SX

Tổng

Rừng TN

RT

 

Tổng cộng

545

15.330

100

14.870

10.995

3.875

460

19

7.696

7.615

1

MN phía bắc

184

5.212

34,00

5.022

4.581

441

190

3

2056

3153

2

ĐB sông Hồng

53

4.233

27,61

4.233

2.845

1.388

0

16

3.013

1.204

3

Bắc Trung bộ

181

2.568

16,75

2.386

1496

890

182

-

636

1.932

4

Nam Trung bộ

64

1.921

12,53

1.921

1.337

584

0

-

1.150

771

5

Tây Nguyên

58

447

2,92

359

329

30

88

-

54

393

6

Đông Nam bộ

3

447

2,92

447

407

40

0

-

405

42

7

Tây Nam bộ

2

502

3,27

502

0

502

0

-

382

120

* Theo hiện trạng rừng

- Rừng tự nhiên chiếm 71,7%, tập trung nhiều ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Hà Nam, Hòa Bình, Bình Định, Nghệ An.

- Rừng trồng chuyển chiếm 25,3%, tập trung ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ. Các tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Hà Nam, An Giang, Ninh Bình, Bình Định, Nghệ An.

- Đất trống chiếm 3,0%, tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung bộ và Đông bắc. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Quảng Trị và Yên Bái.

* Theo 3 loại rừng

- Rừng đặc dụng: 19 ha, chiếm 0,1%, tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Ninh Bình.

- Rừng phòng hộ: 7.696 ha, chiếm 50,2%; tập trung nhiều ở các vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Đông Bắc. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Hà Nam, Hòa Bình, Bình Định và Yên Bái.

- Rừng sản xuất: 7.615 ha, chiếm 49,7%, phân bố nhiều ở các vùng Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Trong đó các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Hà Nam, Nghệ An, Cao Bằng và Quảng Nam.

1.2.3. Chuyển sang trồng cao su

Cả nước có 460 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang trồng Cao su với diện tích 327.205 ha, chiếm 68,5%, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất.

Các vùng có diện tích chuyển sang trồng Cao su nhiều là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Bắc; Các tỉnh có diện tích chuyển sang trồng Cao su nhiều là Bình Phước, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Nam, Lâm Đồng và Nghệ An.

- Rừng tự nhiên chiếm 70,8%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Bắc. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Bình Phước, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Điện Biên, Lai Châu.

- Rừng trồng chiếm 9,0%, tập trung ở các vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Bình Phước, Phú Yên, Sơn La, Quảng Nam, Hà Giang và Hà Tĩnh.

- Đất trống chiếm 20,2%, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và Hà Giang.

Kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang trồng cao su trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 03.

Bảng 03. Diện tích rừng chuyển sang trồng Cao su toàn quốc

Đơn vị tính: ha

TT

Phân theo vùng

Số dự

án

Diện

tích

Tỷ lệ

%

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

ĐT

ĐD

PH

SX

Tổng

Rừng

TN

RT

 

Tổng cộng

460

327.205

100

260.880

231.567

29.309

66.329

-

-

327.205

1

MN phía bắc

39

37.944

12

26.388

15.543

10.845

11.556

-

-

37.944

2

ĐB sông Hồng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

3

Bắc Trung bộ

166

59.921

18

59.588

54.742

4.846

333

-

-

59.921

4

Nam Trung bộ

11

60.597

19

37.117

32.740

4.377

23.480

-

-

60.597

5

Tây Nguyên

239

118.702

36

96.787

94.002

2.785

21.915

-

-

118.702

6

Đông Nam bộ

5

50.041

15

40.996

34.540

6.456

9.045

-

-

50.041

7

Tây Nam bộ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1.2.4. Chuyển sang sản xuất nông nghiệp

Cả nước có 211 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang sản xuất nông nghiệp với diện tích 61.964 ha, chiếm 13%, trong đó:

- Vùng có diện tích rừng chuyển sang sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là Tây Nam Bộ (91,59%), Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.

- Tỉnh có diện tích rừng chuyển sang sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là Long An, Trà Vinh, Lâm Đồng, Kiên Giang, Bình Phước và Tiền Giang.

Diện tích rừng chuyển mục đích sang sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 04:

Bảng 04. Diện tích rừng chuyển sang sản xuất nông nghiệp

Đơn vị tính: ha

TT

Phân theo vùng

Số DA

Diện tích

Tỷ lệ %

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

ĐT

ĐD

PH

SX

Tổng

Rừng TN

RT

 

Tổng cộng

211

61.964

100

49.380

10.583

38.796

12.585

304

7.720

53.940

1

MN phía bắc

6

349

0,56

69

67

2

280

-

-

349

2

ĐB sông Hồng

3

50

0,08

50

 

50

 

-

37

13

3

Bắc Trung bộ

6

18

0,03

18

 

18

 

-

-

18

4

Nam Trung bộ

13

1.899

3,06

1.899

1.581

318

 

-

94

1.805

5

Tây Nguyên

114

2.253

3,64

1.998

1.925

73

255

-

-

2.253

6

Đông Nam bộ

11

643

1,04

643

219

424

 

135

508

 

7

Tây Nam bộ

98

56.752

91,59

44.702

6.791

37.911

12.050

169

7.081

49.502

* Theo hiện trạng rừng:

- Rừng tự nhiên chiếm 17,1%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Lâm Đồng, Ninh Thuận và Đắc Lắc.

- Rừng trồng chiếm 62,6%, tập trung ở các vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Đông Bắc. Các tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Long An, Trà Vinh, Kiên Giang, Bình Phước, Tiền Giang và An Giang.

- Đất trống chiếm 20,3%, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Lạng Sơn, Gia Lai và Hậu Giang.

* Theo 3 loại rừng:

- Rừng đặc dụng: 304 ha, chiếm 0,5%, tập trung nhiều ở vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Hậu Giang và Tây Ninh.

- Rừng phòng hộ: 7.720 ha, chiếm 12,5%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Trà Vinh, Bình Phước.

- Rừng sản xuất: 53.940 ha, chiếm 87,0%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Long An, Lâm Đồng, Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang và Đắc Lắc.

1.2.5. Chuyển sang tái định

Cả nước có 57 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các khu tái định cư với diện tích 5.244 ha, chiếm 1,1%, trong đó: vùng có diện tích rừng chuyển sang tái định cư nhiều nhất là Tây Nguyên (2.096 ha), Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; Tỉnh có diện tích rừng chuyển sang xây dựng các khu Tái định cư nhiều nhất là Bình Phước, Đắc Lắc, Nghệ An, Lâm Đồng...

Diện tích rừng chuyển mục đích sang xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 05:

Bảng 05. Diện tích rừng chuyển sang tái định cư

Đơn vị tính: ha

TT

Phân theo vùng

Số DA

Diện tích

Tỷ lệ %

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

ĐT

ĐD

PH

SX

Tổng

Rừng TN

RT

 

Tổng cộng

57

5.244

100

5.030

2.655

2.371

218

-

1.238

4006

1

MN phía bắc

28

324

6

203

36

167

121

-

46

278

2

ĐB sông Hồng

-

3

0

3

3

 

 

-

-

3

3

Bắc Trung bộ

2

384

7

384

253

131

 

-

-

384

4

Nam Trung bộ

2

53

1

53

22

31

 

-

11

42

5

Tây Nguyên

17

2.096

40

1.999

1.603

396

97

-

-

2.096

6

Đông Nam bộ

6

1.824

35

1.824

738

1.086

 

-

739

1.085

7

Tây Nam bộ

2

560

11

560

 

560

 

-

442

118

* Theo hiện trạng rừng:

- Rừng tự nhiên chiếm 50,6%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Đắc Lắc, Bình Phước, Lâm Đồng, Kon Tum và Gia Lai.

- Rừng trồng chiếm 45,2%, tập trung ở các vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Đông bắc và Bắc Trung bộ. Các tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Bình Phước, Gia Lai, Bắc Cạn, Cao Bằng, Trà Vinh.

- Đất trống chiếm 4,2%, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Điện Biên, Đắc Nông.

* Theo 3 loại rừng:

- Rừng phòng hộ: 1.238 ha, chiếm 23,6%, tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Trà Vinh, Bình Phước, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu và An Giang.

- Rừng sản xuất: 4.006 ha, chiếm 76,4%, phân bố nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trong đó các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Bình Phước, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Hà Tĩnh và Điện Biên.

1.2.6. Chuyển sang mục đích an ninh quốc phòng

Cả nước có 99 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích an ninh quốc phòng với diện tích 4.228 ha, chiếm 0,9%, trong đó:

Vùng có diện tích rừng chuyển sang mục đích ANQP nhiều nhất là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và Tây Bắc.

Tỉnh có diện tích rừng chuyển sang mục đích ANQP nhiều nhất là Kon Tum, Tây Ninh, Đắc Nông, Thanh Hóa.

Diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích an ninh quốc phòng trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 06:

Bảng 06. Diện tích rừng chuyển sang mục đích an ninh quốc phòng

Đơn vị tính ha

TT

Phân theo vùng

Số DA

Diện tích

Tỷ lệ %

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

ĐT

ĐD

PH

SX

Tổng

Rừng TN

RT

 

Tổng cộng

99

4.228

100

3.570

2.673

893

662

80

1.839

2.309

1

MN phía bắc

23

621

15

559

327

232

62

1

495

125

2

ĐB sông Hồng

8

98

2

80

1

79

18

-

97

1

3

Bắc Trung bộ

18

198

5

142

103

39

56

6

181

11

4

Nam Trung bộ

6

370

9

370

351

19

 

-

1

369

5

Tây Nguyên

29

1.897

45

1.385

1.381

4

512

4

339

1.554

6

Đông Nam bộ

12

812

19

812

461

351

 

69

543

200

7

Tây Nam bộ

3

232

5

218

49

169

14

-

183

49

* Theo hiện trạng rừng:

- Rừng tự nhiên chiếm 63,2%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Bắc. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Kon Tum, Tây Ninh, Đắc Nông, Thanh Hóa, Sơn La.

- Rừng trồng chiếm 21,1%, tập trung ở các vùng Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nam Bộ. Các tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Bà Rịa-Vũng Tàu, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bình Phước.

- Đất trống chiếm 15,7%, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Đắc Nông, Lạng Sơn, Thanh Hóa.

* Theo 3 loại rừng:

- Rừng đặc dụng: 80,0 ha, chiếm 1,9%, tập trung nhiều ở vùng                                              Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh và Đắc Lắc.

- Rừng phòng hộ: 1.839 ha, chiếm 43,5%, tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Tây Ninh, Thanh Hóa, Đắc Nông, Sơn La, Vĩnh Phúc.

- Rừng sản xuất: 2.307 ha, chiếm 54,6%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Kon Tum, Đắc Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Quảng Nam.

1.2.7. Chuyển sang xây dựng khu công nghiệp và cảng

Cả nước có 73 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích xây dựng khu CN và cảng với diện tích 3.895 ha, chiếm 0,8%, trong đó:

Vùng có diện tích chuyển sang xây dựng Khu công nghiệp và cảng biển nhiều nhất là Đông Nam Bộ, Tây Nam bộ và Đồng Bằng sông Hồng.

Tỉnh có diện tích rừng chuyển sang xây dựng khu công nghiệp và cảng nhiều nhất là Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh, Phú Yên, Đà Nẵng.

* Theo hiện trạng rừng:

- Rừng tự nhiên chiếm 68,5%, tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Bà Rịa- Vũng Tàu và Phú Yên.

- Rừng trồng chiếm 30,4%, tập trung ở các vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. Các tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Long An, Đà Nẵng và Vĩnh Phúc.

- Đất trống chiếm 1,1%, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Vĩnh Phúc.

* Theo 3 loại rừng;

- Rừng đặc dụng: 87 ha, chiếm 2,2%, tập trung nhiều ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Phú Yên

- Rừng phòng hộ: 2.779 ha, chiếm 71,4%, tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang và Ninh Bình.

- Rừng sản xuất: 1.029 ha, chiếm 26,4%, tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên, Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là TP Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Đắc Lắc.

Diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 07:

Bảng 07. Diện tích rừng chuyển sang xây dựng khu công nghiệp, nhà máy

Đơn vị tính ha

TT

Phân theo vùng

Số DA

Diện tích

Tỷ lệ %

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

ĐT

ĐD

PH

SX

Tổng

Rừng TN

RT

 

Tổng cộng

73

3.895

100

3.850

2.668

1.186

41

87

2.779

1.029

1

MN phía bắc

2

191

4,9

191

182

9

0

0

0

191

2

ĐB sông Hồng

16

197

5,1

157

 

157

40

-

63

134

3

Bắc Trung bộ

6

61

1,6

61

11

50

 

-

-

61

4

Nam Trung bộ

3

116

3,0

116

5

111

 

87

12

17

5

Tây Nguyên

8

139

3,6

138

49

89

1

-

-

139

6

Đông Nam bộ

34

2788

71,6

2788

2.418

370

 

-

2.408

380

7

Tây Nam bộ

4

403

10,3

403

3

400

 

-

296

107

1.2.8. Chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ

Cả nước có 122 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang kinh doanh du lịch, dịch vụ với diện tích 4.603 ha, chiếm 1,0%, trong đó:

Các vùng có diện tích rừng chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ nhiều là Tây Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.

Các tỉnh có diện tích chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ nhiều là Kiên Giang, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, An Giang và Ninh Thuận.

Diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng các kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 08:

Bảng 08. Diện tích rừng chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ

Đơn vị tính: ha

TT

Phân theo vùng

Số DA

Diện tích

Tỷ lệ %

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

 

ĐD

PH

SX

Tổng

Rừng TN

RT

ĐT

 

Tổng cộng

122

4.603

100

2.640

2.418

222

1.963

4.067

332

204

1

MN phía bắc

13

148

2

148

15

133

-

-

86

62

2

ĐB sông Hồng

4

48

7

48

 

48

 

-

1

47

3

Bắc Trung bộ

6

33

0

33

4

29

 

-

25

8

4

Nam Trung bộ

16

1.239

18

1.239

1.233

6

 

1.179

51

9

5

Tây Nguyên

1

43

1

43

43

 

 

-

-

43

6

Đông Nam bộ

17

1.024

15

1.024

1.024

 

 

940

49

35

7

Tây Nam bộ

65

2.068

57

105

99

6

1.963

1.948

120

-

* Theo hiện trạng rừng:

- Rừng tự nhiên chiếm 52,5%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Kiên Giang, TP Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận và An Giang.

- Rừng trồng chiếm 4,8%, tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Vĩnh Phúc.

- Đất trống chiếm 42,7%, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ. Tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Kiên Giang.

* Theo 3 loại rừng:

- Rừng đặc dụng: 4.067 ha, chiếm 88,4 %, tập trung nhiều ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Phú Yên.

- Rừng phòng hộ: 332 ha, chiếm 7,2%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nam Bộ và Tây Bắc. Trong đó, các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là An Giang và Hòa Bình.

- Rừng sản xuất: 204 ha, chiếm 4,4%, phân bố nhiều ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên. Trong đó các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Vĩnh Phúc và Lâm Đồng.

1.2.9. Chuyển sang xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương

Cả nước có 80 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương với diện tích 5.100 ha, chiếm 1,1%:

Các vùng có diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương nhiều là Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Bắc Bộ.

Các tỉnh có diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy lợi nhiều là Gia Lai, Bình Thuận, Đắc Lắc, Hà Tĩnh, Phú Yên và Bắc Giang.

Diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 09:

Bảng 09. Diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương

Đơn vị tính ha

TT

Phân theo vùng

Số DA

Diện tích

Tỷ lệ %

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

ĐT

ĐD

PH

SX

Tổng

Rừng TN

RT

 

Tổng cộng

80

5.199

100

5.100

4.707

394

98

33

596

4.570

1

MN phía bắc

36

17

0

17

 

17

 

-

-

17

2

ĐB sông Hồng

4

39

1

39

20

19

 

-

19

20

3

Bắc Trung bộ

18

929

18

929

716

213

 

-

135

794

4

Nam Trung bộ

5

1.310

25

1.310

1.224

86

 

-

436

874

5

Tây Nguyên

14

2.878

55

2.780

2.747

33

98

33

-

2.845

6

Đông Nam bộ

1

26

1

26

 

26

 

-

6

20

7

Tây Nam bộ

2

-

-

-

 

 

 

-

-

 

* Theo hiện trạng rừng:

- Rừng tự nhiên chiếm 90,5%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Gia Lai, Bình Thuận, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Phú Yên.

- Rừng trồng chiếm 7,6%, tập trung nhiều ở các vùng Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế và Phú Yên.

- Đất trống chiếm 1,9%, tập trung ở vùng Tây Nguyên. Tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Gia Lai.

* Theo 3 loại rừng:

- Rừng đặc dụng: 33 ha, chiếm 0,6 %, tập trung nhiều ở vùng Tây Nguyên. Tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Đắc Lắc.

- Rừng phòng hộ: 596 ha, chiếm 11,5%, tập trung nhiều ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ; các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Khánh Hòa, Bình Thuận và Hà Tĩnh.

- Rừng sản xuất: 4.570 ha, chiếm 87,9%, phân bố nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ; các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Gia Lai, Bình Thuận, Đắc Lắc Bắc Giang, Phú Yên và Hà Tĩnh.

1.2.10. Chuyển sang xây dựng hạ tầng nông thôn (Điện, Đường, Trường, Trạm...)

Cả nước có 1.107 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng hạ tầng nông thôn (Điện, Đường, Trường, Trạm...) với diện tích 19.190 ha, chiếm 4,0%.

Các vùng có diện tích rừng chuyển nhiều là Tây Nam Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Các tỉnh có diện tích rừng chuyển sang xây dựng hạ tầng nông thôn nhiều là Kiên Giang, Yên Bái, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắc Lắc, Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An…

Diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng hạ tầng nông thôn trên cả nước được tổng hợp ở bảng 10:

Bảng 10. Diện tích rừng chuyển sang xây dựng hạ tầng nông thôn

Đơn vị tính ha

TT

Phân theo vùng

Số DA

Diện tích

Tỷ lệ %

Theo hiện trạng

Theo 3 loại rừng

Có rừng

ĐT

 

 

 

Tổng

Rừng TN

RT

ĐD

PH

SX

 

Tổng cộng

1.107

19.190

100

17.495

11.702

5.793

1.695

174

9.634

9.382

1

MN phía bắc

588

2.930

15

2.601

1.126

1.475

329

20

2.099

811

2

ĐB sông Hồng

39

1.115

6

160

16

144

955

42

1.028

45

3

Bắc Trung bộ

59

1.963

10

1.940

1.308

632

23

4

844

1.115

4

Nam Trung bộ

45

1.877

10

1.877

990

887

 

22

287

1.568

5

Tây Nguyên

236

6.856

36

6.522

6.209

313

334

 

3.290

3.566

6

Đông Nam bộ

38

2.390

12

2.385

2.030

355

5

82

738

1.570

7

Tây Nam bộ

102

2.059

11

2.010

23

1.987

49

4

1.348

707

* Theo hiện trạng rừng:

- Rừng tự nhiên chiếm 61%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và Đông Nam Bộ; các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắc Lắc, Quảng Nam, Yên Bái, Lâm Đồng, Đắc Nông, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An.

- Rừng trồng chiếm 30,2%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nam Bộ, Đông Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ; các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Kiên Giang, Yên Bái, Quảng Nam, Trà Vinh, Quảng Bình, Cà Mau, Long An, Bắc Kạn.

- Đất trống chiếm 8,8%, tập trung ở vùng Đòng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và Đông Bắc. Tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Hải Phòng, Đắc Nông, Quảng Ninh, Thái Nguyên.

* Theo 3 loại rừng:

- Rừng đặc dụng: 174 ha, chiếm 0,9 %, tập trung nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Bắc. Tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Sơn La.

- Rừng phòng hộ: 9.634 ha, chiếm 50,2%; tập trung nhiều ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Kiên Giang, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Ninh, Trà Vinh và Nghệ An.

- Rừng sản xuất: 9.382 ha, chiếm 48,9%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Trong đó các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Nam, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Quảng Bình, Cà Mau, Bắc Cạn, Gia Lai, Nghệ An.

2. Tình hình thực hiện trồng rừng thay thế

2.1. Kết quả trồng rừng thay thế

Trước khi Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT có hiệu lực, có 08 tỉnh đã chỉ đạo thực hiện việc trồng lại rừng sau chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy điện với diện tích là 735 ha, bằng 3,7% diện tích phải trồng rừng thay thế, tỷ lệ trồng rừng trong giai đoạn này đạt thấp. Mặc dù Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng đã quy định về việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác, nhưng các địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt để thực hiện, nhiều chủ dự án đề nghị lùi thời gian thực hiện việc nộp tiền để trồng rừng do kinh tế gặp nhiều khó khăn, tài chính của các chủ đầu tư hạn chế.

Sau khi Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT có hiệu lực, các địa phương đã khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc trồng rừng thay thế theo quy định. Một số tỉnh đạt tỷ lệ trồng rừng cao như Lào Cai (đạt 100%) và Quảng Nam (đạt 34%); một số tỉnh đã phê duyệt phương án trồng rừng hoặc thu tiền để trồng rừng theo quy định của pháp luật.

Đến 31/12/2013, có 18 tỉnh thực hiện việc trồng lại rừng, phê duyệt phương án và thu tiền để trồng rừng thay thế sau khi chuyển mục đích sử dụng rừng, với diện tích 9.118,6 ha, đạt 5,2% (đã trồng 3.880,8 ha; phê duyệt phương án 978,6 ha; ký quỹ để trồng rừng thay thế tương ứng diện tích 3.432,4 ha. Chia theo đối tượng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:

- Xây dựng công trình thủy điện: đã có 11 tỉnh triển khai trồng rừng, phê duyệt phương án trồng rừng và thu tiền để trồng rừng thay thế, với diện tích 2.571 ha/19.805 ha, đạt 13% (đã trồng 971,7 ha; phê duyệt phương án 887,9 ha; nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh 11 tỷ đồng, tương ứng 711 ha).

- Chuyển sang mục đích khác: Diện tích trồng rừng thay thế của các công trình khác là 6.547,6 ha …

2.2. Tồn tại và nguyên nhân

2.2.1. Tồn tại

- Các địa phương, chủ dự án còn thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Kết quả trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đạt thấp, đặc biệt trong giai đoạn trước khi Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: đến tháng 12/2013, có 18/56 tỉnh thực hiện trồng rừng, phê duyệt phương án trồng rừng hoặc thu tiền trồng rừng thay thế với tổng diện tích là 9.118,6 ha, đạt 5,2%.

2.2.2. Nguyên nhân

- Nhận thức của nhiều chủ đầu tư về chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan tới việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác không đầy đủ, việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc. Việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp thiếu kiên quyết, chặt chẽ.

- Nhiều công trình, dự án không được quy hoạch đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

- Quy định về đánh giá tác động môi trường còn nhiều bất cập trong việc tính toán diện tích rừng, đất rừng bị chiếm dụng. Trong phương án đánh giá tác động môi trường chỉ tính toán trên diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng công trình mà chưa tính toán diện tích bị ảnh hưởng (ngập nước, đất tái định cư, đất khai hoang sản xuất,…), do đó, chủ đầu tư chỉ căn cứ vào báo cáo đánh giá tác động môi trường để tính toán nên diện tích trồng lại rừng thường thấp hơn thực tế.

- Trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương, việc ban hành quyết định thu hồi rừng của chính quyền các cấp không đồng thời với việc phê duyệt phương án trồng rừng thay thế hoạch ký quỹ trồng rừng thay thế nên thiếu cơ chế ràng buộc chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định.

- Chưa có chế tài xử lý cụ thể đối với các chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp mà không triển khai phương án trồng lại rừng theo quy định.

- Dân số gia tăng, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp hợp pháp và không hợp pháp cho các mục đích trồng cây lương thực, cây công nghiệp, tái định cư và phát triển công nghiệp gia tăng, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng, thủy điện, giao thông….; cạnh tranh ngày càng tăng giữa mục đích sử dụng đất rừng và cho mục đích sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp… là một thách thức to lớn, bất lợi cho việc thiết lập lâm phận quốc gia ổn định của ngành lâm nghiệp.

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

- Góp phần thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; từng bước chấn chỉnh công tác trồng rừng thay thế của các Bộ, ngành và địa phương đi vào nề nếp.

- Xây dựng được kế hoạch triển khai trồng rừng thay thế diện tích đất lâm nghiệp có rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, góp phần ổn định lâm phận quốc gia, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, bảo đảm an ninh phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tiết kiệm tài nguyên của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng, triển khai dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

2. sở xác định diện tích trồng rừng thay thế

2.1. sở pháp

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

- Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác.

- Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện.

- Quyết định số 2855/QĐ/BNN-KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố cây cao su là cây đa mục đích.

- Thông tư số 58/2009/TT-BNN ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp.

- Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

2.2. sở thực tiễn

Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương về kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và các quy định hiện hành, diện tích rừng được chuyển sang mục đích khác được chia thành 02 đối tượng:

a) Đối tượng phải trồng rừng thay thế: trên diện tích rừng được chuyển sang mục đích khác, các đặc trưng của rừng (khả năng giữ nước, phòng hộ bảo vệ môi trường,...) đã bị mất đi, bao gồm: chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công trình hạ tầng (thủy điện, đường giao thông, khu công nghiệp, cảng, công trình thủy lợi, hành lang lưới điện,...); khai thác khoáng sản; sản xuất nông nghiệp; tái định cư; xây dựng công trình an ninh quốc phòng; kinh doanh du lịch; và các mục đích khác.

b) Đối tượng không phải trồng rừng thay thế: trên diện tích rừng được chuyển sang mục đích trồng các loài cây thân gỗ lâu năm, có khả năng che phủ đất, chống xói mòn, phòng hộ môi trường gần như cây rừng, bao gồm:

- Chuyển sang trồng cao su: theo quy định tại Quyết định số 2855/QĐ/BNN-KHCN, cây cao su là cây đa mục đích, do đó những diện tích rừng chuyển sang trồng cao su thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 127/2008/TT-BNN không thuộc đối tượng phải trồng rừng thay thế.

- Chuyển sang trồng lâu năm, đa mục đích: theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đến năm 2020, độ che phủ rừng đạt 45%, kể cả diện tích cây công nghiệp lâu năm. do đó, diện tích rừng chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm không thuộc đối tượng phải trồng rừng thay thế.

3. Kết quả rà soát diện tích trồng rừng thay thế

Căn cứ kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và kết quả trồng rừng thay thế của các địa phương, cho đến nay, trong tổng số 386.290 ha đất lâm nghiệp có rừng chuyển sang mục đích khác:

a) Đối tượng không phải trồng rừng thay thế: 310.260 ha, gồm:

- Chuyển sang trồng cao su: 260.880 ha.

- Chuyển sang trồng cây nông nghiệp lâu năm: 49.380 ha.

b) Đối tượng phải trồng rừng thay thế: 76.040 ha, gồm:

- Chuyển sang làm thủy điện: 22.340 ha.

- Chuyển sang khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng: 14.870 ha.

- Chuyển sang thủy lợi, kênh mương: 5.100 ha.

- Chuyển sang nuôi trồng thủy sản: 200 ha.

- Chuyển sang làm đường giao thông: 950 ha.

- Chuyển sang mục đích an ninh, quốc phòng: 3.570 ha.

- Chuyển sang xây dựng nhà máy, khu công nghiệp: 3.850 ha.

- Chuyển sang đất tái định cư: 5.030 ha.

- Chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ: 2.640 ha.

- Chuyển sang xây dựng hạ tầng nông thôn: 17.490 ha.

(Chi tiết tại Biểu 1, 2 kèm theo).

4. Tiến độ thực hiện trồng rừng thay thế

4.1. Đối với những công trình đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: hoàn thành việc trồng rừng thay thế chậm nhất vào năm 2016, tổng diện tích trồng rừng thay thế là 76.040 ha, trong đó: đã trồng 2.540 ha, chưa trồng 73.500 ha, tiến độ thực hiện hàng năm như sau:

a) Năm 2014: trồng 13.410 ha, trong đó:

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện: 11.290 ha.

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 2.120 ha.

b) Năm 2015: trồng 31.510 ha, trong đó:

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện: 10.050 ha.

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 21.460 ha.

c) Năm 2016:

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 28.570 ha.

- Tổng kết 3 năm triển khai Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

 (Chi tiết tại Biểu 3 kèm theo).

4.2. Đối với diện tích rừng chuyển sau ngày 31/12/2013: chủ dự án xây dựng phương án trồng rừng thay thế trong quá trình xây dựng dự án đầu tư, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai theo quy định hiện hành.

5. Giải pháp

5.1. Trình tự thực hiện: các địa phương tổ chức rà soát các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác từ khi Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực, yêu cầu chủ đầu tư trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Đối với diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện: hoàn thành việc trồng rừng thay thế trong 2 năm 2014 và 2015.

- Đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đang thực hiện quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác: phải có phương án trồng rừng thay thế và hoàn thành việc trồng rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển trong thời gian 18 tháng kể từ khi phương án trồng rừng thay thế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với các dự án đầu tư mở mới: khi phê duyệt dự án đầu tư phải đồng thời phê duyệt phương án trồng rừng thay thế.

5.2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc trồng rừng thay thế, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp có nghĩa vụ thực hiện trồng rừng thay thế:

- Tổ chức hội nghị triển khai Đề án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; phổ biến, quán triệt các quy định về trồng rừng thay thế.

- Tập huấn/hướng dẫn cho các chủ dự án về lập phương án trồng rừng thay thế.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định và tổ chức triển khai trồng rừng thay thế.

5.3. Quỹ đất trồng rừng thay thế

Quỹ đất trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở diện tích đất trống, được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp:

- Đối với chủ dự án có đất trồng rừng thay thế: xây dựng, tổ chức thực hiện phương án trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT- BNNPTNT và các quy định hiện hành.

- Đối với chủ dự án không có đất để trồng rừng thay thế, không có điều kiện tự tổ chức trồng rừng thay thế có thể nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

- Trường hợp địa phương không có quỹ đất trồng rừng thay thế thì thực hiện theo Điều 6 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông ghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

5.4. Kinh phí trồng rừng thay thế

- Chủ đầu tư các dự án đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp, nhà máy, du lịch sinh thái.

- Đối với các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: công trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an ninh quốc phòng, trường học, trạm y tế, tái định cư,…, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và các nguồn vốn hợp pháp khác.

6. T chức thực hiện

6.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6.1.1. Tổng cục Lâm nghiệp

- Chủ trì tổ chức, triển khai Đề án tới các địa phương và các cơ quan có liên quan.

- Triển khai, giám sát các địa phương kế hoạch trồng rừng thay thế được phê duyệt kèm theo Đề án này tới các địa phương có dự án chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc trồng rừng thay thế.

- Xây dựng các chỉ tiêu giám sát, kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức giám sát quá trình thực hiện đề án.

- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và tổng kết quá trình triển khai đề án.

6.1.2. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Trung ương

- Tổ chức thu tiền nộp của các chủ dự án trong trường hợp chủ dự án không có điều kiện triển khai trồng rừng thay thế và địa phương không còn quỹ đất để bố trí trồng rừng.

- Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, bố trí kế hoạch trồng rừng thay thế cho các địa phương, đơn vị khác có quỹ đất trồng rừng.

6.2. Các địa phương

- Triển khai kế hoạch trồng rừng thay thế tới từng dự án chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác; Thông tư số 24/2013/TT- BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc trồng rừng thay thế tại địa phương.

- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh tổ chức thu tiền của các chủ dự án không có điều kiện tổ chức trồng rừng thay thế, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh bố trí kế hoạch trồng rừng thay thế cho các đơn vị trong tỉnh có quỹ đất trồng rừng.

- Bố trí đủ đất để các dự án trồng lại rừng, trường hợp địa phương không có đất thì yêu cầu dự án nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ bố trí trồng rừng ở tỉnh khác.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc trồng lại rừng sau chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Xử lý nghiêm đối với chủ đầu tư không trồng lại rừng theo quy định tại Điều 13 về hành vi “Vi phạm quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác” được quy định tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả trồng rừng thay thế. Hàng năm tổ chức sơ kết việc thực hiện trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6.3. Đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương chủ dự án thực hiện việc trồng rừng thay thế theo quy định.

7. Kết luận

Đề án trồng rừng thay thế được triển khai trên phạm vi cả nước làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, góp phần: i) ổn định lâm phận quốc gia, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, góp phần phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; ii) Thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; iii) tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đồng thời, việc triển khai đề án sẽ góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tiết kiệm tài nguyên của các Bộ, ngành, địa phương và các chủ dự án khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Trên cơ sở nội dung của Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong quá trình triển khai tại các địa phương, có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị gửi Văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết./.


PHỤ BIỂU

BIỂU 1. TỔNG HỢP DIỆN TÍCH RỪNG CHUYỂN SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TỪ NĂM 2006-2013

TT

Địa phương

Tổng

Chia theo 3 loại rừng

Chia theo đối tượng

Không phải trồng thay thế

Phải trồng rừng thay thế

Rừng ĐD

Rừng PH

Rừng SX

Tổng

Trồng cây Cao su

Trồng cây nông nghiệp, NLKH

Tổng

Xây dựng công trình thủy điện

Khai thác khoáng sản, VLXD

Thủy lợi, kênh mương

Nuôi trồng thủy sản

Đường giao thông

An Ninh, Quốc phòng

Khu công nghiệp, nhà máy

Tái định cư

Du lịch, dịch vụ

Hạ tầng nông thôn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

TỔNG

386.290

7.240

32.120

346.940

310.260

260.880

49.380

76.040

22.340

14.870

5.100

200

950

3.570

3.850

5.030

2.640

17.490

I

MN phía Bắc

40.614

251

5.854

34.509

26.457

26.388

69

14.157

4.963

5.022

17

-

454

559

191

203

148

2.601

1

Hà Giang

5.729

-

546

5.183

4.751

4.751

-

979

555

424

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Tuyên Quang

422

-

188

233

-

-

 

422

111

194

 

 

 

 

4

2

2

110

3

Cao Bằng

2.372

-

79

2.293

-

-

 

2.372

707

602

2

 

100

67

 

58

35

800

4

Lạng Sơn

681

-

137

545

-

-

 

681

236

 

 

 

 

167

 

 

 

278

5

Lào Cai

3.007

129

275

2.604

2.265

2.210

55

742

287

284

1

-

33

-

53

5

33

47

6

Yên Bái

3.907

-

866

3.041

1.587

1.587

-

2.320

143

1.681

6

-

253

-

49

 

-

189

7

Thái Nguyên

553

-

358

195

-

-

 

553

-

 

 

 

 

 

 

 

 

553

8

Bắc Kạn

713

-

328

385

-

-

 

713

30

267

 

 

 

26

1

69

5

316

9

Phú Thọ

360

-

84

276

188

188

 

172

-

 

 

 

 

19

 

22

6

126

10

Bắc Giang

36

29

-

7

-

-

-

36

5

31

-

-

-

-

-

 

-

-

11

Quảng Ninh

219

35

181

4

-

-

-

219

-

76

3

-

2

-

86

 

3

49

12

Hoà Bình

1.523

-

1.424

99

-

-

 

1.523

86

1.339

 

 

 

 

 

 

64

34

13

Sơn La

7.578

59

503

7.016

6.853

6.853

-

725

181

125

-

-

65

280

 

5

-

70

14

Điện Biên

3.475

-

14

3.461

3.430

3.430

 

44

13

 

5

 

1

 

 

 

 

26

15

Lai Châu

10.039

-

872

9.167

7.383

7.369

14

2.656

2.609

 

 

 

 

 

 

44

 

3

II

ĐB Bắc Bộ

4.793

34

297

4.463

50

-

50

4.743

-

4.233

39

-

23

80

157

3

48

160

16

Hà Nội

-

-

-

-

-

-

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Hải Phòng

52

-

-

52

-

-

 

52

-

 

 

 

 

 

 

 

 

52

18

Hải Dương

-

-

-

-

-

-

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Vĩnh Phúc

408

17

6

385

-

-

-

408

-

38

39

-

23

79

92

3

48

86

20

Bắc Ninh

1

-

-

1

-

-

 

1

-

 

 

 

 

1

 

 

 

 

21

Hà Nam

3.881

-

-

3.881

-

-

 

3.881

-

3.881

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Nam Định

13

-

-

13

13

-

13

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Ninh Bình

437

16

290

131

37

-

37

400

-

314

 

 

 

 

65

 

 

21

24

Thái Bình

1

-

1

-

-

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

 

-

1

III

Bắc Trung Bộ

71.124

24

3.133

67.967

59.606

59.588

18

11.519

5.408

2.386

929

26

209

142

61

384

33

1.940

25

Thanh Hoá

11.282

-

921

10.360

7.821

7.821

-

3.461

1.262

920

-

-

-

-

-

 

-

1.279

26

Nghệ An

43.969

4

160

43.804

39.773

39.773

 

4.196

2.785

777

 

 

 

74

 

52

4

504

27

Hà Tĩnh

7.964

16

431

7.518

6.635

6.635

-

1.329

249

285

241

-

93

30

11

332

3

84

28

Quảng Bình

6.186

-

36

6.151

5.359

5.359

 

828

-

 

634

26

115

 

 

 

 

52

29

Quảng Trị

233

4

197

32

-

-

 

233

33

181

 

 

 

11

 

 

 

9

30

Thừa Thiên Huế

1.490

-

1.388

101

18

-

18

1.472

1.079

224

54

 

 

27

50

 

26

13

IV

Duyên hải MT

49.215

1.390

3.533

44.292

39.016

37.117

1.899

10.199

3.287

1.921

1.310

19

7

370

116

53

1.239

1.877

31

TP. Đà Nẵng

1.226

1.086

-

140

-

-

 

1.226

-

 

 

 

 

4

108

28

1.086

 

32

Quảng Nam

33.096

22

734

32.340

28.838

28.838

 

4.258

2.216

434

 

 

 

170

9

 

 

1.429

33

Quảng Ngãi

84

-

84

-

-

-

 

84

71

 

13

 

 

 

 

 

 

 

34

Bình Định

1.554

-

1.352

202

-

-

 

1.554

126

1.264

 

13

7

 

 

20

 

125

35

Phú Yên

5.986

177

199

5.610

5.569

5.569

-

417

300

-

-

6

-

-

 

3

42

66

36

Khánh Hoà

592

-

576

17

-

-

 

592

340

 

252

 

 

 

 

 

 

 

37

Ninh Thuận

4.487

106

77

4.304

4.304

2.710

1.594

183

-

42

 

 

 

 

 

 

106

36

38

Bình Thuận

2.190

-

510

1.680

305

-

305

1.885

234

181

1.045

 

 

196

 

3

5

221

V

Tây Nguyên

120.359

4.025

5.513

110.821

98.785

96.787

1.998

21.575

8.132

359

2.780

-

218

1.385

138

1.999

43

6.522

39

Đắk Lắc

22.368

223

1.745

20.400

18.000

16.456

1.544

4.368

1.882

3

437

 

 

53

83

809

 

1.101

40

Đăk Nông

14.721

3.784

859

10.078

6.156

5.869

287

8.565

3.906

4

12

 

 

356

 

2

 

4.285

41

Gia Lai

36.421

-

-

36.421

31.961

31.794

168

4.460

812

292

2.331

 

 

83

55

568

 

319

42

Kon Tum

31.610

-

1.042

30.568

29.528

29.528

 

2.083

745

60

 

 

218

883

 

43

19

115

43

Lâm Đồng

15.239

18

1.868

13.353

13.140

13.140

-

2.099

787

-

-

-

-

11

-

576

24

701

VI

Đông Nam Bộ

51.228

1.506

4.366

45.357

41.639

40.996

643

9.590

256

447

26

-

27

812

2.788

1.824

1.024

2.385

44

TP.HCM

345

-

16

329

-

-

-

345

-

-

-

-

4

-

180

 

-

161

45

Đồng Nai

108

-

-

108

-

-

-

108

-

-

-

-

-

-

1

19

35

53

46

Bình Dương

999

-

-

999

980

980

 

20

-

 

 

 

 

 

 

 

 

20

47

Bình Phước

42.890

169

534

42.187

40.385

40.016

369

2.505

256

42

-

-

19

199

152

1.805

15

16

48

Tây Ninh

1.421

266

1.113

42

274

-

274

1.147

-

387

20

 

 

605

 

 

62

73

49

Bà Rịa - VT

5.465

1.071

2.703

1.692

-

-

-

5.465

-

18

6

-

4

7

2.456

 

912

2.062

VII

Tây Nam Bộ

48.960

5

9.421

39.533

44.703

-

44.702

4.258

299

502

-

154

8

218

403

560

105

2.010

50

Long An

29.245

-

-

29.245

28.808

-

28.808

438

-

 

 

 

 

 

118

 

 

320

51

Tiền Giang

2.452

-

417

2.035

2.035

-

2.035

417

-

-

-

-

-

122

285

 

2

8

52

Bến Tre

7

-

7

-

-

-

-

7

-

-

-

5

1

-

-

 

-

2

53

Trà Vinh

8.184

-

8.184

-

7.067

-

7.067

1.117

294

 

 

 

 

 

 

345

 

478

54

Sóc Trăng

968

-

118

850

-

-

 

968

-

 

 

 

 

 

 

118

 

850

55

An Giang

2.616

-

652

1.964

1.844

-

1.844

772

-

502

 

 

 

47

 

97

103

23

56

Hậu Giang

-

-

-

-

-

-

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

57

Đồng Tháp

205

-

3

202

-

-

 

205

-

 

 

149

7

49

 

 

 

 

58

Kiên Giang

4.949

-

-

4.949

4.949

-

4.949

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

59

Bạc Liêu

5

-

5

-

-

-

 

5

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

Cà Mau

329

5

36

288

-

-

 

329

-

 

 

 

 

 

 

 

 

329

 


BIỂU 2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRỒNG RỪNG THAY THẾ

TT

Địa phương

Tổng diện tích phải trồng thay thế

Chia ra

Chia theo mục đích

Chuyển sang làm thủy điện

Chuyển sang mục đích khác

Đã trồng thay thế

Chưa trồng thay thế

Tổng

Đã trồng rừng thay thế

Chưa trồng rừng thay thế

Tổng

Đã trồng rừng thay thế

Chưa trồng rừng thay thế

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

TỔNG

76.040

2.540

73.500

22.340

1.000

21.340

53.700

1.540

52.150

I

MN phía Bắc

14.160

1.229

12.931

4.963

381

4.581

9.198

848

8.350

1

Hà Giang

979

192

787

555

6

549

424

185

239

2

Tuyên Quang

422

38

384

111

38

73

311

-

311

3

Cao Bằng

2.372

-

2.372

707

-

707

1.665

-

1.665

4

Lạng Sơn

681

50

631

236

50

186

445

-

445

5

Lào Cai

742

742

-

287

287

-

455

455

-

6

Yên Bái

2.323

-

2.323

143

-

143

2.180

-

2.180

7

Thái Nguyên

553

-

553

-

-

-

553

-

553

8

Bắc Kạn

713

-

713

30

-

30

683

-

683

9

Phú Thọ

172

-

172

-

-

-

172

-

172

10

Bắc Giang

36

-

36

5

-

5

31

-

31

11

Quảng Ninh

219

187

32

-

-

-

219

187

32

12

Hoà Bình

1.523

-

1.523

86

-

86

1.437

-

1.437

13

Sơn La

725

20

705

181

-

181

544

20

524

14

Điện Biên

44

-

44

13

-

13

31

-

31

15

Lai Châu

2.656

-

2.656

2.609

-

2.609

47

-

47

II

ĐB Bắc Bộ

4.743

-

4.743

-

-

-

4.744

-

4.744

16

Hà Nội

-

-

-

-

-

-

-

-

-

17

Hải Phòng

52

-

52

-

-

-

52

-

52

18

Hải Dương

-

-

-

-

-

-

-

-

-

19

Vĩnh Phúc

408

-

408

-

-

-

408

-

408

20

Bắc Ninh

1

-

1

-

-

-

1

-

1

21

Hà Nam

3.881

-

3.881

-

-

-

3.881

-

3.881

22

Nam Định

-

-

-

-

-

-

-

-

-

23

Ninh Bình

400

-

400

-

-

-

400

-

400

24

Thái Bình

1

-

1

-

-

-

1

-

1

III

Bắc Trung B

11.519

-

11.519

5.408

-

5.408

6.111

-

6.111

25

Thanh Hoá

3.461

-

3.461

1.262

-

1.262

2.199

-

2.199

26

Nghệ An

4.196

-

4.196

2.785

-

2.785

1.410

-

1.410

27

Hà Tĩnh

1.329

-

1.329

249

-

249

1.080

-

1.080

28

Quảng Bình

828

-

828

-

-

-

828

-

828

29

Quảng Trị

233

-

233

33

-

33

200

-

200

30

Thừa Thiên Huế

1.472

-

1.472

1.079

-

1.079

394

-

394

IV

Duyên hải MT

10.199

878

9.321

3.287

612

2.675

6.912

266

6.646

31

TP. Đà Nẵng

1.226

-

1.226

-

-

-

1.226

-

1.226

32

Quảng Nam

4.258

599

3.659

2.216

599

1.617

2.042

-

2.042

33

Quảng Ngãi

84

-

84

71

-

71

13

-

13

34

Bình Định

1.554

266

1.288

126

-

126

1.428

266

1.162

35

Phú Yên

417

13

404

300

13

287

117

-

117

36

Khánh Hoà

592

-

592

340

-

340

252

-

252

37

Ninh Thuận

183

-

183

-

-

-

183

-

183

38

Bình Thuận

1.885

-

1.885

234

-

234

1.652

-

1.652

V

Tây Nguyên

21.573

3

21.570

8.132

3

8.129

13.441

-

13.441

39

Đắk Lắc

4.368

-

4.368

1.882

-

1.882

2.486

-

2.486

40

Đăk Nông

8.563

-

8.563

3.906

-

3.906

4.657

-

4.657

41

Gia Lai

4.460

-

4.460

812

-

812

3.648

-

3.648

42

Kon Tum

2.083

-

2.083

745

-

745

1.337

-

1.337

43

Lâm Đồng

2.099

3

2.096

787

3

784

1.312

-

1.312

VI

Đông Nam B

9.588

10

9.578

256

-

256

9.332

10

9.322

44

TP.HCM

343

10

333

-

-

-

344

10

333

45

Đồng Nai

108

-

108

-

-

-

108

-

108

46

Bình Dương

20

-

20

-

-

-

20

-

20

47

Bình Phước

2.505

-

2.505

256

-

256

2.248

-

2.248

48

Tây Ninh

1.147

-

1.147

-

-

-

1.147

-

1.147

49

Bà Rịa - VT

5.465

-

5.465

-

-

-

5.465

-

5.465

VII

Tây Nam B

4.258

422

3.836

299

5

294

3.959

417

3.541

50

Long An

438

-

438

-

-

-

438

-

438

51

Tiền Giang

417

417

-

-

-

-

417

417

-

52

Bến Tre

7

-

7

-

-

-

7

-

7

53

Trà Vinh

1.117

-

1.117

294

-

294

823

-

823

54

Sóc Trăng

968

-

968

-

-

-

968

-

968

55

An Giang

772

-

772

-

-

-

772

-

772

56

Hậu Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

-

57

Đồng Tháp

205

-

205

-

-

-

205

-

205

58

Kiên Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

-

59

Bạc Liêu

5

5

-

5

5

-

-

-

-

60

Cà Mau

329

-

329

-

-

-

329

-

329

 


BIỂU 3. KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ

TT

Tỉnh, thành phố

Tổng

Tiến độ

Ghi chú

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

TR thay thế DT chuyển sang làm thủy điện

TR thay thế DT chuyển sang mục đích khác

TR thay thế DT chuyển sang làm thủy điện

TR thay thế DT chuyển sang mục đích khác

TR thay thế DT chuyển sang làm thủy điện

TR thay thế DT chuyển sang mục đích khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

TỔNG

73.500

13.410

11.290

2.120

31.510

10.050

21.460

28.570

-

28.570

 

I

MN phía Bắc

12.931

2.751

2.688

63

5.610

1.893

3.717

4.570

-

4.571

 

1

Hà Giang

788

400

400

-

249

149

100

139

 

139

 

2

Tuyên Quang

384

73

73

-

150

-

150

161

 

161

 

3

Cao Bằng

2.372

300

300

-

1.007

407

600

1.065

 

1.065

 

4

Lạng Sơn

631

100

100

-

236

86

150

295

 

295

 

5

Lào Cai

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

6

Yên Bái

2.323

-

-

-

1.143

143

1.000

1.180

 

1.180

 

7

Thái Nguyên

553

-

-

-

277

-

277

276

 

276

 

8

Bắc Kạn

713

30

30

-

300

-

300

383

 

383

 

9

Phú Thọ

172

-

-

-

90

-

90

82

 

82

 

10

Bắc Giang

36

36

5

31

-

-

-

-

 

-

 

11

Quảng Ninh

32

32

-

32

-

-

-

-

 

-

 

12

Hoà Bình

1.522

86

86

-

718

-

718

718

 

718

 

13

Sơn La

705

181

181

-

300

-

300

224

 

224

 

14

Điện Biên

44

13

13

-

31

-

31

-

 

-

 

15

Lai Châu

2.656

1.500

1.500

-

1.109

1.109

-

47

 

47

 

II

ĐB Bắc Bộ

4.743

193

-

193

2.269

-

2.269

2.281

-

2.282

 

16

Hà Nội

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

17

Hải Phòng

52

52

-

52

-

-

-

-

 

-

 

18

Hải Dương

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

19

Vĩnh Phúc

408

140

-

140

268

-

268

-

 

-

 

20

Bắc Ninh

1

-

-

-

1

-

1

-

 

-

 

21

Hà Nam

3.881

-

-

-

1.800

-

1.800

2.081

 

2.081

 

22

Nam Định

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

23

Ninh Bình

400

-

-

-

200

-

200

200

 

200

 

24

Thái Bình

1

1

-

1

-

-

-

-

 

-

 

III

Bắc Trung B

11.519

2.483

2.483

-

5.875

2.925

2.950

3.161

-

3.161

 

25

Thanh Hoá

3.461

600

600

-

1.662

662

1.000

1.199

 

1.199

 

26

Nghệ An

4.195

1.200

1.200

-

2.285

1.585

700

710

 

710

 

27

Hà Tĩnh

1.329

150

150

-

599

99

500

580

 

580

 

28

Quảng Bình

828

-

-

-

500

-

500

328

 

328

 

29

Quảng Trị

233

33

33

-

100

-

100

100

 

100

 

30

Thừa Thiên Huế

1.473

500

500

-

729

579

150

244

 

244

 

IV

Duyên hải MT

9.322

1.408

1.408

-

4.160

1.267

2.893

3.754

-

3.753

 

31

TP. Đà Nẵng

1.226

-

-

-

600

-

600

626

 

626

 

32

Quảng Nam

3.659

817

817

-

1.800

800

1.000

1.042

 

1.042

 

33

Quảng Ngãi

84

71

71

-

13

-

13

-

 

-

 

34

Bình Định

1.288

70

70

-

556

56

500

662

 

662

 

35

Phú Yên

404

150

150

-

137

137

-

117

 

117

 

36

Khánh Hoà

592

200

200

-

140

140

-

252

 

252

 

37

Ninh Thuận

183

-

-

-

80

-

80

103

 

103

 

38

Bình Thuận

1.886

100

100

-

834

134

700

952

 

952

 

V

Tây Nguyên

21.569

4.847

4.410

437

8.257

3.719

4.537

8.465

-

8.466

 

39

Đắk Lắc

4.368

1.000

1.000

-

1.882

882

1.000

1.486

 

1.486

 

40

Đăk Nông

8.563

2.000

2.000

-

2.406

1.906

500

4.157

 

4.157

 

41

Gia Lai

4.460

460

460

-

1.952

352

1.600

2.048

 

2.048

 

42

Kon Tum

2.082

500

500

-

1.245

245

1.000

337

 

337

 

43

Lâm Đồng

2.096

887

450

437

772

334

437

437

 

437

 

VI

Đông Nam Bộ

9.577

1.150

150

1.000

3.776

106

3.670

4.651

-

4.652

 

44

TP.HCM

333

-

-

-

100

-

100

233

 

233

 

45

Đồng Nai

108

-

-

-

50

-

50

58

 

58

 

46

Bình Dương

20

-

-

-

20

-

20

-

 

-

 

47

Bình Phước

2.504

150

150

-

1.106

106

1.000

1.248

 

1.248

 

48

Tây Ninh

1.147

-

-

-

500

-

500

647

 

647

 

49

Bà Rịa - VT

5.465

1.000

-

1.000

2.000

-

2.000

2.465

 

2.465

 

VII

Tây Nam B

3.837

580

150

430

1.567

144

1.423

1.690

-

1.689

 

50

Long An

438

-

-

-

200

-

200

238

 

238

 

51

Tiền Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

52

Bến Tre

7

7

-

7

-

-

-

-

 

-

 

53

Trà Vinh

1.117

150

150

-

544

144

400

423

 

423

 

54

Sóc Trăng

969

323

-

323

323

-

323

323

 

323

 

55

An Giang

772

-

-

-

300

-

300

472

 

472

 

56

Hậu Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

57

Đồng Tháp

205

-

-

-

100

-

100

105

 

105

 

58

Kiên Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

59

Bạc Liêu

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

 

60

Cà Mau

329

100

-

100

100

-

100

129

 

129

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 829/QĐ-BNN-TCLN năm 2014 phê duyệt Đề án Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 829/QĐ-BNN-TCLN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/04/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Cao Đức Phát
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/04/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản