Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 450/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 4 năm 1978 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chánh các cấp ngày 27-10-1962;
Căn cứ vào chỉ thị số 29/CT-TW ngày 26-12-1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chánh sách được áp dụng ở các hợp tác xã nông nghiệp thí điểm ở miền Nam;
Để bước đầu thống nhất một số chánh sách tập thể hóa đối với các tập đoàn sản xuất nông nghiệp làm cơ sở cho việc xây dựng, củng cố các tập đoàn, tiến lên xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp ở thành phố,
Theo đề nghị của Ban Nông thôn về vận dụng một số chánh sách hợp tác hóa nông nghiệp vào các tập đoàn sản xuất nông nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.– Nay ban hành Bản quy định tạm thời về một số chánh sách tập thể hóa đối với các tập đoàn sản xuất nông nghiệp loại 1 và loại 2 kèm theo quyết định này.
Điều 2.– Quyết định này có giá trị kể từ ngày ban hành,
Điều 3.– Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban Nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện ngoại thành và quận ven nội, và các tập đoàn sản xuất nông nghiệp trong thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ MỘT SỐ CHÁNH SÁCH TẬP THỂ HÓA ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo quyết định số 450/QĐ-UB, ngày 13-4-1978)
1. Kết nạp hội viên tập đoàn (xã viên)
Thống nhất tên gọi là đội tập đoàn (tương đương một đội sản xuất của hợp tác xã sau này).
Tất cả nông dân lao động và người lao động làm thuê ở tại chỗ (theo khu vực tập đoàn) có lao động, có nghề nghiệp, từ 16 tuổi trở lên nếu tự nguyện xin vào tập đoàn, thì đều có thể được xét kết nạp vào tập đoàn – Tập đoàn sẽ đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ; phát triển chăn nuôi, tổ chức nghề phụ, để bố trí sử dụng hợp lý sức lao động.
Những người thuộc thành phần bóc lột, sau khi giải quyết dứt khoát phần bóc lột, tự nguyện xin vào tập đoàn, thì xét có thể kết nạp vào tập đoàn. Những người chưa được phục hồi quyền công dân thì được sử dụng hợp lý sức lao động.
Bố trí cán bộ chủ chốt quản lý tập đoàn cần lựa chọn những người có nhiệt tình, có trách nhiệm chăm lo cho lợi ích tập thể; nghiêm chỉnh và tự giác thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước, am hiểu công việc làm ăn và được quần chúng tích cực tin tưởng, ủng hộ.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng tốt, bảo vệ nghiêm ngặt theo pháp chế của Nhà nước.
a) Đất để lại cho gia đình: theo quy định chung của Trung ương, bình quân không quá 500m2/hộ vận dụng vào hoàn cảnh nông thôn thành phố, tùy tình hình thực tế từng địa phương, do Ủy ban Nhândân 500 huyện quyết định; cụ thể có 4 mức: đủ đất ở cho nhân dân từ 300 m2 m2, tối đa không quá 1.000m2/1 hộ, nhằm bảo đảm có đủ đất cất nhà và một phần nhất định làm kinh tế phụ cho gia đình tập đoàn viên (chỉ cấp 1 lần, không cấp bổ sung sau này). Vườn cây ăn trái lâu năm, vườn tre, trúc gần nhà và ao cá trong phạm vi đất thổ cư chưa tập thể hóa.
b) Đất ruộng, đất rẫy trồng hoa màu: đều phải đưa hết vào tập đoàn để tổ chức sản xuất tập thể. Chính sách tập thể hóa đất đai tùy từng loại tập đoàn mà giải quyết như sau:
Tập đoàn loại 1 : Không hưởng huê lợi ruộng đất hoặc từng trường hợp có hưởng huê lợi ruộng đất về mức dư chênh lệch trên mức bình quân chiếm hữu ruộng đất của một nhân khẩu trong khu vực tập đoàn đó. Phương thức phân phối của tập đoàn này chủ yếu là phân phối theo lao động.
Các hộ gia đình liệt sĩ, thương binh, cán bộ cách mạng nghèo, gia đình neo đơn, quả phụ, người tàn tật, mất sức lao động trong khu vực tập đoàn này, tùy từng trường hợp được đại hội tập đoàn quyết định có thể giải quyết bằng nhiều cách như: Tất cả ruộng đất đưa vào đều được hưởng huê lợi ruộng đất từ 15 – 20 % trong một thời gian nhất định, hoặc sử dụng quỹ phúc lợi công cộng của tập thể hộ trợ cho các loại gia đình này bảo đảm được mức sống tối thiểu như các gia đình khác trong tập đoàn.
- Tập đoàn loại 2: Tất cả ruộng đất đưa vào đều được hưởng huê lợi ruộng đất từ 10% đến tối đa không quá 20%. Thời gian hưởng huê lợi ruộng đất tối đa không quá 3 năm, mức hưởng 3 năm cộng lại không quá 45%. Phương thức phân phối của loại tập đoàn này vừa phân phối theo lao động, vừa phân phối một phần theo huê lợi ruộng đất.
Cách tính hưởng huê lợi ruộng đất: là tính theo sản lượng thường niên khi tính thuế nông nghiệp cho từng loại Đất ruộng đất của từng hộ chuyên trồng rau, màu bán lấy tiền thì có thể tínhtheo giá trị sản lượng thường niên của loại rau, màu chính trồng trên từng loại đất đó theo giá quy định của Nhà nước thu mua mà trả bằng tiền cho chủ ruộng, đất, có đưa đất vào.
Gia đình liệt sĩ, thương binh, neo đơn, quả phụ, mức hưởng huê lợi ruộng đất có thể vận dụng tối đa không quá 20% thời gian hưởng huê lợi ruộng đất có thể lâu hơn.
Lưu ý: Vận dụng vào thực tế tùy theo khả năng vận động của nước ta và tùy mức độ tự nguyện của quần chúng, Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện có hướng chỉ đạo cụ thể cho từng xã, ấp làm theo một trong hai loại tập đoàn trên đây với ý định lãnh đạo rõ ràng và dứt khoát ngay từ đầu trong tổ chức vận động quần chúng.
c) Đối với đất đai của những hộ nông dân nơi khác đến làm ăn tại địa phương (xâm canh), trên cơ sở tổ chức lại sản xuất mà giải quyết hợp lý, hợp tình bằng nhiều cách đưa vào làm ăn tập thể trong tập đoàn như:
Kết nạp vào tập đoàn (thực hiện ổn canh vào tập thể trước khi có điều kiện sẽ ổn cư sau).
Đền bù công khai phá mức độ nhất định cho họ đi nơi khác có vốn làm ăn, để đưa đất vào tập đoàn.
Nếu họ không vào thì có thể trả huê lợi ruộng đất (như trên) để đưa đất vào.
Đổi đất qua lại giữa các hộ xâm canh trong xã và xã, huyện tỉnh khác (nếu có).
Mua lại tùy theo số lượng nguồn gốc đất đai và tùy từng đối tượng mà trả dần một số năm nhất định.
Đất chiếm canh bất hợp pháp như tự chiếm đất công bao gồm đất xóa tô của địa chủ, mua, bán, sang, nhượng, cho bất hợp pháp sau ngày 30-3-1975 đến nay,… Nếu là đối tượng lao động nghèo và quá nghèo, có thể giúp cho họ một số vốn để họ về nơi cũ làm ăn (chú ý: đất thừa hưởng của cha, mẹ, ông, bà không coi là đất chiếm canh bất hợp pháp mà giải quyết theo các trường hợp trên).
Người tại địa phương: vừa có đất tại chỗ, vừa có đất xâm canh nơi khác, cần giáo dục họ tự nguyện thực hiện đúng theo cách giải quyết trên đây để vì lợi ích của phong trào tập thể hóa nông nghiệp không gây khó khăn chung cho địa phương bạn như địa phương mình.
d) Đất tôn giáo, đất đai của các thành phần bóc lột còn rơi rớt lại.
Đất tôn giáo: Vừa qua ta chưa làm, do đó căn cứ theo quyết định số 188/CP, nhân cuộc vận động tập thể hóa đất đai vào tập đoàn, lần này cần giải quyết cho dứt điểm và hướng đưa luôn vào tập đoàn.
Mỗi nhà chung, nhà chùa, thánh thất được coi như 1 hộ, những hộ khẩu trong hộ tôn giáo phải được quản lý theo chế độ quản lý hộ khẩu chung của nhân dân trong thành phố.
Trên cơ sở đó cho phép giáo hội, chùa, thánh thất và những người làm nghề tôn giáo có ruộng đất được hiến ruộng đất; khi hiến, cho phép giữ lại một phần ruộng đất dùng vào việc thờ cúng (hương đèn), nuôi người tu hành và lao động phục vụ cho việc thờ, cúng trong nhà thờ, chùa, thánh thất đúng như hộ khẩu được chính quyền công nhận như trên.
Ruộng đất để lại cho những người tu hành và lao động làm ăn không được vượt quá mức ruộng đất bình quân nhân khẩu nông nghiệp ở xã – Nếu tự nguyện đưa vào tập đoàn thì do đại hội tập đoàn quyết định, có thể thỏa thuận của đôi bên. Những người tu hành tự nguyện xin vào tập đoàn, thì được tập đoàn xét kết nạp hoặc được sử dụng lao động như các người lao động khác.
Phần ruộng đất dôi ra trên mức bình quân cho phép được hiến hoặc trưng mua giao cho tập đoàn sản xuất. Nếu là ruộng đất riêng của dòng thừa sai hoặc do người làm nghề tu hành như linh mục, chức sắc, sư sãi,… thì trưng thu.
Quá trình vận động hợp tác hóa tư phát hiện ra đất đai của địa chủ sản kinh doanhphú nông nghiệp trong nông thì cần giải quyết dứt khoát, triệt để phần còn rơi rớt lại đó theo đúng quyết định số 188/CP của Hội đồng Chính phủ.
e) Đối với hộ nông dân có nhiều ruộng:
Theo chỉ thị số 235/CT-TW của Ban Bí thu Trung ương có nêu “có thể vận động những gia đình nông dân lao động có nhiều ruộng san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho những người không có ruộng và thiếu ruộng”.
Nay, trong cao trào vận động tập thể hóa thông qua tập đoàn sản xuất và thí điểm hợp tác xã. Vận dụng như sau:
Tốt nhất vận động các hộ này vào tập đoàn sản xuất, đưa hết ruộng đất vào, không hưởng huê lợi ruộng đất.
Hoặc hiến phần ruộng đất dư thừa của mình đưa vào tập đoàn sản xuất cũng là một cách san sẽ hợp lý, hợp tình, tăng cường đoàn kết trong nội bộ nông dân.
Hoặc mua lại phần ruộng dư thừa đó, trả trong một số năm nhất định, trả bằng tiền, không quá 45% so với sản để đưa lượng thường niên khi tính thuế nông nghiệp vào tập đoàn sannội bộ sẻ cho nông dân tập thể.
(Như vậy: ta không coi nhận hiến hoặc mua số đất này như là hiến và trưng mua đất của địa chủ phú nông).
3. Đối với máy móc, trâu bò cày kéo
a) Máy cày, máy xới, máy bơm:
Máy cày lớn Nhà nước có thể mua tổ chức thành trạm máy kéo do huyện quản lý phục vụ cho các tập đoàn và hợp tác xã trên địa bàn huyện – Giá mua theo nguyên tắc thỏa thuận “Thuận mua, vừa bán”giữa giá quy định với thời giá hiện nay – Hoặc do Nhà nước (huyện) hướng dẫn cho chủ máy tổ chức lại thành lập tập đoàn hay đội máy phục vụ cho tập đoàn, theo địa bàn phân công và giá cả quy định thống nhất của Nhà nước.
Máy cày, máy xới loại nhỏ: cần được tổ chức lại dưới hình thức tập đoàn, đội máy hay tổ hợp máy thích hợp do Ban Sản xuất xã hay do từng tập đoàn thống nhất quản lý sử dụng theo kế hoạch phục vụ cho toàn tập đoàn và tư nhân trên từng địa bàn được quy định. Giá cày – bừa hoàn chỉnh đến khi gieo cấy được của 1 ha đất cày thuộc bằng 10 giạ lúa (có thể lấy từ phân nửa đến 2/3 lúa, còn lại lấy bằng tiền theo giá lúa quy định) – Nếu lấy bằng tiền, tối đa không quá 80đ/ha đất cày thuộc hoàn chỉnh làm đúng kế hoạch, đúng địa bàn, đúng đối tượng phân công, được cung cấp đủ nhiên liệu theo tiêu chuẩn, và phụ tùng thay thế sửa chữa.
Máy bơm cỡ nhỏ và vừa của tư nhân ngoài phần sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất phụ của gia đình, cần được tổ chức lại thành từng tổ máy bơm phục vụ cho từng tập đoàn trong công tác chống hạn, chống úng được tập đoàn cung cấp nhiên liệu đủ tiêu chuẩn theo giờ hoạt động và công suất máy – Giá bơm nước cần tính toán hợp lý khoảng 0,50đ/lít mã lực – giờ. Tỉ dụ: Nếu dùng máy Cô-le 4 mã lực thì 1 giờ bơm khoảng 2đ/giờ.
b) Máy chà gạo:
Cần tập thể hóa dưới hình thức trưng mua do Nhà nước quản lý hoặc công tư hợp doanh do xã hay huyện quản lý, máy chà nhỏ mà cân đối với sản lượng xay xát trong tập đoàn thì có thể cho tập đoàn vay vốn để mua quản lý sử dụng – Trường hợp chưa tập thể hóa thì huyện hay xã phân công cán bộ tốt vào tham gia quản lý việc điều hành, chủ nhà máy xay phải trả tiền lương cho cán bộ Nhà nước vào tham gia quản lý việc điều hành này đúng theo chánh sách thù lao cho công nhân viên chức của Nhà nước. (Nếu loại máy chà lớn trên 3 tấn/ngày (8 giờ) có thể do huyện quản lý – Nếu công suất trên dưới 2 tấn/ngày giao cho xã quản lý sử dụng phục vụ xay xát cho nhân dân, theo đúng giá gia công xay xát gạo của Nhà nước).
Lúa nộp thế và lúa bán nghĩa vụ, bán theo hợp đồng hai chiều được chà ra thành gạo để giao nộp cho Nhà nước – Phần cám lấy lại phục vụ cho phát triển chăn nuôi tập thể, tập đoàn cố gắng tạo điều kiện phát triển chăn nuôi tập thể (heo, vịt) để tăng thêm mức thu nhập tập đoàn.
c) Bọng và máy ép dầu phọng: Cần được quản lý tương tự như máy chà gạo
d) Xe cơ giới vận chuyển ở nông thôn:
Cần quy định lịch thời gian, khối lượng, đơn giá vận chuyển cho chủ phương tiện cơ giới, ai cũng có nghĩa vụ phục vụ vận chuyển cho tập đoàn.
Giá cước vận chuyển tùy từng loại đường, hàng lấy đúng theo giá cước quy định của Nhà nước.
Nhiên liệu tiêu hao được tập đoàn hoàn trả hoặc xác nhận để được mua cung cấp theo kế hoạch, theo đơn giá của Nhà nước.
e) Trâu, bò cày kéo: Chưa công hữu hóa trâu, bò cày kéo. Nhưng Ban Sản xuất xã, ấp phải nắm chắc để quản lý sử dụng trong thời gian làm đất, vận chuyển phục vụ nông nghiệp, cần tổ chức lại thành từng tổ hợp gia súc kéo, có chế độ phân công cho từng tổ và từng hộ có sức kéo nghĩa vụ phải phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo từng vùng hoặc từng tập đoàn được phân công phục vụ.
Cày, bừa hoàn chỉnh 1 ha được tính trả công ngang bằng công máy như trên.
Ngày công vận chuyển được tính tiền công tương đương hoặc cao hơn một ít so ngày công cày, bừa, nhưng không nên cao quá hai lần.
4. Góp cổ phần, để quỹ và làm nghĩa vụ
a) Góp cổ phần sản xuất vụ đầu:
Là trách nhiệm của tập đoàn viên để có vốn chi phí sản xuất vụ đầu. Mức góp và cách góp cổ phần như sau theo từng loại tập đoàn.
Tập đoàn loại 1: Góp cổ phần theo đầu lao động (lao động chính và lao động quy). Mức góp cổ phần trên cơ sở tính chi phí sản xuất một vụ đầu không tính công lao động rồi chia bình quân cho lao động chính + lao động quy mà xác định mức góp cổ phần cho 1 lao động phải đóng góp, không dưới 50% so mức chi phí chia bình quân đó (khoảng 20đ/1 lao động).
Tập đoàn loại 2: Góp cổ phần theo đầu mẫu, cách tính chi phí sản xuất như trên – Ai có nhiều ruộng đất được hưởng huê lợi thì góp nhiều, có ít thì góp ít – Mức góp không dưới 30% so chi phí sản xuất của 1 mẫu chia hoặc nhân lên so diện tích đưa vào (khoảng 64đ/ha).
Trường hợp miễn, giảm hoặc góp dần:
Gia đình quá nghèo hoặc có khó khăn nhất thời do đại hội tập đoàn quyết định miễn, hoặc giảm, hoặc góp dần vài vụ tiếp sau cho đủ mức cổ phần quy định.
Phần còn thiếu: sẽ được vay Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm đủ chi phí sản xuất (nhưng nhất thiết có góp mới được vay, coi là một điều kiện).
b) Để quỹ:
Nhằm gắn bó tập đoàn viên với tổ chức kinh tế tập thể đời sống tập thể trong đó có mình, dù ít haycần nhiều đều thiết có để quỹ.
Thống nhất để hai thứ quỹ tích 6% lũy và quỹ công ích. Thời gian đầu cả hai thứ quỹ này để 5% là tốiđầu đa, lúc có thể dành cho quỹ công ích nhiều hơn.
Quỹ công ích: chủ yếu sử dụng vào công việc phúc lợi công cộng, trợ giúp khó khăn đặc biệt, dùng để thưởng cho người lao động giỏi. Không được sử dụng quỹ công ích vào việc chè chén, liên hoan.
Quỹ tích lũy: chủ yếu sử dụng vào mua, sắm, xây dựng tài sản cố định phục vụ sản xuất, phát triển thâm ngành nghề cần thiết. (Nếu chi phí sản xuất thiếu thì được vay vốn Nhà nước).
c) Làm nghĩa vụ:
Để thắt chặt quan hệ giữa tập thể với Nhà nước, tăng cường mối quan hệ công – nông trong hoạt động sản xuất là việc không thể thiếu được của người dân làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, đó là mối quan hệ “bình đẳng” trong chế độ mới. Làm nghĩa vụ là trách nhiệm và quyền lợi của nông dân tập thể.
Nộp thuế: Do tập đoàn nộp chung (coi tập đoàn là một hộ nông dân tập thể). Tập đoàn có nghĩa vụ nộp thuế nông nghiệp đúng theo chính sách của Nhà nước, vận dụng vào tập đoàn trên cơ sở xem thu bình quân của thành phố về thuế nông nghiệp, tạm xác định tỷxét mức thuế lệ nộp 10% so thích hợp vừa phải của tập đoàn sản xuất nông nghiệp khoảng 8% với sản lượng thường niên khi tính thuế nông nghiệp của các loại ruộng đất trong tập đoàn. Tập đoàn nào nộp đủ thuế nông nghiệp, chất lượng lúa tốt được Nhà nước để lại 3% so tổng số thuế, góp phần giúp tập đoàn xây dựng quỹ tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Bán nghĩa vụ: Mới bước đầu tập hợp lại từ kinh tế cá thể lên tập thể nên căn cứ quy định thông tư số 03/LTTP/TT ngày 21-3-1978 của Bộ Lương thực thực phẩm quy định 3 mức sản lượng Vận dụng quân sản xuất và bình quân để ăn cho một đầu người trong hộ mức đểlại bình quân cho một đầu người với các tập đoàn sản xuất (coi như 1 hộ tập thể) là 300kg/1 đầu người bình quân dùng để ăn và chăn nuôi gia đình. Phần lương thực dôi ra, huy động bán nghĩa vụ 70% cho Nhà nước theo giá quy định, 30% còn lại nếu tự nguyện bán them cho Nhà nước thì được mua theo giá khuyến khích hoặc thưởng khuyến khích phần bán ngoài nghĩa vụ.
Nhà nước cố gắng bảo đảm cung cấp vật tư kỹ thuật, vật liệu xây dựng, nhu yếu phẩm hoặc hàng công nghệ phẩm cần thiết cho tập đoàn và gia đình tập đoàn viên.
Bảo đảm công bằng, hợp lý, quản lý dân chủ, tăng cường đoàn kết phát triển sản xuất, kích thích tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống tập đoàn.
Do đó cần:
Mỗi hộ, mỗi người lao động cần đăng ký lao động và tự nguyện thực hiện đúng và tốt việc đăng ký lao động đó. Tập đoàn tạo mọi điều kiện thực hiện đúng và tốt quản lý lao động có định mức khoán việc đúng mức, hoạch toán công – điểm chính xác, kịp thời, bảo đảm ăn chia phân phối công bằng, hợp lý.
Sản lượng hay giá trị sản lượng sản phẩm làm ra sau khi trừ hoa lợi ruộng đất (nếu có), trừ chi phí sản xuất bao gồm để giống, để tích lũy và quỹ công ích, để nộp thuế nông nghiệp, phần còn lại phân phối theo lao động và bán nghĩa vụ cho Nhà nước.
Các tập đoàn trồng rau, giữa vụ thu hoạch, cần tạm ứng hàng tháng hay nửa tháng tiền công không quá 60% công thực làm theo giá trị ngày công kế hoạch cho người lao động. Cuối năm (hay cuối mùa) thu hoạch sẽ tất toán.
Người lao động chuyên làm thuế quá nghèo trong sản xuất vụ đầu, cần vận động tinh thần đoàn kết tương trợ trong nội bộ hoặc vay ngân hàng tạm ứng cho họ một phần tiền ăn để lao động sản xuất trong tập đoàn tốt.
6. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm làm ra
Ngoài việc tổ chức thu mua lương thực như phần trên – còn các mặt hàng nông sản, thực phẩm do Nhà nước hướng dẫn cho tập đoàn sản xuất làm ra, cần được tổ chức tốt việc tiêu thụ đúng hướng, đúng mức, kịp thời, vừa có lợi cho tập đoàn, có lợi cho người tiêu dung, có lợi cho Nhà nước.
Rau, quả, thực phẩm tươi sống: Cần bảo đảm tiêu thụ nhanh kịp, tốt, giá cả hợp lý, tới tay người tiêu dùng, không bị ngắt quãng qua nhiều khâu trung gian không cần thiết. Ngoài công ty rau, quả thực phẩm hay hợp tác xã tiêu thụ tổ chức mua theo hợp đồng, thì tổ chức cho các tập đoàn có sạp bán rau, quả thực phẩm do mình làm ra tại thị trường tiêu thụ được quy định của Nhà nước cho từng tập đoàn.
Heo: Tập đoàn sản xuất ở vùng rau chuyên canh nuôi heo tập thể được Nhà nước cung cấp thức ăn tính theo giá cung cấp, tập đoàn tận thu, tận dụng các phụ, phế phẩm bảo đảm thêm số lượng thịt heo hơi nộp sản phẩm cho Nhà nước theo đúng quy định 5 kg thức ăn tính nộp 1 kg thịt heo hơi (theo giá quy định của Nhà nước). Trọng lượng thịt hơi dôi ra được mua theo giá khuyến khích.
Heo nuôi tập thể hay gia đình tự lực hoàn toàn về thức ăn thì được mua theo giá khuyến khích.
Vịt thịt xuất khẩu:
Do tập đoàn nuôi theo mùa – nhận nuôi gia công với Nhà nước được Nhà nước cấp giống vịt thịt, lúa nuôi vỗ béo, thuốc phòng dịch bịnh, dầu hỏa. Vịt đạt tiêu chuẩn được Nhà nước thu mua 3,2đ/kg thịt vịt hơi; tùy tình hình được thu mua theo giá khuyến khích hợp lý. Dưới tiêu chuẩn, bình quân mua 2,8đ/kg thịt vịt hơi.
Tập đoàn sản xuất được vay vốn tín dụng của Nhà nước như hợp tác xã sản xuất nông nghiệp để dung vào chi phí sản xuất thường xuyên theo kế hoạch, mua sắm, xây dựng tài sản cố định, mua lại đất đai của cán bộ đưa đất vào tập đoàn
Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ cấp vật tư, thiết bị cho tập đoàn, hết sức giúp tập đoàn sử dụng tốt vốn đi vay của ngân hàng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bảo đảm tỷ lệ vốn chuyển khoản được sử dụng ngày càng nhiều, vốn tiền mặt luân chuyển nhanh và được sử dụng hợp lý.
8. Chăm lo khuyến khích làm thêm ngành nghề phụ trong gia đình
Sản xuất tập thể và làm thêm nghề phụ trong gia đình là hai mặt cân đối rất quan trọng để tăng thêm thu nhập cho xã viên. Do đó, cần tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi theo gia đình, đan lác, làm các nghề tiểu thủ công có điều kiện phát triển, làm gia công cho tập thể hoặc gia công với Nhà nước, làm nấm rơm, nấm mèo, v.v… trên nguyên tắc bảo đảm được công lao động cho tập thể, vừa tăng thu nhập tập thể ngày càng cao, tăng thu nhập gia đình ngày càng tốt, thì cần khuyến khích đúng mức.
9. Thù lao cán bộ quản lý và chi phí quản lý
a) Thù lao cán bộ: Để giữ vững mối quan hệ tỷ lệ trực tiếp và gián tiếp, cân đối, hợp lý, đồng thời thù lao thích đáng cho cán bộ làm công tác quản lý tập đoàn, công thù lao số cán bộ quản lý không nên quá 5 – 6% so tổng số công lao động trực tiếp. Trên cơ sở đó mà tính toán phân phối hợp lý cho số cán bộ sau đây:
Đội trưởng bằng khoảng 120 công lao động trung bình trong đội. Nếu tập đoàn có quy mô diện tích trên 50 – 70 ha thì đội trưởng được hưởng bằng 150% công lao động trung bình trong đội.
Kế toán trưởng nếu xuất sắc, làm tốt trách nhiệm được hưởng bằng đội trưởng hay ít nhất bằng 90% so đội trưởng.
Đội phó nếu 1 – 3 người thì bằng 90% so đội trưởng. Nếu nhiều người hơn thì có thể quy định 50% gián tiếp – 50% lao động trực tiếp.
Đội trưởng, đội phó tập đoàn nếu phấn đấu làm thêm một số công lao động trực tiếp để vừa tăng thu nhập cho mình, vừa hướng dẫn thực tế cho tổ viên tập đoàn những khó khăn, việc cần thiết – Nhưng không được chạy theo công điểm mà bỏ bê công việc quản lý của tập đoàn, do đó thời gian tham gia lao động trực tiếp không nên quá 1 phần 4 công lao động trung bình trong đội.
Các tập đoàn lớn có nhiều tổ lao động cũng vận dụng trong phạm vi định mức tỷ lệ công trên đây thù lao cho anh chị em tổ trưởng, tổ phó, thống kê một ít ngày công làm công tác quản lý trong tổ.
Các tập đoàn có nhiều tổ phó cần phân công 1 đội phó chuyên lo phát triển ngành nghề sản xuất phụ và chăm lo đời sống cho tập đoàn.
b) Chi phí quản lý: Cần có quy định 1 – 2% tối đa không quá 3% chi phí so tổng số chi phí trực tiếp để trực tiếp chi dùng vào việc hành chánh, phí tổn về nghiệp vụ quản lý, trợ cấp tiền đi đường cho cán bộ lo việc bảo đảm vật tư, tiêu thụ cho tập đoàn.
Cần có nội quy thưởng, phạt nghiêm minh để khuyến khích người lao động giỏi, khuyến khích bảo vệ tài sản – sản phẩm, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, làm hư hại tài sản của tập thể.
11. Lập Tổ phương án kinh tế chức tốt hạch toán kế toán
a) Nội dung các chính sách vận dụng trên đây cần được thể hiện thành các phương án về vật chất, về lao động – phân phối thông qua đại hội tập đoàn thảo luận và quyết định để thi hành, thực hiện quản lý dân chủ trong quá trình từ đầu chí cuối.
b) Tổ chức tốt chế độ hạch toán kế toán của tập đoàn để phản ảnh trung thực – chính xác – kịp thời, giám sát chặt chẽ sự thực hiện các chính sách được vận dụng trên đây.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
1. Quy định tạm thời một số chánh sách vận dụng vào các tập đoàn sản xuất nông nghiệp cần được thực hiện thống nhất. Quá trình thực hiện, phát hiện có vấn đề cần bổ sung, bổ cứu, phải kịp thời thỉnh thị báo cáo lên Ủy ban cho ý kiến chính thức, không được tùy tiện sửa đổi hay bổ sung mà không có ý kiến cho phép của Ủy ban Nhân dân thành phố.
2. Tập đoàn loại nào thì vận dụng chính sách của tập đoàn loại đó để quán triệt tận quần chúng, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, quản lý thực hiện thật đúng và tốt chính sách đề ra.
3. Quy định này được phổ biến đến Cấp ủy xã và Ủy ban Nhân dân xã để chỉ đạo thực hiện.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Quyết định 450/QĐ-UB ban hành Quy định tạm thời về một số chánh sách tập thể hóa đối với các tập đoàn sản xuất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 450/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/04/1978
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thành Thơ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra