- 1Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2Luật Quy hoạch 2017
- 3Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 4Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 5Quyết định 995/QĐ-TTg năm 2018 về giao nhiệm vụ cho Bộ tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 503/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH HẠ TẦNG DỰ TRỮ, CUNG ỨNG XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Tờ trình số 145/TTr-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2019 kèm Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch tại văn bản số 145/BC-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính như sau:
1. Tên quy hoạch, đối tượng, phạm vi quy hoạch.
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
c) Đối tượng, phạm vi quy hoạch:
- Hệ thống hạ tầng, kho chứa dầu thô, xăng dầu, khí đốt phục vụ cho sản xuất, dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia (không bao gồm các kho nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy xử lý khí và Nhà máy điện trong một dự án đầu tư tổng thể) trên phạm vi cả nước;
- Hệ thống các đường ống dẫn xăng dầu, khí đốt từ nguồn cung đến nơi tiêu thụ (không bao gồm đường ống dẫn khí từ mỏ khí ngoài biển vào đất liền và đường ống cấp khí cho các Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy xử lý khí, Nhà máy điện trong một dự án đầu tư tổng thể) trên phạm vi cả nước.
2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch.
a) Quan điểm lập quy hoạch:
- Đảm bảo tính tổng thể, thống nhất, tích hợp và liên kết có hệ thống giữa các đối tượng của quy hoạch;
- Phục vụ và bảo đảm phát triển bền vững, hợp lý về kinh tế - xã hội - môi trường - văn hóa - quốc phòng, an ninh;
- Đảm bảo hài hòa lợi ích của quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và người dân, trong đó lợi ích quốc gia là trên hết;
- Đảm bảo tính đàn hồi, năng lực dự trữ và tăng cường khả năng chống chịu và phòng ngừa thảm họa của lãnh thổ. Đảm bảo yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử-văn hóa, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên;
- Việc phân bố phát triển không gian trong quá trình lập quy hoạch phải đảm bảo thống nhất giữa kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai và bảo vệ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các bên liên quan trong quá trình lập và triển khai thực hiện và giám sát quy hoạch; trong đó, bảo đảm quyền tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch;
- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước;
- Nội dung của quy hoạch từng loại hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt phải thống nhất, liên kết với nhau và được thể hiện bằng báo cáo quy hoạch và hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
b) Mục tiêu lập quy hoạch:
Lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ dầu thô, xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ trong sản xuất và trong thương mại (cung ứng, lưu thông phân phối); Quy hoạch hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia tập trung quy hoạch hệ thống đường ống dẫn, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường và có tính khả thi cao, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước; Đề xuất các giải pháp, chính sách và nguồn lực thực hiện quy hoạch.
c) Nguyên tắc lập quy hoạch:
- Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khách quan và tin cậy;
- Phù hợp và hài hòa với hạ tầng kỹ thuật có liên quan;
- Đảm bảo tính bền vững, dài hạn, thuận tiện trong quá trình thực hiện quy hoạch;
- Đảm bảo tính khả thi, hiện đại, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong quy hoạch và có tính tiên đoán;
- Đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực; chống lãng phí và hiệu quả;
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các Bộ, ngành liên quan, đảm bảo về bảo vệ bí mật an ninh nhà nước trong quá trình lập, thực hiện quy hoạch;
Đảm bảo tích hợp một cách đồng bộ, đầy đủ và phù hợp với các nội dung có liên quan trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các quy hoạch kết cấu hạ tầng khác cùng thời kỳ.
- Đảm bảo tính liên kết không gian, thời gian trong quá trình lựa chọn các công cụ sử dụng trong hoạt động quy hoạch.
3. Nội dung và phương pháp lập quy hoạch.
a) Nội dung quy hoạch: Đảm bảo đầy đủ các nội dung yêu cầu tại mục V Phụ lục II Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, trong đó bao gồm:
- Tổng quan thực trạng các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến hạ tầng dự trữ và cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia;
- Đánh giá thực trạng phân bố, sử dụng không gian của tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt của Việt Nam và kết quả thực hiện các Quy hoạch có liên quan thời kỳ trước;
- Đánh giá liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia;
- Dự báo xu thế, kịch bản phát triển của điều kiện tự nhiên, khí hậu và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
- Xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ hội và thách thức đối với phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
- Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
- Phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia trên phạm vi toàn quốc và các vùng lãnh thổ thời kỳ quy hoạch;
- Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia và các hoạt động bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia;
- Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt và thứ tự ưu tiên thực hiện;
- Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.
b) Phương pháp lập quy hoạch.
Các phương pháp lập Quy hoạch phải bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, có độ tin cậy cao. Các phương pháp chính được sử dụng trong lập Quy hoạch bao gồm: Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích kinh tế; kế thừa, tích hợp; chuyên gia; thu thập dữ liệu thứ cấp kết hợp điều tra khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu sơ cấp; dự báo; xây dựng và lựa chọn các kịch bản.
4. Thời gian lập quy hoạch.
Thời hạn lập quy hoạch không quá 24 tháng (kể từ thời điểm phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch).
5. Thành phần, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch.
- Hồ sơ quy hoạch gồm: Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt, Bản đồ quy hoạch.
- Tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch: Bản cứng đề án được in 2 mặt trên giấy A4 theo quy định. Bản mềm được soạn thảo trên các phần mềm soạn thảo văn bản thông dụng (Word, Excel v.v...); Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch theo quy định tại mục IV Phụ lục I Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.
6. Chi phí lập quy hoạch.
- Chi phí lập quy hoạch sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Công Thương được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cụ thể về chi phí lập Quy hoạch theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Trách nhiệm cơ quan tổ chức lập và phối hợp lập quy hoạch.
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm tổ chức lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo các nội dung Nhiệm vụ lập Quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định này đảm bảo tiến độ và chất lượng.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Hiệu lực thi hành.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 1733/TCHQ-GSQL năm 2015 về cung ứng xăng dầu cho các doanh nghiệp chế xuất trong Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III Trảng Bàng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 4337/TCHQ-GSQL năm 2015 về việc cung ứng xăng dầu cho các doanh nghiệp chế xuất trong Khu chế xuất Linh Trung do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 6805/TCHQ-GSQL năm 2018 về cung ứng xăng dầu gửi kho ngoại quan cho tàu biển chạy tuyến quốc tế xuất cảnh do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Thông tư 24/2020/TT-BCT quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí do Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 1532/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 36/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công điện 160/CĐ-TTg năm 2022 về bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước do Thủ tướng Chính phủ điện
- 8Công văn 969/BCT-TTTN năm 2022 về bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa do Bộ Công thương ban hành
- 9Quyết định 828/QĐ-BCT năm 2022 bổ sung dự án Kho xăng dầu quy mô 80.000 m3 tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng vào Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10Chỉ thị 01/CT-BCT năm 2024 triển khai Công điện 1437/CĐ-TTg về tập trung thực hiện giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cho người dân, doanh nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 1Công văn 1733/TCHQ-GSQL năm 2015 về cung ứng xăng dầu cho các doanh nghiệp chế xuất trong Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III Trảng Bàng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 4337/TCHQ-GSQL năm 2015 về việc cung ứng xăng dầu cho các doanh nghiệp chế xuất trong Khu chế xuất Linh Trung do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4Luật Quy hoạch 2017
- 5Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 7Quyết định 995/QĐ-TTg năm 2018 về giao nhiệm vụ cho Bộ tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 6805/TCHQ-GSQL năm 2018 về cung ứng xăng dầu gửi kho ngoại quan cho tàu biển chạy tuyến quốc tế xuất cảnh do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Thông tư 24/2020/TT-BCT quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí do Bộ Công thương ban hành
- 10Quyết định 1532/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông báo 36/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Công điện 160/CĐ-TTg năm 2022 về bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước do Thủ tướng Chính phủ điện
- 13Công văn 969/BCT-TTTN năm 2022 về bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa do Bộ Công thương ban hành
- 14Quyết định 828/QĐ-BCT năm 2022 bổ sung dự án Kho xăng dầu quy mô 80.000 m3 tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng vào Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 15Chỉ thị 01/CT-BCT năm 2024 triển khai Công điện 1437/CĐ-TTg về tập trung thực hiện giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cho người dân, doanh nghiệp do Bộ Công thương ban hành
Quyết định 503/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 503/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/04/2020
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực