Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/QĐ-ĐTĐL

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC

Căn cứ Quyết định số 153/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Thị trường điện lực,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình tính toán giá trị nước hướng dẫn thực hiện Thông tư số 03/2013/TT-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 18/QĐ-ĐTĐL ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Cục Điều tiết điện lực ban hành Quy trình tính toán giá trị nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, các Trưởng phòng thuộc Cục Điều tiết điện lực, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc đơn vị điện lực và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Lê Dương Quang (để b/c);
- Như Điều 3;
- Lưu: VP, PC, TTĐL.

CỤC TRƯỞNG




Đặng Huy Cường

 

QUY TRÌNH

TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/QĐ-ĐTĐL ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy trình này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự và trách nhiệm của các đơn vị trong việc tính toán giá trị nước các hồ thủy điện trong thị trường phát điện cạnh tranh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy trình này áp dụng đối với các đơn vị sau đây:

1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

2. Đơn vị mua buôn duy nhất.

3. Đơn vị phát điện.

4. Đơn vị truyền tải điện.

5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy trình này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị mua buôn duy nhất là Đơn vị mua điện duy nhất trong thị trường điện, có chức năng mua toàn bộ điện năng qua thị trường điện và qua hợp đồng mua bán điện.

2. Đơn vị phát điện là đơn vị sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện tham gia thị trường điện và ký hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện này với Đơn vị mua buôn duy nhất.

3. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành lưới điện truyền tải quốc gia.

4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.

5. Giá trị nước là mức giá biên kỳ vọng tính toán cho lượng nước tích trong các hồ thủy điện khi được sử dụng để phát điện thay thế cho các nguồn nhiệt điện trong tương lai, tính quy đổi cho một đơn vị điện năng.

6. Hệ thống thông tin thị trường điện là hệ thống các trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, trao đổi thông tin thị trường điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quản lý.

7. Khối phụ tải là thông số sử dụng trong mô hình tính toán giá trị nước, được xác định từ một cặp giá trị (khoảng thời gian (giờ); phụ tải (MWh)). Trong tính toán giá trị nước, phụ tải một tuần bao gồm tối thiểu 05 (năm) khối phụ tải.

8. Mô hình tính toán giá trị nước là hệ thống phần mềm tối ưu thủy nhiệt điện để tính toán giá trị nước được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch vận hành năm tới, tháng tới và tuần tới.

9. Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là nhà máy thuỷ điện lớn có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do nhà nước độc quyền xây dựng và vận hành.

10. Nhóm nhà máy thủy điện bậc thang là tập hợp các nhà máy thủy điện, trong đó lượng nước xả từ hồ chứa của nhà máy thuỷ điện bậc thang trên chiếm toàn bộ hoặc phần lớn lượng nước về hồ chứa nhà máy thuỷ điện bậc thang dưới và giữa hai nhà máy điện này không có hồ chứa điều tiết nước lớn hơn một tuần.

11. Năm N là năm hiện tại vận hành thị trường điện, được tính theo năm dương lịch.

12. Quy trình Lập kế hoạch vận hành thị trường điện là Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm, tháng và tuần tới do Cục Điều tiết điện lực ban hành theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.

13. Tháng M là tháng hiện tại vận hành thị trường điện, được tính theo tháng dương lịch.

14. Tuần T là tuần hiện tại vận hành thị trường điện.

15. Xác suất ngừng máy sự cố là xác suất bất khả dụng do nguyên nhân sự cố của một tổ máy, được tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa số giờ ngừng máy sự cố trên tổng của số giờ khả dụng và số giờ ngừng máy sự cố.

Điều 4. Quy định chung về tính toán giá trị nước

1. Giá trị nước được tính toán, xác định đến độ phân giải từng tuần cho các hồ thủy điện có khả năng điều tiết trên một tuần trong hệ thống điện quốc gia.

2. Tính toán giá trị nước cho các hồ thủy điện bao gồm tính toán giá trị nước cho các tuần trong năm tới, tháng tới và giá trị nước tuần tới.

3. Trách nhiệm tính toán giá trị nước cho các hồ thủy điện trong hệ thống điện quốc gia:

a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thu thập, chuẩn bị số liệu đầu vào cần thiết; sử dụng mô hình tính toán giá trị nước, tính toán giá trị nước năm tới, tháng tới và tuần tới của các hồ thủy điện trong hệ thống điện quốc gia;

b) Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các thông số vận hành và kế hoạch sửa chữa của nhà máy theo quy định tại Chương III Quy trình này;

c) Đơn vị mua buôn duy nhất có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện giá nhiên liệu dự kiến và tiến độ công trình mới theo quy định tại Chương III Quy trình này;

d) Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông số vận hành, kế hoạch sửa chữa đường dây liên kết và tiến độ công trình mới theo quy định tại Chương III Quy trình này.

Chương 2.

MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Điều 5. Mô hình tính toán giá trị nước

1. Mô hình tính toán giá trị nước là hệ thống phần mềm tính toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện được sử dụng để tính toán giá trị nước với chu kỳ tính toán tối thiểu là 01 (một) năm và độ phân giải tối thiểu là 05 (năm) khối phụ tải một tuần.

2. Bài toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện trong mô hình tính toán giá trị nước đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Hàm mục tiêu của bài toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện trong mô hình tính toán giá trị nước là tối thiểu hóa tổng chi phí biến đổi của các nhà máy nhiệt điện và các khoản tiền phạt vi phạm ràng buộc trong một chu kỳ tính toán trên toàn hệ thống. Hàm mục tiêu của bài toán được mô tả chi tiết tại Phụ lục 1 Quy trình này;

b) Bài toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện trong mô hình tính toán giá trị nước phải mô phỏng được các ràng buộc trong vận hành nhà máy điện và hệ thống điện. Các ràng buộc này được quy định chi tiết tại Quy trình này.

Điều 6. Số liệu đầu vào mô hình tính toán giá trị nước

Số liệu đầu vào phục vụ tính toán giá trị nước bao gồm:

1. Phụ tải hệ thống.

2. Thông số nhà máy thủy điện.

3. Thủy văn.

4. Thông số nhà máy nhiệt điện.

5. Nhiên liệu.

6. Đường dây 500/220kV liên kết hệ thống điện miền.

7. Lịch sửa chữa.

8. Tiến độ công trình mới.

9. Số liệu chung của thị trường điện.

Điều 7. Kết quả mô hình tính toán giá trị nước

Kết quả của mô hình tính toán giá trị nước bao gồm:

1. Sản lượng điện phát theo từng khối phụ tải của các nhà máy nhiệt điện và thủy điện (GWh).

2. Mực nước vào thời điểm cuối tuần của các nhà máy thủy điện có hồ điều tiết trên 01 tuần (m).

3. Giá trị nước từng tuần của các nhà máy thủy điện (đồng/kWh).

4. Công suất khả dụng từng tuần của các tổ máy (MW).

5. Chi phí biến đổi từng tuần của các tổ máy nhiệt điện (đồng/kWh).

Chương 3.

SỐ LIỆU ĐẦU VÀO CHO TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Điều 8. Phụ tải hệ thống

1. Số liệu dự báo phụ tải từng giờ của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện ba miền (Bắc, Trung, Nam) trong 52 tuần đầu tiên của chu kỳ tính toán được thu thập và xử lý theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm quy đổi phụ tải dự báo từng giờ thành các khối phụ tải trong tuần. Phương pháp quy đổi phụ tải từng giờ thành khối phụ tải trong tuần được quy định chi tiết tại Phụ lục 3 Quy trình này.

Điều 9. Thông số nhà máy thủy điện

Thông số nhà máy thủy điện được thu thập và xử lý theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 10. Thủy văn

Số liệu thủy văn được thu thập và xử lý theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 11. Thông số nhà máy nhiệt điện

Thông số nhà máy nhiệt điện được thu thập và xử lý theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 12. Nhiên liệu

Số liệu nhiên liệu được thu thập và xử lý theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 13. Đường dây liên kết hệ thống điện miền

Số liệu đường dây liên kết hệ thống điện miền được thu thập và xử lý theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 14. Lịch sửa chữa

1. Số liệu lịch sửa chữa được thu thập và xử lý theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

2. Trong mô hình tính toán giá trị nước, lịch sửa chữa được mô phỏng như sau:

a) Đối với các nhà máy điện, lịch sửa chữa được thể hiện dưới dạng công suất khả dụng tương đương hàng tuần của nhà máy;

b) Đối với các đường dây liên kết, lịch sửa chữa được thể hiện dưới dạng giới hạn truyền tải của đường dây đó.

3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm:

a) Tính toán công suất khả dụng tương đương hàng tuần của các nhà máy điện dựa trên lịch sửa chữa đã được duyệt. Phương pháp tính toán công suất khả dụng tương đương hàng tuần của nhà máy điện được quy định chi tiết tại Phụ lục 4 Quy trình này;

b) Tính toán giới hạn truyền tải của các đường dây liên kết căn cứ trên lịch sửa chữa được phê duyệt.

Điều 15. Tiến độ công trình mới

Số liệu tiến độ công trình mới được thu thập và xử lý theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 16. Số liệu chung của thị trường điện

Số liệu chung của thị trường điện được thu thập và xử lý theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Chương 4.

TRÌNH TỰ VÀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Điều 17. Trình tự và kết quả tính toán giá trị nước năm tới

1. Quy định chung về tính toán giá trị nước năm tới:

a) Chu kỳ tính toán giá trị nước năm tới là 52 tuần tính từ ngày đầu tiên của năm N có xét đến 03 năm tiếp theo;

b) Số liệu đầu vào của 03 năm tiếp theo được lấy bằng số liệu của 52 tuần đầu tiên;

c) Mực nước tại thời điểm bắt đầu chu kỳ tính toán là mức nước dự kiến được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán, cập nhật dựa trên mức nước thực tế của từng hồ tại thời điểm tính toán và lượng nước cần sử dụng từ thời điểm tính toán đến thời điểm bắt đầu chu kỳ tính toán;

d) Kết quả tính toán giá trị nước 52 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch vận hành năm tới.

2. Theo thời gian biểu quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán giá trị nước năm tới theo trình tự sau:

a) Tính toán và cập nhật các số liệu cần thiết vào mô hình tính toán giá trị nước;

b) Tính toán giá trị nước năm tới bằng mô hình tính toán giá trị nước;

c) Xuất kết quả, kiểm tra và đánh giá kết quả tính toán giá trị nước năm tới.

3. Kết quả tính toán giá trị nước phục vụ quá trình lập kế hoạch vận hành năm tới bao gồm các số liệu sau:

a) Giá trị nước 52 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (đồng/kWh);

b) Sản lượng điện phát 52 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (GWh);

c) Công suất khả dụng 52 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các tổ máy (MW);

Điều 18. Trình tự và kết quả tính toán giá trị nước tháng tới

1. Quy định chung về tính toán giá trị nước tháng tới

a) Chu kỳ tính toán giá trị nước tháng tới là 52 tuần tính từ ngày đầu tiên của tháng M có xét đến 03 năm tiếp theo;

b) Số liệu đầu vào của 03 năm tiếp theo được lấy bằng số liệu của 52 tuần đầu tiên;

c) Mực nước tại thời điểm bắt đầu chu kỳ tính toán là mức nước được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán, cập nhật dựa trên mức nước thực tế của từng hồ tại thời điểm tính toán và lượng nước cần sử dụng từ thời điểm tính toán đến thời điểm bắt đầu chu kỳ tính toán;

d) Kết quả tính toán giá trị nước của 05 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch vận hành tháng tới.

2. Theo thời gian biểu quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán giá trị nước tháng tới theo trình tự sau:

a) Tính toán và cập nhật các số liệu cần thiết vào mô hình tính toán giá trị nước;

b) Tính toán giá trị nước tháng tới bằng mô hình tính toán giá trị nước;

c) Xuất kết quả, kiểm tra và đánh giá kết quả tính toán giá trị nước tháng tới.

3. Kết quả tính toán giá trị nước phục vụ quá trình lập kế hoạch vận hành tháng tới bao gồm các số liệu sau:

a) Giá trị nước 05 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (đồng/kWh);

b) Sản lượng điện phát 05 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (GWh);

c) Công suất khả dụng 05 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các tổ máy (MW);

d) Mực nước từng tuần trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (m).

Điều 19. Trình tự và kết quả tính toán giá trị nước tuần tới

1. Quy định chung về tính toán giá trị nước tuần tới

a) Chu kỳ tính toán giá trị nước tuần tới là 52 tuần tính từ ngày đầu tiên của tuần T có xét đến 03 năm tiếp theo;

b) Số liệu đầu vào của 03 năm tiếp theo được lấy bằng số liệu của 52 tuần đầu tiên;

c) Mực nước tại thời điểm bắt đầu chu kỳ tính toán là mức nước được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán, cập nhật dựa trên mức nước thực tế của từng hồ tại thời điểm tính toán và lượng nước cần sử dụng từ thời điểm tính toán đến thời điểm bắt đầu chu kỳ tính toán;

d) Kết quả tính toán giá trị nước của 01 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán được sử dụng trong quá trình xác định giới hạn giá chào và biểu đồ phát của nhà máy thủy điện trong tuần tới.

2. Theo thời gian biểu quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán giá trị nước tuần tới theo trình tự sau:

a) Tính toán và cập nhật các số liệu cần thiết vào mô hình tính toán giá trị nước;

b) Tính toán giá trị nước tuần tới bằng mô hình tính toán giá trị nước;

c) Xuất kết quả, kiểm tra và đánh giá kết quả tính toán giá trị nước tuần tới.

3. Kết quả tính toán giá trị nước tuần tới bao gồm các số liệu sau:

a) Giá trị nước 01 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (đồng/kWh);

b) Sản lượng điện phát 01 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (GWh);

c) Giá trị nước 01 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhóm nhà máy thủy điện bậc thang (đồng/kWh);

d) Giá trị nước 01 tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện khác có hồ chứa điều tiết trên 01 tuần (đồng/kWh);

đ) Mực nước từng tuần trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (m)./.

 

PHỤ LỤC 1

HÀM MỤC TIÊU CỦA BÀI TOÁN PHỐI HỢP TỐI ƯU THỦY NHIỆT ĐIỆN TRONG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quy trình tính toán giá trị nước)

Hàm mục tiêu của bài toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện trong mô hình tính toán giá trị nước là tối thiểu hóa tổng chi phí biến đổi của các nhà máy nhiệt điện và các khoản tiền phạt vi phạm ràng buộc trong một chu kỳ tính toán trên toàn hệ thống.

Mô hình tính toán giá trị nước tiếp cận bài toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện theo hướng phân tích Tổng chi phí biến đổi thành Chi phí vận hành tức thời và Chi phí vận hành tương lai. Từ đó, hàm mục tiêu của bài toán phối hợp tối ưu thủy - nhiệt điện là tối thiểu hóa tổng của chi phí vận hành tức thời và chi phí vận hành tương lai.

Trong đó:

 :

Tổng chi phí biến đổi trong toàn chu kỳ tính toán;

 :

Hàm chi phí tức thời:

 

 :

Số khối phụ tải;

 :

Số nhà máy nhiệt điện;

 :

Chi phí vận hành nhà máy nhiệt điện  ($/MWh);

 :

Điện năng phát của nhà máy  trong khối phụ tải  trong giai đoạn  (MWh);

 :

Hệ số vi phạm ràng buộc vận hành;

 :

Lượng ràng buộc vi phạm trong giai đoạn ;

 :

Hàm chi phí tương lai:

 

 :

Chi phí tương lai, tính từ giai đoạn  đến cuối chu kỳ tính toán;

 :

Thể tích hồ chứa vào thời điểm cuối giai đoạn  (106 m3 );

 :

Lượng nước về hồ trong giai đoạn  (106 m3 ).

 

PHỤ LỤC 2

RÀNG BUỘC CỦA BÀI TOÁN PHỐI HỢP TỐI ƯU THỦY - NHIỆT ĐIỆN TRONG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quy trình tính toán giá trị nước)

Các ràng buộc trong mô hình tính toán giá trị nước được phân làm hai loại như sau:

1. Ràng buộc bắt buộc

a) Phương trình cân bằng nước;

b) Giới hạn thể tích hồ chứa;

c) Lưu lượng chạy máy tối đa nhà máy thủy điện;

d) Lưu lượng chạy máy tối thiểu nhà máy thủy điện;

đ) Giới hạn công suất phát tối đa nhà máy nhiệt điện;

e) Phương trình cân bằng nguồn - tải;

g) Giới hạn công suất truyền tải trên đường dây liên kết.

2. Ràng buộc tùy chọn

a) An ninh hồ chứa thủy điện (thể tích báo động, thể tích điều tiết lũ, thể tích đảm bảo);

b) Giới hạn tổng lượng nước chảy xuống hạ lưu (nước chạy máy và nước xả);

c) Khả năng điều tiết của các thủy điện dòng sông;

d) Tưới tiêu phục vụ nông nghiệp;

đ) Nhà máy nhiệt điện phải phát;

e) Giới hạn nhiên liệu cung cấp cho nhà máy nhiệt điện;

g) Công suất phát tối thiểu của một nhóm nhà máy nhiệt điện;

h) Giới hạn công suất phát của một nhóm nhà máy (cả thủy điện, nhiệt điện);

i) Nhà máy nhiệt điện với nhiều loại nhiên liệu;

k) Huy động tổ máy nhiệt điện (theo từng giai đoạn, theo từng khối tải).

 

PHỤ LỤC 3

QUY ĐỔI PHỤ TẢI TỪNG GIỜ THÀNH CÁC KHỐI PHỤ TẢI TRONG TUẦN
(Ban hành kèm theo Quy trình tính toán giá trị nước)

1. Nguyên tắc quy đổi

Việc quy đổi phụ tải từng giờ thành các khối phụ tải trong tuần được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Phụ tải mỗi tuần được chia thành năm khối phụ tải. Mỗi khối phụ tải tương ứng với sản lượng phụ tải trong khoảng thời gian quy định như sau:

Khối (k)

1

2

3

4

5

5%

15%

30%

30%

20%

Trong đó:

Khối 1: Khối ứng với phần phụ tải đỉnh;

Khối 2, 3, 4, 5: Các khối lần lượt ứng với các phần phụ tải tiếp theo.

b) Việc quy đổi phải đảm bảo tổng sản lượng phụ tải trong các khối bằng tổng sản lượng phụ tải trong tuần đó.

2. Trình tự thực hiện

a) Từ công suất phụ tải hệ thống điện quốc gia dự báo của 168 (một trăm sáu mươi tám) giờ trong tuần, sắp xếp lại theo thứ tự từ lớn đến bé:

Trong đó:

: Công suất phụ tải hệ thống điện quốc gia giờ thứ i trong tuần;

: Công suất phụ tải hệ thống điện quốc gia đã được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé, đứng ở vị trí j.

Sắp xếp theo thứ tự

b) Tính toán từng khối phụ tải trong tuần:

Trong đó:

: Sản lượng phụ tải trong khối phụ tải thứ k;

: Tập hợp các giá trị công suất phụ tải nằm trong khối phụ tải thứ k ứng với khoảng thời gian ;

: Khoảng thời gian của khối phụ tải thứ k, tính bằng % thời gian trong 1 tuần.

c) Lập lại bước a, b cho phụ tải các tuần còn lại trong toàn bộ chu kỳ tính toán.

3. Ví dụ minh họa

a) Giả sử có phụ tải dự báo cho 1 tuần (168 giờ) như sau:

Giờ

P

Giờ

P

Giờ

P

Giờ

P

Giờ

P

Giờ

P

Giờ

P

1

3,124

25

3,050

49

3,105

73

3,187

97

3,356

121

3,289

145

3,352

2

2,906

26

3,007

50

2,889

74

3,107

98

3,163

122

3,163

146

3,202

3

2,987

27

3,011

51

2,871

75

3,116

99

3,157

123

3,181

147

3,248

4

2,832

28

2,880

52

2,796

76

3,081

100

3,122

124

3,179

148

3,215

5

3,002

29

2,963

53

2,906

77

3,213

101

3,283

125

3,306

149

3,425

6

3,618

30

3,369

54

3,900

78

3,999

102

3,926

126

4,144

150

4,199

7

4,355

31

4,151

55

4,603

79

4,737

103

4,459

127

4,731

151

4,735

8

4,558

32

4,384

56

4,628

80

4,800

104

4,484

128

4,922

152

4,825

9

4,620

33

4,519

57

5,008

81

4,994

105

4,776

129

5,010

153

5,016

10

5,348

34

5,081

58

5,513

82

5,485

106

5,352

130

5,159

154

5,588

11

5,813

35

5,465

59

5,932

83

6,113

107

5,844

131

6,076

155

5,979

12

4,349

36

4,178

60

4,579

84

4,651

108

4,274

132

4,649

156

4,868

13

4,186

37

3,788

61

4,295

85

4,407

109

4,151

133

4,372

157

4,359

14

4,264

38

3,989

62

4,541

86

4,564

110

4,511

134

4,694

158

4,581

15

4,380

39

4,353

63

4,663

87

4,638

111

4,761

135

4,788

159

4,833

16

4,939

40

4,700

64

4,884

88

5,135

112

5,228

136

5,260

160

5,129

17

6,215

41

6,132

65

5,952

89

6,352

113

6,512

137

6,584

161

6,373

18

7,104

42

6,818

66

7,416

90

7,365

114

7,380

138

7,485

162

7,474

19

6,257

43

6,066

67

6,620

91

6,476

115

6,498

139

6,580

163

6,593

20

5,634

44

5,487

68

5,860

92

6,030

116

5,801

140

5,854

164

5,967

21

4,908

45

4,667

69

5,212

93

4,880

117

5,206

141

5,208

165

5,360

22

4,029

46

3,997

70

4,392

94

4,234

118

4,568

142

4,399

166

4,833

23

3,818

47

3,616

71

3,978

95

3,775

119

3,894

143

3,985

167

4,172

24

3,235

48

3,090

72

3,332

96

3,377

120

3,347

144

3,551

168

3,575

b) Sắp xếp phụ tải từng giờ theo thứ tự phụ tải từ cao xuống thấp:

STT

P

STT

P

STT

P

STT

P

STT

P

STT

P

STT

P

1

7,485

25

5,967

49

5,129

73

4,667

97

4,359

121

3,818

145

3,179

2

7,474

26

5,952

50

5,081

74

4,663

98

4,355

122

3,788

146

3,163

3

7,416

27

5,932

51

5,016

75

4,651

99

4,353

123

3,775

147

3,163

4

7,380

28

5,860

52

5,010

76

4,649

100

4,349

124

3,618

148

3,157

5

7,365

29

5,854

53

5,008

77

4,638

101

4,295

125

3,616

149

3,124

6

7,104

30

5,844

54

4,994

78

4,628

102

4,274

126

3,575

150

3,122

7

6,818

31

5,813

55

4,939

79

4,620

103

4,264

127

3,551

151

3,116

8

6,620

32

5,801

56

4,922

80

4,603

104

4,234

128

3,425

152

3,107

9

6,593

33

5,634

57

4,908

81

4,581

105

4,199

129

3,377

153

3,105

10

6,584

34

5,588

58

4,884

82

4,579

106

4,186

130

3,369

154

3,090

11

6,580

35

5,513

59

4,880

83

4,568

107

4,178

131

3,356

155

3,081

12

6,512

36

5,487

60

4,868

84

4,564

108

4,172

132

3,352

156

3,050

13

6,498

37

5,485

61

4,833

85

4,558

109

4,151

133

3,347

157

3,011

14

6,476

38

5,465

62

4,833

86

4,541

110

4,151

134

3,332

158

3,007

15

6,373

39

5,360

63

4,825

87

4,519

111

4,144

135

3,306

159

3,002

16

6,352

40

5,352

64

4,800

88

4,511

112

4,029

136

3,289

160

2,987

17

6,257

41

5,348

65

4,788

89

4,484

113

3,999

137

3,283

161

2,963

18

6,215

42

5,260

66

4,776

90

4,459

114

3,997

138

3,248

162

2,906

19

6,132

43

5,228

67

4,761

91

4,407

115

3,989

139

3,235

163

2,906

20

6,113

44

5,212

68

4,737

92

4,399

116

3,985

140

3,215

164

2,889

21

6,076

45

5,208

69

4,735

93

4,392

117

3,978

141

3,213

165

2,880

22

6,066

46

5,206

70

4,731

94

4,384

118

3,926

142

3,202

166

2,871

23

6,030

47

5,159

71

4,700

95

4,380

119

3,900

143

3,187

167

2,832

24

5,979

48

5,135

72

4,694

96

4,372

120

3,894

144

3,181

168

2,796

c) Tính số giờ trong từng khối phụ tải theo quy định về số phần trăm (%) thời gian trong 01 tuần:

Khối (k)

1

2

3

4

5

5%

15%

30%

30%

20%

 - giờ

8.4

25.2

50.4

50.4

33.6

* Lưu ý:

Số giờ 8,4 (giờ) cho khối phụ tải thứ 1 có nghĩa phụ tải trong khối 1 gồm có phụ tải của 8 giờ đầu và 0,4 phụ tải của giờ thứ 9;

Số giờ cho các khối phu tải khác được hiểu theo nghĩa tương tự.

d) Tính sản lượng từng khối phụ tải ứng với số giờ tương ứng ta sẽ được giá trị phụ tải cho từng khối phụ tải:

Khối (k)

1

2

3

4

5

 - MWh

60,299

154,209

248,916

203,388

103,544

 

PHỤ LỤC 4

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT KHẢ DỤNG TƯƠNG ĐƯƠNG NHÀ MÁY ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quy trình tính toán giá trị nước)

1. Nguyên tắc tính toán

Việc tính toán công suất khả dụng tương đương nhà máy điện được thực hiện theo nguyên tắc công suất khả dụng tương đương của nhà máy điện trong một tuần tỉ lệ với số thời gian khả dụng của nhà máy điện (không có công tác sửa chữa) trong tuần đó.

2. Trình tự thực hiện

a) Cập nhật lịch sửa chữa từng tổ máy của Đơn vị phát điện;

b) Tính toán số thời gian khả dụng của tổ máy trong một tuần;

c) Tính toán công suất khả dụng tương đương của tổ máy trong tuần:

Trong đó:

: Công suất khả dụng tương đương của tổ máy i;

: Công suất khả dụng của tổ máy i trong giờ j, có xét đến lịch sửa chữa của tổ máy;

: Chỉ số tổ máy;

: Chỉ số giờ.

d) Tính toán tổng công suất khả dụng tương đương của nhà máy:

Trong đó:

:Công suất khả dụng tương đương của nhà máy;

: Công suất khả dụng tương đương của tổ máy ;

: Số tổ máy thuộc nhà máy;

: Chỉ số tổ máy.

 

PHỤ LỤC 5

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quy trình tính giá trị nước)

MỤC LỤC

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Điều 4. Quy định chung về tính toán giá trị nước

Chương II MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Điều 5. Mô hình tính toán giá trị nước

Điều 6. Số liệu đầu vào mô hình tính toán giá trị nước

Điều 7. Kết quả mô hình tính toán giá trị nước

Chương III SỐ LIỆU ĐẦU VÀO CHO TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Điều 8. Phụ tải hệ thống

Điều 9. Thông số nhà máy thủy điện

Điều 10. Thủy văn

Điều 11. Thông số nhà máy nhiệt điện

Điều 12. Nhiên liệu

Điều 13. Đường dây liên kết hệ thống điện miền

Điều 14. Lịch sửa chữa

Điều 15. Tiến độ công trình mới

Điều 16. Số liệu chung của thị trường điện

Chương IV TRÌNH TỰ VÀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Điều 17. Trình tự và kết quả tính toán giá trị nước năm tới

Điều 18. Trình tự và kết quả tính toán giá trị nước tháng tới

Điều 19. Trình tự và kết quả tính toán giá trị nước tuần tới

Phụ lục 1 HÀM MỤC TIÊU CỦA BÀI TOÁN PHỐI HỢP TỐI ƯU THỦY NHIỆT ĐIỆN TRONG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Phụ lục 2 RÀNG BUỘC CỦA BÀI TOÁN PHỐI HỢP TỐI ƯU THỦY - NHIỆT ĐIỆN TRONG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Phụ lục 3 QUY ĐỔI PHỤ TẢI TỪNG GIỜ THÀNH CÁC KHỐI PHỤ TẢI TRONG TUẦN

Phụ lục 4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT KHẢ DỤNG TƯƠNG ĐƯƠNG NHÀ MÁY ĐIỆN

Phụ lục 5 SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC