Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 757/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 22 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Chương trình số 35-CTr/TU ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chỉnh trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Ban Chp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh, gắn với công tác xây dựng Nông thôn mới nhằm xây dựng các làng văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch.

- Khai thác lợi thế, tiềm năng tài nguyên du lịch địa phương để tạo ra sản phẩm du lịch mới, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số; góp phần thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

- Tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia làm du lịch, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm mục đích chuyển đổi ngành nghề, cải thiện đời sống người dân, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Nghiên cứu các giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn thông qua loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với nông - lâm nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2022 - 2025

- Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 05 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số.

- Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

- Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.

- Ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời tích hợp chung trong bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên toàn quốc.

- Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Hỗ trợ các cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh để các cơ sở duy trì hoạt động và nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch.

Phát triển thêm mới ít nhất 20 cơ sở tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn kết với các di tích lịch sử để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của từng địa phương.

Xây dựng mẫu 3 mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn kết hợp với tour du lịch tại Thác Pa Sỹ, Đăk Ke (Kon Plông), thác Siu Puông, Tea Prông (Tu Mơ Rông), thác 7 tầng (Sa Thầy).

Phát triển 3 mô hình du lịch cộng đồng, nông thôn kết hợp du lịch tại các hồ thủy điện Plei Krông, thủy điện Ya Ly (thành phố Kon Tum), thủy điện Thượng Kon Tum (Kon Plông).

Phát triển 3 mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn kết hợp du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.

Hình thành 10 mô hình vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu tại các xã gắn với du lịch; hình thành từ 05 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có hoạt động du lịch.

Tập trung xây dựng 10 mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn gắn với tiêu thụ các sản phẩm OCOP; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành, kết nối mở rộng bán các nhóm sản phẩm giữa nội vùng, liên vùng và xuất khẩu.

Tổng lượt khách du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn dự kiến đến năm 2025 địa bàn là khoảng 550.000 lượt khách (trong đó khách nội địa là 531.250 lượt khách, khách quốc tế là 18.750 lượt khách).

Tỷ lệ lượt khách tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng lượt khách du lịch tỉnh đạt 30% (trong đó: Tỷ lệ khách quốc tế tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng khách quốc tế tham quan du lịch tại tỉnh đạt 5%; Tỷ lệ khách nội địa tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng khách nội địa tham quan du lịch tại tỉnh đạt 25%).

Lao động du lịch tại khu vực nông thôn năm 2025 chiếm 20% tổng số lao động du lịch.

b) Giai đoạn 2025 - 2030

- Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; phấn đấu đến năm 2030 có 07 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 70% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 70% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số.

- Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 70% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

- Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.

- Ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời tích hợp chung trong bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên toàn quốc.

- Củng cố và nâng cấp ít nhất 60% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Hình thành 30 mô hình vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu tại các xã gắn với du lịch.

Xây dựng 20 mô hình du lịch cộng đồng, nông thôn trên địa bàn gắn với tiêu thụ các sản phẩm OCOP; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành, kết nối mở rộng bán các nhóm sản phẩm giữa nội vùng, liên vùng và xuất khẩu.

Phát triển tour du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn kết với các di tích lịch sử để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương.

Tổng lượt khách du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn dự kiến đến năm 2030 địa bàn khoảng 945.000 lượt khách (trong đó khách nội địa là 892.250 lượt khách, khách quốc tế là 52.500 lượt khách).

Tỷ lệ lượt khách tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng lượt khách du lịch tỉnh đạt 40% (trong đó: Tỷ lệ khách quốc tế tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng khách quốc tế tham quan du lịch tại tỉnh đạt 10%; Tỷ lệ khách nội địa tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng khách nội địa tham quan du lịch tại tỉnh đạt 30%).

Lao động du lịch tại khu vực nông thôn năm 2030 chiếm 25% tổng số lao động du lịch.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn

- Xây dựng định hướng phát triển du lịch nông thôn và tích hợp, bổ sung trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch nông thôn; thúc đẩy liên kết nông thôn - đô thị trong phát triển du lịch, ưu tiên phát triển du lịch nông thôn ở những nơi có lợi thế về tài nguyên, kết nối với các khu vực động lực phát triển du lịch, trung tâm du lịch, trung tâm gửi khách. Các địa phương có tiềm năng du lịch rà soát các điểm du lịch nông thôn phù hợp với các quy hoạch liên quan (về kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học...).

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, định mức kỹ thuật về du lịch nông thôn gắn với hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.

- Rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển du lịch nông thôn, gồm: (i) các chính sách về sử dụng quỹ đất đai cho phát triển du lịch nông thôn phù hợp với quy hoạch vùng và địa phương và quy hoạch nông thôn đảm bảo tính kết nối giữa các điểm đến; (ii) chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nông thôn; (iii) chính sách hỗ trợ (nguồn lực, đào tạo, thông tin, tư vấn...) cho từng đối tượng chủ thể (hộ dân, cộng đồng, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp, thanh niên, phụ nữ, người dân tộc thiểu số...) tham gia đầu tư, cung cấp dịch vụ du lịch nông thôn; (iv) chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đưa khách du lịch về khu vực nông thôn; (v) chính sách hỗ trợ cơ sở đào tạo, doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại khu vực nông thôn, đào tạo nghề du lịch cho lao động nông thôn; (vi) chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, duy trì phát triển đội ngũ nghệ nhân, các kỹ năng biểu diễn và dàn dụng các tiết mục, phục dựng mô hình sản xuất truyền thống phục vụ du lịch nông thôn; (vii) chính sách hỗ trợ liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phục vụ du lịch tại khu vực nông thôn; (viii) chính sách hỗ trợ tiếp cận tài chính, vốn vay ưu đãi cho đầu tư vào du lịch nông thôn...

- Xây dựng hệ thống công cụ giám sát và hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá chất lượng điểm du lịch nông thôn, dịch vụ du lịch nông thôn; hướng dẫn thực hiện việc công nhận khu, điểm du lịch nông thôn.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư (PPP), hợp tác công - tư - cộng đồng (PPCP) và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng trong phát triển du lịch nông thôn; xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và phát triển du lịch nông thôn có sự tham gia của cộng đồng.

b) Huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn

- Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức hợp tác quốc tế, đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức hợp tác nông nghiệp, đóng góp của cộng đồng (tài chính, sức lao động...) và các nguồn hợp pháp khác cho phát triển du lịch nông thôn. Ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nguồn nhân lục, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tại khu vực nông thôn phù hợp với định hướng thị trường.

- Khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển du lịch nông thôn tại các địa bàn, môi trường khác nhau (rừng, khu bảo tồn thiên nhiên,...) theo các quy định của pháp luật nhằm tạo ra nguồn thu ổn định từ hoạt động du lịch để đầu tư trở lại cho các công tác bảo vệ tài nguyên du lịch.

- Khuyến khích, kêu gọi các sáng kiến, ý tưởng, dự án, mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch nông thôn; các giải pháp kết nối thị trường, marketing hiệu quả cho du lịch nông thôn.

- Lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình này với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan, đặc biệt các nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

c) Tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, kiến thức, hành động cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; người dân, cộng đồng và khách du lịch về phát triển du lịch nông thôn bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

- Đa dạng hóa và đổi mới hình thức, nội dung truyền thông du lịch nông thôn trên nền tảng công nghệ số thông qua các Cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin, chuyên đề...; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức các lễ hội (đặc biệt là lễ hội văn hóa dân gian), hoạt động kết nối du lịch các vùng, miền; truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn tại các hội chợ, triển lãm.

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tổ chức các cuộc thi sáng tác ý tưởng liên quan tới du lịch nông thôn (tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm truyền thông, thiết kế sản phẩm hàng lưu niệm và quà tặng du lịch...).

- Tổ chức giải thưởng Du lịch nông thôn cấp tỉnh.

d) Bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao năng lực cho lao động du lịch nông thôn

- Rà soát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch nông thôn và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các hộ, cộng đồng kinh doanh du lịch nông thôn và các làng du lịch cộng đồng.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, ngoại ngữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp, người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch ở khu vực nông thôn.

- Đưa các nội dung bồi dưỡng, đào tạo về du lịch vào các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương và vùng; đưa các nội dung về tài nguyên du lịch vào tài liệu giáo dục địa phương sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Xây dựng tài liệu hướng dẫn quy trình phục vụ một số dịch vụ du lịch cơ bản tại khu vực nông thôn.

- Tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng nghề và kỹ năng mềm phục vụ du lịch: cung cấp dịch vụ ăn uống (nấu ăn, pha chế...), lưu trú (làm buồng, phòng...), ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp ứng xử, đón tiếp, thái độ phục vụ khách cho cộng đồng dân cư địa phương theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề, thân thiện; kết hợp với nâng cao kiến thức lịch sử, văn hóa về điểm du lịch và học hỏi kinh nghiệm về phát triển mô hình du lịch nông thôn tại các địa phương trong và ngoài nước.

- Tổ chức mạng lưới chuyên gia du lịch, nông nghiệp và các ngành khác là doanh nhân, nghệ nhân, công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao tham gia hỗ trợ các hộ dân và cộng đồng khai thác và phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... phục vụ cho hoạt động du lịch nông thôn.

e) ng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn

- Lập bản đồ số các sản phẩm du lịch nông thôn, hỗ trợ kết nối sản phẩm du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch khác phục vụ cho việc xúc tiến du lịch nông thôn.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất từ trung ương đến địa phương phục vụ cho việc quản lý, quảng bá và xúc tiến du lịch nông thôn.

- Xây dựng ngân hàng hình ảnh, số hóa các thông tin, tài liệu về các điểm du lịch nông thôn, tăng cường ứng dụng dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) để từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch, tạo điều kiện cho khách du lịch trải nghiệm các hoạt động, dịch vụ du lịch nông thôn an toàn, thuận tiện và thân thiện.

- Xây dựng chuyên trang điện tử (website, triển lãm, hội chợ du lịch ảo, các sản phẩm truyền thông s...) về du lịch nông thôn gắn với giới thiệu, quảng bá điểm du lịch nông thôn; khai thác thế mạnh truyền thông trên các nền tảng xã hội.

f) Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn

- Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin và phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực liên quan nhằm triển khai hoạt động phát triển du lịch nông thôn đồng bộ và hiệu quả.

- Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin với các quốc gia, tổ chức quốc tế nhằm tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về quản lý và phát triển du lịch nông thôn (đặc biệt du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch có trách nhiệm, quản lý và thích ứng rủi ro...).

- Huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực triển khai của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cho các dự án, chương trình du lịch nông thôn gắn với cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái; liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch nông thôn.

- Xây dựng mạng lưới đối tác du lịch nông thôn để phục vụ cho kết nối đầu tư, kết nối thông tin cung - cầu du lịch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết với các tổ chức nước ngoài để xây dựng mô hình du lịch nông thôn phù hợp với điều kiện Việt Nam và yêu cầu của Chương trình.

- Tham gia các mạng lưới, diễn đàn về phát triển du lịch nông thôn ở cấp khu vực và quốc tế; thí điểm mạng lưới kết nối về du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; giới thiệu và quảng bá các điểm đến du lịch nông thôn ở Kon Tum cho khách quốc tế.

4. Kinh phí thực hiện: Các đơn vị, địa phương chủ động cân đối trong phạm vi dự toán chi thường xuyên đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm theo phân Cấp, kết hợp các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

a) Điều tra, khảo sát thực trạng phát triển du lịch nông thôn, xây dựng hệ thống mạng lưới điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng tại một số địa phương, trên cơ sở đó đề xuất hỗ trợ đầu tư phát triển đồng bộ một số điểm đến, sản phẩm du lịch tiêu biểu tại khu vực nông thôn.

b) Phối hợp hỗ trợ phát triển một số mô hình du lịch cộng đồng, mô hình liên kết phát triển du lịch nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao. Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.

c) Xây dựng, chuẩn hóa các chương trình bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch nông thôn: lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch: kỹ năng chế biến món ăn; kỹ năng hướng dẫn và phục vụ lưu trú; kỹ năng điều hành tour, phục vụ khách...

d) Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo nghề du lịch cho người dân nông thôn, ưu tiên các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp: Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng; Kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và phát triển du lịch cộng đồng; Tập huấn kiến thức dành cho các hộ tham gia làm du lịch cộng đồng (Lập kế hoạch kinh doanh du lịch, đầu tư, thiết kế sản phẩm, quản lý tài chính, quản lý, vận hành và marketing,...); Kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử văn minh du lịch, chăm sóc khách hàng; Thuyết minh du lịch; Nghiệp vụ lễ tân, buồng bàn; Nghiệp vụ chế biến món ăn; Ngoại ngữ; Marketing số và kinh doanh Du lịch cộng đồng.

e) Hướng dẫn, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện công nhận khu, điểm du lịch nông thôn; cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch ở nông thôn.

í) Tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá cho các chương trình du lịch nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm và tuyên truyền quảng bá du lịch nông thôn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát quy hoạch các khu, điểm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn; tham mưu trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường đầu tư trong bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh, nghiên cứu xây dựng các đề tài về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh.

- Phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch trang trại, du lịch sinh thái có trách nhiệm (không săn bắt, tiêu thụ và sử dụng động vật, thực vật hoang dã bất hợp pháp); có chương trình đánh giá, nhân rộng theo từng giai đoạn cụ thể. Triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng mạng lưới điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Hàng năm, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý về văn hóa, du lịch và phát triển du lịch nông thôn; triển khai chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch nông thôn; chuẩn hóa tài liệu đào tạo về kỹ năng nghề cho lao động nông thôn tham gia vào lĩnh vực du lịch nông thôn; tăng cường công tác thẩm định, phân loại, xếp hạng, công nhận các cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch; triển khai các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan có thẩm quyền các chính sách xây dựng phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu hình ảnh du lịch Kon Tum đến với du khách trong và ngoài nước; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có thẩm quyền hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư du lịch từ các công ty có tiềm lực trong nước và quốc tế để đầu tư các dự án xây dựng các điểm cất, hạ cánh, trung tâm huấn luyện thể thao hàng không phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.

- Xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững; triển khai các hoạt động thúc đẩy liên kết phát triển du lịch và nông nghiệp, nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương gắn kết với tiêu chí phát triển du lịch của ASEAN.

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng và triển khai thực hiện ứng dụng các nền tảng số phát triển Du lịch thông minh theo Kế hoạch số 1250/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghiên cứu xây dựng và triển khai các đề án, dự án ưu tiên: Đề án thí điểm phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch tại các địa phương; thiết lập đường dây nóng tại các điểm du lịch. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế.

- Chủ trì phối hợp các ngành liên quan, các địa phương đề xuất chính sách, điều kiện hỗ trợ đối với các hoạt động hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng.

- Chịu trách nhiệm tổng hợp, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên tại các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái nhằm góp phần phát triển du lịch xanh, bền vững.

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng phát triển các sản phẩm OCOP, trong đó chú trọng việc xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP, đưa các giá trị văn hóa, đặc thù địa phương vào các sản phẩm OCOP để phát triển thành các sản phẩm đặc sản địa phương; phối hợp quảng bá, tôn vinh các sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch...

3. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường phát sóng, đăng tải tin, bài tập trung tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh về vùng đất con người Kon Tum, đặc biệt là các sản phẩm du lịch về cộng đồng, du lịch nông thôn; giới thiệu nguồn lực, tài nguyên, tiềm năng du lịch của địa phương nhằm thu hút du khách và các nhà đầu tư đến với Kon Tum.

4. SY tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trong việc hướng dẫn các nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Sở Ngoại vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế, các đoàn phóng viên báo chí nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh; tranh thủ sự quan tâm của báo chí nước ngoài để quảng bá những nét văn hóa đặc trưng, các danh lam thắng cảnh, các cơ sở làng nghề truyền thống và các điểm tham quan du lịch du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh để kêu gọi, thu hút đầu tư.

6. Sở Tài chính: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp với quy định; tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong quá trình hoạt động, đầu tư kinh doanh du lịch.

- Hướng dẫn các nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đúng quy định và thuận lợi về mặt thời gian.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững.

9. Sở Xây dựng: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu chức năng trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.

10. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương liên quan triển khai thực hiện tốt công tác khuyến công, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, quảng bá và xúc tiến thương mại.

- Tham mưu cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển du lịch, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trong tổ chức các hội chợ, hội thảo, các lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp cũng như các địa phương tới Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

11. Sở Giao thông vận tải

- Triển khai các dự án giao thông trong đó ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn đề vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư, mở rộng thêm các tuyến xe buýt đến các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách và Nhân dân địa phương đi lại, tham quan du lịch, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển khách du lịch cho các cá nhân, doanh nghiệp theo quy định.

12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Phối hợp kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn của các tổ chức và cá nhân liên quan đảm bảo các quy định của Bộ Quốc phòng về quản lý ranh giới, vị trí địa lý của các khu vực biên giới, khu vực quân sự và các quy định khác có liên quan.

13. Công an tỉnh: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trong các hoạt động tại các khu, điểm du lịch. Đảm bảo an toàn cho du khách trong các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch theo các quy định của pháp luật.

14. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động du lịch của các tổ chức và cá nhân liên quan khu vực biên giới, đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn đúng định hướng và mục tiêu đề ra.

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chủ trì lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, đường đến các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố; phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc hoàn chỉnh quy hoạch, xây dựng quy chế quản lý phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn và các hoạt động du lịch khác... đẩy mạnh phát triển các điểm du lịch cộng đồng, các khu du lịch khác, quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch.

16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh: Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn; xây dựng kế hoạch cụ thể hoặc lồng ghép vào nhiệm vụ chính trị của đơn vị để triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (p/h);
- Các tổ chức đoàn thể CT-XH tỉnh (p/h);
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Văn phòng UBND tỉnh:
CVP, PCVP KGVX;
Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, NNTNMT, KGVX.THT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc

 

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN

III. MỤC TIÊU CỦA LẬP ĐỀ ÁN

PHẦN THỨ NHẤT:

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM

I. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

II. VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG, TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Tăng trưởng kinh tế

2. Về sản xuất nông nghiệp

3. Về văn hóa, xã hội

III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2. Tài nguyên du lịch nhân văn

IV. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM

1. Kết quả thực hiện của ngành du lịch tỉnh Kon Tum

2. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện

PHẦN THỨ HAI:

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CÔNG TÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN

1. Các giá trị văn hóa của địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng

2. Đánh giá thực trạng khai thác các giá trị văn hóa của địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN

1. Về công tác xây dựng quy hoạch, đầu tư hạ tầng tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng

2. Về công tác hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch

3. Về hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

4. Về Công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn

5. Về thị trường và nhu cầu khách: Tổng doanh thu và số lượng khách quốc tế, nội địa đến các điểm du lịch cộng đồng

6. Về không gian du lịch và Đặc điểm cộng đồng dân cư

7. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng đã triển khai thành công tại tỉnh Kon Tum

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Định hướng phát triển trong thời gian tới

2. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn

3. Các nhiệm vụ chính

PHẦN THỨ BA:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CÔNG TÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn

2. Huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn

3. Tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn

4. Bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao năng lực cho lao động du lịch nông thôn

5. Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn

6. Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN

PHẦN THỨ TƯ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN KỲ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Sở Thông tin và Truyền thông

4. Sở Y tế

5. Sở Ngoại vụ

6. Sở Tài chính

7. Sở Kế hoạch và Đầu Tư

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

9. Sở Xây dựng

10. Sở Công Thương

11. Sở Giao thông vận tải

12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

13. Công an tỉnh

14. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

III. KẾT LUẬN:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Căn cứ tiềm năng, lợi thế của tỉnh; định hướng phát triển kinh tế - Văn hóa - xã hội của tỉnh.

- Kết hợp hài hòa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển hoạt động du lịch gắn kết với cộng đồng dân cư, tạo điểm đến mới, hấp dẫn cho du khách khi đến với Kon Tum và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

- Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh, gắn với công tác xây dựng Nông thôn mới trong tổng thể kế hoạch phát triển chung tỉnh Kon Tum nhằm cụ thể hóa một bước Quy hoạch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và để triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam...

- Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI nêu “Nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm du lịch, ưu tiên sản phẩm du lịch đặc trưng, có bản sắc riêng”.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy du lịch nông thôn cũng là ngành đa giá trị, ngành công nghiệp không khói trên cơ sở khai thác các tài nguyên văn hóa, tự nhiên, tài nguyên nhân văn của khu vực nông thôn phục vụ phát triển du lịch.

- Phát triển du lịch thu hút khách du lịch về nông thôn, gắn kết nông thôn với thành thị nhằm phát triển kinh tế một cách hài hòa; góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc mang những nét riêng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, phát triển văn hóa một cách hài hòa hợp lý, cùng hòa nhập với bên ngoài theo xu thế chung.

II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN

- Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng chính phủ Ban hành kèm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng chính phủ Ban hành kèm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

- Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

- Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

- Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025.

- Quyết định số 3941/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia: Du lịch cộng đồng - Yêu cầu về chất lượng dịch vụ.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI.

- Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 2058/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục các dự án thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn 2021- 2025.

- Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

III. MỤC TIÊU CỦA LẬP ĐỀ ÁN

- Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn nói trên địa bàn tỉnh, gắn với công tác xây dựng Nông thôn mới đến năm 2025; Xây dựng các làng văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch.

- Định hướng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn. Khai thác lợi thế, tiềm năng tài nguyên du lịch địa phương để tạo ra sản phẩm du lịch mới, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số; góp phần thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

- Nghiên cứu các giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn thông qua loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với nông - lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

 

Nội dung đề án:

PHẦN THỨ NHẤT:

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM

I. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nằm ở Bắc Tây Nguyên, được thành lập lại vào tháng 8 năm 1991; là tỉnh giáp Lào, Campuchia, với đường biên giới dài 292,5 km (giáp Lào 154,2 km, giáp Campuchia 138,3 km) có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh trên hành lang kinh tế Đông - Tây. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh gần 1.000.000 ha, trong đó đất nông nghiệp 874.465,27 ha, đất chưa sử dụng 40.907,07 ha. Năm 2021, dân số trung bình trên địa bàn tỉnh khoảng 568.780 người, dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, với 07 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm và Hre.

Toàn tỉnh hiện có 09 huyện, 01 thành phố (thành phố Kon Tum), 102 xã, phường, thị trấn (trong đó có 04 huyện: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai có 13 xã biên giới giáp Lào và Campuchia); 756 thôn (làng), trong đó thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số 545 làng(1); 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a(2).

Là nơi giao thoa của nhiều tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Việt Nam (đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 40...), nơi có địa danh độc đáo “Cột mốc Quốc giới Việt Nam - Lào - Campuchia’’ và trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa ba nước Đông Dương, Kon Tum được xác định là tỉnh có địa bàn vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại quan trọng của đất nước.

II. VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG, TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2021 (giá so sánh năm 2010) ước đạt 16.051 tỷ đồng, tăng 6,47% so với năm trước, trong đó: Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 5,8%; Công nghiệp và Xây dựng tăng 12%; Dịch vụ tăng 3,8%; GRDP bình quân đầu người tăng từ 43,2 triệu đồng năm 2020 lên 47,1 triệu đồng năm 2021.

2. Về sản xuất nông nghiệp

Các địa phương đã đăng ký thực hiện dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp ở những nơi có điều kiện để xây dựng cánh đồng lớn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 4.522 ha.

Các sản phẩm chủ lực của tỉnh có sự phát triển khá, đến cuối năm 2021, tổng diện tích cây cà phê khoảng 29.176 ha; diện tích cao su khoảng 76.233 ha; diện tích cây ăn quả khoảng 6.375 ha. Diện tích Sâm Ngọc Linh ước tính tổng diện tích có khoảng 1.240,7 ha, trong đó trồng mới 333,5 ha; cây dược liệu khác khoảng 2.664 ha. Sản lượng cà phê nhân khoảng 61,7 nghìn tấn; sản lượng cây sắn khoảng 590,8 nghìn tấn; sản lượng cao su mủ tươi: 94,6 nghìn tấn...

Toàn tỉnh đã có 36 xã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (trong đó có 35 xã được công nhận xã nông thôn mới, 05 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 42 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 01 xã đạt 8 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã đạt 15,4 tiêu chí (tăng 0,6 tiêu chí so với năm 2020). Toàn tỉnh có 04 xã đạt chuẩn 10/10 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao (trong đó 01 xã đã được công nhận đạt chuẩn), 06 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 20 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt kết quả nổi bật, toàn tỉnh đã có tổng số 148 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên là (trong đó có 01 sản phẩm 5 sao, 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 127 sản phẩm 3 sao).

Công tác trồng rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững được chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh ước đạt 63,1%. Hiện toàn tỉnh có 29 mô hình quản lý rừng cộng đồng với diện tích khoảng 6.484 ha. Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Về sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 (giá so sánh 2010) ước đạt 7.650 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp có lợi thế và một số sản phẩm chủ yếu đảm bảo mức tăng trưởng ổn định. Hệ thống truyền tải, phân phối điện trên địa bàn tỉnh được phân bố rộng khắp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân, đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh đạt 99,85%.

Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 34,8%. Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư...; Tỷ lệ hộ gia đình ở đô thị sử dụng nước sạch đạt 90%, đạt 120% kế hoạch.

3. Về văn hóa, xã hội

a) Về giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp học tiếp tục được sắp xếp hợp lý. Toàn tỉnh có 185/364 cơ sở giáo dục được công nhận đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp đều đạt và vượt kế hoạch, trong đó: Mầm non 42%; tiểu học 66,7%; trung học cơ sở 44% và trung học phổ thông 50%.

b) Về lao động, việc làm

Công tác đào tạo nghề tiếp tục được duy trì. tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,7%.

c) Bảo đảm an sinh xã hội, công tác giảm nghèo

Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện, trong năm 2021, số hộ thoát nghèo là 5.838 hộ, tương ứng tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,11 %,

- Đã thực hiện tốt việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có đất ở được nâng lên 96,52% ; tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có đất sản xuất khoảng 96,97%.

d) Văn hóa - thể thao; thông tin - truyền thông; khoa học và công nghệ

- Các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa và danh tháng tiếp tục được bảo tồn, phục dựng. Các di sản văn hóa phi vật thể tiếp tục được nghiên cứu, phục hồi, xây dựng hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục cấp quốc gia. Nhiều đề án, kế hoạch về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản được xây dựng, triển khai hiệu quả. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được duy trì; đến cuối năm 2021, tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa ước đạt 56% và tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa ước đạt 84%, đạt kế hoạch đã đề ra. Các thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư. Đã triển khai điều tra, khảo sát công tác sửa chữa, bảo tồn nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 487 thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có sinh hoạt văn hóa nhà rông; trong đó, 406 thôn có nhà rông, chiếm 83% và 81 thôn không có nhà rông, chiếm tỷ lệ 17%.

- Hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Hiện nay, 100% cơ quan, địa phương được đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin, lắp đặt hệ thống mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao; 195 điểm kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng từ cấp tỉnh đến cấp xã;

- Thực hiện tốt công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Trong đó, tiếp tục triển khai Dự án "Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại thành phố Kon Tum"; nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây Sâm Ngọc Linh; chiết xuất các dịch chiết từ Hồng Đẳng sâm, nấm Đông trùng hạ thảo và đề xuất các sản phẩm ứng dụng; ứng dụng quy trình công nghệ trồng, sơ chế gấc trong sản xuất trên địa bàn huyện Đăk Tô. Đã tổ chức công bố và trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu Chứng nhận sản phẩm Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Cà phê xứ lạnh Kon Tum và 9 dược liệu Kon Tum(3).

III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tỉnh Kon Tum có diện tích rừng lớn, độ che phủ 63,02% diện tích toàn tỉnh. Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Pơmu, Thông... Một số lâm sản dưới tán rừng có giá trị kinh tế và dược liệu cao như Gió bầu, Sâm Ngọc Linh, Sa nhân, Mã tiền, Hoàng đằng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô,... Các điều kiện tự nhiên của Kon Tum, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Kon Tum một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh... Đáng chú ý trong số đó phải kể đến rừng Thông Măng Đen (huyện Kon Plông), vườn quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy), khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (huyện Đăk Glei).

- Vườn quốc gia Chư Mom Ray: Tiếp giáp với biên giới của 02 nước Lào và Campuchia, với tổng diện tích trên 56.000ha Vườn quốc gia Chư Mom Ray có hệ động thực vật rất đa dạng và phong phú với hệ sinh thái gồm 12 kiểu rừng khác nhau; trên 620 loài động vật, trong đó có 114 loài thuộc diện quý hiếm nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới như: Hổ, Voi, Báo, Bò xám, Vọc, Bò tót, Báo Gấm,... Từ đặc điểm khí hậu riêng biệt, đã mang đến cho khu bảo tồn sự đa dạng về sinh học và nhiều nguồn gen quý. Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Chính nhờ sự đa dạng về sinh học và vị trí địa lý quan trọng, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray còn là nơi có tiềm năng du lịch lớn của tỉnh Kon Tum, thích hợp với loại hình du lịch sinh thái, khám phá và nghiên cứu khoa học.

- Khu Du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen: Với tính chất là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia, đây cũng là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum. Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000m - 1.500m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16-20°C, độ ẩm trung bình 82-84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo. Đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và nghỉ dưỡng cấp quốc gia.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh - Kon Tum: với diện tích tự nhiên hơn 37.000 ha, độ che phủ đạt 98,12% diện tích rừng các loại, là sinh cảnh của một số loài động thực vật quý hiếm đặc hữu của Việt Nam được phát hiện mà nơi khác không có. Cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm chứa đựng nét huyền bí của nhiều giá trị văn hóa lâu đời, nhiều phong tục, nghi lễ gắn với đời sống sản xuất, sinh hoạt vẫn luôn được cộng đồng gìn giữ và phát huy. Tổng hòa văn hóa truyền thống, giàu bản sắc của mỗi dân tộc họp thành một tổng thể văn hóa đặc trưng của vùng, miền. Với tính đại diện, tầm quan trọng trong công tác bảo tồn, tính độc đáo của các loài quý hiếm, ý nghĩa dân tộc học của Khu bảo tồn, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh đã được công nhận trở thành Vườn di sản ASEAN thứ hai của tỉnh Kon Tum.

- Rừng Đặc dụng Đăk Uy có diện tích 546,24 ha rừng nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, ngay cạnh trục giao thông chính trên đường Hồ Chí Minh, cách thành phố Kon Tum khoảng 25 km về phía Bắc, thuộc huyện Đăk Hà. Với địa hình khá bằng phẳng, có 27 loài gỗ hỗn giao, ưu hợp, các cây dược liệu như sa nhân, sâm nam, cùng nhiều loại lan quý và nhiều loại chim như: cò tráng, vạc, nhồng, sáo đen, gà rừng... tạo nên sự phong phú, sinh động cho khu du lịch sinh thái. Rừng được phân thành các khu: Rừng khoanh nuôi, rừng tu bổ và rừng trồng, với sự kết hợp hài hòa của hệ thống đường đi, cỏ cây, suối hồ, hệ thống kênh dẫn nước.

- Khu vực lòng hồ Ya Ly: Thủy điện Ya Ly đã hình thành một khu vực lòng hồ rộng lớn, với cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Ya Ly là rất lớn, du lịch lý tưởng với những người yêu thích thiên nhiên.

- Khu vực lòng hồ Plei Kroong: Khu vực lòng hồ Plei Kroong có diện tích khoảng 60km2 được hình thành từ việc xây dựng thủy điện Plei Kroong. Khu vực này có nhiều khu đồi thoải, nhấp nhô tạo phong cảnh gắn với môi trường sông hồ phù hợp với phát triển du lịch sinh thái với các loại hình, sản phẩm du lịch như biệt thự ven hồ, du lịch lòng hồ.

- Địa hình của Kon Tum chủ yếu là đồi núi ngắn, dốc, phong cảnh tự nhiên còn hoang sơ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh...

2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Kon Tum với lịch sử gần 110 năm hình thành và phát triển, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, các dân tộc tỉnh Kon Tum đã gìn giữ, bảo tồn, phát huy và tạo nên nhiều giá trị văn hóa trở thành truyền thống tốt đẹp, phù hợp với điều kiện mới và đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh. Với hơn 40 thành phần dân tộc cùng chung sống, trong đó có 07 dân tộc thiểu số bản địa như: Xơ Đăng, Ba Na, Gia rai, Giẻ - Triêng, Hrê, Brâu và Rơ Măm. Mỗi dân tộc đều có những nhóm tộc người khác nhau, như: dân tộc Xơ Đăng (bao gồm các nhóm: Xơ Teng, Ka Dong, Ha Lăng, Mơ Nâm, Tơ Dră), dân tộc Ba Na (bao gồm các nhóm: Rơ Ngao, Giơ Lơng), dân tộc Giẻ - Triêng (gồm 02 nhóm: Giẻ và Triêng)... được phân bố ở những khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh. Mỗi dân tộc đều có những nét văn văn hóa độc đáo, đặc trưng riêng với đầy đủ các loại hình như: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian (bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết); tập quán xã hội (bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác); lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian (bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác); nghệ thuật trình diễn dân gian (bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác) mà trong đó phải kể đến “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”, danh hiệu này nay đổi thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại(4)”, đã được UNESCO công nhận.

Các di tích lịch sử, cách mạng đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum (thành phố Kon Tum), di tích lịch sử ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei); di tích lịch sử, danh thắng Măng Đen (huyện Kon Plông), di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô), di tích Chiến thắng Plei Kần (huyện Ngọc Hồi), hiện đang được tôn tạo, bảo quản giúp nhiều cho du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hóa của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Các công trình tôn giáo có kiến trúc, nghệ thuật độc đáo như: Nhà Thờ Gỗ, Chủng viện Thừa Sai Kon Tum, Chùa Bác Ái... là điểm đến hấp dẫn của du khách tham quan.

Với sự đa dạng về thành phần dân tộc và truyền thống đấu tranh kiên cường của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã góp phần tạo nên sự phong phú bản sắc văn hóa của tỉnh Kon Tum. Qua thời gian, di sản sản văn hóa các dân tộc được lưu truyền, gìn giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác, những gì tồn tại cho đến ngày nay đã được trải qua quá trình chắt lọc, gìn giữ và phát huy; phản ánh một cách chân thực về đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số.

IV. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM

1. Kết quả thực hiện của ngành du lịch tỉnh Kon Tum

a) Công tác chỉ đạo phát triển du lịch

Xác định được lợi thế và tiềm năng du lịch của tỉnh, trong những năm qua, đã tập trung triển khai đồng bộ, kịp thời, trong đó chú trọng công tác thu hút đầu tư cho hoạt động du lịch; tiến hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết số số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị.

Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ tỉnh cũng đã xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch là “Đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều hình thức, sản phẩm đa dạng, phong phú; tăng cường quảng bá, xây dựng Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu trong khu vực, trong nước và quốc tế. Hình thành các tour du lịch cộng đồng tại các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông, Ngọc Hồi, Sa Thầy gắn với tour du lịch chinh phục núi Ngọc Linh, Cột mốc biên giới 3 nước Việt Nam-Lào- Campuchia, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray; Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, các di tích lịch sử cách mạng gắn với phát huy các tuyến, điểm du lịch”.

Đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển bền vững Sâm Ngọc Linh đảm bảo nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái, phát triển du lịch gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững và tăng trưởng kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Trong thời gian qua, tỉnh đã ban hành Quy hoạch phát triển Sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác tại tỉnh Kon Tum(5), thực hiện việc khoán rừng đặc dụng theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ để thực hiện việc trồng Sâm Ngọc Linh và dược liệu dưới tán rừng...

b) Việc khai thác các khu, tuyến, điểm, vùng du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch (Các khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhân lực du lịch, công tác quản lý nhà nước về du lịch...).

Xuất phát từ lợi thế về vị trí địa lý, truyền thống văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất. Tỉnh tập trung đẩy mạnh xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ thị trường khách du lịch; triển khai đầu tư tôn tạo, phục dựng và khai thác giá trị di tích lịch sử cách mạng để phục vụ phát triển du lịch. Những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được các sản phẩm du lịch chính như: Du lịch sinh thái, Du lịch cộng đồng; Du lịch văn hóa - lịch sử; Du lịch văn hóa - tâm linh...

Triển khai có hiệu quả Đề án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ; xây dựng các khu trưng bày, không gian văn hóa các dân tộc thiểu số như khu vườn tượng gỗ... Phát triển các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, hàng dệt thổ cẩm của các dân tộc tại chỗ. Xây dựng các tour hướng dẫn nghệ thuật chế biến món ăn đậm nét văn hóa truyền thống, tạo sự mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Xây dựng và hình thành các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị, mà ở cả các vùng nông thôn nhằm tạo sức lan tỏa trong hoạt động du lịch, tạo thuận lợi cho du khách tham quan trải nghiệm các hoạt động văn hóa, khám phá thiên nhiên Kon Tum, đồng thời chú trọng phát triển, nâng tầm các sản phẩm OCOP đặc thù của địa phương góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách, nâng thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) tỉnh Kon Tum được tích cực triển khai rộng rãi trên 10 huyện, thành phố; Đến hết năm 2021 tỉnh Kon Tum đã tổ chức được 5 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh; đã có 148 sản phẩm được công nhận từ 03 sao trở lên, trong đó: 01 sản phẩm được Trung ương công nhận đạt 5 sao cấp quốc gia; 20 sản phẩm đạt 04 sao (trong đó 06 sản phẩm có tiềm năng 5 sao); 127 sản phẩm đạt 3 sao; các sản phẩm OCOP của tỉnh đều là những sản phẩm mang tính đặc trưng, lợi thế của địa phương rất phù hợp làm quà biếu, quà tặng mà đối tượng là khách du lịch đặc biệt quan tâm.

Khai thác và phát huy các sản phẩm du lịch chính như:

- Du lịch sinh thái: Phát triển loại hình du lịch tham quan, dã ngoại (Vườn quốc gia Chư Mom Ray, điểm du lịch thác Pa Sỹ - Măng Đen, điểm du lịch Hồ Đăk Ke - Măng Đen,...).

- Du lịch cộng đồng (thưởng ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm đời sống người dân làng Kon Kơ Tu, thành phố Kon Tum, làng Kon Pring, huyện Kon Plông, làng Đăk Răng, Làng Đăk Mế huyện Ngọc Hồi, Làng Kon Brăp Du, huyện Kon Rẫy), gần đây đã hình thành một số điểm du lịch cộng đồng như tại Làng Đăk Lek, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum (hộ A Biu).

- Du lịch văn hóa - tôn giáo: Trên cơ sở khai thác lợi thế của Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Kon Tum, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, Lễ hội tôn giáo và kiến trúc tôn giáo và một số lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum, ngành du lịch Kon Tum đã phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc như: Du lịch văn hóa - tâm linh; Kết hợp tham quan các công trình văn hóa tôn giáo Chùa Khánh Lâm - Măng Đen; Nhà thờ gỗ, Tòa giám mục Kon Tum.

- Du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng với hệ thống các điểm du lịch độc đáo như: Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Khu di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; Khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen...; Cầu treo Kon Klor và hệ thống tượng nhà mồ tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum, tượng dân gian Tây Nguyên.

- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, tham quan du lịch lòng Hồ thủy điện; tham quan đường tuần tra, cột mốc biên giới, Thác, Hồ tham gia các lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc; phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm các loại hình du lịch như dã ngoại, nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với du lịch công nghệ cao Măng Đen.

- Xây dựng và triển khai các Đề án phát triển du lịch Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Rừng Đặc dụng Đăk Uy và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp tại huyện Kon Plông theo Đề án đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

- Về hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2021 có 156 đơn vị với tổng số 2223 phòng. Các khách sạn được xây dựng tập trung ở thành phố và tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Nhiều loại hình cơ sở lưu trú xuất hiện trên địa bàn tỉnh như: khách sạn các loại hạng, nhà nghỉ, homestay.... Phục vụ đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch, như: lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí với chất lượng cao, hệ thống khách sạn phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong ngành du lịch, doanh thu từ khách sạn có thể chiếm tới 35-55% tổng doanh thu ngành Du lịch.

- Về các đơn vị kinh doanh lữ hành

Trên địa bàn tỉnh có 07 công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh; trong đó 02 công ty lữ hành quốc tế(6), 05 công ty lữ hành nội địa(7).

Số hướng dẫn viên du lịch: Tính đến thời điểm tháng 6/2022 đã cấp 24 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó: 13 thẻ hướng dẫn viên quốc tế, 05 thẻ hướng dẫn viên nội địa, 06 thẻ hướng dẫn viên tại điểm).

- Về Dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí

Cùng với sự phát triển kinh tế, với đời sống nhân dân tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ phục vụ ăn, uống tăng nhanh nên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phát triển mạnh mẽ và đa dạng (nhà hàng, quán ăn nhanh, bar...) và trở thành một ngành kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao trong nền kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Một trong những nhu cầu quan trọng của khách du lịch là tìm hiểu và thưởng thức các món ăn đặc trưng của Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó các loại hình kinh doanh ăn uống hình thành và phát triển song hành nhằm đáp ứng, thu hút khách du lịch. Các loại hình kinh doanh ăn uống rất đa dạng ở đường phố, ở các khách sạn, ...các loại hình này vừa phục vụ nhu cầu của cư dân địa phương vừa phục vụ khách du lịch.

- Về Dịch vụ vận chuyển khách du lịch

Để phục vụ khách tốt nhất và an toàn tuyệt đối, các phương tiện vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo tốt các yêu cầu: tốc độ nhanh, an toàn tuyệt đối, tiện nghi phục vụ khách trên các phương tiện đầy đủ sang trọng và hợp vệ sinh, nhân viên lái xe và phục vụ xe có chuyên môn cao, khỏe mạnh, giao tiếp và ứng xử với khách có văn hóa, phương tiện vận chuyển khách du lịch chủ yếu là đường bộ.

- Về lao động ngành du lịch: Năm 2020, tổng số lao động các ngành trên địa bàn toàn tỉnh 319.750 người; số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch là 1.779 người, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động của toàn tỉnh, chỉ chiếm 0,56%.

c) Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Trong những năm qua, các văn bản quản lý đối với công tác du lịch của tỉnh đã được ban hành, triển khai đồng bộ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch kịp thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động du lịch trong thời gian qua, công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát được chú trọng tháo gỡ các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch và thu hút đầu tư cho phát triển du lịch.

Thường xuyên đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, kết nối các điểm đến và tăng cường công tác liên kết giữa các địa phương trong nước và quốc tế phục vụ phát triển du lịch.

Đã tập trung phát triển hạ tầng giao thông tại một số địa bàn trọng điểm của tỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch. Từng bước hướng dẫn các địa phương rà soát, lập hồ sơ công nhận các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định mới; các huyện vùng biên giới rà soát các điểm có tiềm năng để đề xuất quy hoạch từng bước xây dựng khai thác phát triển du lịch.

Triển khai áp dụng bộ tiêu chí đánh giá các khu, điểm du lịch trên phạm vi toàn tỉnh theo Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

d) Thị trường khách du lịch và doanh thu

- Lượng khách du lịch: Hoạt động kinh doanh du lịch có sự phát triển, số lượng du khách và thu nhập xã hội từ du lịch ngày càng tăng.

- Doanh thu du lịch: Bình quân hàng năm đạt trên 200 tỷ đồng, riêng giai đoạn 2020-2021 giảm mạnh do ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19.

đ) Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch

Mở rộng liên kết ngoài tỉnh và từng bước tham gia hội nhập quốc tế về du lịch, tham gia các hoạt động xúc tiến tại các trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, tỉnh Kon Tum đã tiếp xúc, làm việc với các địa phương, tổ chức của các quốc gia Pháp, Hàn Quốc, Australia, Israel và Nhật Bản để giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, văn hóa, con người, cũng như tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; kêu gọi các nhà đầu tư các nước đến tỉnh Kon Tum du lịch, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư...

Các nội dung ký kết tập trung về tình hình phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và liên kết, hợp tác thực hiện Chương trình kích cầu du lịch nội địa nhằm khắc phục hậu quả do dịch Covid-19. Tích cực tham gia Hội nghị xúc tiến hợp tác du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong nước như VITM, ITE tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các hội nghị, hội thảo, Năm Du lịch Quốc gia tại các địa phương khác trong cả nước.

Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin, quảng bá du lịch. Định kỳ tổ chức thành công Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum 2 năm/lần; đề cử một số đặc sản của tỉnh vào hành trình tìm kiếm và quảng bá đặc sản Việt Nam nhằm giới thiệu các món ăn dân dã, đặc sắc, các sản vật mang đậm nét văn hóa đặc trưng của tỉnh Kon Tum góp phần quảng bá với du khách, Nhân dân trong và ngoài nước, góp phần phát triển văn hóa ẩm thực đặc trưng của Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng, làm phong phú nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

e) Đầu tư phát triển du lịch

Chú trọng phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng một số làng văn hóa của các dân tộc thiểu số tiêu biểu ở các địa bàn có tài nguyên du lịch khác nhau để đầu tư thành các làng du lịch văn hóa, sinh thái, thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển; trước mắt, lựa chọn và triển khai thí điểm tại làng Kon Kơ Tu ở thành phố Kon Tum, làng Kon Bring ở huyện Kon Plông. Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư vào điểm du lịch và các làng theo mô hình du lịch cộng đồng. Từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Kon Tum đã bố trí trên 257 tỷ đồng để thực hiện đầu tư các công trình trọng điểm về du lịch và hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, cụ thể: Đầu tư hạ tầng Khu du lịch văn hóa, lịch sử Ngục Kon Tum; Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; Khu căn cứ Tỉnh ủy; phát triển du lịch tại khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi và tại các vùng kinh tế động lực... Đã thu hút được 10 dự án đầu tư kết hợp du lịch với tổng vốn đăng ký hơn 1.617 tỷ đồng; ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Kon Tum giai đoạn 2018-2020, trong đó có 34 dự án thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch; danh mục dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 với 17 dự án, trong đó có 06 dự án du lịch - dịch vụ.

g) Tình hình hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước, trong vùng và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia về du lịch.

Tổ chức các chương trình liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước, trong vùng và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia về du lịch. Hoạt động ký kết các Chương trình, Thỏa thuận hợp tác, như: Chương trình hợp tác toàn diện giữa tỉnh Kon Tum và Tổng công ty hàng không Việt Nam giai đoạn 2022-2026; Thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch 06 tỉnh: Bình Định, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Quảng Ngãi; Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tỉnh Kon Tum giữa Hiệp hội du lịch TP. Hà Nội, Hiệp hội du lịch TP. Đà Nẵng, Hiệp hội du lịch TP. Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum; Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ tăng khách du lịch đến tỉnh Kon Tum giữa Liên Chi hội lữ hành Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh về hỗ trợ tăng khách du lịch đến Kon Tum hỗ trợ phục hồi du lịch.

- Đã phối hợp xây dựng Kế hoạch phát triển Du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030; tham gia Hội nghị xúc tiến hợp tác du lịch giữa các tỉnh, thành phố Việt Nam và các tỉnh Nam Lào tại tỉnh Chămpasắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

2. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện

a) Ưu điểm

Công tác phát triển du lịch của tỉnh thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Hạ tầng du lịch từng bước được cải thiện, hệ thống đường giao thông đến các các khu, điểm du lịch từng bước được hình thành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nhất là các địa bàn trọng điểm ngày một tăng đảm bảo nhu cầu tham quan, lưu trú trải nghiệm của khách du lịch;

Công tác quản lý hoạt động du lịch được tăng cường, đảm bảo thuận tiện cho khách du lịch. Công tác quản lý các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch địa phương và phân cấp quản lý các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch địa phương.

Công tác xúc tiến du lịch của địa phương được đẩy mạnh, nhất là trên các kênh thông tin truyền thông, báo đài của trung ương và địa phương.

Hoạt động hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực, các trung tâm kinh tế lớn của đất nước và quốc tế ngày càng được chú trọng, đi vào chiều sâu.

Một số sản phẩm du lịch mới của tỉnh đã được xây dựng và hoàn thiện, ngày càng thu hút khách du lịch đến Kon Tum như hoạt động bay dù lượn tại Sa Thầy; các chương trình Caravan qua tỉnh Kon Tum hoặc kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung.

Quản lý tốt tài nguyên du lịch, điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh.

b) Hạn chế

Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở du lịch còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch cụ thể nên chưa đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng của khách du lịch.

Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, hầu hết là sản phẩm thô, chưa hấp dẫn được du khách. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch còn hạn chế cả về chất lượng và số lượng.

Trong 2 năm 2020-2021 cùng với cả nước, du lịch Kon Tum bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19, làm giảm đáng kể doanh thu và hoạt động. Một số nhân lực ngành du lịch đã chuyển sang làm các ngành nghề khác, gây nên tình trạng thiếu hụt lao động hiện nay.

Khu vực nông thôn của tỉnh là nơi được xác định có nhiều tài nguyên du lịch, có nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số cần khai thác phát triển du lịch. Tuy nhiên các hoạt động du lịch ở khu vực này còn hạn chế, chưa thu hút được các nhà đầu tư, người dân chưa tiếp cận được hoặc tổ chức những hoạt động du lịch một cách bài bản, căn cơ lâu dài để đáp ứng nhu cầu nâng cao thu nhập, đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.

c) Nguyên nhân hạn chế

Hướng dẫn viên du lịch còn thiếu cả về chất lượng và số lượng, chưa tận dụng được nguồn hướng dẫn viên du lịch có trình độ ngoại ngữ, có hiểu biết về văn hóa địa phương hướng dẫn cho du khách.

Kinh phí đầu tư còn hạn chế nên hiệu quả cho công tác quảng bá hình ảnh du lịch Kon Tum còn chưa cao.

Chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu, đổi mới các sản phẩm du lịch; chưa có sự liên kết để tạo ra một chuỗi sản phẩm du lịch có giá trị, kích thích được sự tiêu dùng, níu chân du khách.

PHẦN THỨ HAI:

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CÔNG TÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN

Khu vực nông thôn sở hữu nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú bao gồm cảnh quan thiên nhiên sông suối, ao hồ, núi rừng, quần thể các loài thực vật, động vật đặc hữu có giá trị cao về nhiều mặt, người dân nông thôn với bản chất hiền hòa mến khách, trong sinh hoạt và đời sống, lao động sản xuất có nhiều phong tục, tập quán có tính truyền thống lâu bền mang tính nhân văn sâu sắc và có nhiều dư địa cần khai thác phát huy để phát triển du lịch.

Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, sự phân công lao động giữa thành thị và nông thôn, giữa khu vực công nghiệp và nông lâm nghiệp có nhiều bất cập, số lao động nông thôn có xu hướng dịch chuyển về các thành thị làm cho hoạt động nông nghiệp bị thu hẹp hoặc năng suất lao động thấp, từ đó dẫn đến thu nhập nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng thấp, vì vậy cần tăng cường các hoạt động dịch vụ ở khu vực nông thôn giúp cho người nông dân có nguồn thu từ dịch vụ, đảm bảo đời sống và ngày càng ổn định.

1. Các giá trị văn hóa của địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng.

Các dân tộc tại chỗ sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum có nền văn hóa dân gian đa dạng, phong phú với nhiều giá trị độc đáo với một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của các tộc người thiểu số, thể hiện ở các loại hình như: luật tục, nhà rông - nhà dài, lễ hội, Cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, ẩm thực, trang phục, ngôn ngữ - chữ viết, điêu khắc - hoa văn, đan lát...

Hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong 10 năm qua đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được kiểm kê, bảo vệ và phát huy giá trị, các nghệ nhân được tôn vinh, công tác xã hội hóa được tăng cường và thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

a) Tài nguyên phi vật thể

Kết quả điều tra tổng số Di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Kon Tum có trên 200 di sản văn hóa phi vật thể đang còn duy trì trong các thôn làng trên địa bàn các thôn, làng, thành phố, cụ thể như sau: (danh sách cụ thể theo phụ lục 1).

- Ngữ văn dân gian

Qua kết quả điều tra, kiểm kê trên địa bàn tỉnh có sử thi Ba Na (Rơ Ngao) đã lập hồ sơ khoa học trình và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài ra còn có các loại hình “ hát ru” của các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc về lưu giữ và phát triển những giai điệu hát ru đã làm nên nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Kon Tum nói riêng và kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung.

- Về văn hóa dân gian truyền miệng

Trên địa bàn tỉnh có nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng sử thi, diễn tấu Cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc, trình diễn các thể loại dân ca dân vũ của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là các bài chiêng cổ, chiêng lễ, chiêng hội của từng dân tộc theo đặc thù và giá trị truyền thống của các bộ chiêng như của Chiêng Tha (dân tộc B’râu), Chiêng xteng (dân tộc Xơ Đăng Xơ Teng), Chiêng Nỉ (dân tộc Giẻ -Triêng), Chiêng Buar (dân tộc Xơ Đăng Tơ Đ’rá)... Đã cơ bản sưu tầm, thống kê và phân loại được các thể loại dân ca cổ truyền của các dân tộc như hát KĐọ (dân tộc Giẻ -Triêng), hát Rơ Nghề, Tin Tin (dân tộc Xơ Đăng, Bah Nar)... đã có 10 nghệ nhân dân gian được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý Nghệ nhân dân gian.

- Nghệ thuật trình diễn dân gian

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định về Đề án bảo tồn, phát huy di sản Không gian Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020. Sau 04 năm triển khai thực hiện Đề án, công tác quản lý, giữ gìn và bảo tồn, phát huy Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên nói chung ở Kon Tum nói riêng đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa đích thực của Cồng chiêng nhằm phục vụ đời sống tâm linh và đời sống văn hóa trong các lễ hội của Tây Nguyên.

Theo tư liệu khảo sát tính đến ngày 30/10/2020 của các huyện, thành phố, thì hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2.134 bộ Cồng chiêng so với thời điểm năm 2015 là toàn tỉnh có tổng số 1.916 bộ. Như vậy, sau 05 năm thực hiện Đề án số lượng các bộ Cồng chiêng tăng 218 bộ. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh hiện nay có tổng số 502/622 làng đồng bào dân tộc thiểu số có Cồng chiêng, tăng 259 làng so với năm 2015 là 243/622 làng có Cồng chiêng và có 534 đội nghệ nhân Cồng chiêng, xoang. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có 74 nghệ nhân có những đóng góp tiêu biểu, xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống được chủ tịch nước vinh danh, phong tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú”, trong đó có 48 nghệ nhân thuộc loại hình diễn tấu Cồng chiêng, xoang.

Việc triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020 đã tạo được hiệu ứng tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa Cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã có 40 bộ Cồng chiêng được trao cấp cho các làng đồng bào không có Cồng chiêng, tổ chức truyền dạy 103 lớp truyền dạy diễn tấu và kỹ năng chỉnh chiêng, phục dựng 9 nghi lễ, lễ hội truyền thống, góp phần bảo tồn không gian diễn xướng cho Cồng chiêng. Nhiều đoàn nghệ nhân được tham biểu diễn tại các hoạt động văn hóa, văn nghệ do Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn tổ chức.

Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được chú trọng, nhất là các loại hình nghệ thuật truyền thống. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa Cồng chiêng một cách bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu, đưa hoạt động Cồng chiêng thực sự gắn liền với đời sống của cộng đồng. Các cuộc liên hoan Cồng chiêng hàng năm được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị. Ở cấp huyện thì định kỳ 1 năm/lần tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc; cấp tỉnh định kỳ 2 năm/lần tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thu hút đông đảo người dân tộc thiểu số tham gia biểu diễn.

Với việc thực hiện đề án Cồng chiêng bước đầu cũng đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, đánh thức nhiều cộng đồng làng ý thức bảo vệ và giữ gìn kho báu quý giá này. Nhiều đoàn nghệ nhân tỉnh Kon Tum đã đem tiếng cồng, tiếng chiêng kèm với đội múa xoang đặc sắc của dân tộc mình đi tham gia giao lưu, biểu diễn ở nhiều nơi trong và ngoài nước nhằm giới thiệu di sản văn hóa truyền thống của mình đến với đông đảo du khách.

- Đối với hệ thống nghi lễ - lễ hội truyền thống

Tỉnh Kon Tum có trên 54% là đồng bào dân tộc tại chỗ, mỗi dân tộc đều có những sắc thái văn hóa rất đặc trưng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng luôn gắn liền với lễ hội. Từ cơ sở của việc kiểm kê, ngành văn hóa đã tiến hành tổ chức điều tra, nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng lại ở các cộng đồng dân tộc những nghi lễ - lễ hội dân gian tiêu biểu của từng dân tộc trên cơ sở nguyên gốc, nguyên bản do chủ thể văn hóa tự thực hiện để vừa khôi phục lại được môi trường văn hóa dân gian truyền thống vừa phát huy được giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã sưu tầm, phục dựng được 33 lễ hội truyền thống tiêu biểu, thực hiện 05 bộ phim tư liệu về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Sau khi phục dựng lại, các lễ hội tiêu biểu này được đồng bào các dân tộc duy trì tụ tổ chức theo chu kỳ hàng năm ở các cộng đồng dân cư với quy mô phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện.

Bên cạnh công tác sưu tầm, phục dựng các lễ hội truyền thống, tỉnh Kon Tum đã đưa nhiều đoàn nghệ nhân các dân tộc thiểu số trong tỉnh tham gia trình diễn văn hóa truyền thống, phổ biến tri thức văn hóa của các dân tộc tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam nhân dịp Mừng đảng mừng xuân, chào mừng các sự kiện, các ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt, các đoàn nghệ nhân tỉnh Kon Tum đã tổ chức phục dựng 10 Lễ hội dân gian tiêu biểu. Các lễ hội của các dân tộc tỉnh Kon Tum được phục dựng một cách nguyên bản, có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng lớn, thu hút đông đảo sự theo dõi, tham gia của du khách trong và ngoài nước.

Hàng năm, UBND tỉnh đã tổ chức ngày hội văn hóa các Dân tộc tỉnh Kon Tum thu hút được sự tham gia của các thành phần dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như các tầng lớp nhân dân và khách du lịch.

Bên cạnh đó,việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống về lễ hội của các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum như lễ mừng lúa mới của dân tộc Rơ Măm ở Kon Tum, lễ bỏ mả của dân tộc Rơ Măm ở Kon Tum, Lễ cưới truyền thống của người Rơ Măm ở Kon Tum, lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng nhánh Xơ Teng đã được khôi phục và duy trì.

- Nghề thủ công truyền thống

Ngành nghề thủ công truyền thống tiếp tục được duy trì và lưu truyền trong cộng đồng như nghề dệt, nghề đan lát, làm các nhạc cụ thủ công truyền thống này tạo ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của bản thân . Tỉnh Kon Tum đã tổ chức các lớp truyền dạy nghề thủ công truyền thống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã mở lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Xơ Đăng tại làng Pu Tá xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum, lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng trên địa bàn xã Đăk Dục huyện Ngọc Hồi, Kon Tum (02 làng: Làng Đăk Răng và làng Dục Nhầy 3), tổ chức phục dựng và truyền dạy hoạt động chế tác nhạc cụ truyền thống và nghề dệt truyền thống của dân tộc B’râu huyện Ngọc Hồi (2016).

- Về trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Kon Tum có trang phục truyền thống đa dạng và phong phú, chất liệu khai thác từ tự nhiên, hoa văn họa tiết độc đáo mang bản sắc riêng... được du khách yêu thích, thường mua sắm làm quà lưu niệm hoặc cách điệu thành các sản phẩm khác bằng chất liệu vải thổ cẩm cho gia đình và bạn bè mỗi khi đến Kon Tum. Hiện nay trên địa bàn các huyện, thành phố Kon Tum các làng dệt vẫn được duy trì để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày và là các điểm để thu hút khách du lịch như: Làng dệt tại Đăk Kia; làng Kon K'tu...

- Tập quán xã hội

Đối với đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum, hệ thống phong tục tập quán, tín ngưỡng, các chuẩn mực đạo đức hay các nghi lễ truyền thống vẫn được duy trì trong các thôn làng, được truyền từ đời này sang đời khác.

b) Tài nguyên văn hóa vật thể

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh đã được các cấp xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt (Số liệu tính đến tháng 01/2022). Trong đó, có 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 04 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 20 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, danh sách cụ thể theo phụ lục 02. Danh sách di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh đã được các cấp xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt.

2. Đánh giá thực trạng khai thác các giá trị văn hóa của địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng

a) Thuận lợi

Phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và là địa phương còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại những lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế bền vững; giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái; bảo tồn, phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Chính vì vậy du lịch cộng đồng được tỉnh Kon Tum định hướng phát triển với những sản phẩm đặc trưng gồm: Dịch vụ homestay trải nghiệm cuộc sống của người dân và tìm hiểu những nét văn hóa bản địa; Tour tham quan bản làng tìm hiểu về tổ chức thôn làng, các ngành nghề truyền thống; Tour đi bộ ven suối ngắm cảnh dã ngoại, tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái; Giao lưu, biểu diễn văn nghệ truyền thống; Tour tham quan điểm làm nghề truyền thống của người dân; tìm hiểu quy trình đan lát và trải nghiệm về các sản phẩm đan lát; Tour du lịch giáo dục và tình nguyện, tổ chức các hoạt động trải nghiệm giao lưu văn hóa, tìm hiểu đời sống phong tục tập quán của người dân địa phương.

Với những kết quả đạt được trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đáng kể có sức lan tỏa và tạo được sự đồng thuận của người dân tham gia làm du lịch, tạo việc làm tăng thêm thu nhập góp phần ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

b) Các khó khăn, vướng mắc

- Các phương thức sản xuất mới, ứng dụng công nghệ thông tin, mẫu mã sản phẩm...người dân chưa áp dụng nhiều.

- Đồng bào có khó khăn về vốn để đầu tư làm du lịch.

- Người dân tại một số địa phương vùng nông thôn làm du lịch một cách tự phát chưa đáp ứng các yêu cầu phục vụ khách du lịch...;

- Ngân sách địa phương còn khó khăn, nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ hạn chế nên không đảm bảo kinh phí thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Công tác xã hội hóa về du lịch còn khó khăn, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đầu tư phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ đã gây không ít khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Một số Di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp. Việc đầu tư, tôn tạo, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn thiếu nguồn lực nên chưa phát huy được hiệu quả mô hình du lịch tìm hiểu về di tích văn hóa, bản sắc vùng miền.

c) Nguyên nhân

- Người dân vùng nông thôn có trình độ dân trí thấp, chưa tiếp cận nhiều với phương thức sản xuất mới, công nghệ thông tin, mẫu mã sản phẩm...

- Chưa có nhiều chính sách về vốn để hỗ trợ người dân muốn đầu tư làm du lịch.

- Người dân tại một số địa phương chưa được trải qua các lớp tập huấn kỹ năng nghiệp vụ về du lịch.

- Đời sống của Nhân dân tuy đã được cải thiện song vẫn còn nhiều khó khăn. Một bộ phận Nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch nên ý thức bảo vệ, giữ gìn các khu di tích văn hóa lịch sử, các điểm du lịch sinh thái khai thác chưa đạt hiệu quả cao; chưa khai thác hết nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển du lịch.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực thiểu số phục vụ cho du lịch còn chưa thực hiện thường xuyên. Nhân lực hoạt động du lịch số lượng ít, chất lượng chưa cao, kỹ năng thực hành thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn hiện nay trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác các giá trị di tích trên địa bàn là đa số các di tích lịch sử đã được các cấp xếp hạng đang xuống cấp, biến đổi và bị xâm hại. Một số di tích chỉ còn là dấu tích, phế tích(8);... bị biến đổi kết cấu kiến trúc, vật liệu, màu sắc(9).

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN

1. Về công tác xây dựng quy hoạch, đầu tư hạ tầng tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng.

a) Công tác xây dựng quy hoạch

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xây dựng và triển khai thực hiện các đề án (1) Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020; (2) Đề án Đầu tư, liên kết và quảng bá phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020(10); (3) Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030(11). Trong đó có các Dự án phát triển du lịch cộng đồng tại: Thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông, huyện Ngọc Hồi, huyện Kon Rầy, huyện Đăk Glei và huyện Tu Mơ Rông. UBND các huyện, thành phố là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư phát triển các làng du lịch cộng đồng tại địa phương.

* Cụ thể:

- Huyện Sa Thầy đã triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Sa Thy giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ” xác định đưa vào quy hoạch một số điểm đến để phát triển du lịch cộng đồng như: Các điểm, bến thuyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ven hồ Ya Ly, Plei Krông (làng Chờ, làng Chứ - xã Ya Ly; làng Trap, làng Điệp Lôk - xã Ya Tăng; làng Lung Leng - xã Sa Bình; thôn Đăk Tân - xã Sa Nghĩa; làng Bargốc - xã Sa Sơn...).

- Huyện Kon Plông đã triển khai Đề án đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát triển làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Kon Plông(12) có 04 Làng văn hóa du lịch cộng đồng: làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen; làng Kon Tu Rằng xã Măng Cành; làng Vi Ô Lắk(13) và Vi Koa, xã Pờ Ê .

- Huyện Ngọc Hồi đã triển khai thực hiện Quyết định số 332/QĐ-UBND ngày 19/7/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2016 - 2020.

- Huyện Đăk Hà đã triển khai thực hiện Đề án số 22/ĐA-UBND ngày 31/7/2020 của UBND huyện Đắk Hà về Đề án Du lịch cộng đồng Thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

- Thành phố Kon Tum đã triển khai thực hiện Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 13/02/2019 của UBND thành phố Kon Tum về việc ban hành Đề án xây dựng làng du lịch cộng đồng thôn Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030(14).

- Huyện Ia H’Drai quy hoạch phát triển 5 điểm du lịch cộng đồng (làng chài, thôn 6...).

- Huyện Tu Mơ Rông đã quy hoạch phát triển 7 điểm du lịch (thác Tea Prong, làng Pu Tá - xã Măng Ri...).

Trên tổng số trên 30 làng văn hóa, điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã và đang được đầu tư xây dựng; trong đó 10 điểm đã được UBND tỉnh Kon Tum quyết định công nhận là điểm du lịch, cụ thể tại phụ lục 3

Các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục khảo sát, đề xuất tham mưu thêm công tác quy hoạch các điểm phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

b) Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng

Đối với các Làng Du lịch cộng đồng đã được UBND tỉnh công nhận trên địa bàn thành phố Kon Tum(15), huyện Kon Plông(16), huyện Đăk Hà(17) cơ bản đã đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch; Trong đó (ngân sách nhà nước tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu như đường giao thông vào các làng du lịch cộng đồng, giao thông nội bộ, nhà đón tiếp và nhà trưng bày, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, bãi chứa rác, hệ thống điện, nước...; có chính sách hỗ trợ lãi suất cho Nhân dân vay vốn cải tạo, sa chữa nhà ở truyền thống và mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ du lịch).

Hiện nay, các tuyến đường nội bộ tại những điểm xác định trong quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn thiện, bảo đảm thuận lợi; đồng thời kết nối với các tuyến Tỉnh lộ (674, 675) và Quốc lộ 14C.

Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe, bến thuyền du lịch, biển chỉ dẫn, nhà vệ sinh phục vụ khách du lịch... tại các điểm này chưa thực hiện được. Nguyên nhân do tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện chậm phát triển, kinh phí đầu tư gặp khó khăn; cụ thể:

* Làng Văn hóa - Du lịch Kon Pring (thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum): Tính đến nay nguồn vốn đã và đang đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng Kon Pring là trên 7 tỷ đồng, chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Các tuyến đường nội thôn đã được bê tông hóa, xây dựng 01 bãi đậu xe, 03 nhà lưu trú (homstay), 02 nhà vệ sinh công cộng và hệ thống điện chiếu sáng công cộng ở khu vực nhà rông văn hóa. Nhìn chung, tiến độ và nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ các dự án tương đối đảm bảo, cơ chế chính sách kịp thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công tác du lịch của địa phương.

* Làng du lịch cộng đồng Vi Ô Lăk (thôn Vi Ô Lăk xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum): đã đầu tư làm mới nhà văn hóa, cầu liên thôn và bê tông hóa tuyến đường nội thôn, huy động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nội thôn và trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan tại thôn.

* Làng du lịch Đăk Răng, Làng du lịch Đăk Me (xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum): Hiện tại huyện đã đầu tư các hạng mục: 01 nhà trưng bày các sản phẩm truyền thống của đồng bào Dẻ Triêng, cải tạo 01 sân biểu diễn văn nghệ, đốt lửa trại tại Làng Đắk Răng); Tiến hành sửa chữa lại Nhà rông truyền thống của dân tộc B’Râu tại làng văn hóa Đắk Mế - xã Pờ Y; Tuyên truyền, vận động nhân dân 02 làng Đắk Mế và Đắk Răng trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên, thường xuyên phát dọn vệ sinh tại đường vào thôn và Nhà rông văn hóa thôn; Làng Đắk Răng, xã Đắk Dục đã huy động được sự đóng góp của nhân dân để xây dựng cổng làng, 02 nhà vệ sinh công cộng, giếng nước và sửa chữa nhà rông với tổng số tiền khoảng 300 triệu đồng.

* Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum): Nguồn vốn đầu tư cho địa bàn chủ yếu là lồng ghép từ nguồn vốn từ các Chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác bước đầu đã cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như: Nhà Rông Văn hóa, đường giao thông, trường học, nhà vệ sinh, hệ thống nước giọt... đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong thôn đi lại, sinh hoạt sản xuất cũng như phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng.

* Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi (thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum): Trong những năm qua, bằng nguồn ngân sách huyện, đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn với số tiền hàng chục tỷ đồng như: xây dựng Nhà Rông, bê tông hóa đường giao thông, điện, nước, trường học... qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong thôn đi lại, sinh hoạt sản xuất. Hiện nay, toàn thôn đã có khoảng 3 km đường được bê tông hóa (còn khoảng hơn 02 km đường đất), hệ thống điện, nước sạch sinh hoạt, thông tin liên lạc cũng đã được đầu tư xây dựng; Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng trong thôn vân chưa đáp ứng được yêu cầu sự phát triển của ngành du lịch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự đầu tư phát triển du lịch của thôn trong những năm qua.

2. Về công tác hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch.

Trong thời gian qua, công tác hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà truyền thống (Nhà Rông văn hóa) tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng. Đến nay 100% thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện có Nhà Rông văn hóa.

- Lựa chọn một số lễ hội đặc trưng, tổ chức thường niên nhằm quảng bá, tạo thương hiệu riêng cho du lịch tỉnh Kon Tum như: Lễ hội bắt máng nước, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội Cồng chiêng và một số lễ hội khác.

- Giới thiệu và cung cấp thông tin của các nhà lưu trú (home stay) trong làng cho khách du lịch đặt dịch vụ khi có nhu cầu. Niêm yết giá công khai các mặt hàng như: Lưu trú qua đêm, phục vụ biểu diễn Cồng chiêng hay dẫn khách đi trải nghiệm núi rừng...

- Xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, quà lưu niệm gồm: Thổ cẩm, rượu ghè; ẩm thực dân gian cũng là sản phẩm thu hút du khách như: Gà nướng, cơm lam, cá suối nướng, heo làng nướng lụi, cà đắng nấu thịt mùi, muối kiến...

- Một số điểm du lịch, các tour du lịch thu hút khách du lịch đến khu vực nông thôn của tỉnh đã được hình thành trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của tỉnh phục vụ phát triển du lịch như các điểm du lịch tại làng văn hóa du lịch Kon K’Tu, xã Đăk Rơ Wa; làng Đăk Lek, xã Ngọc Bay thành phố Kon Tum; Làng Văn hóa du lịch Kon Pring, xã Đăk Long, huyện Kon Plông; Làng Văn hóa Du lịch Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi; từng bước hoàn thiện và hình thành các điểm du lịch cộng đồng tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông gắn với tour trải nghiệm khám phá vườn Sâm của người dân của các doanh nghiệp và chinh phục đỉnh Ngọc Linh; tour du lịch trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy...; đến đây du khách được trải nghiệm, tham gia các hoạt động văn hóa của người dân địa phương như cùng tham gia đánh Cồng chiêng, múa xoang, thưởng thức các món ẩm thực dân tộc, tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt hàng ngày tham gia các hoạt động sản xuất thường ngày của người dân....;

Lãnh đạo, người dân tại một số địa phương vùng nông thôn trong tỉnh đã quan tâm và dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất như hệ thống cơ sở lưu trú, tập huấn các kỹ năng nghiệp vụ, xây dựng các điểm du lịch để đưa vào kinh doanh du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa vốn có như cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực địa phương, văn hóa Cồng chiêng...;

Một số sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương do các doanh nghiệp đầu tư phục vụ khách du lịch của tỉnh đã được hình thành bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước như sản phẩm rượu Sim Măng Đen, Sâm Ngọc Linh, sâm dây thông qua việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Chương trình khuyến công hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư khai thác kinh doanh tại khu vực nông thôn, từng bước xác lập uy tín trên thị trường, có nhãn hiệu hàng hóa, bao bì sản phẩm bắt mắt và là sản phẩm không thể thiếu của khách du lịch khi đến Kon Tum.

Chương trình Tour Kon Tum - Măng Đen bao gồm các điểm tham quan: Hồ Đăk Ke, HTX Rau, hoa Thanh Niên, chùa Khánh Lâm; Khu Vườn tượng gỗ thác Pa Sỹ, Khu sản xuất của Công ty TNHH Thiện Mỹ, Khu đồi Đức mẹ Măng Đen. Tuyến du lịch Kon Tum - Ngọc Hồi tham quan các điểm: Điểm cao 601 (huyện Đăk Hà); Tượng đài Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô); Cột mốc quốc giới ba biên Việt Nam - Lào-Campuchia; Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; làng Đăk Mế (dân tộc Brâu) và làng Văn hóa Đăk Răng xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi).

Đã thu thập và khảo sát thông tin về các Làng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc khu dân cư khu vực nông thôn..., khu sản xuất dự kiến xây dựng thành các điểm du lịch cộng đồng thuộc địa phương đã được dự kiến quy hoạch phát triển du lịch trong giai đoạn tới (Theo phụ lục 4); các doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân tham gia đầu tư trực tiếp vào phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương (Theo phụ lục 5). Bước đầu đã xây dựng các tuyến du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng với các tour du lịch tiêu biểu như: Tour du lịch tham quan mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen, huyện Kon Plông; Tour du lịch tham quan vườn rau hoa xứ lạnh Măng Đen; Tour tham quan trải nghiệm văn hóa tại các làng văn hóa - du lịch cộng đồng Kon Pring, huyện Kon Plông, làng văn hóa - du lịch cộng đồng Kon K’ Tu, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum...

3. Về hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa phong phú của các dân tộc thiểu số về tiềm năng phát triển và khai thác loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh thông qua các kênh như: báo, tạp chí, Trang Thông tin điện tử của tỉnh, mạng xã hội; qua các chương hình giao lưu văn hóa; tham gia các chương trình xúc tiến du lịch gắn liền với các sự kiện văn hóa, lễ hội, thể dục thể thao; đặc biệt là các hoạt động gắn với hoạt động Tuần Văn hóa - Du lịch của tỉnh được tổ chức định kỳ 2 năm/lần..

- Tham gia các hội thảo du lịch để quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh và tiếp cận với du khách, nhà đầu tư, các công ty lữ hành, cụ thể như: Liên hoan đàn hát dân ca và trình diễn trang phục truyền thống tỉnh Kon Tum năm 2018; Tuần lễ VHTTDL tỉnh Kon Tum năm 2018; Ngày hội văn hóa tỉnh Kon Tum năm 2019; Giao lưu văn hóa các dân tộc thiểu số tại Hà Nội; Trình diễn nhạc cụ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch 06 tỉnh biên giới miền Trung và Tây Nguyên để giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương.

- Thiết kế, phát hành các tập gấp, bản đồ du lịch, đĩa CD, thông tin trên website du lịch, trang mạng xã hội facebook; Xây dựng nội dung thuyết minh các làng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh để giới thiệu cho các đoàn khách đến tham quan và làm việc. Xây dựng các tin bài, hình ảnh về các điểm du lịch cộng đồng của tỉnh, đăng ký đăng bài viết về du lịch trên các báo của Trung ương, ngành.

Đối với hoạt động quảng bá, giới thiệu văn hóa truyền thống của địa phương, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đã tổ chức đưa nhiều đoàn nghệ nhân tiêu biểu tỉnh Kon Tum tham gia ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc" và Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Đồng thời nằm trong chương trình phối hợp với làng Sở đã đưa đoàn nghệ nhân dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum tham gia sinh hoạt hàng ngày tại làng trong thời gian theo quy định. Các đoàn nghệ nhân tỉnh Kon Tum tham gia trình diễn, tái hiện lại hơn 20 nghi lễ, lễ hội truyền thống, trưng bày hình ảnh, hiện vật, giới thiệu các sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum, tạo được ấn tượng tốt đẹp đến đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước; góp phần tạo nên thành công của chương trình. Bên cạnh đó, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống về lễ hội của các dân tộc tại chỗ sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum, ngành cũng đã xuất bản nhiều ấn phẩm về văn hóa truyền thống tỉnh Kon Tum góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, nhằm phát huy ý thức và lòng tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần yêu quê hương đất nước trong tầng lớp nhân dân và thanh thiếu nhi trong tỉnh, Sở đã tổ chức các hoạt động triển lãm ảnh về di sản văn hóa với chủ đề Cộng đồng các nước ASEAN, kỷ niệm 105 năm thành lập tỉnh Kon Tum, 10 năm khánh thành cột mốc biên giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và cặp cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cưa (18/01/2008 - 18/01/2018). Nhân kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và tổ chức triển lãm ảnh giới thiệu về Kon Tum đất nước, con người.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được chú trọng triển khai; các địa phương tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, danh thắng trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, dưới nhiều hình thức khác nhau, mang lại hiệu quả cao. Duy trì công tác trực và thuyết minh phục vụ khách tham quan tại tại Khu Di tích lịch sử Ngục Kon Tum. Từ 2016 đến nay đã đón 38.137 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Trong đó có các đoàn của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh Atapư (Lào), Ratanakiri (CamPuChia), lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các tỉnh bạn trong cả nước đến viếng và thăm quan di tích nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện kinh tế, chính trị của tỉnh, đất nước.

- Trong giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã tổ chức thành công sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch cấp tỉnh năm 2016,2018 góp phần quảng bá đến bạn bè trong nước và quốc tế về các bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, đảm bảo đan xen hài hòa giữa các loại hình nghệ thuật truyền thống và đương đại, không làm thay đổi nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ gắn với các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, phục vụ du khách; tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống với cán bộ, nhân dân các tỉnh giáp biên giới (tỉnh Ratanakiri - Campuchia và các tỉnh Attapư, Sê Kông - Lào); từng bước mở rộng giao lưu với các nước khác trong khu vực và trên thế giới(18).

Trong những năm qua, hoạt động nghệ thuật biểu diễn đạt được kết quả nổi bật thể hiện sự tích cực phấn đấu của tập thể cán bộ, diễn viên(19). Chương trình nghệ thuật ngày càng được nâng cao, đổi mới và sáng tạo cả về nội dung và hình thức thể hiện. Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh cũng thường xuyên nâng cao chất lượng về kịch bản biểu diễn cũng như đội ngũ diễn viên, có sự lồng ghép đan xen giữa các yếu tố văn hóa truyền thống và văn hóa đương đại phù hợp với các hoạt động tuyên truyền phục vụ bà con cũng như hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ kết hợp quảng bá hình ảnh văn hóa truyền thống của địa phương tại các cuộc thi, liên hoan âm nhạc như: tham gia Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt Nam - Lào, năm 2019 tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế đoạt cờ Nhất toàn đoàn; Tham gia chương trình giao lưu quốc tế với các tỉnh Sê Kông, Attapư nước CHDCND Lào nhân kỷ niệm 55 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào; 40 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam - Lào; tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia; Phục vụ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Ratanikiri, Vương quốc Campuchia nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia...

Các đợt phim, tuần phim kỷ niệm các ngày lễ phục vụ nhu cầu hưởng thụ của bà con ở cơ sở, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hút đông đảo bà con đón xem. Hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, các sự kiện chính trị của tỉnh đạt được một số kết quả tích cực(20).

Xác định cải cách thể chế văn hóa là khâu then chốt để hình thành lĩnh vực công nghiệp văn hóa mang tinh thần cởi mở, đổi mới, có năng lực kinh doanh, tạo ra việc làm và các giá trị kinh tế đa dạng, đồng thời kết nối hơn với nhu cầu và mong muốn của người dân. Vì vậy, các cơ quan chức năng, các sở, ban ngành liên quan tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, sự bùng nổ thông tin và truyền thông; bên cạnh đó khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ để phát triển các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch(21); đồng thời, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện để các thành phần kinh tế này phát triển nhằm huy động nguồn lực đầu tư vào tỉnh.

Các cấp ủy đảng trên địa bàn tỉnh đã xác định văn hóa không chỉ là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế, mà thực sự trở thành một ngành sản xuất mũi nhọn, có khả năng tạo ra các sản phẩm tinh thần cao đẹp cho xã hội, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Công nghiệp văn hóa chính là mô hình phát triển văn hóa trong bối cảnh mới, gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng. Xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa là một biến đổi quan trọng đối với phương thức phát triển văn hóa.

Trong thời gian qua tỉnh đã có chính sách khuyến khích phát triển và tạo đầu ra cho các sản phẩm văn hóa(22), văn học - nghệ thuật của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển ổn định các nghề truyền thống; tập trung phát triển một số ngành có lợi thế, tiềm năng mang tính đặc trưng văn hóa Kon Tum(23). Chú trọng nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, phát thanh truyền hình, thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh. Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý, thực thi quyền tác giả.

Lĩnh vực quảng cáo, báo chí, phát thanh - truyền hình phát triển về loại hình, doanh thu. Hoạt động sáng tác, xuất bản cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều tác phẩm xuất sắc trên các lĩnh vực truyền hình, nhiếp ảnh, âm nhạc, sân khấu của các văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh đã đạt giải cao tại các cuộc thi, liên hoan trong nước và trên thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người và vùng đất Kon Tum với bạn bè trong và ngoài nước.

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, ngoài việc sử dụng nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho du lịch, tỉnh đã có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa, du lịch. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có hàng chục doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch, khách sạn, các khu du lịch vào 03 vùng kinh tế động lực của tỉnh(24).

Tỉnh đã chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực(25); đồng thời tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới làm phong phú thêm văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh để chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua thách thức nhằm giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa văn hóa.

Đã chú trọng phát huy tài năng, tâm huyết của giới tri thức, văn nghệ sĩ người Kon Tum, người Kon Tum ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa tỉnh. Đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để làm cầu nối quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Kon Tum với bạn bè quốc tế và thu hút đầu tư, phát triển du lịch.

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 năm 2018 được tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá có 18 tỉnh hỗ trợ công tác tuyên truyền(26), 24 kênh truyền thông đưa thông tin. Đây là sự kiện văn hóa đặc biệt của tỉnh định kỳ 02 năm tổ chức một lần với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên đến từ các huyện, thành phố, các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thu hút sự đông đảo các du khách trong và ngoài nước; qua đó, giới thiệu hình ảnh, thu hút các nhà đầu tư vào Kon Tum, thúc đẩy phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

4. Về Công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

- Năm 2018: Tổ chức tập huấn 01 lớp hướng dẫn viên du lịch tại điểm và cấp giấy chứng nhận cho 56 học viên là đối tượng công tác hướng dẫn khách du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp thẻ Hướng dẫn viên phù hợp với công tác quản lý theo Nghị định số 168/2017/ NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL về quy định một số điều của Luật Du lịch.

- Năm 2019: Phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức lớp tập huấn kiến thức về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh(27); Qua lớp tập huấn BTC đã cấp giấy chứng nhận cho 80 học viên là cơ sở để trang bị những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử, cách thức làm du lịch dựa vào cộng đồng cho người dân địa phương, tiến tới hình thành và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Năm 2020: Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Kon Tum và Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum(28); Sau lớp tập huấn BTC đã cấp chứng chỉ cho 120 học viên là cơ sở để các địa phương, đơn vị quản lý theo tiêu chí Luật Du lịch quy định; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch cộng đồng có kỹ năng quản lý và giới thiệu điểm đến của địa phương mình một cách chuyên nghiệp, thu hút khách.

Lãnh đạo, người dân tại một số địa phương vùng nông thôn trong tỉnh đã quan tâm và dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất như hệ thống cơ sở lưu trú, tham gia các lớp tập huấn các kỹ năng nghiệp vụ, xây dựng các điểm du lịch để đưa vào kinh doanh du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa vốn có như cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực địa phương, văn hóa Cồng chiêng...;

Số lao động tham gia trực tiếp vào lĩnh vực du lịch năm 2020 là 1.779 người và du lịch nông thôn chiếm khoảng 15% tổng số lao động: 267 người. Trong tổng số 97.236 lao động ở khu vực nông thôn, số lao động du lịch ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 0,27%.

5. Về thị trường và nhu cầu khách: Tổng doanh thu và số lượng khách quốc tế, nội địa đến các điểm du lịch cộng đồng.

Hiện nay khách du lịch chủ yếu trên địa bàn là khách nội địa tham quan tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, có một số ít khách quốc tế (Anh, Pháp, Úc, Đức...), sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, sinh hoạt Cồng chiêng, mua sắm đặc sản. Tuy nhiên, số khách sử dụng các dịch vụ tại các làng du lịch cộng đồng chưa nhiều.

- Doanh thu tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 15% doanh thu du lịch của tỉnh.

6. Về không gian du lịch và Đặc điểm cộng đồng dân cư.

Một số địa phương có không gian đặc sắc, độc đáo để phát triển du lịch: vị trí địa lý; khí hậu; cảnh quan thiên nhiên; các tài nguyên nhân văn theo phụ lục 6. Cộng thêm mỗi địa phương lại có đặc điểm dân cư khác nhau, yếu tố này là yếu tố quan trọng để du khách chọn lựa điểm đến trong hành trình khám phá theo phụ lục 7.

7. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng đã triển khai thành công tại tỉnh Kon Tum.

Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum là 01 làng cổ của người dân tộc Ba Na, có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là vùng đất có nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân tộc Ba Na cần lưu giữ, bảo tồn, phát huy. Làng Kon Kơ Tu giữ được nét kiến trúc mang đặc trưng riêng của người Ba Na mà không phải làng nào cũng có được.

Với kiến trúc cảnh quan đặc sắc, ngôi làng cổ bên sông với những nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc Ba Na kết hợp với con người nơi đây bản chất hiền lành, thật thà, thân thiện, mến khách và tính cách vô tư, hồn nhiên... sẽ tạo cho điểm du lịch làng cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum trở thành điểm nhấn du lịch của địa phương.

Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu xã Đăk Rơ Wa được hình thành với mong muốn xây dựng một mô hình du lịch hướng tới đối tượng khách hàng mong muốn khám phá những nét độc đáo của du lịch sinh thái cộng đồng, vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Kon Tum và trải nghiệm văn hóa địa phương của đồng bào dân tộc Ba Na tại xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum.

- Tổ hợp tác du lịch đã xây dựng quy chế hoạt động cụ thể nhằm phân chia lợi ích đồng đều cho cộng đồng. Người dân đồng thuận tham gia phát triển du lịch, đã tự bỏ vốn hoặc vay vốn để đầu tư các dịch vụ phục vụ khách du lịch: homestay; điểm phục vụ ăn uống...

- Đội Cồng chiêng được mời biểu diễn luân phiên nhau đảm bảo cá nhân nào cũng được tham gia.

- Có sự chủ động để liên kết với các đơn vị kinh doanh lữ hành trong và ngoài tỉnh thu hút khách đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động.

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương: người dân được tham gia các lớp đào tạo kinh doanh homestay, các lớp tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; các lớp về nghiệp vụ nhà hàng, phục vụ ăn uống...

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

- Phát triển du lịch nông thôn cũng là giảm áp lực cho điểm du lịch khu vực thành thị, nhất là trong các đợt cao điểm, các lễ hội, sự kiện.

- Tăng cơ hội việc làm cho khu vực nông thôn nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Phát triển du lịch cộng đồng, gắn với phát triển nông thôn mới thông qua gắn kết xã hội, các tầng lớp dân cư trên từng địa bàn, chung tay xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, hoạt động dịch vụ, phục hồi, bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa;

- Khu vực nông thôn ngày càng bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Đời sống một bộ phận người dân khu vực nông thôn bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực như thiếu kỹ năng nghề nghiệp, già yếu hoặc do phong tục tập quán tính cố hữu của cộng đồng làm ảnh hưởng ...cần có những giải pháp tích cực để người dân tham gia. Góp phần tăng bình đẳng xã hội, không để ai ở lại phía sau.

- Lao động khu vực nông thôn hiện nay đa số là phụ nữ, không có điều kiện để đến làm việc tại khu vực thành thị, các khu công nghiệp tập trung, do đó phát triển du lịch nông thôn là tạo ra việc làm tại chỗ cho đối tượng này, tăng thu nhập góp phần đẩy mạnh bình đẳng giới theo phân công lao động và thu nhập.

- Tạo điều kiện cho cư dân địa phương tham gia làm du lịch, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm mục đích chuyển đổi ngành nghề, cải thiện đời sống người dân, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Đưa các hoạt động tham quan du lịch tại các khu vực vào quản lý nề nếp, phân công trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ngành, địa phương liên quan đảm bảo công tác quản lý tại địa bàn, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách, vệ sinh môi trường, cảnh quan.., nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, của tập thể và của cả cộng đồng

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Định hướng phát triển trong thời gian tới

Vấn đề khai thác các yếu tố văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch ở khu vực nông thôn là một vấn đề lớn trong thời gian trước mắt cũng như về lâu dài, đòi hỏi nhận thức rõ những giá trị vốn có của văn hóa mang tính truyền thống, nhằm khai thác một cách hợp lý vừa có tính bảo tồn và phát huy, không để việc phát triển du lịch bằng mọi giá làm cho văn hóa bị biến dạng, lai căng bắt chước sẽ dẫn đến sự nhàm chán của du khách và sẽ không đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững;

Phát triển du lịch nông thôn cần có quy hoạch, sự quản lý của nhà nước trên cơ sở định hướng khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường văn hóa và phải có sự đồng lòng tham gia của người dân, phân chia hài hòa các mối lợi ích mà du lịch đem lại. Tránh xảy ra xung đột về văn hóa hoặc sự thờ ơ của người dân, chủ thể văn hóa, di sản văn hóa phải là người dân và cộng đồng;

Phát triển du lịch phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, cả về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội khai thác hợp lý các tài nguyên đảm bảo phát triển bền vững;

Tiếp tục rà soát và bổ sung các địa điểm thuộc khu vực nông thôn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh có lợi thế để đưa vào bổ sung quy hoạch phát triển du lịch trong thời gian đến: Làng Văn hóa Du lịch Bar Gốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, gắn với tham quan trải nghiệm sinh thái Vườn Quốc gia Chư Mom Ray; Làng Văn hóa Du lịch Kon Tu Rằng, huyện Kon Plông, gắn với tham quan trải nghiệm Khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Kon Plông; Làng Văn hóa Du lịch Kon Brăp Du, huyện Kon Ray... Và một số địa phương khác;

2. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn

a) Giai đoạn 2022 - 2025:

- Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 05 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số.

- Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

- Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.

- Ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời tích hợp chung trong bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên toàn quốc.

- Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Hỗ trợ các cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh để các cơ sở duy trì hoạt động và nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch.

Phát triển thêm mới ít nhất 20 cơ sở tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn kết với các di tích lịch sử để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của từng địa phương.

Xây dựng mẫu 3 mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn kết hợp với tour du lịch tại Thác Pa Sỹ, Đăk Ke (Kon Plông), thác Siu Puông, Tea Prông (Tu Mơ Rông), thác 7 tầng (Sa Thầy).

Phát triển 3 mô hình du lịch cộng đồng, nông thôn kết hợp du lịch tại các hồ thủy điện Plei Krông, thủy điện Ya Ly (thành phố Kon Tum), thủy điện Thượng Kon Tum (Kon Plông).

Phát triển 3 mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn kết hợp du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.

Hình thành 10 mô hình vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu tại các xã gắn với du lịch; hình thành từ 05 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có hoạt động du lịch.

Tập trung xây dựng 10 mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn gắn với tiêu thụ các sản phẩm OCOP; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành, kết nối mở rộng bán các nhóm sản phẩm giữa nội vùng, liên vùng và xuất khẩu.

Tổng lượt khách du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn dự kiến đến năm 2025 địa bàn là khoảng 550.000 lượt khách (trong đó khách nội địa là 531.250 lượt khách, khách quốc tế là 18.750 lượt khách).

Tỷ lệ lượt khách tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng lượt khách du lịch tỉnh đạt 30% (trong đó: Tỷ lệ khách quốc tế tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng khách quốc tế tham quan du lịch tại tỉnh đạt 5%; Tỷ lệ khách nội địa tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng khách nội địa tham quan du lịch tại tỉnh đạt 25%).

Lao động du lịch tại khu vực nông thôn năm 2025 chiếm 20% tổng số lao động du lịch.

b) Giai đoạn 2025 - 2030:

- Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; phấn đấu đến năm 2030 có 07 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 70% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 70% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số.

- Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 70% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

- Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.

- Ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời tích hợp chung trong bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên toàn quốc.

- Củng cố và nâng cấp ít nhất 60% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Hình thành 30 mô hình vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu tại các xã gắn với du lịch.

Xây dựng 20 mô hình du lịch cộng đồng, nông thôn trên địa bàn gắn với tiêu thụ các sản phẩm OCOP; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành, kết nối mở rộng bán các nhóm sản phẩm giữa nội vùng, liên vùng và xuất khẩu.

Phát triển tour du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn kết với các di tích lịch sử để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương.

Tổng lượt khách du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn dự kiến đến năm 2030 địa bàn khoảng 945.000 lượt khách (trong đó khách nội địa là 892.250 lượt khách, khách quốc tế là 52.500 lượt khách).

Tỷ lệ lượt khách tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tổng lượt khách du lịch tỉnh đạt 40% (trong đó: Tỷ lệ khách quốc tế tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tng khách quốc tế tham quan du lịch tại tỉnh đạt 10%; Tỷ lệ khách nội địa tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn/tng khách nội địa tham quan du lịch tại tỉnh đạt 30%).

Lao động du lịch tại khu vực nông thôn năm 2030 chiếm 25% tổng số lao động du lịch.

3. Các nhiệm vụ chính

a) Nâng cấp, đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Định hướng, bố trí và tổ chức không gian lãnh thổ các khu du lịch, điểm du lịch nông thôn phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch và đảm bảo kết nối với các tuyến du lịch trọng điểm của vùng, địa phương.

- Thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong toàn bộ không gian điểm du lịch vừa bảo tồn bản sắc truyền thống vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh, thuận tiện, sinh thái; tiết kiệm đầu tư thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường.

- Cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ (giao thông, hệ thống điện và nước sạch, hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà vệ sinh, điểm và bãi đỗ xe, hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo, hạ tầng số và kết nối viễn thông, thu gom và xử lý rác thải, nước thải...) tại các điểm du lịch, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo hài hòa với không gian, cảnh quan gắn với đặc trưng văn hóa vùng miền.

- Bố trí và xây dựng các điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm,... đạt chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động và quản lý các điểm đến (quản lý khách du lịch, quản lý lưu trú, quản lý kinh doanh du lịch; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn thục phẩm, bảo vệ môi trường du lịch nông thôn,...).

- Xây dựng và phát triển các hạ tầng dịch vụ (điểm dừng nghỉ, điểm trưng bày sản phẩm đặc sản nông thôn, ăn uống, giải khát, vệ sinh...) dọc theo các tuyến đường giao thông gắn với các điểm du lịch với khoảng cách hợp lý.

b) Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng từng địa phương

- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách (theo khách quốc tế, nội địa; theo độ tuổi,...). Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao và bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách du lịch.

- Hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ, hạn chế tác động đến môi trường.

- Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao,...; phát triển các nghệ nhân; phục dựng mô hình sản xuất các sản phẩm đặc sản, truyền thống... để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế; bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng.

- Xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống,... gắn với du lịch nông thôn.

c) Phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng

- Nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở về quản lý và phát triển hoạt động du lịch nông thôn.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường nâng cao năng lực nghiệp vụ, kỹ năng nghề và kỹ năng mềm, kiến thức làm du lịch cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn, xây dựng văn hóa du lịch chuyên nghiệp, thân thiện, an toàn và văn minh.

- Chuyên nghiệp hóa việc cung cấp, kiểm tra, kiểm soát dịch vụ du lịch có chất lượng và công tác quản lý điểm du lịch nông thôn.

d) Truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn

- Xây dựng, triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn dựa trên lợi thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc trưng văn hóa, sinh thái của các địa phương; xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu điểm đến du lịch nông thôn.

- Tăng cường nghiên cứu, xây dựng các công cụ, phương thức, nội dung xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn phù hợp với các loại hình du lịch và các đối tượng du khách; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện cho xúc tiến quảng bá các điểm du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch nông thôn, tiếp cận các thị trường du lịch, kết nối với khách hàng mục tiêu.

- Tập trung hỗ trợ, tăng cường liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch giữa các xã, huyện nông thôn mới có tiềm năng phát triển du lịch với các công ty lữ hành để chào bán các sản phẩm du lịch nông thôn cho khách du lịch nội địa và quốc tế.

đ) Xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hưng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững

Xây dựng thí điểm một số mô hình phát triển du lịch nông thôn theo các loại hình: du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch làng nghề, du lịch làng thông minh, du lịch không phát thải. Ưu tiên các mô hình có sản phẩm du lịch đặc sắc cho từng vùng miền và có hiệu quả kinh tế; hướng tới việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi tác nhân trong chuỗi giá trị du lịch (nhà quản lý, doanh nghiệp lữ hành, cộng đồng và du khách,...) trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường; sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ; có áp dụng các giải pháp về chuyển đổi số; huy động sự tham gia của phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người yếu thế để nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân.

e) Đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, bao gồm:

Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền và dân tộc.

g) Về quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa cấp quốc gia, cấp vùng, địa phương và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm.

- Thử nghiệm và nhân rộng mô hình điểm bán hàng OCOP; các tuyến phố OCOP; hệ thống phân phối sản phẩm OCOP trên các phương tiện giao thông; các mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số (Làng thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hội chợ và triển lãm thực tế ảo OCOP); các Trung tâm giới thiệu OCOP đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với khai thác lợi thế về du lịch nông thôn.

PHẦN THỨ BA:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CÔNG TÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn

- Xây dựng định hướng phát triển du lịch nông thôn và tích hợp, bổ sung trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch nông thôn; thúc đẩy liên kết nông thôn - đô thị trong phát triển du lịch, ưu tiên phát triển du lịch nông thôn ở những nơi có lợi thế về tài nguyên, kết nối với các khu vực động lực phát triển du lịch, trung tâm du lịch, trung tâm gửi khách. Các địa phương có tiềm năng du lịch rà soát các điểm du lịch nông thôn phù hợp với các quy hoạch liên quan (về kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học...).

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, định mức kỹ thuật về du lịch nông thôn gắn với hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.

- Rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển du lịch nông thôn, gồm: (i) các chính sách về sử dụng quỹ đất đai cho phát triển du lịch nông thôn phù hợp với quy hoạch vùng và địa phương, và quy hoạch nông thôn đảm bảo tính kết nối giữa các điểm đến; (ii) chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nông thôn; (iii) chính sách hỗ trợ (nguồn lực, đào tạo, thông tin, tư vấn...) cho từng đối tượng chủ thể (hộ dân, cộng đồng, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp, thanh niên, phụ nữ, người dân tộc thiểu số...) tham gia đầu tư, cung cấp dịch vụ du lịch nông thôn; (iv) chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đưa khách du lịch về khu vực nông thôn; (v) chính sách hỗ trợ cơ sở đào tạo, doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại khu vực nông thôn, đào tạo nghề du lịch cho lao động nông thôn; (vi) chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, duy trì phát triển đội ngũ nghệ nhân, các kỹ năng biểu diễn và dàn dựng các tiết mục, phục dựng mô hình sản xuất truyền thống phục vụ du lịch nông thôn; (vii) chính sách hỗ trợ liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phục vụ du lịch tại khu vực nông thôn; (viii) chính sách hỗ trợ tiếp cận tài chính, vốn vay ưu đãi cho đầu tư vào du lịch nông thôn...

- Xây dựng hệ thống công cụ giám sát và hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá chất lượng điểm du lịch nông thôn, dịch vụ du lịch nông thôn; hướng dẫn thực hiện việc công nhận khu, điểm du lịch nông thôn.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư (PPP), hợp tác công - tư - cộng đồng (PPCP) và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng trong phát triển du lịch nông thôn; xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và phát triển du lịch nông thôn có sự tham gia của cộng đồng.

2. Huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn

- Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức hợp tác quốc tế, đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức hợp tác nông nghiệp, đóng góp của cộng đồng (tài chính, sức lao động...) và các nguồn hợp pháp khác cho phát triển du lịch nông thôn, ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tại khu vực nông thôn phù hợp với định hướng thị trường.

- Khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển du lịch nông thôn tại các địa bàn, môi trường khác nhau (rừng, khu bảo tồn thiên nhiên,...) theo các quy định của pháp luật nhằm tạo ra nguồn thu ổn định từ hoạt động du lịch để đầu tư trở lại cho các công tác bảo vệ tài nguyên du lịch.

- Khuyến khích, kêu gọi các sáng kiến, ý tưởng, dự án, mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch nông thôn; các giải pháp kết nối thị trường, marketing hiệu quả cho du lịch nông thôn.

- Lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình này với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan, đặc biệt các nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

3. Tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, kiến thức, hành động cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; người dân, cộng đồng và khách du lịch về phát triển du lịch nông thôn bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

- Đa dạng hóa và đổi mới hình thức, nội dung truyền thông du lịch nông thôn trên nền tảng công nghệ số thông qua các Cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin, chuyên đề...; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức các lễ hội (đặc biệt là lễ hội văn hóa dân gian), hoạt động kết nối du lịch các vùng, miền; truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn tại các hội chợ, triển lãm.

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tổ chức các cuộc thi sáng tác ý tưởng liên quan tới du lịch nông thôn (tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm truyền thông, thiết kế sản phẩm hàng lưu niệm và quà tặng du lịch...).

- Tổ chức giải thưởng Du lịch nông thôn cấp tỉnh.

4. Bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao năng lực cho lao động du lịch nông thôn

- Rà soát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch nông thôn và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các hộ, cộng đồng kinh doanh du lịch nông thôn và các làng du lịch cộng đồng.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, ngoại ngữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp, người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch ở khu vực nông thôn.

- Đưa các nội dung bồi dưỡng, đào tạo về du lịch vào các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương và vùng; đưa các nội dung về tài nguyên du lịch vào tài liệu giáo dục địa phương sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Xây dựng tài liệu hướng dẫn quy trình phục vụ một số dịch vụ du lịch cơ bản tại khu vực nông thôn.

- Tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng nghề và kỹ năng mềm phục vụ du lịch: cung cấp dịch vụ ăn uống (nấu ăn, pha chế...), lưu trú (làm buồng, phòng...), ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp ứng xử, đón tiếp, thái độ phục vụ khách cho cộng đồng dân cư địa phương theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề, thân thiện; kết hợp với nâng cao kiến thức lịch sử, văn hóa về điểm du lịch và học hỏi kinh nghiệm về phát triển mô hình du lịch nông thôn tại các địa phương trong và ngoài nước.

- Tổ chức mạng lưới chuyên gia du lịch, nông nghiệp và các ngành khác là doanh nhân, nghệ nhân, công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao tham gia hỗ trợ các hộ dân và cộng đồng khai thác và phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... phục vụ cho hoạt động du lịch nông thôn.

5. Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn

- Lập bản đồ số các sản phẩm du lịch nông thôn, hỗ trợ kết nối sản phẩm du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch khác phục vụ cho việc xúc tiến du lịch nông thôn.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất từ trung ương đến địa phương phục vụ cho việc quản lý, quảng bá và xúc tiến du lịch nông thôn.

- Xây dựng ngân hàng hình ảnh, số hóa các thông tin, tài liệu về các điểm du lịch nông thôn, tăng cường ứng dụng dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) để từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch, tạo điều kiện cho khách du lịch trải nghiệm các hoạt động, dịch vụ du lịch nông thôn an toàn, thuận tiện và thân thiện.

- Xây dựng chuyên trang điện tử (website, triển lãm, hội chợ du lịch ảo, các sản phẩm truyền thông số...) về du lịch nông thôn gắn với giới thiệu, quảng bá điểm du lịch nông thôn; khai thác thế mạnh truyền thông trên các nền tảng xã hội.

6. Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn

- Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin và phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực liên quan nhằm triển khai hoạt động phát triển du lịch nông thôn đồng bộ và hiệu quả.

- Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin với các quốc gia, tổ chức quốc tế nhằm tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về quản lý và phát triển du lịch nông thôn (đặc biệt du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch có trách nhiệm, quản lý và thích ứng rủi ro...).

- Huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực triển khai của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cho các dự án, chương trình du lịch nông thôn gắn với cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái; liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch nông thôn.

- Xây dựng mạng lưới đối tác du lịch nông thôn để phục vụ cho kết nối đầu tư, kết nối thông tin cung - cầu du lịch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết với các tổ chức nước ngoài để xây dựng mô hình du lịch nông thôn phù hợp với điều kiện Việt Nam và yêu cầu của Chương trình.

- Tham gia các mạng lưới, diễn đàn về phát triển du lịch nông thôn ở cấp khu vực và quốc tế; thí điểm mạng lưới kết nối về du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; giới thiệu và quảng bá các điểm đến du lịch nông thôn ở Kon Tum cho khách quốc tế.

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Các đơn vị, địa phương chủ động cân đối trong phạm vi dự toán chi thường xuyên đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm theo phân cấp, kết hợp các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

1. Điều tra, khảo sát thực trạng phát triển du lịch nông thôn, xây dựng hệ thống mạng lưới điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng tại một số địa phương, trên cơ sở đó đề xuất hỗ trợ đầu tư phát triển đồng bộ một số điểm đến, sản phẩm du lịch tiêu biểu tại khu vực nông thôn.

2. Phối hợp hỗ trợ phát triển một số mô hình du lịch cộng đồng, mô hình liên kết phát triển du lịch nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao. Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.

3. Xây dựng, chuẩn hóa các chương trình bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch nông thôn: lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch: kỹ năng chế biến món ăn; kỹ năng hướng dẫn và phục vụ lưu trú; kỹ năng điều hành tour, phục vụ khách....

4. Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo nghề du lịch cho người dân nông thôn, ưu tiên các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp: Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng; Kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và phát triển du lịch cộng đồng; Tập huấn kiến thức dành cho các hộ tham gia làm du lịch cộng đồng (Lập kế hoạch kinh doanh du lịch, đầu tư, thiết kế sản phẩm, quản lý tài chính, quản lý, vận hành và marketing,...); Kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử văn minh du lịch, chăm sóc khách hàng; Thuyết minh du lịch; Nghiệp vụ lễ tân, buồng bàn; Nghiệp vụ chế biến món ăn; Ngoại ngữ; Marketing số và kinh doanh Du lịch cộng đồng.

5. Hướng dẫn, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện công nhận khu, điểm du lịch nông thôn; cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch ở nông thôn.

6. Tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá cho các chương trình du lịch nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm và tuyên truyền quảng bá du lịch nông thôn.

PHẦN THỨ TƯ:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA ĐỀ ÁN

Các giai đoạn thực hiện của Đề án: chia thành 02 giai đoạn 2022-2025, 2026- 2030.

* Giai đoạn 2022-2025:

- Hoàn thành công tác Điều tra, khảo sát thực trạng phát triển du lịch nông thôn, xây dựng hệ thống mạng lưới điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng tại một số địa phương, trên cơ sở đó đề xuất hỗ trợ đầu tư phát triển đồng bộ một số điểm đến, sản phẩm du lịch tiêu biểu tại khu vực nông thôn.

- Hỗ trợ phát triển một số mô hình du lịch cộng đồng, mô hình liên kết phát triển du lịch nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao. Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.

- Xây dựng, chuẩn hóa các chương trình bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch nông thôn: lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch; kỹ năng chế biến món ăn; kỹ năng hướng dẫn và phục vụ lưu trú; kỹ năng điều hành tour, phục vụ khách....

- Tổ chức hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức: mở các lớp tập huấn phổ biến các văn bản QPPL về lĩnh vực du lịch.

- Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo nghề du lịch cho người dân nông thôn, ưu tiên các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.

- Hướng dẫn, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện công nhận khu, điểm du lịch nông thôn; cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch ở nông thôn.

- Tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá cho các chương trình du lịch nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm và tuyên truyền quảng bá du lịch nông thôn.

* Giai đoạn 2026-2030:

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát quy hoạch các khu, điểm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn; tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường đầu tư trong bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh, nghiên cứu xây dựng các đề tài về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh.

- Phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch trang trại, du lịch sinh thái có trách nhiệm (không săn bắt, tiêu thụ và sử dụng động vật, thực vật hoang dã bất hợp pháp); có chương trình đánh giá, nhân rộng theo từng giai đoạn cụ thể. Triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng mạng lưới điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý về văn hóa, du lịch và phát triển du lịch nông thôn; triển khai chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch nông thôn; chuẩn hóa tài liệu đào tạo về kỹ năng nghề cho lao động nông thôn tham gia vào lĩnh vực du lịch nông thôn; tăng cường công tác thẩm định, phân loại, xếp hạng, công nhận các cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch; triển khai các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách xây dựng phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu hình ảnh du lịch Kon Tum đến với du khách trong và ngoài nước; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư du lịch từ các công ty có tiềm lực trong nước và quốc tế để đầu tư các dự án xây dựng các điểm cất, hạ cánh, trung tâm huấn luyện thể thao hàng không phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.

- Xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững; triển khai các hoạt động thúc đẩy liên kết phát triển du lịch và nông nghiệp, nông thôn trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại địa phương gắn kết với tiêu chí phát triển du lịch của ASEAN.

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng và triển khai thực hiện ứng dụng các nền tảng số phát triển Du lịch thông minh theo Kế hoạch số 1250/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghiên cứu xây dựng và triển khai các đề án, dự án ưu tiên: Đề án thí điểm phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch tại các địa phương; thiết lập đường dây nóng tại các điểm du lịch. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế.

- Chủ trì phối hợp các ngành liên quan, UBND các địa phương đề xuất chính sách, điều kiện hỗ trợ đối với các hoạt động hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng.

- Chịu trách nhiệm tổng hợp, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên tại các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái nhằm góp phần phát triển du lịch xanh, bền vững.

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng phát triển các sản phẩm OCOP, trong đó chú trọng việc xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP, đưa các giá trị văn hóa, đặc thù địa phương vào các sản phẩm OCOP để phát triển thành các sản phẩm đặc sản địa phương; phối hợp quảng bá, tôn vinh các sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch...

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường phát sóng, đăng tải tin, bài tập trung tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh về vùng đất con người Kon Tum, đặc biệt là các sản phẩm du lịch về cộng đồng, du lịch nông thôn; giới thiệu nguồn lực, tài nguyên, tiềm năng du lịch của địa phương nhằm thu hút du khách và các nhà đầu tư đến với Kon Tum.

4. SY tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trong việc hướng dẫn các nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Sở Ngoại vụ

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế, các đoàn phóng viên báo chí nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh; tranh thủ sự quan tâm của giới báo chí nước ngoài để quảng bá những nét văn hóa đặc trưng, các danh lam thắng cảnh, các cơ sở làng nghề truyền thống và các điểm tham quan du lịch du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh để kêu gọi, thu hút đầu tư.

6. Sở Tài chính

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp với quy định; tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong quá trình hoạt động, đầu tư kinh doanh du lịch.

- Hướng dẫn các nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đúng quy định và thuận lợi về mặt thời gian.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững.

9. Sở Xây dựng

Tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu chức năng trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.

10. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương liên quan triển khai thực hiện tốt công tác khuyến công, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, quảng bá và xúc tiến thương mại.

- Tham mưu cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển du lịch, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trong tổ chức các hội chợ, hội thảo, các lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp cũng như các địa phương tới Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

11. Sở Giao thông vận tải

- Triển khai các dự án giao thông trong đó ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư, mở rộng thêm các tuyến xe buýt đến các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách và Nhân dân địa phương đi lại, tham quan du lịch, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển khách du lịch cho các cá nhân, doanh nghiệp theo quy định.

12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Phối hợp kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn của các tổ chức và cá nhân liên quan đảm bảo các quy định của Bộ Quốc phòng về quản lý ranh giới, vị trí địa lý của các khu vực biên giới, khu vực quân sự và các quy định khác có liên quan.

13. Công an tỉnh

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trong các hoạt động tại các khu, điểm du lịch. Đảm bảo an toàn cho du khách trong các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch theo các quy định của pháp luật.

14. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động du lịch của các tổ chức và cá nhân liên quan khu vực biên giới, đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn đúng định hướng và mục tiêu đề ra.

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chủ trì lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, đường đến các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố, phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc hoàn chỉnh quy hoạch, xây dựng quy chế quản lý phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn và các hoạt động du lịch khác... đẩy mạnh phát triển các điểm du lịch cộng đồng, các khu du lịch khác, quan tâm phát triển các loại sản phẩm du lịch.

16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh: Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn; xây dựng kế hoạch cụ thể hoặc lồng ghép vào nhiệm vụ chính trị của đơn vị để triển khai thực hiện Đề án.

III. KẾT LUẬN

Phát triển hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố nhằm khai thác các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kết hợp với các tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hóa... của tỉnh. Từng bước tạo thương hiệu của du lịch Kon Tum mang bản sắc riêng, góp phần tích cực đưa du lịch Kon Tum trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI đã đề ra./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Du lịch s 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017.

2. Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.

3. Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

4. Chương trình s 01/CTPH-SNN&PTNT-SVHTT&DL ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phối hợp xây dựng đời sng văn hóa, phát triển du lịch nông thôn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

5. Báo cáo s 163/BC-SVHTTDL ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Tổng kết 10 năm thực hiện thông tư số 04/2010/TT- BVHTTDL quy định việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học Di sản văn hóa Phi vật thể để đưa vào danh mục quốc gia về Di sản văn hóa Phi vật thể.

6. Nghị quyết số 12-NQ/TU 18 tháng 5 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

7. Niên giám thống kê Kon Tum năm 2020.

8. Tài liệu khác.

 

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Danh mục di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê

I. Di sản văn hóa phi vật th của Dân tc Xơ Đăng

1. Dân tộc Xơ Đăng - Mơ Nâm.

TT

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Lễ cúng làm chuồng trâu mới

Cọc via cơ pơ

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

2

Lễ ăn lúa mới

Ca mơ nieo

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

3

Lễ hội đâm trâu

Ka pô

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

4

Lễ mở cửa kho lúa

Bloc măng sum

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

5

Lễ gieo mạ

Reimo

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

6

Đám cưới truyền thống

Pà vai

Phong tục tập quán

Đang bị mai một

 

7

Câu đố

 

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

8

Tục ngữ

 

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

9

Dân ca

Achu

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

10

Đàn Brăng

Ting ning

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

11

Lễ trỉa lúa

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

12

Lễ mừng nhà rông mới

 

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

13

Dệt thổ cẩm

Tan xiu

Nghề thủ công truyền thong

Không còn duy trì

 

14

Rèn truyền thống

T'niềm

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (lò rèn hiện đại)

 

15

Múa xoang

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Những làng có Cồng chiêng còn duy trì

 

16

Cồng chiêng

Ching guông

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

17

Một số y, dược học cổ truyền

Cốt toái bỗ, sâm dây, lá kim cương, rượu sim rừng...

Tri thức dân gian truyền thống

Vùng nguyên liệu đang cạn kiệt dần.

 

2. Dân tộc Xơ Đăng -K'dong:

TT

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Chi chú

1

Tiếng Xơ Đăng

 

Tiếng nói, chữ viết

Duy trì

 

2

Lễ đám hỏi

Ŭ tơ gai

Tập tục

Duy trì

 

3

Lễ cưới truyền thống

Ŭ Pơ koong

Tập tục

Duy trì

 

4

Lễ tang ma

Pơ jôk

Tập tục

Duy trì

 

5

Lễ làm máng nước

Kladak

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

6

Lễ trỉa lúa

Chọi miao

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

7

Lễ ăn lúa thừa

Ŭ đrô ră

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

8

Lễ mừng lúa mới

Kă pao nieo

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

9

Lễ mở kho lúa

Ŭ đrô nhur

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

10

Lễ bỏ lúa vào kho

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

11

Lễ làm chuồng trâu

Pro via pô

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

12

Lễ đâm trâu

Ka pô

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

13

Lễ mừng nhà rông mới

Ŭ hơtŏk Jôông,

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

14

Đan lát

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

15

Dệt thổ cẩm

Tan brai

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (Đắk Tăng)

 

16

Rèn truyền thống

Tơ niêm

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (dùng lò rèn hiện đại)

 

17

Múa xoang

A xoang,

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Những làng có Cồng chiêng còn duy trì

 

18

Hát giao duyên, đối đáp

Chieo, R'nghệ

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

19

Đàn Ting ning

Ting ning

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

20

Cồng chiêng

Ching goong

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

21

Đàn tơ rưng

Tơh tơng, glơng glât

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

22

Câu đố

Pơ đă

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

23

Truyện cổ

Hơ ‘mon

Ngữ văn dân gian

Bị mai một

 

24

Rượu cần

 

Tri thức dân gian

Duy trì

 

25

Làm men

 

Tri thức dân gian

Còn duy trì (xã Ngọc Tem)

 

3. Dân tộc Xơ Đăng - Tơ Đ’rá

TT

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Tiếng Xơ Đăng

S’ tiang

Tiếng nói, chữ viết

Duy trì

 

2

Lễ thổi tai

Ú đrô mơ hum

Tập tục

Đang bị mai một

 

3

Lễ đám hỏi

Ú đrô pơ xếu

Tập tục

Duy trì

 

4

Lễ cưới truyền thống

On đrô tơ seo

Tập tục

Duy trì

 

5

Lễ làm máng nước

Klẽa knẽa tea

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

6

Lễ Tỉa lúa

Ló choi

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

7

Lễ ăn lá lúa

kea kô deă

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

8

Lễ ăn lúa mới

Đing ca mo niao

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

9

Lễ ăn giống lúa thừa

Ka bao ton

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

10

Lễ mừng năm mới

Đinh NơNa sơ năm nêo

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

11

Lễ uống rượu mừng năm mới

Ău Pơleh

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

12

Lễ mừng nhà rông mới

Ú đrô to cút ‘neo

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

13

Đan lát

Tean

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

14

Dệt thổ cẩm

Tean bre

Nghề thủ công truyền thống

Đang bị mai một

 

15

Rèn truyền thống

Tơ niêm yup

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (lò rèn hiện đại)

 

16

Ẩm thực

Kơ chĭ

Tri thức dân gian

Duy trì

 

17

Múa xoang

A xoang

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Những làng có Cồng chiêng còn duy trì

 

18

Các làn điệu dân ca

Ting ting, hơ cheo, tơ tong,...

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

19

Đàn Ting ning

Ting ning

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

20

Cồng chiêng

Ching guông

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

21

Klong pút

Klong but, ding but

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

22

Truyện cổ

A xôi kiă

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

23

Y, dược học cổ truyền

 

Tri thức dân gian truyền thống

Đang bị mai một

 

24

Câu đố

Tơ pui pơ xôh đib o

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

25

Lễ bỏ mã

 

Luật tục

Đang bị mai một

 

26

Sử thi

 

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

27

Bắn trâu bằng nỏ

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

4. Dân tộc Xơ Đăng - Hà Lăng

TT

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Tiếng Ha lăng

 

Tiếng nói, chữ viết

Duy trì

 

2

Lễ trỉa lúa

Chươi

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

3

Lễ ăn lá lúa

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

4

Lễ ăn trâu mừng nhà rông mới

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

5

Nghề dệt

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

6

Rèn truyền thống

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (dùng lò rèn hiện đại)

 

7

Đan lát

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

8

Ẩm thực

 

Tri thức dân gian

Duy trì

 

9

Các làn điệu dân ca

 

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

10

Đàn Ting ning

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

11

Cồng chiêng

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

12

Đàn Kroong Pút

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

13

Câu đố

 

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

14

Truyện cổ

 

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

15

Múa xoang

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

16

Hát ru

 

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

17

Sử thi

 

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

18

Tạc tượng

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

II. Di sản văn hóa phi vật thể của Dân tôc Gia rai (Jrai)

stt

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Tiếng Jrai

 

Tiếng nói, chữ viết

Duy trì

 

2

Lễ cưới truyền thống

 

Tập quán xã hội

Đang bị mai một

 

3

Lễ Tỉa lúa

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

4

Lễ ăn lá lúa

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

5

Lễ ăn lúa mới

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

6

Lễ mừng nhà rông mới

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

7

Lễ Bỏ mả

Pơ thi

Luật tục

Duy trì

 

8

Lễ cúng làng

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

9

Lễ hội ăn trâu

 

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

10

Đan lát

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

11

Dệt thổ cẩm

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

12

Rèn truyền thống

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (lò rèn hiện đại)

 

13

Tạc tượng

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

14

Ẩm thực

 

Tri thức dân gian

Duy trì

 

15

Múa xoang

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Những làng có Cồng chiêng còn duy trì

 

16

Các làn điệu dân ca

 

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

17

Đàn Ting ning

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

18

Cồng chiêng

Ching guông

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

19

Đàn đá

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

20

Đàn Trưng

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

21

Hát kể sử thi

 

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

III. Di sản văn hóa phi vật thể Dân tc Rơ Măm

stt

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Tiếng Rơ mâm

 

Tiếng nói, chữ viết

Duy trì

 

2

Lễ mừng lúa mới

Et Nhu

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

3

Lễ hội ăn trâu

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

4

Lễ trỉa lúa

Et Choi

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

5

Lễ phát rẫy

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

6

Lễ ăn lá lúa

Et Arah

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

7

Lễ mở kho lúa

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

8

Lễ cúng làng

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

9

Lễ cưới truyền thống

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

10

Rèn truyền thống

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (dùng lò rèn hiện đại)

 

11

Đan lát

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

12

Đẽo thuyền độc mộc

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

13

Ẩm thực

 

Tri thức dân gian

Duy trì

 

14

Các làn điệu dân ca

 

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

15

Đàn Ting ning

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

16

Cồng chiêng

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

17

Đàn Trưng

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

18

Câu đố

 

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

19

Truyện cổ

 

Ngữ văn dân gian

Bị mai một

 

20

Múa xoang

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

21

Hát ru

 

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

22

Y, dược học cổ truyền

 

Tri thức dân gian truyền thống

Đang bị mai một

 

IV. Di sản văn hóa phi vật th dân tc Ba Na

1. Dân tộc Ba Na

Stt

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Tiếng Bah Nar

BahNar

Tiếng nói, chữ viết

Duy trì

 

2

Lễ cúng nước giọt

 

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

3

Lễ ăn lúa mới

Ét sa ba nao

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

4

Dệt thổ cẩm

Tang

Nghề thủ công truyền thống

Đang bị mai một

 

5

Rèn truyền thống

Tơ nêm

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (dùng lò rèn hiện đại)

 

6

Đan lát

Tan

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

7

Ẩm thực

Kơ chĭ

Tri thức dân gian

Duy trì

 

8

Các làn điệu dân ca

Ding Ding, Rơ nghề, a nhông...

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

9

Đàn Ting ning

Ting ning

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

10

Cồng chiêng

Ching goong

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

11

Câu đố

Pơ đă

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

12

Truyện cổ

Hơ ‘mon

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

13

Hát ru

Lông oh

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

14

Sử thi

Hri

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

15

Y, dược học cổ truyền

 

Tri thức dân gian truyền thống

Đang bị mai một

 

16

Tạc tượng

 

Ngành nghề thủ công truyền thống

Đang bị mai một

 

17

Đẽo thuyền độc mộc

 

Ngành nghề thủ công truyền thống.

Đang bị mai một

 

2. Dân tộc Bah Nar - Jơ Lâng

stt

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Tiếng Bah Nar

Jơ Lâng

Tiếng nói, chữ viết

Duy trì

 

2

Lễ mừng sinh

Hlôm đon

Lễ hội truyền Thống

Duy trì

 

3

Lễ đâm trâu

X'trang

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

4

Lễ Ét dong (Tết con dúi)

Et Ding Dieng

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

5

Lễ tah

Ét Tah

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

6

Lễ Xuống giống

Tơ Nhur hơ drech

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

7

Lễ đuổi tà ma

Jieng dớt

 

Đang bị mai một

 

8

Lễ cưới truyền thống

chărơihkơ ding

Tập tục

Duy trì

 

9

Lễ bỏ mả

Pơ thi A tâu

Tập tục

Duy trì

 

10

Lễ cúng nước giọt

Ŭ đrô klang ta

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

11

Lễ tết truyền thống

Et Ple

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

12

Lễ trỉa lúa

Ŭ đrô choi

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

13

Lễ ăn lá lúa

Ŭ đrô ră

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

14

Lễ ăn lúa mới

Ét sa ba nao

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

15

Lễ mở kho lúa

Ŭ đrô nhur

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

16

Đan lát

Tan

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

17

Dệt thỗ cẩm

Tang

Nghề thủ công truyền thống

Đang bị mai một

 

18

Rèn truyền thống

Tơ nêm

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (dùng lò rèn hiện đại)

 

19

Nghề làm gốm

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

20

ẩm thực

Kơ chĭ

Tri thức dân gian

Duy trì

 

21

Các làn điệu dân ca

Ding Ding, Rơ nghề, a nhông...

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

22

Đàn Ting ning

Ting ning

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

23

Cồng chiêng

Ching goong

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

24

Đàn klong pút

Ding but

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bi mai một

 

25

Đàn tơ rưng

Tơh tơng, glơng glât

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

26

Câu đố

Pơ đă

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

27

Truyện cổ

Hơ ‘mon

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

28

Hát ru

Lông oh

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

29

Sử thi

Hri

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

30

Y, dược học cổ truyền

 

Tri thức dân gian truyền thống

Đang bị mai một

 

31

Sử thi

Hơ mon

Ngữ văn dân gian

Bị mai một

 

3. Dân tộc Bah Nar - Rơ Ngao

stt

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Tiếng Bah Nar

Rơ ngao

Tiếng nói, chữ viết

Duy trì

 

2

Lễ đâm trâu

X'trăng

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

3

Lễ cúng nước giọt

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

4

Lễ ăn lúa mới

Ét sa ba nao

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

5

Lễ bỏ mả

Pơ thi A Tâu

Luật tục

Đang bị mai một

 

6

Dệt thổ cẩm

Tang

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

7

Rèn truyền thống

Tơ nêm

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (dùng lò rèn hiện đại)

 

8

Đan lát

Tan

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

9

Tạc tượng

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

10

Đẽo thuyền độc mộc

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

11

Ẩm thực

Kơ chĭ

Tri thức dân gian

Duy trì

 

12

Các làn điệu dân ca

Ding Ding, Rơ nghề, a nhông...

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

13

Đàn Ting ning

Ting ning

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

14

Cồng chiêng

Ching goong

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

15

Đàn klong pút

Ding but

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

16

Câu đố

Pơ đă

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

17

Truyện cổ

Hơ ‘mon

Ngữ văn dân gian

Bị mai một

 

18

Hát ru

Lông oh

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

19

Sử thi

Hri

Ngữ văn dân gian

Duy trì

 

20

Y, dược học cổ truyền

 

Tri thức dân gian truyền thống

Đang bị mai một

 

V. Di sản văn hóa phi vật thể Dân tc Giẻ - Triêng

Stt

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Tiếng Giẻ

Giẻ

Tiếng nói, chữ viết

Duy trì

 

2

Lễ cúng nước giọt

 

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

3

Lễ ăn lúa mới

Ét sa ba nao

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

4

Dệt thổ cẩm

Tang

Nghề thủ công truyền thống

Đang bị mai một

 

5

Rèn truyền thống

Tơ nêm

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì (dùng lò rèn hiện đại)

 

6

Đan lát

 

Nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

7

Ẩm thực

Kơ chĭ

Tri thức dân gian

Duy trì

 

8

Các làn điệu dân ca

Ding Ding, Rơ nghề, a nhông...

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

9

Đàn Ting ning

Ting ning

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

10

Cồng chiêng

Ching goong

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

11

Câu đố

Pơ đă

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

12

Truyện cổ

Hơ ‘mon

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

13

Hát ru

Lông oh

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

14

Sử thi

Hri

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

15

Y, dược học cổ truyền

 

Tri thức dân gian truyền thống

Đang bị mai một

 

VI. Danh mc di sản văn hóa phi vật thể dân tc B'râu

stt

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Dệt thổ cẩm

 

 

Đang bị mai một

 

2

Đan lát

 

 

Duy trì

 

3

Bho

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Mất hẳn

 

4

Lễ thả lúa giống vào đất

 

Lễ hội truyền thống

Duy trì

 

5

Cồng chiêng

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

6

Lễ Kêu gọi thần lúa khắp nơi trên đất nước về rẫy mình

Bon chek

 

Đang bị mai một

 

7

Lễ Kiêng làng

Bon xơ ruk

Tập quán xã hội

Đang bị mai một

 

8

Hát Dân ca

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Đang bị mai một

 

9

Nghề rèn

 

Ngành nghề thủ công truyền thống.

Mất hẳn

 

10

Tục dựng nhà cho con gái mới lớn.

H’nam Đook.

Tập quán xã hội

Mất hẳn

 

11

Lễ hội đâm trâu.

 

Lễ hội truyền thống.

Đang bị mai một

 

VII. Danh mc di sản văn hóa phi vật thể dân tc H'rê

ST T

Tên gọi

Tên gọi địa phương

Loại hình

Hiện trạng

Ghi chú

1

Tết của dân tộc H'rê

 

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

2

Lễ trỉa lúa

 

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

3

Đan lát

 

Ngành nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

4

Tạc tượng

 

Ngành nghề thủ công truyền thống

Duy trì

 

5

Lễ làm chuồng trâu

 

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

6

Lễ mừng lúa mới

 

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

7

Múa xoang

A xoang,

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Những làng có Cồng chiêng còn duy trì

 

8

Lễ ăn trâu của dân tộc H'rê

 

Lễ hội truyền thống

Đang bị mai một

 

9

Đàn Brăng

Ting ning

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Đang bị mai một

 

10

Cồng chiêng

Ching goong

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Duy trì

 

11

Truyện cổ

 

Ngữ văn dân gian

Đang bị mai một

 

Phụ lục 02: Danh sách di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh đã được các cấp xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt.

1. Di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt

STT

Di tích

Huyện, thành phố

Số quyết định

Ghi chú

01

Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn-Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum

QĐ số 2383/QĐ-TTg, 09/12/2013

Di tích quốc gia đặc biệt

02

Di tích lịch sử Địa Điểm Chiến thắng Đăk Tô- Tân Cảnh

Thị trấn Đăk Tô- huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

QĐ số 2499/QĐ-TTg, 22/12/2016

Di tích quốc gia đặc biệt

03

Di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049

Xã Rờ Kơi và xã Ho Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 18/01/2022

Di tích quốc gia đặc biệt

2. Di tích cấp quốc gia

STT

Di tích

Huyện, thành phố

Số quyết định

Ghi chú

01

Di tích lịch sử Ngục Kon Tum

P. Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

QĐ số -1288/QĐ- VHTT, 16/11/1988

Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

02

Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei

Xã DĐăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

QĐ số 2307/ QĐ- VHTT, 30/12/1991

Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

03

Di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen.

Thị trấn Măng Đen, huyện Kon Long, tỉnh Kon Tum

QĐ số 06/QĐ- BVHTT, 13/4/2000

Di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia.

04

Di tích lịch sử Chiến thắng Plei Kần

Thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

QĐ số 06/QĐ- BVHTT, 13/4/2000

Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

3. Di tích xếp hạng cp tỉnh

STT

Di tích

Huyện, thành phố

Số quyết định

Ghi chú

1

Di tích lịch sử Khu Chứng Tích Kon Hring

Xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

QĐ số 336/QĐ- UB, 17/5/2002

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

2

Di tích lịch sử cách mạng: Điểm cao 601.

Xã Đăk La, huyện Đăk Hà, tỉnh Khon Tum

QĐ số: 754/QĐ-UB, 21/7/2003

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

3

Di tích lịch sử cách mạng: Căn Cứ Kháng Chiến Đăk Ui.

Xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Khon Tum

QĐ số: 60/QĐ-UB 24/1/2005

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

4

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến thắng Măng Bút.

Xã Măng Búk, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

QĐ số 06/QĐ- VHTT, 20/6/2006

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

5

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến thắng Đăk Pét

Thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

QĐ số: 23/QĐ-UBND, 20/6/2006

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

6

Di tích lịch sử Cách mạng Căn Cứ Tỉnh ủy Kon Tum

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

QĐ số 761/QĐ-UB, 02/8/2007

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

7

Di tích lịch sử - Văn hóa Đình Trung Lương

Phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

QĐ số 771/QĐ-UB, 3/8/2007

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

8

Di tích lịch sử văn hóa Đình võ Lâm

Phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

QĐ Số 770/QĐ-UB 3/8/2007

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

9

Di tích lịch sử văn hóa Chùa Tổ Dình Bác Ái

Phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

QĐ số 11/QĐ- CTUB, 8/1/2009

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

10

Di tích lịch sử cách mạng: Căn cứ Huyện ủy H16

Xã Đăk Kôi, huyện Kon Ray, tỉnh Kon Tum

QĐsố 199/QĐ-UBND, 1/6/2009

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

11

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến thắng Đồn Kon Braih.

Xã Đăk Ruồng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

QĐ số 198/QĐ- UB, 1/6/2009

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

12

Di tích lịch sử cách mạng Căn Cứ Trung Tín

Phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum

QĐ 291/QĐ-UBND, 24/4/2013

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

13

Di tích lịch sử- Văn hóa Chùa Trung Khánh

Phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

QĐ số 290/QĐ-UBND, 24/4/2013

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

14

Di tích lịch sử Cách mạng Chiến thắng Đăk Seang

Làng Đăk Răng, Xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

QĐ số 1320/QĐ-UBND,7/11/2011

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

15

Di tích lịch sử cách mạng điểm cao 995 Chu Tan Kra

Xã Ya Xier, huyện Sa Thầy, Kon Tum

QĐ số 495/QĐ-UBND, 10/7/2013

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

16

Di tích lịch sử Chiến Thắng Kleng

Thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

QĐ số 488/QĐ-UBND, 20/8/2015

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

17

Di tích lịch sử Kháng Chiến Xốp Dùi

Xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

QĐ số 487/QĐ-UBND, 20/8/2015

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

18

Di tích lịch sử Phân xưởng luyện gang C13 - Quân giới Khu V

Xã Đăk Kôi, huyện Kon Rầy, tỉnh Kon Tum

QĐ 368/QĐ-UBND ngày 11/7/2017

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

19

Di tích lịch sử Căn cứ Huyện ủy H29

Xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

QĐ 795/QĐ-UBND ngày 28/10/2019

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

20

Di tích Chiến thắng Đăk Tô 1967 và điểm cao 875 lịch sử

xã Sa Loong huyện ngọc hồi, tỉnh Kon Tum

QĐ 45/QĐ-UBND ngày 26/01/2022

Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

Phục lục 3: Danh sách các điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận.

TT

Tên điểm du lịch cộng đồng

Địa chỉ

S QĐCN

Ghi chú

01

Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu

xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum;

Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 28/5/2020 về việc công nhận các điểm du lịch

 

02

Làng du lịch cộng đồng Kon Klor

phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum;

03

Điểm du lịch A Biu

xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

04

Điểm du lịch Hồ Đam Bri

thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum;

Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 6/2/2020 về việc công nhận các điểm du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông

 

05

Điểm du lịch Thác Pa Sỹ

thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

06

Điểm du lịch sinh thái Êban Farm

thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

07

Điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm

thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

08

Điểm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch Kon Pring

thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

09

Điểm du lịch Nhà máy Rượu Vang Sim, Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơn

thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

QĐ số 1014/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 về việc công nhận điểm du lịch Nhà máy Rượu Vang Sim, Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơn.

 

10

Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi

thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum;

Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 11/5/2020 về việc công nhận điểm du lịch

 

Phụ lục 4. Các điểm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

TT

Tên làng hoặc địa điểm dự kiến phát triển du lịch cộng đồng

Địa chỉ (thôn, xã, huyện)

Thông tin cơ bản Diện tích, dân số hoặc lao động, đặc điểm văn hóa, làng nghề truyền thống...(tóm tắt)

Ghi chú

I

UBND huyện Đăk Glei

(Kèm theo Công văn số 586/UBND- VHTT ngày 05 tháng 4 năm 2022)

01

- Dự án du lịch sinh thái Thác Chè, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum.

- Nằm ở phía Tây thôn Măng khên, xã Đăk Man, cách trung tâm xã 2 Km về phía Bắc, cách trung tâm huyện Đăk Glei 23 Km về phía Bắc

Thôn Măng khênh, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei

- Toàn xã có 03 thôn, 398 hộ với 1.398 người; trong đó: 378 hộ với 1.363 người dân tộc thiểu số, chiếm 97,49%. Trong đó thôn Măng khên có 175 hộ.

- Quy mô: Khoảng 10 ha - Khả năng cung ứng lao động cho dự án: Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã là 868 người, trong đó đã qua đào tạo là 176 người.

- Trên địa bàn người dân có các sản phẩm truyền thống như thịt gác bếp, cá chua, rượu ghè, sản phẩm đan lát như gùi, ngoài ra còn sản phẩm từ rừng như mật ong rừng, rau rừng... thuận lợi cho kinh doanh trong du lịch

 

02

- Dự án du lịch sinh thái thác Đăk Ruồi, thôn Đăk Tung, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

- Thôn Đăk Tung, Thị trấn Đak Glei, huyện Đăk Glei

- Trên địa bàn thị trấn có 9/9 thôn với 6.899 hộ, 1.843 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 1.169 hộ chiếm 63,42%. Trong đó thôn Đăk - Tung có 156 hộ.

- Diện tích 9.324 ha

- Tổng số người trong độ tuổi lao động 3.501 chiếm 50,74%.

- Trên địa bàn người dân có các sản phẩm truyền thống như: cá chua, lá mí chua, cá suối, rượu cần, măng chua, ngoài ra còn có sản phẩm từ rừng, rau rừng, mật ong, thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch.

 

II

UBND huyện Ia H’Drai

(Kèm theo Công văn số 169/PGDDT-VH ngày 28 tháng 3 năm 2022)

01

Điểm du lịch sinh thái “Làng chài”

Thôn 07, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai

- Diện tích quy hoạch: khoảng 59 ha; có 28 hộ dân sinh sống.

- Thuyết minh về tài nguyên tóm tắt: Tìm hiểu văn hóa của ngư dân sinh sống trên lòng hồ thưởng thức ẩm thực đặc sắc với nguyên liệu là nguồn thủy sản phong phú của lòng hồ thủy điện (trong đó có nhiều loại đặc sản). Đi Xuồng máy, Ca nô tham quan cảnh đẹp lòng hồ thủy điện Sê San 4 (đặc biệt là vào thời điểm Bình Minh và Hoàng hôn trên lòng hồ). Phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa, ẩm thực Lòng hồ thủy điện Sê San 04.

 

02

Điểm du lịch tâm linh Chùa, Hồ Chứa nước số 01

Thôn 01, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai

Diện tích quy hoạch: khoảng 30 ha (Héc ta).

- Thuyết minh về tài nguyên tóm tắt: Du lịch tâm linh tìm hiểu về lịch sử phát triển, kến trúc, văn hóa đạo phật của Việt Nam kết hợp tham quan khu Trung tâm hành chính huyện tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của huyện Ia H’Drai.

 

03

Điểm du lịch sinh thái “Thác 7 tầng”

Thôn 02, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai

Diện tích quy hoạch: khoảng 88.3 ha.

- Thuyết minh về tài nguyên tóm tắt: Tham quan cảnh đẹp thác 7 tầng trải nghiệm chinh phục các ngọn thác và tìm hiểu đa dạng sinh học của rừng mưa nhiệt đới. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, Teambuilding,. ..Phát triển du lịch sinh thái rừng và các loại hình du lịch nghiên cứu, khám phá, phiêu lưu, mạo hiểm,...

 

04

Điểm du lịch văn hóa “Làng văn hóa dân tộc Thái”

Thôn 4, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai

Diện tích quy hoạch: khoảng 31.4 ha. - Thuyết minh về tài nguyên tóm tắt: Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Thái trên quê hương Ia H’Drai, thưởng thức văn hóa ẩm thực, nghệ thuật dân gian và trải nghiệm giao lưu văn hóa với người dân địa phương. Tham quan cảnh đẹp, tìm hiểu đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới. Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử kết hợp với trải nghiệm tham quan đường biên giới, cột mốc và sinh thái rừng.

 

05

Tham quan điểm dân cư 23, Cửa khẩu phụ Hồ Le.

thôn 7, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai

Diện tích quy hoạch: khoảng 122 ha.

- Thuyết minh về tài nguyên tóm tắt: Tham quan điểm dân cư 32 tìm hiểu đời sống của nhân dân vùng biên cương tổ quốc, tham quan cột mốc và đường biên giới Việt Nam - Campuchia. Tìm hiểu di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh và tình hữu nghị giữa hai nước.

 

III

UBND huyện Ngọc Hồi

(Kèm theo Công văn số 47/CV-VHTT ngày 01 tháng 4 năm 2022)

01

Làng Đắk Răng - xã Đắk Dục

Làng Đắk Răng - xã Đắk Dục - huyện Ngọc Hồi

1. Diện tích: 87.786m2

2. Dân số: có 110 hộ dân với 346 nhân khẩu.

3. Đặc điểm văn hóa:

- Làng Đắk Răng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của dân tộc Dẻ Triêng..

- Có nghề truyền thống: Đan lát, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ.

- Một số nhạc cụ đặc trưng: Đinh Tút, kèn, Chiêng Sum, chiêng ba, bin, ta lun...

- Lễ hội: Mừng lúa mới (tháng 11); Ăn than (tháng 12).

- Đội nghệ nhân thường xuyên tập luyện và có phong cách biểu diễn ấn tượng, được đi biểu diễn ở nhiều nơi trong nước.

 

02

Làng Đắk Mế - xã Pờ Y

Làng Đắk Mế - xã Pờ Y - huyện Ngọc Hồi

1. Diện tích:

2. Dân số: Đắk Mế có 156 hộ dân với 499 nhân khẩu.

3. Đặc điểm văn hóa:

Làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi nằm cách thị trấn PleiKần, huyện Ngọc Hồi chừng 15km, trên đường Quốc lộ 40, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc B’Râu.

Dân tộc BRâu có truyền thống văn hóa độc đáo, thể hiện ở các phong tục như hôn nhân, ma chay, các loại hình nhạc cụ, âm nhạc, nhà rông truyền thống, nghệ thuật dân gian...

Các nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Brâu có cồng và chiêng gồm nhiều loại khác nhau. Đặc biệt có bộ Chiêng tha, gồm hai chiếc (chiêng vợ và chiêng chồng), là một biểu tượng tinh thần, quyền uy tối linh trong đời sống cộng đồng thông qua sinh hoạt lễ hội.

Người Brâu quan niệm về tôn giáo, tín ngưỡng: vạn vật hữu linh, đa thần giáo. Do vậy, trong đời sống và canh tác có nhiều lễ cúng bái với mục đích cầu mùa, cầu an, tránh rủi ro cho cá nhân và cộng đồng. Lễ hội: lễ gieo mạ, lễ cho Tha ăn, Lễ hội mừng lúa mới và đóng cửa kho lúa...

 

IV

UBND huyện Sa Thầy

(Kèm theo Công văn số 28/UBND-VHTT ngày 05 tháng 4 năm 2022)

01

Làng Bar gốc

Xã Sa Sơn

- DT: 261 ha; dân số 650 khẩu/182 hộ; có 100 % dân số là người dân tộc Gia Rai.

- Làng hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, khá toàn diện các loại hình văn hóa: về kiến trúc nhà sàn, nhà rông; bến nước; duy trì các lễ hội truyền thống như: Cúng mừng nhà Rông mới; Cầu an; Cồng chiêng, xoang; đan lát; dệt thổ cẩm; chế tác nhạc cụ truyền thống: đàn Trưng, k’ní, đinh Pâng...

 

02

Làng Điệp Lôk

Xã Ya Tăng

- DT: 332 ha; dân số 288 lao động trong độ tuổi.

- Dân tộc Gia- Rai; hiện còn duy trì các lễ hội truyền thống như: Cúng mừng nhà Rông mới; mừng lúa mới; Cồng chiêng, xoang; đan lát; dệt thổ cẩm; rượu cần;...

 

03

Làng Chờ

Xã Ya Ly

- DT: 565 ha; dân số 315 khẩu/84 hộ.

- Dân tộc Gia- Rai; hiện còn duy trì các lễ hội truyền thống như: Mừng nhà Rông mới; cầu an; mừng lúa mới; Cồng chiêng, xoang; đan lát; dệt thổ cẩm; rượu cần; đánh bắt cá trên hồ thủy điện bằng phương pháp thủ công truyền thống;...

 

04

Di chỉ khảo cổ học Lung Leng

Thôn Bình Loong, xã Sa Binh

- DT: 326 ha; dân số 279 khẩu/56 hộ.

- Dân tộc Gia- Rai; hiện còn duy trì các lễ hội truyền thống như: Mừng nhà Rông mới; Bỏ ma; Cồng chiêng, xoang; Chế tác và sử dụng thuyền độc mộc; dệt thổ cẩm; rượu cần; đánh bắt cá trên hồ thủy điện bằng phương pháp thủ công truyền thống;...

 

05

Thôn Đăk Tân

Xã Sa Nghĩa

- Dân số 683 khẩu/141 hộ.

- Dân tộc Ba Na (Rơ Ngao); duy trì nghề đánh cá cá lòng hồ; vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển du lịch trải nghiệm lòng hồ thủy điện Plei Kroong;...

 

06

Thôn Đăk Wơk Yốp

Xã Hơ Moong

- DT: 32 ha; dân số 543 khẩu.

- Dân tộc Ba Na (Rơ Ngao); hiện còn duy trì các lễ hội truyền thống như: Lễ cúng bến nước; nghề đan lát; dệt thổ cẩm; đánh bắt cá;....vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển du lịch trải nghiệm lòng hồ thủy điện Plei Kroong;...

 

07

Thôn Đăk Đe

Xã Rơ Kơi

- DT: 527 ha; dân số 882 khẩu/196 hộ.

- Dân tộc Xơ Đăng (Ha Lăng); hiện còn duy trì các lễ hội truyền thống như: Mừng nhà Rông mới; Bỏ ma; Cồng chiêng, xoang và đặc biệt là Chiêu; duy trì nghề đan lát; dệt thổ cẩm; rượu cần; các món ăn truyền thống như cơm lam, thịt nướng, muối é;...Chế tác nhạc cụ truyền thống đàn T’rung, k’ní, đinh Pâng, kroong Put, sáo,...Vị trí của làng ngay sát vườn quốc gia Chư Mom Ray, rất thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

 

08

Điểm cao 1015 (Charlie)

Xã Rơ Kơi

Di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049, huyện Sa Thầy và huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum bổ sung vào di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh.

 

09

HTX Thái Thanh

Thôn Đăk Tang, xã Rơ Kơi

Có trang trại trồng cây ăn trái như bưởi. Mít, sầu riêng, ổi,...được công nhận là sản phẩm Ocop đạt 3 sao cấp huyện.

 

10

Làng Le

Xã Mô Rai

- Dân số: 500 người.

- Làng dân tộc Rơ Măm. Hiện còn duy trì các lễ hội truyền thống như: Mừng nhà Rông mới; cúng chuồng bò; Cồng chiêng, xoang; duy trì nghề đan lát; dệt thổ cẩm; rượu cần; các món ăn truyền thống như cơm lam, thịt nướng, muối é;...Đặc biệt có suối nước nóng (diện tích khoảng 02 ha).

 

11

Thác Bảy tầng

Làng Rẽ, xã Mô Rai

- Diện tích: khoảng 2 ha.

- Thác nằm gần Tỉnh lộ 674. Cảnh quan kỳ vĩ; rất thuận lợi phát triển du lịch.

 

12

DTLS Điểm cao 995- Chư Tan Kra

Thôn Thanh Xuân, xã Ia Xier

Công trình được xây dựng trên diện tích 3 héc- ta, gồm quần thể khu tưởng niệm, nhà bia, sân hành lễ, phù điêu, khu nghĩa trang, nhà văn hóa đón tiếp khách và thân nhân liệt sỹ cùng hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ. Điều đặc biệt là hầu hết vật liệu xây dựng đều được chuyển từ Thủ đô Hà Nội vào đây, mỗi viên gạch, tảng đá,...như một lời tri ân đối với các anh hùng liệt sỹ. UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành quyết định số 495 xếp hạng điểm cao 995- Chư Tan Kra là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

 

V

UBND thành phố Kon Tum

(Kèm theo Công văn số 308/CV-VHTT ngày 31 tháng 3 năm 2022)

01

Làng du lịch cộng đồng thôn Kroong ktu.

Thôn Kroong ktu, xã Kroong, Thành phố Kon Tum

Diện tích là: 393,24 ha, Dân số: 174 hộ,797 khẩu có ngã 3 sông (Đắk Bla, Pô kô, Sê san); Là dân tộc Rơ Ngao, văn hóa Cồng chiêng, có một số nghệ nhân dệt thổ cẩm, nấu rượu cần, đan gùi..

 

02

Thôn Yang Roong

Thôn Yang Roong, xã Đăk Cấm

Du lịch sinh thái từ tiềm năng khu rừng tụ nhiên (7,8ha), đầu thôn 7 (Yang Roong) xã Đăk Cấm, đồng thời mang lại lợi ích cho Sinh thái, góp phần giảm nghèo và tạo môi trường thuận lợi cho người dân xã Đăk Cấm nói chung và người DTTS nói riêng trong tham gia phát triển kinh tế xã hội

 

03

Thôn Kon Hơngo Kơtu

Thôn Kon Hơngo Kơtu Xã Vinh Quang

Diện tích là: 60 ha, trong đó có 19.0 ha đất ở nông thôn. Dân số có 347 hộ, 1.756 nhân khẩu, trong đó người ĐBTTTS chiếm tỷ lệ 100% dân số của thôn.

Nhân dân trên địa bàn thôn vẫn duy trì một số nghề truyền thống, như: Dệt thổ cẩm; đan lát, nấu rượu ghè... Duy trì các Lễ hội truyền thống, như: Lễ mừng nhà Rông mới; Lễ kết đắng; Lễ Bổn mạng...

 

 

04

Làng Pleitrum

Thôn Pleitrum - Đăkchoah, phường Ngô Mây

Diện tích: 10ha; dân số: 750 người.

 

05

Làng du lịch thôn Plei KLech

Thôn Plei Klech, xã Ngọc Bay

Diện tích: 459,39 ha, Dân số có 244 hộ; có 1.111 nhân khẩu

 

06

Làng du lịch thôn Plei Weh

Thôn Plei Weh, xã Ia Chim

Diện tích: 200ha, hơn 50 người lao động, lễ hội Cồng chiêng múa xoang, dệt thổ cầm, đan lát, nhà sàn và nhà mồ

 

07

Du lịch sinh thái lòng hồ Ia Ly và du lịch tâm linh gắn với khu làng du lịch cộng đồng tại thôn Plei Weh

 

Diện tích: 400ha, hơn 100 người lao động, Văn hóa theo phong tục tập quán của người dân tộc Gia Rai xã Ia Chim; khu rừng sinh thái và lòng hồ Ya Ly, du thuyền và nhà chùa du lịch tâm linh

 

08

TDP 1

Phường Trần Hưng Đạo

Hình thành khu du lịch sinh thái vùng rau an toàn với diện tích khoảng 6ha (15 hộ đang sản xuất)

 

09

TDP 5

 

Hình thành khu du lịch trồng cây ăn trái với diện tích khoảng 7ha (07 hộ trồng cây ăn trái)

 

10

Thôn Kon Hra Ktu Chưhreng

Thôn Kon Hra Ktu, xã Chưhreng

Dân số 650 người, 168 hộ; đa số là người ĐBDTTS (bana) sinh sống

 

11

Thôn Kon Tum Kơ Nâm

Phường Thống Nhất

Tống diện tích đất tự nhiên là: 86 ha; trong đó đất nông nghiệp của thôn 80 ha, đất phi nông nghiệp: 06 ha. Dân số trên địa bàn thôn có 230 hộ/1119 khẩu, (trong đó đồng bào DTTS có 226/1098 khẩu). Thôn có 01 Nhà Rông Văn hóa; 01 Giọt nước

 

12

Thôn Jơ Drợp

Xã Đak Năng

Diện tích đất tự nhiên: 609,4 ha; Dân số có 330 hộ; 1.559 nhân khẩu, trong đó người đồng bào chiếm tỷ lệ 99% dân số của thôn. Hiện thôn có 01 Nhà rông văn hóa nằm ngay trung tâm thôn. Nhân dân trên địa bàn thôn vẫn duy trì một số nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, làm rượu ghè, đánh bắt thủy sản trên dòng sông Đak Bla. Chế tác đàn Đá, đàn Tơ Rưng (Hộ ông: A Khít) Lễ hội cồng, Chiêng...múa xoang

 

Phục lục 5: Danh sách doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân tham gia đầu tư trực tiếp vào phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

TT

Doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân tham gia đầu tư trực tiếp

Điểm du lịch cộng đồng

Ghi chú

01

Câu lạc bộ Thái Dương

Làng du lịch cộng đồng Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

 

02

Hộ kinh doanh A Kâm (Hnam Gya homestay)

Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

 

03

Hộ kinh doanh Juna’s homestay

04

Hộ kinh doanh A Hung

05

Hộ kinh doanh Y Thúy

06

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Bích Ngọc

07

Hộ kinh doanh A Đưn

08

Công ty TNHH MTV Du lịch Măng Đen Đại Ngàn

Điểm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch Kon Pring, thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

 

09

Công ty cổ phần thực phẩm Bazana

Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi, thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

 

Phụ lục 6: Thực trạng về không gian du lịch; về dịch vụ du lịch; Sản phẩm du lịch phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

TT

Nội dung

Tổng cộng

Huyện Đăk Glei: Dự án du lịch sinh thái Thác Chè Thôn Măng khênh, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei; Dự án du lịch sinh thái thác Đăk Ruồi Thôn Đăk Tung, Thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei

Huyện Đăk Hà: Thôn Long Loi

1

Về không gian du lịch, cảnh quan tự nhiên. (Khái quát;)

Thác chè cách trung tâm xã 1,5 km, nằm trên quốc lộ 14 là điểm du lịch hoang sơ nhưng không kém phần vẻ đẹp hùng vĩ, là điểm hấp dẫn tiềm năng phát triển du lịch của xã thuận lợi trong việc tham quan, là điểm dừng chân của tất cả khách du khách qua địa bàn xã; Thác Đăk Ruồi cách trung tâm thị trấn 10km là điểm du lịch hoang sơ cảnh quan thiên nhiên trong lành, thoáng mát, tạo nên sự mạnh mẽ và vẻ đẹp tự nhiên là điểm hấp dẫn tiềm năng du lịch của thị trấn thuận lợi trong việc tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước.

Thôn Kon Trang Long Loi nằm cách trung tâm huyện khoảng 2 km với 135 hộ, 861 khẩu, chủ yếu là dân tộc Bana Rơ Ngao. Với nét đặc thù riêng về kiến trúc của một làng người dân tộc thiểu số nằm ven sông Pô Kô trước đây (nay là lòng hồ thủy điện Plêi Krông) cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống của người dân tộc Bana được bà con Nhân dân lưu giữ, bảo tồn như: trang phục truyền thống, các lễ hội, ẩm thực, nghề truyền thống, chế tác và biểu diễn nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật Cồng chiêng xoang, hát dân ca, hát kể sử thi... thôn Kon Trang Long Loi đã và đang thu hút phát triển du lịch về trải nghiệm di sản văn hóa dân tộc thiểu số.

2

Về dịch vụ du lịch; dịch vụ lữ hành, lưu trú, ẩm thực, mua sắm, vui chơi, giải trí, vận chuyển, dịch vụ khác..

Số hộ tham gia là 752

 

3

Sản phẩm du lịch

 

 

-

Tìm hiểu văn hóa bản địa: tham gia các Hoạt động sinh hoạt với người dân trong làng

 

 

-

Trải nghiệm cuộc sống với bà con địa phương: Chèo thuyền, đan lát, dệt thổ cẩm, đẽo tượng, làm rượu cần, giã gạo...

Đan lát, giã gạo, Làm rượu cần, lá mì chua, cá chua, măng chua

Chèo thuyền, đan lát, dệt thổ cẩm, đẽo tượng, làm rượu cần, giã gạo...

-

Thăm các hộ dân làm nghề truyền thống trong làng: Dệt thổ cẩm, làm rượu cần, giã gạo...

 

Dệt thổ cẩm, làm rượu cần, giã gạo...

-

Mua sắm sản phẩm đặc sản của địa phương, quà lưu niệm.

 

Thổ cẩm, các sản phẩm đan lát, tượng, mô hình nhà rông, rượu cần

-

Xem và giao lưu văn nghệ Cồng chiêng:

 

Cồng chiêng xoang

4

Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

 

Tổ hợp tác có 35 người và 03 Nghệ nhân và nhân dân trong thôn Long Loi.

-

Dịch vụ lữ hành

 

 

-

Lưu trú

 

 

-

Ẩm thực

 

 

-

Mua sắm

 

 

-

Vui chơi

 

 

-

Giải trí

 

 

-

Vận chuyển

 

 

-

Dịch vụ khác....

 

 

7

Thực trạng về Đặc điểm cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn

Thuận lợi: Nằm trong quốc lộ 14, thuận lợi trong việc thăm quan, nghỉ ngơi của khách du lịch; vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ, thơ mộng là điểm nhấn cho khách du lịch khám phá; Khó khăn: Chưa thu hút được nhà đầu tư để phát triển điểm du lịch cộng đồng. Cơ sở vật chất hạ tầng chưa đảm bảo

Cấu trúc nhà rông truyền thống, Không gian văn hóa Cồng chiêng, Lễ hội truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Các nghề truyền thống, Ẩm thực truyền thống, Các câu lạc bộ văn hóa dân gian, Cảnh quan thiên nhiên lòng hồ thủy điện Plây Krông, Đảo hoa

-

Các điểm du lịch cộng đồng

 

 

-

Các điểm du lịch nông thôn

 

 

Phụ lục 7: Đặc điểm dân cư

TT

Tên làng hoặc địa điểm

Tổng cộng

Huyện Đăk Glei: Dự án du lịch sinh thái Thác Chè Thôn Măng khênh, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei; Dự án du lịch sinh thái thác Đăk Ruồi Thôn Đăk Tung, Thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei

Huyện Đăk Hà: Thôn Long Loi

1

Dân số

559 hộ, 2025 khẩu

135 hộ, 810 khẩu

1.1

Dân tộc thiểu số: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ-Triêng, B’râu, Rơ Măm và H Rê

536 hộ, 1932 khẩu

Dân tộc thiểu số: Rơ Ngao: 123 hộ, 767 khẩu

1.2

Dân tộc kinh

23 hộ, 93 khẩu

12 hộ, 43 khẩu

2

Hộ nghèo

80 hộ, 237 khẩu

100 hộ

3

Hộ cận nghèo

125 hộ, 445 khẩu

07 hộ

4

Diện tích sản xuất nông nghiệp

Các loại cây trồng chủ yếu : cây cà phê, cây mì, bời lời, lúa nước

Các loại cây trồng chủ yếu tính trên ha

1778.67 ha

Tổng cộng: 21,7 ha

5

Diện tích đất lâm nghiệp

10.376,11 ha

45 ha

6

Chăn nuôi

1380 con với 349 hộ chăn nuôi

Gia súc, gia cầm, thủy sản chủ yếu;/ 130/135 số hộ có chăn nuôi

7

Vốn vay NHCS

16032 triệu đồng

3 tỷ 560 triệu

8

Số lượng sinh viên đang học ĐH, CĐ, TC

9 người

 

9

Số lượng sv đã tốt nghiệp ĐH, CĐ, TC chưa có việc làm

15 người

 

 

 



(1) Thành phố Kon Tum: 154 thôn, làng, TDP (60 làng đồng bào dân tộc thiểu số (viết tắt là làng)); huyện Đắk Hà: 84 thôn, làng, TDP (có 47 làng); huyện Đắk Tô: 61 thôn, làng, TDP (có 37 làng); huyện Ngọc Hồi: 68 thôn, làng, TDP (có 52 làng); huyện Đắk Glei: 93 thôn, làng (có 93 làng); huyện Tu Mơ Rông: 86 thôn, làng (có 86 làng); huyện Kon Rầy: 49 thôn, làng (có 36 làng); huyện Kon Plông: 76 thôn, làng (có 72 làng); huyện Sa Thầy: 64 thôn, làng (có 41 làng); huyện la H’Drai: 21 thôn, làng (21 làng).

(2) Quyết định 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Kon Plông, Tu Mơ Rông và la H'Drai.

(3) Báo cáo số 37/BC-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 (Số liệu cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

(4) Theo Điều 31.1 của Công ước Liên hiệp quốc có hiệu lực 26 tháng 4 năm 2006; Tổng giám đốc UNESCO ký ngày 04 tháng 11 năm 2008: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên vào danh sách Di văn hóa phi vật thể của Nhân loại.

(5) Thông báo số 369/TB-VPCP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ.

(6) CT DL Sinh thái Miền cao; Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Hải Vân Kon Tum.

(7) XMHH MTV DL Măng Đen Đại Ngàn; CT TNHH MTV Du lịch và Thương mại Đông Dương Travel; Công ty TNHH MTV Du lịch Ngọc Linh Kon Tum; Công ty TNHH MTV du lịch Thảo Nguyên Việt Travel; Làng hồ Tourist.

(8) Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Plei Kần, Chiến thắng Đăk Seang, Chiến thắng Măng Bút, Chiến thắng Kleng, Điểm cao 995 - ChưTanKra, Làng kháng chiến Xốp Dùi, Căn cứ Huyện ủy H16, Chiến thắng Đồn Kon Praih, Căn cứ Trung Tín.

(9) Đình Trung Lương, Chùa Tổ Đình Bác Ái, Chùa Trung Khánh, Đình Võ Lâm.

(10) Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2015 của UBND tỉnh.

(11) Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh.

(12) Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh.

(13) Trong đó Làng Du lịch cộng đồng Vi Ô Lắk, xã Pờ Ê, đang triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 1217/KH-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2019 của UBND huyện Kon Plông về triển khai xây dựng phát triển làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng Vi Ô Lăk, xã Pờ Ê giai đoạn 2019 - 2020.

(14) Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2019 của UBND thành phố Kon Tum về xây dựng làng du lịch cộng đồng thôn Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030.

(15) Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum (theo Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh về việc công nhận các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum).

(16) Điểm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch Kon Pring thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (theo Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh về việc công nhận các điểm du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông).

(17) Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum (theo Quyết định 454/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh về việc công nhận điểm du lịch trên địa bàn huyện Đăk Hà).

(18) Riêng trong năm 2020, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh đã dàn dựng mới; chỉnh sửa và nâng cao 16 chương trình và nhiều tiết mục phù hợp với chủ đề, nội dung chương trình; biểu diễn được 60 buổi (chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm là 60 bui/1 năm). Trong đó số buổi biểu diễn phục vụ quan hệ đối ngoại tại nước ngoài, biểu diễn ngoại tỉnh: 02 buổi; Số buổi biểu diễn phục vụ đón khách nước ngoài, các sự kiện, chương trình, lễ kỷ niệm trong tỉnh: 09; số buổi biểu diễn phục vụ cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới: 49; số lượt người xem: Phục vụ khoảng hơn 65.000 nghìn lượt người xem.

(19) Năm 2018 tham gia với chủ đề “Khát vọng dã quỳ” đạt Huy chương Bạc toàn đoàn, cùng với 4 Huy chương 01 HCV và 03 HCB tại Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tại thành phố Đà Nẵng; Năm 2019: Tham gia Liên hoan Tiếng hát Đường 9 Xanh tại tỉnh Quảng Trị với 12 tiết mục, kết quả đạt được 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc toàn đoàn và 03 huy chương bạc cá nhân, 02 Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Trị, Bằng khen của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam.

(20) Trong 05 năm, đã thực hiện phối hợp với Hội nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật toàn quốc với hơn 200 tác phẩm được chọn; trưng bày 38 ảnh Di sản văn hóa Kon Tum gắn với quốc bảo sâm Ngọc Linh tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; tổ chức 12 đợt trưng bày hình ảnh, tư liệu, bản đồ chuyên đề: Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”; Trưng bày hình ảnh, hiện vật di sản văn hóa cộng đồng các nước ASEAN nhân lễ kỷ niệm 105 năm thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913- 09/02/2018) và 10 năm khánh thành cột mốc biên giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và cặp cửa khẩu phụ quốc tế Bờ Y - Phu Cưa (18/01/2008 - 18/01/2018) với 240 tấm ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh gia Đông Nam Á; 105 hình ảnh về về Văn hóa nghệ thuật của nghệ sĩ Nhiếp ảnh Minh Đức; 52 tượng gỗ dân gian; triển lãm mỹ thuật và nhiếp ảnh tại Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4; Cấp phép 02 Giấy phép xây dựng Tượng đài Nguyễn Trãi và Tượng A di đà.

(21) Ngày 04/5/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1184/KH-UBND về thực hiện chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 87/KH-SVHTTDL ngày 25 tháng 5 năm 2017, chủ yếu là tập trung công tác tuyên truyền, mời gọi, thu hút sự quan tâm của người dân, các nguồn lực đầu tư.

(22) Kế hoạch số 1184/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

(23) Như Nghệ thuật trình diễn dân gian; không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; đồ thủ công mỹ nghệ; du lịch văn hóa sinh thái, tâm linh; nghề dệt thổ cẩm...

(24) Ngày 09 tháng 3 năm 2018, UBND tỉnh có Quyết định số 252/QĐ-UBND về ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018 - 2020 kêu gọi các nhà đầu tư vào các lĩnh vực: Khu du lịch - đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp sân golf; Trung tâm hội chợ triển lãm; Rạp chiếu bóng (thay rạp 17/3); Làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hóa Kon Klor; Cải tạo Công viên 02-9 gắn với dịch vụ vui chơi giải trí và ẩm thực...

(25) Giao lưu các hoạt động văn hóa, văn nghệ với các nước: CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia nhân lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962-05/9/2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2017) tại tỉnh Attapư, SêKông(Lào); tại tỉnh Stung Treng, Vương quốc Capuchia; tổ chức Đoàn nghệ nhân Cồng chiêng dân tộc Rơ Ngao xã Hơ Moong (09 người) tham gia biểu diễn tai Pháp; cử giáo viên sang dạy tiếng việt cho cán bộ, công chức tỉnh Attapư (Lào) và con em Hội người Campuchia gốc Việt tại tỉnh Rattanakiri (Campuchia)...; Trưng bày - triển lãm “di sản văn và Sâm Ngọc Linh Kon Tum - Báu vật đại ngàn” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.

(26) Có 08 đài tiếp sóng trực tiếp: Quảng Trị, Điện Biên, TP HCM, Tây Nguyên và 10 đài thu và phát lại sóng: VTV8, VOV, VOV5 (Đài Tiếng nói Việt Nam - Ban đối ngoại), VOVWorld, Truyền hình du lịch, VOH (Đài tiếng nói TP HCM), Truyền hình Thanh Hóa, Quảng Trị, Điện Biên, TP HCM, các tỉnh Tây Nguyên và 10 đài thu và phát sóng lại; 40 trang báo in, báo mạng (điện tử) và báo của các tỉnh và các Cổng/trang thông tin điện tử các sở, địa phương trong tỉnh đều có đưa tin, hình ảnh.

(27) Đối tượng là các cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý về du lịch, các hộ dân làm du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố Kon Tum.

(28) Đối tượng chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang theo dõi và quản lý công tác du lịch trên địa bàn tỉnh tại các Phòng Văn hóa - Thông tin; Trung tâm Văn hóa - Thông Tin - Thể thao - Du lịch và Truyền thông các huyện, thành phố; cán bộ quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch; Homestay; khu, tuyến điểm du lịch; các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 757/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 757/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/11/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Y Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản