Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 1981 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “BẢN QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHO PHƯỜNG, XÔ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962;
- Để tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ hai về phân công, phân cấp quản lý và kiện toàn cấp phường, xã.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHO PHƯỜNG XÃ
(kèm theo quyết định số 53/QĐ-UB ngày 20 tháng 3 năm 1981 của UBND thành phố)
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 2, tiếp theo Bản quy định về phân công, phân cấp quản lý cho Uỷ ban Nhân dân quận, huyện, Uỷ ban Nhân dân thành phố quy định về phương hướng và nội dung phân công, phân cấp quản lý cho phường, xã như sau:
A). – Vị trí, vai trò của cấp phường, xã:
Phường, xã là cấp cơ sở, là một trong những nơi trực tiếp diễn ra 3 cuộc cách mạng; nơi tổ chức thực hiện cụ thể quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động, nơi sát dân chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, bảo đảm sự nhất trí giữa 3 lợi ích: toàn dân, tập thể và người lao động, nơi xây dựng, bình chọn học tập và nhân các điển hình tiên tiến để xây dựng phường, xã tiên tiến toàn diện; nơi Đảng chánh quyền và quần chúng liên kết thành một cơ cấu chặt chẽ của hệ thống chuyên chính vô sản để hoàn thành mọi nhiệm vụ chánh trị - kinh tế - đời sống, văn hoá – xã hội , an ninh quốc phòng; nơi nắm chắc để huy động sử dụng tốt sức lao động và khả năng tiềm tàng về vốn, vật tư – kỹ thuật nhằm đẩy mạnh sản xuất của cải vật chất cho xã hội; nơi giáo dục bồi dưỡng quần chúng, tập hợp lực lượng tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng, qua phong trào, lựa chọn phát triển đảng viên mới; nơi rèn luyện sàng lọc đội ngũ cán bộ đảng viên, phát hiện nhân tố tích cực để bồi dưỡng, đào tạo lớp cán bộ mới trẻ cho Đảng, chánh quyền và đoàn thể quần chúng.
Phân công, phân cấp cho phường, xã thực chất là giao việc cụ thể để phường, xã cùng với cấp quận, huyện tổ chức thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm mà thành phố phân công, phân cấp cho cấp quận, huyện. Phân công, phân cấp cho phường xã phải đạt các yêu cầu sau :
1) Kết hợp đúng đắn việc tăng cường sự lãnh đạo tập trung toàn diện nhạy bén của cấp uỷ quận, huyện và sự quản lý thống nhất có hiệu lực của Uỷ ban Nhân dân quận, huyện với việc mở rộng quyền hạn, nâng cao trác nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo trong tổ chức thực hiện của cấp phường, xã, đồng thời phát huy cao độ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
2) Thực hiện việc phân công, phân cấp cho cấp phường, xã,, cấp quận, huyện càng phải thường xuyên đi sâu, đi sát, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn các lệch lạc, giải quyết tại chỗ, kịp thời những mắc mứu khó khăn cho phường, xã, nhằm khai thác sử dụng tốt nhất mọi khả năng tiềm tàng để góp phần vào nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây chủ nghĩa xã hội của thành phố.
3) Đi đôi với phân công, phân cấp quản lý cho phường xã, xã, tổ chức bộ máy của cấp phường, xã và các đơn vị cơ sở phân cấp giao cho phường, xã trực tiếp chỉ đạo, quản lý phải được củng cố kiện toàn vững mạnh.
II. – NỘI DUNG PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHO CẤP PHƯỜNG
A) – Chức năng của cấp phường :
Phường là cấp lãnh đạo toàn diện (về mặt Đảng) và quản lý trực tiếp các mặt công tác ở phường, là một đơn vị thành viên xây dựng chủ nghĩa xã hội của quận, là cấp tham gia xây dựng kế hoạch của quận, đồng thời là đơn vị tổ chứcthực hiện kế hoạch và ngân sách của quận.
Ngoài chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chánh Nhà nước về các mặt công tác chính trị, văn hoá – xã hội, an ninh – quốc phòng, giáo dục động viên nhân dân thi hành luật pháp Nhà nước và thực hiện đầy đủ nghỉa vụ công dân mà Hiến pháp đã quy định, cấp phường được phân công, phân cấp quản lý các mặt công tác : vận đông tổ chức và quản lý hanh chánh - kinh tế đối với sảnxuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp ngư nghiệp, vận tải thô sơ ; nắm chắc lao động, quản lý hợp tác xã tiêu thụ và hoạt động của cửa hàng lương thực ;góp phần với cấp quận chăm lo ổn định đời sống vật chất – văn hoá của nhân dân trong phường ; quản lý các cơ sở văn hoá – xã hội – y tế, giáo dục, nhà trẻ trực tiếp phục vụ nhân dân trong phường ; quản lý các chợ nhỏ, tổ chức thu hoa chi lệ phí, thuế nông nghiệp (nếu có), phôí hợp với cấp quận thực hiện nhiệm vụ thu thuế công thương nghiệp ở phường theo đúng, chánh sách, chế độ của Nhà nước ; tổ chức thực hiện cụ thể và phát huy cao độ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động trên mọi lãnh vực sản xuất và hoạt động xã hội – đời sống trong phường.
B) – Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của phường về từng mặt công tác như sau :
- Kế hoạch :
+ Theo sự chỉ đạo hướng dẫn của quận, phường tổng hợp kế hoạch phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kế hoạch xây dựng phát triển nhà trẻ, mẫu giáo, kế hoạch kinh doanh phục vụ của hợp tác xã tiêu thụ và kế hoạch thu chi ngân sách phường ; tổ chức, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch ấy sau khi đã được quận phê duyệt.
- Lao động :
+ Nắm chắc toàn bộ lực lượng lao động trong phường, phân loại theo ngành nghề, lứa tuổi, giới và người chưa có việc làm.
+ Giải quyết công ăn việc làm cho những người chưa có việc theo hướng tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, nghề phụ gia đình. Cung cấp lao động cho các xí nghiệp, công trường, cơ quan… theo chỉ tiêu phân bố của quận.
+ Huy động nhân dân đi lao động nghĩa vụ xã hội chủ nghĩa, theo sự chỉ đạo của quận, huy động lao động cho công tác thuỷ lợi, khai hoang sản xuất, cho khai thác lâm sản và cho các yêu cầu đột xuất của quận và thành phố.
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế của Nhà nước về tuyển dụng lao động, bảo hộ an toàn lao động, việc thực hiện các chánh sách, chế độ lao động tiền lương trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh do phường quản lý.
- Tiểu thủ công nghiệp :
+ Được sử chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ của cấo quận, phường chủ động vận động tổ chức và trực tiếp quản lý hành chánh – kinh tế, giúp đỡ các hợp tác xã, tổ sản xuất và cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Xác nhận đơn xin đăng ký kinh doanh để giúp cho quận xét cấp giấy phép. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này, nhằm bảo đảm sản xuất đúng theo giấy phép kinh doanh, làm ăn ngay thật, thực hiện đúng điều lệ hợp tác xã, tổ sản xuất, thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế với khách hàng, nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, quản lý dân chủ nội bộ, trả công lao động hợp lý, chấp hành các quy định của Nhà nước về phòng hộ và an toàn lao động, trích lập và sử dụng các quỹ đúng chánh sách, chế độ của Nhà nước, làm tròn nhiệm vụ giao nộp hoặc bán sản phẩm cho Nhà nước. Đồng thời quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở phát triển sản xuất, hoàn thành kế hoạch.
+ Mọi hợp đồng kinh tế ký với khách hàng, các cơ sở sản xuất phải báo cáo cho chánh quyền phường để kiểm tra, giám sát và giúp đỡ thực hiện.
+ Giám sát và báo cáo kịp thời với quận, thành xử lý các cơ sở sản xuất công nghiệp gây nhiều ô nhiễm độc hại cho sức khoẻ nhân dân.
+ Phát triển, củng cố Hội Lao động hợp tác phường, thông qua Hội, giáo dục vận động lao động tiểu thủ công nghiệp làm ăn tập thể, phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tham gia việc quản lý các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Nông – ngư nghiệp : (đối với phường có sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp)
+ Nắm chắc tình hình, khả năng đất đai, thuỷ lợi, lao động, lập dự án kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi cá, báo cáo để quận tổng hợp thành kế hoạch chung của quận.
+ Được sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp quận, phường vận động tổ chức và trực tiếp quản lý hoat động các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp (chuyên canh rau, lúa màu, cây công nghiệp, nuôi heo, đánh bắt cá…)
+ Vận động, tố chức nhân dân tăng gia sản xuất, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, phát triển, chăn nuôi. Tổ chức đưa lao động của phường ra khai hoang sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành theo sự phân công và hướng dẫn của quận.
+ Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai trong phường, vận động nhân dân tận dụng hết đất đai để canh tác, ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng đất đai trái phép.
+ Giám sát chặt chẽ việc cung ứng vật tư, nhiên liệu cho sản xuất nông nghiệp, nghề cá. Vận động nhân dân thực hiện tốt việc đóng thuế nông nghiệp, bán sản phẩm cho Nhà nước theo nghĩa vụ, theo hợp đồng hai chiều và theo giá thoả thuận.
+ Quản lý, giám sát hoạt động của những hộ cá thể hoặc tổ hợp có công cụ cơ giới (như máy cày, máy kéo, máy bơm…) làm nghề rèn, nghề sửa chữa công cụ…, giáo dục hướng dẫn các cơ sở này hoạt động phục vụ đắc lục cho sản xuất nông nghiệp, và tổ chức thành tổ, đội tập thể xã hội chủ nghĩa theo sự chỉ đạo của quận.
+ Vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, làm thuỷ lợi, phân bón, giống phòng trừ sâu bệnh… nhằm tăng vụ, tăng năng suất cây con nuôi trồng.
- Giao thông vận tải :
+ Quản lý các đường hẻm, đường đất trong phường, huy động nhân dân tham gia tu bổ sửa chữa các đường này, nạo vét cống rãnh, dọn dẹp các chướng ngại vật, quét dọn vệ sinh và dẹp nạn buôn bán chiếm lòng lề đường trái phép, cản trở giao thông.
+ Tổ chức tuần tra bảo vệ các cầu, đường, đèn tín hiệu giao thông, dây điện, dây điện thoại và các đèn đường, đèn ở nơi công cộng ; phát hiện những hư hỏng báo cáo kịp thời để cấp trên sửa chữa.
+ Quản lý bến, bãi nhỏ, sông rạch nhỏ do quận phân cấp.
+ Tố chức, quản lý hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp hoặc cá thể bận tải không có động cơ (xích lô đạp, ba gác đạp hoặc đẩy tay, xe bò, xe ngựa, thuyền chèo) ;
+ Đối với các hộ có phương tiện vận tải cơ giới (xích lô máy, xe ba gác máy, xe lam, xe tắc xi, ô tô khách, ô tô hàng, thuyền máy, tàu thuỷ, canô, sà lan…) thuộc diện quận và thành quản lý, phường có trách nhiệm giám sát hoạt động của các hộ này, phát hiện những trường hợp vận chuyển bằng hàng lậu, lấy xăng dầu do Nhà nước cấp đem bán chợ đen, báo cáo lên quận, thành xử lý; trường hợp bắt quả tang lập biên bản đưa lên quận giải quyết.
- Nhà đất và công trình công cộng :
+ Quản lý, sử dụng các trụ sở cơ quan của phường và cơ sở cơng cợng do quận giao cho phường quản lý. Phát hiện, báo cáo kịp thời những hư hỏng để quận có biện pháp sửa chữa.
+ Nắm chắc các nhà vắng chủ (kể cả cũ và mới), tình hình chiếm dụng nhà trái phép báo cáo kịp thời để quận, thành có biện pháp xử lý theo chủ trương, chánh sách của Nhà nước. Đối với những nhà chủ đã bỏ trốn đi nước ngoài, phường có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho quận và tham gia phối hợp với quận kiểm kê tài sản, niêm phong, giữ gìn không để bị mất cắp tài sản, tiện nghi bị phá phách hư hỏng, không để bị chiếm dụng bất hợp pháp. Đối với những nhà loại này phường không được tuỳ tiện sử dụng.
+ Phát hiện tình hình nhà ở của công nhân, nhân dân lao động quá chật hẹp hoặc hư hỏng báo cáo lên quận có biện pháp giúp đỡ sửa chữa hoặc điều chỉnh sắp xếp cho hợp lý, đúng chánh sách.
+ Xác nhận đơn của nhân dân để giúp quận giải quyết cho bán, nhượng đổi, uỷ quyền sử dụng nhà đất và cấp giấy mua vật liệu sửa chữa nhà. Phát hiện, báo cáo những trường hợp sang nhượng, bán, đổi nhà đất trái phép để quận và thành có biện pháp xử lý thích đáng.
+ Đề xuất yêu cầu về nhà cho phát triển sản xuất, nhà trẻ, trường lớp, mẫu giáo và các yêu cầu phục vụ lợi ích công cộng khác cho nhân dân trong phường để quận và thành xét giải quyết một cách hợp lý. Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Nhà nước về quản lý nhà đất, không được tự ý chiếm dụng trước mới báo cáo sau hoặc không báo cáo.
+ Quản lý vườn hoa, các cơ sở vui chơi giải trí do phường tự xây dựng hoặc do thành, quận giao cho phường quản lý
+ Kiểm tra vệ sinh và vận động nhân dân làm vệ sinh, cỏ rác ở những nơi công cộng trong phường.
+ Vận động, tổ chức phong trào trồng cây xanh, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong phường. Phường được thu hoa lợi các cây ăn quả trên vệ đường và ở các nơi công cộng của phường.
+ Phối hợp với quận tổ chức tuần tra bảo vệ các công trình công cộng trong phường, phát hiện những hư hỏng báo cáo kịp thời để quận, thành sửa chữa và xư lý những vụ vi phạm.
2) Về tài chánh – tín dụng – thương nghiệp :
Tài chánh – tín dụng:
+ Lập dự toán và quản lý thực hiện thu chi ngân sách phường sau khi đã được Hội đồng nhân dân phường thông qua và quận phê duyệt. Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách ra Hội đồng Nhân dân phường và cho quận.
+ Phường nào có nguồn thu nhiều thì thành đơn vị ngân sách, phường không có hoặc rất ít nguồn thu thì làm dự toán thu chi tài chánh.
+ Tổ chức thu lệ phí hoa chi và các khoảng tạp thu khác ở phường, thu thuế nông nghiệp (ở nơi có sản xuất nông nghiệp); phối hợp với quận thu thuế công thương nghiệp ở phường, cụ thể: giúp cho cán bộ nhân viên thuế nắm chắc các cơ sở sản xuất, kinh doanh; giáo dục, vận động, đôn đốc các cơ sở này đóng đầy đủ thuế cho Nhà nước; kiểm tra, giám sát việc tính thuế cho đúng chính sách, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong việc thu và nộp thuế. Cơ quan tài chánh – thuế quận trích tỷ lệ % phần thu đạt kế hoạch và phần thu vượt kế hoạch đúng chánh chánh để thưởng cho phường. Ngoài ra, xác định 1 tỷ lệ % hợp lý phần trích nộp lên cấp trên của hợp tác xã tiêu thụ và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nộp vào ngân sách phường (Sở Tài Chánh nghiên cứu đề xuất để Uỷ ban Nhân dân thành phố quyết định cụ thể tỷ lệ này).
+ Phường không được tự ý đặt ra và thu các loại lệ phí, thuế, phạt vạ hay quyên góp ngoài chủ trương của cấp trên.
+ Hướng dẫn và kiểm tra các hợp tác xã, các tổ chức tập thể khác sản xuất kinh doanh thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp lập sổ sách kế toán, tài chánh theo quy định của Nhà nước.
+ Hướng dẫn các hợp tác xã, tổ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ lập kế hoạch xin vay vốn ngân hàng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế, đôn đốc trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng kỳ hạn.
+ Kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh do phường chỉ đạo quản lý thực hiện đúng chế độ quản lý tiền mặt, không được lập và sử dụng quỹ đen trái phép.
+ Vận động nhân dân trong phường gởi tiền tiết kiệm. Giám sát, kiểm tra hoạt động “quỹ tiết kiệm” đặt ở phường (nếu có) bảo đảm việc gởi và rút tiền được dễ dàng thuận lợi.
- Thương nghiệp – quản lý thị trường:
+ Tổ chức và quản lý mọi mặt hoạt động của hợp tác xã tiêu thụ, bảo đảm : tự kinh doanh đúng hướng, mở thêm cơ sở sản xuất, chế biến phục vụ 2 bữa ăn của nhân dân lao động ; tích cực tham gia với thương nghiệp quốc doanh bằng biện pháp kinh tế đấu tranh với thị trường tự do, chống đầu cơ tích trữ, nâng giá; quản lý dân chủ trong hợp tác xã, cân đong đo đếm đúng đắn, không để mất mát tiền quỹ, hàng hoá và tài sản của hợp tác xã; đại lý phân phối nhu yếu phẩm cho các hộ nhân dân đúng tiêu chuẩn; định lượng, đúng thời gian, đúng đối tượng, không được đem phân phối cho những trường hợp ngoại lệ.
+ Kiểm tra quản lý hoạt động của cửa hàng lương thực ở phường về các mặt: tinh thần thái độ phục vụ, thực hiện đúng phương thức, tiêu chuẩn định lượng phân phối, cân đong ngay thật, không để hư hỏng mất mát lương thực. Phường quản lý cán bộ phụ trách và nhân viên cửa hàng về mặt chánh trị tư tưởng được quyền đề nghị Phòng Lương thực quận đổi nhân viên thoái hoá kém phẩm chất, không làm tròn trách nhiệm hoặc có thái độ cửa quyền, kém ý thức phục vụ nhân dân, chọn người ở phường thay thế báo cáo lên Phòng Lương thực quyết định.
+ Quản lý chặt chẽ kinh doanh của những người mua bán nhỏ và dịch vụ như: ăn uống, giải khát, làm bánh mì, chế biến mì sợi, cắt tóc, uốn tóc, may đo, giữ xe, sửa chữa radio, tivi, tủ lạnh, đồng hồ, xe đạp, xe gắn máy, ép giấy ni-lon, theo dõi phát hiện xử lý kịp thời các vụ làm bằng giả và các cơ sở dịch vụ trá hình mãi dâm, cờ bạc và các tổ chức buôn bán trái phép, đầu cơ tích trữ… xác nhận đơn xin đăng ký kinh doanh hành nghề để giúp cho quận xét cấp giấy phép; giáo dục họ làm ăn chân chính, ngay thật, thực hiện chánh sách giá cả của Nhà nước; trường hợp Nhà nước chưa quy định giá, thì giáo dục hướng dẫn họ lấy giá phải chăng; Theo chủ trương chung và sự chỉ đạo của quận, từng bước vận động tổ chức tiểu thương chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp. Đối với mặt hàng còn cho phép kinh doanh, vận động tổ chức các tổ mua chung, bán chung làm ăn ngay thật, tuân theo sự chỉ đạo giá cả của chánh quyền địa phương.
- Quản lý các chợ nhỏ trong phường, sắp xếp chỗ mua bán thuận tiện, trật tự vệ sinh, không để lấn chiếm lòng lề đường, cản trở giao thông.
- Đối với các cửa hàng hoặc điểm bán hàng của cấp quận, hoặc cấp thành đặt tại phường để phục vụ nhân dân trong phường và các phường lân cận (cửa hàng thịt, cá, rau quả, chất đốt, vật liệu xây dựng…) phường có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ sở này trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về kinh doanh và phục vụ nhân dân.
+ Theo sự hướng dẫn của cấp trên, xác nhận đúng đắn những nhân khẩu được mua lương thực theo giá chỉ đạo của Nhà nước, lập sổ lương thực, sổ chất đốt, sổ mua hàng nhu yếu phẩm cho các hộ nhân dân trong phường. Tổ chức, chỉ đạo việc kiểm tra định kỳ, đột xuất các sổ mua lương thực, mua nhu yếu phẩm, phát hiện xử lý các trường hợp khai tăng nhân khẩu để mua bất hợp pháp lương thực và nhu yếu phẩm.
+ Ở phường có sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc đăng ký và thực hiện hợp đồng 2 chiều giữa nông dân và Nhà nước. Giúp các hộ sản xuất mua vật tư nông nghiệp theo chánh sách của Nhà nước và kế hoạch phân phối của quận.
+ Theo sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp quận, tổ chức việc kê khai đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ theo điều lệ đăng ký kinh doanh của công thương nghiệp và phục vụ do Hội đồng Chánh phủ ban hành, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép hành nghề. Phối hợp với quận tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường ở phường.
- Văn hoá thông tin:
+ Tuyên truyền và cổ động nhân dân thực hiện các chủ trương chánh sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, đồng thời chống những luận điệu chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, phao tin đồn nhảm của bọn phản động.
+ Nắm tình hình tư tưởng quần chúng để làm tốt công tác giáo dục chánh trị tư tưởng, nâng cao quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, phát hiện những luận điệu xuyên tạc, phao tin đồn nhảm, báo cáo kịp thời lên cấp trên để có biện pháp đối phó.
+ Giáo dục, vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, bài trừ mê tín dị đoan và các di sản văn hoá đồi truỵ của Mỹ nguỵ .
+ Phổ biến báo chí tin tức thời sự thường xuyên cho nhân dân, xây dựng và phát triển phong trào văn hoá nghệ thuật quần chúng, tổ chức và quản lý chặt chẽ các đội văn nghệ nghiệp dư, các đội nhạc trẻ các cơ sở sự nghiệp văn hoá thông tin và truyền thanh của phường.
+ Nắm chắc tình hình làm ăn của các cơ sở tư nhân hoạt động về văn hoá (nắn tượng, trang trí, vẽ tranh, vẽ truyền thần, chụp ảnh, đánh máy chữ, Photocopy, bán sách báo, bán văn hoá phẩm…) báo cáo lên quận, giúp quận xét cấp giấy phép hành nghề và quản lý, giám sát hoạt động của các cơ sở này. Theo sự chỉ đạo của quận, tổ chức thực hiện việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các cơ sở tư nhân hoạt động và văn hoá.
+ Tổ chức và quản lý chặt chẽ các điềm vui chơi giải trí của thanh niên, thiếu nhi, bảo đảm nội dung bổ ích lành mạnh, chống lợi dụng các hình thức giải trí để cờ bạc.
- Giáo dục – nhà trẻ :
+ Tổ chức và quản lý các trường lớp mẫu giáo, nhà trẻ, các lớp bổ túc văn hoá cho cán bộ, nhân viên và nhân dân trong phường ; tổ chức và giúp đỡ Hội phụ huynh học sinh, Hội bảo trợ nhà trẻ mẫu giáo, Uỷ ban thiếu niên nhi đồng hoạt động tốt; vận động kết hợp sự chăm sóc giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
+ Vận động và tổ chức nhân dân góp công, góp của tham gia xây dựng, sửa chữa trang bị trường lớp mẫu giáo nhà trẻ.
+ Giám sát và quản lý hoạt động các lớp dạy giờ tư về văn hoá, ngoại ngữ dạy nghề… được phép hành nghề.
+ Quan hệ phối hợp công tác chặt chẽ với các trường phổ thông đóng trong phường; giúp quận quản lý và bảo vệ các trường này; góp phần xây dựng trường sở mới đáp ứng yêu cầu phát triễn giáo dục trong phường; giúp cấp trên quản lý giáo viên dạy trong trường.
- Y tế:
+ Nắm tình hình sức khoẻ, bệnh tật của nhân dân thực hiện kế hoạch phòng bệnh, phòng dịch chăm lo bảo vệ sức khoẻ nhân dân, quản lý chăm sóc những người bị bệnh xã hội, bệnh kinh niên, bệnh truyền nhiễm.
+ Tổ chức và quản lý trạm Y tế, Chi hội Chữ thập đỏ và màng lưới vệ sinh phòng bệnh phường. Chỉ đạo các tổ chức này phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở phường thực hiện 5 quan điểm 5 mục tiêu, 5 dứt điểm của ngành y tế.
+ Vận động nhân dân thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, phong trào sinh đẻ có kế hoạch, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
+ Tổ chức tiêm phòng dịch và phát hiện dịch, báo cáo kịp thời cho quận có biện pháp dập tắt.
+ Xây dựng tủ thuốc dân lập; vận động nhân dân trồng cây thuốc nam, phổ biến và hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc đông tây y; tập hợp bảo vệ và khuyến khích phát triễn các môn thuốc gia truyền hiệu nghiệm;
+ Nắm chắc tình hình quản lý chặt chẽ hoạt động tư doanh của các thầy thuốc, các nhà bào chế thuốc đông tây y, các cơ sở chữa răng trồng răng, các nhà bán thuốc đông y, để giúp quận xét cấp giấy phép hành nghề. Kiểm tra, giám sát sự hoạt động của những người này, ngăn cấm những người làm nghề thuốc, bán thuốc không có giấy phép. Chống và bài trừ việc sản xuất thuốc giả và bán thuốc giả làm hại đến sức khoẻ của nhân dân.
- Thể dục thể thao:
+ Vận động tổ chức phong trào thể thao quần chúng
+ Vận động tổ chức nhân dân tham gia xây dựng sân bãi, tổ chức và quản lý các đội bóng đá, bóng bàn, bóng rỗ, bóng chuyền nghiệp dư của phường. Hướng dẫn các trò chơi đá banh, vũ cầu của thiếu niên, phụ nữ vào các sân bãi, ngăn cấm các trò chơi này trên lòng đường.
+ Xác nhận đơn, giúp quận cấp giấy phép hành nghề cho các cơ sở thể dục thể thao tư nhân loại nhỏ: giám sát kiểm tra hoạt động của các cơ sở này
- Công tác thương binh và xã hội:
+ Nắm chắc số lượng và hoàn cảnh của thương binh, gia đình liệt sĩ, cán bộ về hưu, bộ đội phục viên, gia đình có công với cách mạng, gia đình có người đi bộ đội, thanh niên xung phong, chăm lo đời sống, giải quyết công ăn việc làm, thực hiện các chánh sách, chế độ đã được Nhà nước ban hành.
+ Quan tâm giáo dục chánh trị tư tưởng cho các đối tượng nêu trên để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chánh sách và pháp luật của Nhà nước. Động viên bộ đội phục viên, cán bộ về hưu tham gia công tác của phường thích hợp với khả năng và sức khoẻ của từng người.
+ Nắm chắc các đối tượng tệ nạn xã hội, giáo dục giúp đỡ cho họ trở thành người lao động chân chính có ích cho xã hội. Đối với những người không chịu hối cải thì tuỳ mức độ tinh chất của lỗi mà có biện pháp cưỡng bức lao động, giáo dục tại chỗ hoặc đề nghị đưa đi lao động cải tạo tập trung.
+ Nắm tình hình gia đình nghèo đói, người già cô đơn, tàn tật, hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn bất thường để vận động nhân dân giúp đỡ, hoặc đề nghị của quận trợ cấp cứu tế
- Trật tự an ninh:
+ Giáo dục nhân dân tinh thần cảnh giác cách mạng, thường xuyên có ý thức theo dõi, phát hiện báo cáo kịp thời cho chánh quyền đối phó với những âm mưu và hành động phá hoại, bạo loạn, giết người, cướp của và các vụ phạm pháp hình sự khác.
+ Phối hợp với công an và lực lượng quân sự cấp trên trong việc thực hiện chủ trương truy quét lưu manh, côn đồ, trộm cướp, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội trong phường.
+ Quản lý chặt tình hình biến động nhân hộ khẩu, xác nhận giúp cho cấp quận, cấp thành giải quyết việc đăng ký hộ khẩu đúng theo quy định của Uỷ ban Nhân dân thành phố. Nắm chắc tình hình những người làm việc cho chế độ cũ trước đây (nguỵ quân, nguỵ quyền, đảng phái, tổ chức phản động v.v…) và vợ con những người còn đang học tập cải tạo, có kế hoạch giáo dục chánh trị và giúp đỡ học công ăn việc làm, quản lý những người đi học tập cải tạo về theo sự phân công của cấp quận.
+ Nắm chắc các đối tượng chánh trị, hình sự, lưu manh, côn đồ trộm cắp, xì ke, ma tuý, đĩ điếm, thực hiện biện pháp giáo dục cải tạo tại chỗ, hoặc đề nghị đưa đi lao động cải tạo tập trung.
+ Hoà giải những việc xích mích trong phường; xét phạt vi cảnh, nghiêm cấm việc bắt giam giữ người, xét nhà, tịch thu đồ đạc không đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ vòng ngoài các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh của cấp quận, thành, trung ương đóng trên địa bàn phường, giám sát chống các hành động làm ăn phi pháp, móc ngoặc, ăn cắp tẩu tán vật tư nguyên liệu hàng hoá của Nhà nước quản lý. (Nội dung công tác trật tự an ninh ở phường phải theo sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể của Ban Công an Quận.)
- Quân sự:
+ Tổ chức giáo dục vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc, các lệnh của Nhà nước về động viên thời chiến, làm nhiệm vụ “vì tuyến đầu của Tổ quốc”.
+ Tổ chức huấn luyện quân sự cho thanh niên, quản lý lứa tuổi nghĩa vụ quân sự, thực hiện tốt công tác tuyển quân.
+ Tổ chức và quản lý lực lượng tự vệ; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ chánh quyền, bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh trong phường (nội dung công tác về quân sự ở phường phải theo sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể của Ban chỉ huy quân sự quận).
C) – Các cơ sở giao cho cấp phường quản lý:
a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp giao cho phường trực tiếp chỉ đạo và quản lý các mặt hoạt động theo nội dung quản lý nêu ở phần B, gồm:
- Các hợp tác xã, tổ hợp tác và tư doanh cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp – thủ công nghiệp.
- Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá thể sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp (đối với phường có sản xuất nông nghiệp)
- Hợp tác xã tiêu thụ phường
- Các hợp tác xã, tổ hợp tác và tư doanh cá thể làm các nghề vận tải bằng phương tiện không có động cơ và các nghề dịch vụ, các tổ thú y dân lập.
- Các chợ nhỏ (phân cấp cho phường quản lý)
- Các bến sông nhỏ, bãi đậu xe nhỏ (phân cấp cho phường quản lý)
- Trạm y tế, tủ thuốc dân lập
- Trường, lớp mẫu giáo
- Các nhà trẻ
- Trạm truyền thanh
- Các cơ sở văn hoá thông tin do phường xây dựng và các đội văn nghệ nghiệp dư.
- Các cơ sở thể dục thể thao do phường xây dựng và các đội thể thao nghiệp dư.
b) Các tổ chức của cấp quận đóng tại phường và phục vụ cho nhân dân phường hoặc hoạt động của các tổ chức này có quan hệ trực tiếp đến các mặt hoạt động của phường do cấp phường quản lý về chánh trị tư tưởng và giám sát hoạt động gồm:
- Cửa hàng các điểm bán lương thực
- Tổ thu thuế công thương nghiệp
- Quỹ tiết kiệm
- Các cửa hàng hoặc điểm bán hàng của thương nghiệp quốc doanh quận (cá, thịt, rau, chất đốt).
III. – NỘI DUNG PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHO CẤP XÃ:
Xã là cấp lãnh đạo toàn diện (về mặt Đảng) và quản lý trực tiếp các mặt công tác ở xã, là một đơn vị thành viên xây dựng chủ nghĩa xã hội của huyện, là cấp xây dựng kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch và ngân sách của xã.
Ngoài chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chánh Nhà nước về các mặc công tác chính trị, văn hoá – xã hội, an ninh – quốc phòng, giáo dục động viên nhân dân thi hành luật pháp Nhà nước và thực hiện đầy đủ nghỉa vụ công dân mà Hiến pháp đã quy định, cấp xã được phân công, phân cấp quản lý trực tiếp các mặt công tác : cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đi đôi với xây dựng phát triển sản xuất nông nghiệp , ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải thô sơ, xây dựng kinh tế nông thôn; quản lý sử dụng hợp lý ruộng đất; phát triển ngành nghề phụ, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân; quản lý hợp tác mua bán, giám sát hỗ trợ hoạt động của các tổ chức thu mua của cấp trên ở tại xã hoặc được uỷ thác thu mua cho cấp trên; chăm lo ổn định và cải thiện đời sống vật chất – văn hoá của nhân dân trong xã; quản lý các cơ sở văn hoá - y tế - giáo dục - nhà trẻ trực tiếp phục vụ nhân dân trong xã; quản lý các chợ của xã; tổ chức thu hoa chi lệ phí, thu thuế nông nghiệp, phối hợp với huyện thu thuế công thương nghiệp (nếu có) ở xã theo đúng chánh sách chế độ của Nhà nước; vận động nhân dân trả nợ đầy đủ cho Nhà nước, bán lương thực nông sản phẩm cho Nhà nước theo hợp đồng 2 chiều và theo giá thoả thuận; tổ chức thực hiện cụ thể và phát huy cao độ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực sản xuất và hoạt động xã hội, đời sống trong xã.
Đối với những xã mà toàn bộ diện tích đai canh tác là của nông trường quốc doanh, chánh quyền xã làm chức năng và nhiệm vụ quản lý hành chánh Nhà nước về các mặt công tác chánh trị văn hoá, xã hội an ninh quốc phòng, đồng thời hỗ trợ mọi mặt cho nông trường hoàn thành kế hoạch Nhà nước, xây dựng và bảo vệ nông trường (có quy định riêng đối với loại xã này).
B) – Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của xã về từng mặt công tác như sau :
- Kế hoạch :
+ Theo sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp huyện, trên cơ sở nắm chắc tình hình ruộng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và các ngành nghề khác, tình hình lao động, Uỷ ban Nhân dân xã chỉ đạo các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nông dân xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm hoặc từng vụ. Uỷ ban Nhân dân tổng hợp, lập thành kế hoạch chung phát triễn kinh tế, văn hoá và cải thiện đời sống của xã, kế hoạch này bao gồm : phát triễn sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ lợi nhỏ, kế hoạch kinh doanh phục vụ của hợp tác xã mua bán, xây dựng phát triễn nhà trẻ, mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phát triễn sự nghiệp văn hoá thông tin, kế hoạch thu chi ngân sách xã, kế hoạch thu nộp thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp và thu mua nộp sản phẩm cho Nhà nước ; tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch ấy sau khi đã được Hội đồng Nhân dân xã thông qua và Uỷ ban Nhân dân huyện phê duyệt.
Ngoà những chỉ tiêu chủ yếu huyện giao, Uỷ ban nhân dân xã hướng dẫn chỉ đạo các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và nông dân cá thể phát triễn ngành nghề phụ (kể cả nghề phụ gia đình) tận dụng sức lao động, đất đai, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm sản phẩm và thu nhập của người lao động.
- Lao động :
+ Nắm chắc toàn bộ lực lượng lao động trong xã, phân loại theo ngành nghề, lứa tuổi, giới và người chưa có việc làm.
+ Giải quyết công ăn việc làm cho những người chưa có việc, cố gắng phấn đấu cho mọi người có sức lao động đều có công ăn việc làm theo hướng vận động vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, nghề phụ gia đình, tổ chức các tổ, đội hợp tác chuyên môn như khai thác lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa nông cụ và phương tiện vận tải…, cung cấp lao động cho các xí nghiệp, công trường, đưa đi đào tạo nghề theo chỉ tiêu phân bố của huyện.
+ Huy động nhân dân đi lao động nghĩa vụ xã hội chủ nghĩa, huy động lao động cho công tác thuỷ lợi, khai hoang sản xuất, cho khai thác lâm sản và cho các yêu cầu đột xuất của huyện và thành phố.
+ Chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ ăn chia, khoán công, khoán sản phẩm trong các cơ sở sản xuất tập thể.
- Cải tạo quan hệ sản xuất và phát triễn sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và thuỷ lợi:
+ Nắm chăc tình hình ruộng đất. tình hình sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp-thuỷ lợi, lao động, lập dự án kế hoạch trồng trọt chăn nuôi đánh bắt và nuôi cá, trồng rừng, khai thác lâm sản, khai hoang phục hoá, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất này sau khi đã được cấp phê duyệt.
+ Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của cấp huyện, xã giáo dục vận động tổ chức nông dân, ngư dân đi vào con đường hợp tác hoá xã hội chủ nghĩa theo bước đi và hình thức thích hợp; trực tiếp chỉ đạo giúp đỡ các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, tổ đoàn kết sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp.
+ Vận động, tổ chức nhân dân tăng gia sản xuất, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, phát triễn chăn nuôi. Tổ chức đưa lao động của xã đi khai hoang sản xuất nông nghiệp (đối với xã ít ruộng đất, thừa lao động) ở các điểm kinh tế mới ngoại thành theo sự phân công và hướng dẫn của cấp huyện.
+ Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý ruộng đất. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai trong xã, vận động nhân dân tận dụng hết đất đai canh tác, ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng đất đai trái phép.
+ Vận động tổ chức phong trào trồng cây xanh, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
+ Giám sát chặt chẽ việc cung ứng vật tư, nhiên liệu cho sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp: kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích, chống tham ô lãng phí. Đối với những loại vật tư không thuộc diện Nhà nước quản lý, hướng dẫn nông dân và các tổ chức sản xuất tự sản xuất khai thác hoặc giao dịch với các đơn vị kinh tế khác để mua bán theo giá thoả thuận. Vận động nhân dân thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế nông nghiệp, trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước, bán sản phẩm cho Nhà nước thoe nghĩa vụ, theo hợp đồng hai chiều và theo giá thoả thuận.
+ Đôn đốc, kiểm tra các tổ đội máy kéo, máy bơm… quốc doanh phục vụ tốt các đơn vị sản xuất và các hộ nông dân theo hợp đồng và đúng kế hoạch thời vụ. Quản lý, giám sát hoạt động của những hộ cá thể hoặc tổ hợp có công cụ cơ giới (như máy cày, máy kéo, máy bơm…) làm nghề rèn, nghể sửa chữa nông cụ…giáo dục hướng dẫn các cơ sở này hoạt động phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp và tổ chức thành tổ, đội tập thể xã hội chủ nghĩa cần thiết theo sự chỉ đạo của huyện.
+ Vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, làm thuỷ lợi, phân bón, giống, phòng trừ sâu bệnh… nhằm tăng vụ, tăng năng suất cây con nuôi trồng.
- Tiểu – thủ công nghiệp : (đối với xã có sản xuất tiểu thủ công nghiệp)
+ Được sự hướng dẫn giúp đỡ của cấp huyện, xã chủ động vận động tổ chức và trực tiếp quản lý hành chánh – kinh tế, giúp đỡ các hợp tác xã, tổ sản xuất và cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Xác nhận đơn xin đăng ký kinh doanh để giúp cho huyện xét cấp giấy phép. Kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này, nhằm bảo đảm sản xuất đúng theo giấy phép kinh doanh, làm ăn ngay thật, thực hiện đúng điều lệ hợp tác xã, tổ sản xuất, thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế với khách hàng, nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, quản lý dân chủ nội bộ, trả công lao động hợp lý, chấp hành các quy định của Nhà nước về phòng hộ và an toàn lao động, trích lập và sử dụng các quỹ đúng chánh sách, chế độ của Nhà nước, làm tròn nhiệm vụ giao nộp hoặc bán sản phẩm cho Nhà nước. Đồng thời quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở phát triển sản xuất, hoàn thành kế hoạch.
+ Mọi hợp đồng kinh tế ký với khách hàng, các cơ sở sản xuất phải báo cáo cho chánh xã để kiểm tra, giám sát và giup đỡ thực hiện.
- Giao thông vận tải :
+ Quản lý các đường đất, đường đá trong xã, huy động nhân dân tham gia tu bổ sửa chữa các đường này, nạo vét mương rạch, quét dọn vệ sinh, dọn dẹp các chướng ngại vật cản trở giao thông.
+ Kết hợp với việc xây dựng thuỷ lợi, vận động tổ chức nhân dân xây dựng các con đường trên bờ kinh, bờ mương, mở rộng giao thông đi lại và dùng cho vận tải thô sơ.
+ Tổ chức tuần tra bảo vệ các cầu, đường, dây điện, dây điện thoại và các đèn đường, đèn ở nơi công cộng (đối với những xã có điện) ; phát hiện những hư hỏng báo cáo kịp thời để cấp trên sửa chữa.
+ Quản lý bến, bãi nhỏ, sông rạch nhỏ do huyện phân cấp.
+ Theo sự chỉ đạo của huyện, vận động tổ chức hợp tác hoá và quản lý các hợp tác xã, tổ hợp và cá thể làm nghề vận tải không có động cơ (xích lô đạp, ba gác đạp hoặc đẩy tay, xe bò, xe ngựa, thuyền chèo).
+ Ở xã có các hộ có phương tiện vận tải cơ giới (xích lô máy, xe ba gác máy, xe lam, xe tắc xi, ô tô khách, ô tô hàng, thuyền máy, tàu thuỷ, ca nô, sà lan…) thuộc diện cấp huyện và cấp thành quản lý, xã có trách nhiệm giám sát hoạt động của các hộ này, phát hiện những trường hợp vận chuyển bằng hàng lậu, lấy xăng dầu do Nhà nước cấp đem bán chợ đen, báo cáo lên huyện, thành xử lý; trường hợp bắt quả tang lập biên bản đưa lên quận giải quyết.
- Nhà đất và công trình công cộng : (đối với các xã có nhiều nhà do Nhà nước quản lý và công trình công cộng)
+ Quản lý, sử dụng các trụ sở cơ quan của xã và cơ sở công cộng do huyện giao cho xã quản lý. Phát hiện, báo cáo kịp thời những hư hỏng để quận có biện pháp sửa chữa.
+ Nắm chắc các nhà vắng chủ (kể cả cũ và mới), tình hình chiếm dụng nhà trái phép báo cáo kịp thời để huyện, thành có biện pháp xử lý theo chủ trương, chánh sách của Nhà nước. Đối với những nhà chủ đã bỏ trốn đi nước ngoài, xã có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho huyện và tham gia phối hợp với huyện kiểm kê tài sản, niêm phong, giữ gìn không để bị mất cắp tài sản, tiện nghi bị phá phách hư hỏng, không để bị chiếm dụng bất hợp pháp. Đối với những nhà loại này xã không được tuỳ tiện sử dụng.
+ Xác nhận đơn của nhân dân để giúp huyện giải quyết cho bán, nhượng đổi, uỷ quyền sử dụng nhà đất và cấp giấy mua vật liệu sửa chữa nhà. Phát hiện, báo cáo những trường hợp sang nhượng, bán, đổi nhà đất trái phép để quận và thành có biện pháp xử lý thích đáng.
+ Quản lý vườn hoa, các cơ sở vui chơi giải trí do xã tự xây dựng hoặc do huyện giao cho xã quản lý
+ Kiểm tra vệ sinh và vận động nhân dân làm vệ sinh, cỏ rác ở những nơi công cộng trong xã.
2) Về tài chánh – tín dụng – thương nghiệp :
+ Lập dự toán ngân sách xã và quản lý thực hiện thu chi ngân sách xã sau khi đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua và UBND huyện phê duyệt. Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách ra HĐND xã và cho UBND huyện.
+ Tổ chức thu hoa chi lệ phí và các khoản tạp thu khác và thu thuế nông nghiệp ; phối hợp với huyện thu thuế công thương nghiệp (nơi có công thương nghiệp) theo đúng luật pháp và chánh sách chế độ của Nhà nước, cụ thể giúp cho cán bộ nhân viên thuế nắm chắc các cơ sở sản xuất, kinh doanh; giáo dục, vận động, đôn đốc các cơ sở này đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước; kiểm tra, giám sát việc tính thuế cho đúng chính sách, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong việc thu và nộp thuế. Cơ quan tài chánh – thuế huyện trích tỷ lệ % phần thu đạt kế hoạch và phần thu vượt kế hoạch đúng chánh chánh để thưởng cho xã. Ngoài ra, xác định 1 tỷ lệ % hợp lý phần trích nộp lên cấp trên của hợp tác xã mua bán và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nộp vào ngân sách xã (Sở Tài Chánh nghiên cứu đề xuất để Uỷ ban Nhân dân thành phố quyết định cụ thể tỷ lệ này).
+ Xã không được tự ý đặt ra và thu các loại lệ phí, thuế, phạt vạ hay quyên góp ngoài chủ trương của cấp trên.
+ Quản lý tài sản công cộng. Hướng dẫn và kiểm tra các hợp tác xã, các tổ chức tập thể khác sản xuất kinh doanh nông nghiệp, ngư nghiệp, công thương nghiệp lập sổ sách kế toán, tài chánh theo quy định của Nhà nước, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí tài sản, tiền vốn của tập thể và của Nhà nước.
+ Hướng dẫn các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, các hợp tác xã, tổ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã mua bán lập kế hoạch xin vay vốn ngân hàng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế, đôn đốc trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng kỳ hạn.
+ Kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh do xã chỉ đạo quản lý thực hiện đúng chế độ quản lý tiền mặt do Nhà nước quy định; không được lập và sử dụng quỹ đen trái phép.
+ Vận động nhân dân trong xã gởi tiền tiết kiệm. Giám sát, kiểm tra hoạt động “quỹ tiết kiệm” đặt ở xã (nếu có) bảo đảm việc gởi và rút tiền được dễ dàng thuận lợi.
- Thương nghiệp – quản lý thị trường:
+ Tổ chức và quản lý mọi mặt hoạt động của hợp tác xã mua bán, bảo đảm : kinh doanh và làm dịch vụ ở nông thôn đúng hướng nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân lao động, làm tốt nhiệm vụ uỷ thác thu mua nông sản phẩm cho cấp trên; đại lý phân phối các mặt hàng định lượng cho các hộ nhân dân đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng chánh sách, không được phân phối cho những trường hợp ngoại lệ; chấp hành đúng chánh sách, chế độ quản lý kinh tế - tài chánh của Nhà nước, quản lý dân chủ trong hợp tác xã, cân đong đo đếm đúng đắn, không để mất mát tiền quỹ, hàng hoá và tài sản của hợp tác xã, ngăn ngừa và chống tham ô, lãnh phí.
+ Quản lý các chợ nhỏ trong xã, sắp xếp chỗ mua bán thuận tiện, trật tự vệ sinh.
+ Đối với các Trạm hay cửa hàng thu mua của cấp huyện hoặc thành đặt tại xã, xã có trách nhiệm phối hợp giúp đỡ các đơn vị này hoàn thành kế hoạch thu mua được giao và giám sát việc chấp hành đúng chánh sách thu mua và giá cả của Nhà nước, hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc ký và thực hiện hợp đồng 2 chiều giữa nông dân và Nhà nước. Giúp các hộ sản xuất mua vật tư nông nghiệp theo chánh sách của Nhà nước và kế hoạch phân phối của huyện.
+ Theo sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp huyện, tổ chức việc kê khai đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ theo điều lệ đăng ký kinh doanh của công thương nghiệp và phục vụ do Hội đồng Chánh phủ ban hành, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép hành nghề. Phối hợp với huyện tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường, chống gian thương xâm nhập vào nông thôn tranh thu mua với Nhà nước, đầu cơ phá giá thị trường, buôn bán trái phép.
- Văn hoá thông tin:
+ Tuyên truyền và cổ động nhân dân thực hiện các chủ trương chánh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời chống những luận điệu chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, phao tin đồn nhảm của bọn phản động.
+ Nắm tình hình tư tưởng quần chúng để làm tốt công tác giáo dục chánh trị tư tưởng, nâng cao quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, phát hiện những luận điệu xuyên tạc, phao tin đồn nhảm, báo cáo kịp thời lên cấp trên để co biện pháp đối phó.
+ Giáo dục, vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, bài trừ mê tín dị đoan và các di sản văn hoá đồi truỵ của Mỹ nguỵ .
+ Phổ biến báo chí tin tức thời sự thường xuyên cho nhân dân, xây dựng và phát triển phong trào văn hoá nghệ thuật quần chúng, tổ chức và quản lý chặt chẽ các đội văn nghệ nghiệp dư, các cơ sở sự nghiệp văn hoá thông tin và truyền thanh của xã.
+ Tổ chức và quản lý chặt chẽ các điểm vui chơi giải trí của thanh niên, thiếu nhi, bảo đảm nội dung bổ ích lành mạnh, chống lợi dụng các hình thức giải trí để cờ bạc.
- Giáo dục – nhà trẻ :
+ Tổ chức và quản lý các trường lớp mẫu giáo, nhà trẻ, các lớp bổ túc văn hoá cho cán bộ, nhân viên và nhân dân trong xã ; tổ chức và giúp đỡ Hội phụ huynh học sinh, Hội bảo trợ nhà trẻ mẫu giáo, Uỷ ban thiếu niên nhi đồng hoạt động tốt; vận động kết hợp sự chăm sóc giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
+ Vận động và tổ chức nhân dân góp công, góp của tham gia xây dựng, sửa chữa trang bị trường lớp mẫu giáo nhà trẻ.
+ Quan hệ phối hợp công tác chặt chẽ với các trường phổ thông đóng tại xã; giúp huyện quản lý và bảo vệ các trường này; góp phần xây dựng trường sở mới đáp ứng yêu cầu phát triễn giáo dục trong xã; giúp cấp trên quản lý giáo viên dạy trong xã.
- Y tế:
+ Nắm tình hình sức khoẻ, bệnh tật của nhân dân thực hiện kế hoạch phòng bệnh, phòng dịch chăm lo bảo vệ sức khoẻ nhân dân, quản lý chăm sóc những người bị bệnh xã hội, bệnh kinh niên, bệnh truyền nhiễm.
+ Tổ chức và quản lý Trạm Y tế, Chi hội Chữ thập đỏ và màng lưới vệ sinh phòng bệnh xã. Chỉ đạo các tổ chức này phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở xã thực hiện 5 quan điểm 5 mục tiêu, 5 dứt điểm của ngành y tế.
+ Vận động nhân dân thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, phong trào sinh đẻ có kế hoạch, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
+ Tổ chức tiêm phòng dịch và phát hiện dịch, báo cáo kịp thời cho huyện có biện pháp dập tắt.
+ Xây dựng tủ thuốc dân lập; vận động nhân dân trồng cây thuốc nam, phổ biến và hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc đông tây y; tập hợp bảo vệ và khuyến khích phát triễn các môn thuốc gia truyền hiệu nghiệm;
+ Nắm chắc tình hình quản lý chặt chẽ hoạt động tư doanh của các thầy thuốc, các nhà bào chế thuốc đông - tây y, các cơ sở chữa răng trồng răng, các nhà bán thuốc đông y, để giúp huyện xét cấp giấy phép hành nghề. Kiểm tra, giám sát sự hoạt động của những người này, ngăn cấm những người làm nghề thuốc, bán thuốc không có giấy phép. Chống và bài trừ việc sản xuất thuốc giả và bán thuốc giả làm hại đến sức khoẻ của nhân dân.
- Thể dục thể thao:
+ Vận động tổ chức phong trào thể thao quần chúng
+ Vận động tổ chức nhân dân tham gia xây dựng sân bãi, tổ chức và quản lý các đội bóng đá, bóng bàn, bóng rỗ, bóng chuyền nghiệp dư của xã.
+ Xác nhận đơn, giúp huyện cấp giấy phép hành nghề cho các cơ sở thể dục thể thao tư nhân loại nhỏ (nếu có): giám sát kiểm tra hoạt động của các cơ sở này
- Công tác thương binh và xã hội:
+ Nắm chắc số lượng và hoàn cảnh của thương binh, gia đình liệt sĩ, cán bộ về hưu, bộ đội phục viên, gia đình có công với cách mạng, gia đình có người đi bộ đội, thanh niên xung phong, chăm lo đời sống, giải quyết công ăn việc làm, thực hiện các chánh sách, chế độ đã được Nhà nước ban hành.
+ Quan tâm giáo dục chánh trị tư tưởng cho các đối tượng nêu trên để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chánh sách và pháp luật của Nhà nước. Động viên bộ đội phục viên, cán bộ về hưu tham gia công tác của xã thích hợp với khả năng và sức khoẻ của từng người.
+ Nắm chắc các đối tượng tệ nạn xã hội, giáo dục giúp đỡ cho họ trở thành người lao động chân chính có ích cho xã hội. Đối với những người không chịu hối cải thì tuỳ mức độ tinh chất của lỗi mà có biện pháp cưỡng bức lao động, giáo dục tại chỗ hoặc đề nghị đưa đi lao động cải tạo tập trung.
+ Nắm tình hình gia đình nghèo đói, người già cô đơn, tàn tật, hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn bất thường để vận động nhân dân giúp đỡ, hoặc đề nghị của huyện trợ cấp cứu tế
- Trật tự an ninh:
+ Giáo dục nhân dân tình thần cảnh giác cách mạng, thường xuyên có ý thức theo dõi, phát hiện báo cáo kịp thời cho chánh quyền đối phó với những âm mưu và hành động phá hoại, bạo loạn, giết người, cướp của và các vụ phạm pháp hình sự khác.
+ Phối hợp với công an và lực lượng quân sự cấp trên trong việc thực hiện chủ trương truy quét lưu manh, côn đồ, trộm cướp, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội trong xã.
+ Quản lý chặt tình hình biến động nhân hộ khẩu, xác nhận giúp cho cấp huyện, cấp thành giải quyết việc đăng ký hộ khẩu đúng theo quy định của Uỷ ban Nhân dân thành phố. Nắm chắc tình hình những người làm việc cho chế độ cũ trước đây (nguỵ quân, nguỵ quyền, đảng phái, tổ chức phản động v.v…) và vợ con những người còn đang học tập cải tạo, có kế hoạch giáo dục chánh trị và giúp đỡ họ công ăn việc làm, quản lý những người đi học tập cải tạo về theo sự phân công của cấp huyện.
+ Nắm chắc các đối tượng chánh trị, hình sự, lưu manh, côn đồ trộm cắp, xì ke, ma tuý, đĩ điếm, thực hiện biện pháp giáo dục cải tạo tại chỗ, hoặc đề nghị đưa đi lao động cải tạo tập trung.
+ Hoà giải những việc xích mích trong xã; xét phạt vi cảnh, nghiêm cấm việc bắt giam giữ người, xét nhà, tịch thu đồ đạc không đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ vòng ngoài các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh của cấp huyện, thành, trung ương đóng trên địa bàn phường, giám sát chống các hành động làm ăn phi pháp, móc ngoặc, ăn cắp tẩu tán vật tư nguyên liệu hàng hoá của Nhà nước quản lý. (Nội dung công tác trật tự an ninh ở xã phải theo sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể của Ban Công an huyện.)
- Quân sự:
+ Tổ chức giáo dục vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc, các lệnh của Nhà nước về động viên thời chiến, làm nhiệm vụ “vì tuyến đầu của Tổ quốc”.
+ Tổ chức huấn luyện quân sự cho thanh niên, quản lý lứa tuổi nghĩa vụ quân sự, thực hiện tốt công tác tuyển quân.
+ Tổ chức và quản lý lực lượng tự vệ; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ chánh quyền, bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh trong xã (nội dung công tác về quân sự ở xã phải theo sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể của Ban chỉ huy quân sự huyện).
C) – Các cơ sở giao cho cấp xã quản lý;
a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp giao cho xã trực tiếp chỉ đạo và quản lý các mặt hoạt động theo nội dung quản lý nêu ở phần B, gồm:
- Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, tổ đoàn kết sản xuất và cá thể sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
- Các hợp tác xã, tổ hợp tác và tư doanh cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp – thủ công nghiệp (đối với xã có sản xuất tiểu thủ công nghiệp)
- Hợp tác xã mua bán xã.
- Các hợp tác xã, tổ hợp tác và tư doanh cá thể làm các nghề vận tải thô sơ (bằng phương tiện không có động cơ) và các nghề dịch vụ.
- Các tổ thú y dân lập
- Các chợ nhỏ trong xã
- Các bến sông nhỏ, bãi đậu xe nhỏ (phân cấp cho xã quản lý)
- Trạm y tế xã (có giường bệnh và giường hộ sinh)
- Tủ thuốc dân lập, vườn cây thuốc nam
- Các trường lớp mẫu giáo (quốc lập, dân lập)
- Trạm truyền thanh
- Các cơ sở văn hoá thông tin của xã và các đội văn nghệ nghiệp dư.
- Các cơ sở thể dục thể thao của xã và các đội thể thao nghiệp dư.
b) Các tổ chức của cấp huyện đóng tại xã và phục vụ cho nhân dân xã hoặc hoạt động của các tổ chức này có quan hệ trực tiếp đến các mặt hoạt động của xã, do cấp xã quản lý về chánh trị tư tưởng và giám sát hoạt động gồm:
- Trạm và tổ thu mua của huyện.
- Tổ thu thuế công thương nghiệp (nếu có)
- Quỹ tiết kiệm (nếu có)
A) – Vấn đề chung có tính nguyên tắc :
- Quan hệ giữa các Phòng, Ban chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện với Uỷ ban Nhân dân và các Ban chuyên môn phường, xã là sự quan hệ, hướng dẫn giúp đỡ và chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ.
- Các Phòng, Ban chuyên môn thuộc UBND quận, huyện phải dành nhiều thời gian đi sát phường, xã để hướng dẫn giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho Uỷ ban Nhân dân và các Ban chuyên môn phường, xã cho các tổ chức kinh tế, sự nghiệp ở phường, xã, Uỷ ban Nhân dân, các Ban chuyên môn và các đơn vị kinh tế sự nghiệp phường, xã phải nghiêm chỉnh thực hiện sự hướng dẫn của Phòng, Ban chuyên môn quận, huyện có khác với sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện , hoặc Uỷ ban Nhân dân phường, xã chưa nhất trì thì UBND phường, xã phải báo cáo kịp thời để Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện giải quyết.
- Các tổ chức kinh tế tập thể, cá thể (được phép hành nghề tự quản lý sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi) quan hệ hợp đồng kinh tế với các cơ quan, tổ chức kinh tế khác (quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể) theo kế hoạch và pháp luật Nhà nước, làm đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, trả nợ, bán sản phẩm cho Nhà nước (theo hợp đồng 2 chiều hoặc hợp đồng gia công), tuân thủ pháp luật của Nhà nước.
- Chánh quyền phường, xã không bao biện làm thay công việc quản lý điều hành sản xuất – kinh doanh của các đơn vị kinh tế tập thể, mà làm chức năn, nhiệm vụ quản lý hành chánh Nhà nước, giám sát kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đầy đủ pháp luật, chánh sách, chế độ của Nhà nước, việc tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, việc thực hiện đúng đắn 3 lợi ích toàn dân, tập thể và cá nhân người lao động. Đồng thời chánh quyền phường, xã có trách nhiệm quản lý hành chánh – kinh tế giúp đở tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế tập thể, cá thể (được phép hành nghề) phát triển sản xuất theo đúng phương hướng nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước.
Tất cả những tổ chức của quận, huyện đóng và phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống nhân dân của phường, xã điều phải chịu sự lãnh đạo quản lý của cấp uỷ và UBND phường, xã về các mặt chánh trị tư tưởng, tinh thần thái độ phục vụ, chấp hành đường lối, chủ trương, chánh sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Cấp uỷ và chánh quyền phường, xã được quyền tham gia ý kiến về khen thưởng, kỷ luật, đề bạt cân nhắc, xếp lương đối với cán bộ, công nhân viên của các tổ chức này trước khi cấp quận, huyện quyết định.
- Đối với những tổ chức của Nhà nước phân cấp giao về cho phường, xã chỉ đạo, quản lý trực tiếp, thì cấp quận, huyện giao cả quỹ tiền lương, kinh phí hoạt động (kể cả kinh phí trang bị, sửa chữa) của các tổ chức này cho Uỷ ban Nhân dân phường, xã quản lý.
- Hướng dẫn chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch phát triển và lập kế hoạch hàng năm.
Bàn bạc nhất trí với cấp phường, xã cùng nhau quy định sự phân công sản xuất, kinh doanh và phân công nhiệm vụ công tác giữa các đơn vị trực thuộc quận, huyện và các đơn vị do phường, xã quản lý.
- Tổng hợp kế hoạch ngành trong phạm vi toàn quận, huyện theo hệ thống chỉ tiêu quy định của cấp thành phố.
- Hướng dẫn giúp đở cấp phường, xã trong việc khai thác tận dụng mọi khả năng tiềm tàng sẳn có ở phường, xã.
- Hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật.
- Cung cấp các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng và hàng hoá trong phạm vi quản lý của quận, huyện theo kế hoạch của Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện.
- Đào tạo bồi dưỡng và tăng cường cán bộ chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu cần thiết cho phường, xã.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ công tác, chấp hành chủ trương, chánh sách, chế độ tiêu chuẩn định mức uốn nắn những lệch lạc.
- Đối với các tổ chức của Nhà nước, phường, xã trực tiếp quản lý mọi mặt : chánh trị tư tưởng kế hoạch, tài vụ vốn, kinh phí vật tư, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương. Chỉ đạo các tổ chức này hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệm vụ công tác được giao, chấp hành tốt pháp luật Nhà nước. Uỷ ban Nhân dân phường, xã chịu trách nhiệm về công tác, hiệu quả kinh tế của các đơn vị này trước Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện .
- Chịu sự chỉ đạo của các Phòng, Ban chuyên môn của quận, huyện như nội dung điểm B nêu trên.
- Đối với các tổ chức kinh tế tập thể, cá thể quản lý hành chánh – kinh tế (nội dung như nêu ở điểm A “Vấn đề chung có tính nguyên tắc” mục IV nói trên).
V. – PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện căn cứ vào Bản quy định về phương hướng nội dung phân cấp quản lý cho phường, xã này chỉ đạo các ngành của quận, huyện:
+ Tổ chức thực hiện việc phân cấp quản lý cụ thể cho phường, xã bàn giao cho UBND phường, xã quản lý các đơn vị thuộc quyền quản lý của phường, xã.
Trước khi bàn giao phải xây dựng quy chế hoạt động của từng đơn vị, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ nhân viên, từ cán bộ phụ trách đến nhân viên thường, mối quan hệ của các đơn vị này với các Phòng, Ban chuyên môn cấp quận, huyện.
+ Lựa chọn những cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có năng lực của quận, huyện về tăng cường cho phường, xã theo yêu cầu cần thiết, phải mạnh dạn và kiên quyết thực hiện việc điều động tăng cường này, đồng thời nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các Phòng, Ban phù hợp với tình hình đã phân cấp nhiệm vụ và cơ sở cho phường, xã quản lý.
+ Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thuộc ngành ở phường, xã.
- Uỷ ban Nhân dân phường, xã chuẩn bị các điều kiện cần thiết về tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý…, liên hệ yêu cầu các ngành của quận, huyện thực hiện việc phân cấp quản lý cho phường, xã.
- Sở Tài chánh có trách nhiệm chỉ đạo các Ban Tài chanh – Thuế - giá cả quận, huyện hướng dẫn phường, xã lập và thực hiện dự toán thu chi ngân sách phường, xã; tổ chức thực hiện việc giao cho phường, xã quản lý quỹ lương kinh phí hoạt động của các đơn vị được phân cấp cho phường, xã quản lý.
Sở Tài chánh nghiên cứu trình Uỷ ban Nhân dân thành phố quyết định tỷ lệ % phần trích nộp lên cấp trên của các hợp tác xã tiêu thụ, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã và tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp để lại cho ngân sách phường, xã và tỷ lệ % mức thưởng thu thuế cho phường, xã.
- Ban tổ chức chánh quyền thành phố chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban Nhân dân thành phố chỉ đạo các quận, huyện tổ chức thực hiện việc phân công, phân cấp quản lý cho phường, xã theo Bản quy định này; theo dõi kiểm tra việc thực hiện; thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện cho Uỷ ban Nhân dân thành phố.
***
Qua tình hình thực hiện thực tế, Uỷ ban Nhân dân thành phố sẽ có văn bản bổ sung sủa đổi cho thích hợp.
Quyết định 53/QĐ-UB năm 1981 quy định về phương hướng và nội dung phân công, phân cấp quản lý cho phường, xã do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 53/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/03/1981
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Quang Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra