Hệ thống pháp luật

BỘ CHÍNH TRỊ
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 77-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CƠ QUAN UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

- Căn cứ Điều lệ Đảng,

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XI,

BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Chức năng của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương.

Điều 2. Nhiệm vụ của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1- Chuẩn bị các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, các đề án để Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

2- Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được quy định trong Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XI và nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng năm do Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định.

3- Phối hợp với các ban đảng Trung ương, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30 Điều lệ Đảng) và giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lập đoàn giải quyết khiếu nại, kỷ luật đảng và xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch này.

4- Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và các vấn đề liên quan khác cho uỷ ban kiểm tra, cơ quan uỷ ban kiểm tra, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra.

5- Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; tham gia ý kiến các trường hợp do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng.

6- Thẩm định các đề án của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

7- Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Trung ương.

8- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong công tác cán bộ theo phân cấp quản lý; hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.

9- Tuyên truyền, nghiên cứu, sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

10- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm; sơ kết, tổng kết công tác của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

11- Xây dựng tổ chức, đội ngũ cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ, công chức Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

12- Tổ chức việc bảo đảm kinh phí hoạt động hằng năm của Uỷ ban, Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và tổ chức thực hiện theo kế hoạch dự toán được duyệt theo đúng chế độ, chính sách quy định.

13- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác của Cơ quan.

14- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Cơ quan.

Điều 3. Quyền hạn của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

1- Đề nghị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị trong việc thành lập mới, giải thể, sáp nhập các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Quyết định thành lập các phòng trực thuộc các vụ, đơn vị của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

2- Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ hưu trí, nhận xét, đánh giá cán bộ hằng năm hoặc khi có yêu cầu; bổ nhiệm ngạch, xét chuyển ngạch, nâng bậc lương và những công việc khác thuộc công tác cán bộ của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương theo phân cấp quản lý cán bộ (trừ việc bổ nhiệm, quy hoạch Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương).

3- Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khi cần thiết.

4- Duyệt kế hoạch công tác hằng năm của các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Điều 4. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

1- Lãnh đạo Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương:

- Lãnh đạo Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm: Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

- Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là Thủ trưởng Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là Phó thủ trưởng Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; trong đó phân công một đồng chí Phó Chủ nhiệm thường trực là Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

2- Cơ cấp tổ chức bộ máy của Cơ quan uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm:

Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Trợ lý, Thư ký của Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và 13 vụ, đơn vị sau đây:

1. Vụ Trung ương I (gọi tắt là Vụ I)

2. Vụ Trung ương IA (gọi tắt là Vụ IA)

3. Vụ Địa phương II (gọi tắt là Vụ II)

4. Vụ Địa phương III (gọi tắt là Vụ III)

5. Vụ Địa phương V (gọi tắt là Vụ V)

6. Vụ Địa phương VII (gọi tắt là Vụ VII)

7. Vụ Kiểm tra tài chính

8. Vụ Nghiên cứu

9. Vụ Tổng hợp

10. Vụ Đơn thư - Tiếp đảng viên và công dân

11. Vụ Tổ chức - Cán bộ

12. Tạp chí Kiểm tra

13. Văn phòng

3- Về biên chế

- Biên chế của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Bộ Chính trị quyết định trên cơ sở đề xuất của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương.

- Ngoài số biên chế quy định, khi cần thiết, Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được trưng tập một số cán bộ phục vụ công tác nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng.

Điều 5. Quy chế làm việc

Căn cứ Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (khoá XI) và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Uỷ ban kiểm tra Trung ương ban hành Quy chế làm việc của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Điều 6. Điều khoản thi hành

- Quyết định này thay thế Quyết định số 106-QĐ/TW, ngày 21-11-2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, các tỉnh uỷ, thánh uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ, các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Lê Hồng Anh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 77-QĐ/TW năm 2012 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương do Bộ Chính trị ban hành

  • Số hiệu: 77-QĐ/TW
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/04/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Chính trị
  • Người ký: Lê Hồng Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/04/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.